Nguyên lý kế toán

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN


MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH VÀ ĐỐI CHIẾU BÁO CÁO


TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG
MASAN VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG
ACECOOK NĂM 2022

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lưu Văn Lập


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hoàng Ân
MSSV : K234030336
Chuyên ngành : Nhập môn Kinh tế và Quản Lý Công
Học kì : 1 - Năm học: 2023-2024

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024

1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài:..........................................................................................................................4
2. Mục tiêu nghiên cứu:.....................................................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...............................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................................................5
Phần I. Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần hàng tiều Masan Việt Nam năm 2022:............................6
1. Sơ lược về công ty Masan:.............................................................................................................6
2. Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần hàng tiêu dùng Masan Việt Nam:......................................6
3. Tổng quát về tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của Công ty:...................................8
a. Tình hình tài chính:......................................................................................................................8
b. Tình hình kinh doanh:..................................................................................................................8
c. Đánh giá chung:...........................................................................................................................9
Phần II. Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần hàng tiều Acecook Việt Nam năm 2022:........................9
1. Sơ lược về công ty Acecook:..........................................................................................................9
a. Tình hình tài chính:....................................................................................................................11
b. Tình hình kinh doanh:................................................................................................................12
c. Đánh giá chung:.........................................................................................................................12
Phần III. So sánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động của hai công ty Masan và Acecook:.....13
1. Qui mô công ty:............................................................................................................................13
2. Mức tự chủ tài chính:..................................................................................................................14
3. Khả năng thanh toán:..................................................................................................................16
4. Hiệu quả hoạt động:....................................................................................................................17
Phần IV: Cho biết giá cổ phiếu của 2 công ty trên vào ngày 31/12/2022? Nếu bạn có đủ tiền để mua
10.000 cổ phiếu của một trong 2 công ty trên, bạn sẽ mua cổ phiếu của công ty nào? Vì sao?..........18
1. Tập đoàn đa ngành với tiềm năng tăng trưởng cao:.....................................................................19
2. Ban lãnh đạo có kinh nghiệm và uy tín:.....................................................................................19
3. Lịch sử hoạt động hiệu quả:........................................................................................................19
4. Cổ phiếu được định giá hấp dẫn:................................................................................................19
Link tham khảo.......................................................................................................................................20
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN...........................................................................................................20

2
LỜI CẢM ƠN
Kính gửi Thầy Lưu Văn Lập,
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy vì những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu mà thầy đã chia sẻ trong suốt thời gian học tập tại
lớp. Những bài giảng của thầy luôn thú vị, phong phú và chứa đựng
nhiều kiến thức bổ ích, giúp em tiến bộ hơn trong học tập và phát triển.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn
chế, có thể xuất hiện những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh
giá và đóng góp ý kiến từ các thầy để bài tập được hoàn thiện. Một lần
nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy và mong rằng thầy sẽ
luôn luôn có sức khỏe, niềm đam mê trong công việc và tiếp tục đem lại
nhiều giá trị cho các thế hệ sinh viên tiếp theo.
Em trân trọng cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 3 năm 2024

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hoàng Ân

3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Báo cáo tài chính là một công cụ quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh doanh của một công ty. Cung cấp thông tin về tình hình tài
chính, kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Còn được
sử dụng để đánh giá rủi ro tài chính, tiềm năng phát triển và giá trị doanh
nghiệp. Cả hai công ty đều có tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường. trong
nước và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau. Năm 2022 lại là một năm
quan trọng, các nền kinh tế đang bắt đầu phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Do đó, việc nghiên cứu, phân tích báo cáo tài chính của hai công ty này sẽ
giúp ta hiểu thêm về việc quản lý tài chính trong những thời điểm khó
khăn và những thay đổi trong tình hình kinh doanh của hai công ty. Masan
và Acecook đều thực hiện nhiều thay đổi trong chiến lược kinh doanh và
cơ cấu tổ chức trong năm 2022.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
-Phân tích các chỉ tiêu tài chính quan trọng của hai công ty: doanh thu,
lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời,...
-So sánh các chỉ tiêu tài chính của hai công ty trong năm 2022 và theo
thời gian để đánh giá sự thay đổi và xu hướng phát triển của từng công
ty.
-Đối chiếu các điểm mạnh, điểm yếu của hai công ty về tình hình tài
chính, hoạt động kinh doanh và chiến lược kinh doanh.
-Đánh giá tiềm năng phát triển của hai công ty dựa trên các yếu tố như
thị trường mục tiêu, sản phẩm, chiến lược kinh doanh, năng lực quản
lý,...
-Đề xuất giải pháp cụ thể để hai công ty cải thiện hoạt động kinh doanh,
nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Công ty Cổ phần hàng tiêu
dùng Masan và công ty cổ phần hàng tiêu dùng Acecook. Đây là hai
công ty hàng tiêu dùng lớn và có thị phần lớn trong ngành công nghiệp
tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung vào việc phân tích và đối
chiếu báo cáo tài chính của hai công ty trong năm 2022. Nghiên cứu sẽ
bao gồm các chỉ số tài chính như lợi nhuận, doanh thu, tài sản và nợ phải
trả. Từ đó, đề tài sẽ đưa ra một số nhận xét về tình hình tài chính và phân
tích sự khác biệt giữa hai công ty trong khía cạnh tài chính.

4. Phương pháp nghiên cứu:


- Thu thập thông tin: Thu thập báo cáo tài chính hợp nhất của hai công ty
Masan và Acecook trong năm 2022. Ngoài ra, thu thập các báo cáo tài
chính của hai công ty năm 2021 để phân tích sự phát triển của công ty.
- Phân tích thông tin: Phân tích báo cáo tài chính để đưa ra các chỉ số tài
chính như lợi nhuận, doanh thu, tài sản và nợ phải trả của hai công ty.
Từ đó, tôi sẽ đưa ra những phân tích sự khác biệt về tình hình tài chính
giữa hai công ty.
- Phân tích so sánh: So sánh điểm mạnh, điểm yếu của hai công ty về
tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và chiến lược kinh doanh.
Đánh giá tiềm năng phát triển của hai công ty.

5
Phần I. Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần hàng tiều
Masan Việt Nam năm 2022:
1. Sơ lược về công ty Masan:
- Tiền thân của công ty Masan là công ty cổ phần Công nghệ - Kỹ nghệ -
Thương mại Việt Tiến được thành lập vào năm 1996. Sau nhiều lần sáp
nhập, đổi tên, công ty có tên chính thức là Masan Consumer Holdings,
thuộc Tập đoàn Masan.
- Trong đó Masan Consumer Holdings bao gồm công ty cổ phần Hàng
Tiêu Dùng Masan (Masan Consumer) chuyên sản xuất, kinh doanh các
loại thực phẩm, gia vị đóng gói, đồ uống đóng chai và Masan Brewery
chuyên sản xuất, kinh doanh bia.
- Sau hơn 20 năm đầu tư phát triển, hiện nay công ty đã chiếm hơn 70%
thị phần nước tương, gần 70% thị phần nước mắm, 40% thị phần cà phê
hòa tan… Đặc biệt theo kết quả báo cáo của tổ chức Kantar World
Pannel, tại Việt Nam có hơn 98% hộ gia đình sử dụng ít nhất 1 sản phẩm
của Masan.
- Những giải thưởng Masan đã được các tổ chức, cơ quan nổi tiếng, uy
tín trao tặng như “Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam”, “Thương
hiệu vàng thực phẩm Việt Nam”, “Hàng Việt Nam chất lượng cao”,
“Thương hiệu An toàn vệ sinh thực phẩm”
- Các sản phẩm của Masan có mặt trên toàn quốc, với hàng trăm đơn vị
phân phối. Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu sản phẩm qua Mỹ, Trung
Quốc, Canada, Pháp, Cộng hòa Séc, Nga, Ba Lan, Đức, các nước châu
Á…

2. Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần hàng tiêu dùng


Masan Việt Nam:

6
Cân đối kế toán (đồng ) Tại ngày 31/12/2022 Tại ngày 31/12/2021

7
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 26.092.449.023.518 22.575.115.088.964
Tiền và các khoản tương đương 5.588.278.453.404 13.013.125.962.658
tiền
Các khoản đầu tư tài chính ngắn 1.403.814.717.880 169.375.000.000
hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn 16.526.609.661.885 7.074.166.026.539
Hàng tồn kho 2.501.747.857.460 2.254.893.287.268
Tài sản ngắn hạn khác 71.998.332.889 63.554.812.499
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
Các khoản phải thu dài hạn 192.573.706.896 215.103.634.496
Tài sản cố định 5.092.592.979.450 5.578.570.297.678
Bất động sản đầu tư 7.359.461.196 9.510.404.068
Tài sản dở dang dài hạn 810.614.752.363 335.804.947.727
Đầu tư tài chính dài hạn 249.391.858.906 249.391.858.906
Tài sản dài hạn khác 1.071.661.303.191 1.240.653.927.302
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 33.516.643.085.520 30.204.150.159.141
NGUỒN VỐN
NỢ PHẢI TRẢ 11.070.997.878.366 13.198.456.221.760
Nợ ngắn hạn 10.061.228.330.556 10.061.228.330.556
Phải trả người bán ngắn hạn 1.495.519.562.993 1.573.394.388.394
Người mua trả tiền trước 57.801.371.025 123.923.953.891
Thuế phải nộp Nhà nước 225.676.023.072 435.805.128.698
Phải trả người lao động 587.599.793 12.442.848.485
Chi phí phải trả 1.521.371.528.492 2.205.738.422.400
Phải trả ngắn hạn khác 106.179.705.073 53.139.673.454
Vay ngắn hạn 6.626.217.014.520 7.445.112.961.981
Quỹ khen thưởng, phúc lợi 27.875.525.588 33.538.392.149
Nợ dài hạn 1.009.769.547.810 1.315.360.452.308
Phải trả người bán dài hạn 24.324.232.000 25.013.545.000
Phải trả dài hạn khác 31.756.586.755 32.854.954.310
Vay dài hạn 774.748.996.895 1.063.617.618.895
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 166.878.229.906 181.875.776.881
Dự phòng phải trả dài hạn 12.061.502.254 11.998.557.222
8
Vốn chủ sở hữu 22.445.645.207.154 17.005.693.937.381
TỔNG NGUỒN VỐN 33.516.643.085.520 30.204.150.159.141

3. Tổng quát về tình hình tài chính và tình hình kinh


doanh của Công ty:
a. Tình hình tài chính:
* Về mặt tài sản:
- Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của công ty Masan đạt
33.516.643.085.520 đồng, tăng 10.97% so với năm 2021. Trong
đó, khoản mục có mức giảm mạnh nhất là Tiền và các khoản tương
đương tiền ( - 57.06%). Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng
mạnh (728.8%) và Các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh
(133.6%). Điều này cho thấy công ty đang muốn tiếp tục đầu tư,
nâng cao kinh tế cho sau này.
- Cơ cấu tài sản của Masan đang hơi nghiêng về phía tài sản ngắn
hạn (chiếm gần 78% tổng tài sản). Trong đó, một loại tài sản có
tính thanh khoản cao là các khoản phải thu ngắn hạn đang chiếm tỷ
trọng lớn nhất với 49.3%.
* Về mặt nguồn vốn:
- Tổng các khoản nợ phải trả cuối năm 2022 của Masan là
11.070.997.878.366 đồng, giảm mạnh hơn so với năm 2021 (-
16.12%) và đang chiếm gần 33% so với tổng nguồn vốn. Trong đó,
các khoảng phải trả khác tăng mạnh (50%) do công ty muốn đẩy
mạnh các vấn đề để phát triển công ty, từ đó mà cải tiến trong
tương lai.
b. Tình hình kinh doanh:
Doanh thu cả năm 2022 đạt 26.977.273.170.028 đồng, giảm 2.87%
so với 2021. Mà lợi nhuận sau thuế lại tăng 0,12% sao với năm
2021.

9
c. Đánh giá chung:
Năm 2022, Masan đạt kết quả kinh doanh ấn tượng với mức tăng trưởng
doanh thu và lợi nhuận trên cả ba mảng kinh doanh chính. Tuy nhiên,
công ty cũng đối mặt với một số thách thức như biến động giá nguyên
vật liệu và nợ vay cao. Cụ thể, Masan đã tích cực thanh toán các khoản
nợ vay, đưa số dư vay ngân hàng ngắn hạn giảm 11% so với đầu năm, từ
đó cơ cấu nguồn càng trở nên an toàn hơn khi tổng nợ chỉ còn chiếm
33% trong tổng nguồn vốn. Ngoài ra, dòng tiền thu được từ hoạt động
kinh doanh tiếp tục ổn định, giúp cho công ty Masan có nguồn thanh
khoản khá dồi dào, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ.

Phần II. Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần hàng tiều
Acecook Việt Nam năm 2022:
1. Sơ lược về công ty Acecook:
Công ty cổ phần Vina Acecook Việt Nam là một trong những doanh
nghiệp lớn của ngành mì ăn liền Việt Nam. Tại thị trường nội địa, công
ty có quy mô gồm 10 nhà máy sản xuất từ Bắc vào Nam, 6000 nhân
viên, với hơn 700 đại lý phân phối, chiếm 51,5% thị phần trong nước.
Với thị trường xuất khẩu, sản phẩm của Acecook Việt Nam hiện đã có
mặt đến hơn 40 nước trên thế giới, trong đó có các nước thị phần xuất
khẩu mạnh như Mỹ, Úc, Nga, Đức, Singapore, Cambodia, Lào,
Canada..
Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động
từ năm 1995, sau nhiều năm hoạt động, Công ty Cổ phần Acecook Việt
Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm
tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị trí vững chắc trên thị trường,
chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất
lượng và dinh dưỡng cao.

10
Acecook chuyên sản xuất các sản phẩm ăn liền như mì gói, bánh
phở, bánh canh, cháo ăn liền và các sản phẩm ăn vặt khác. Các sản phẩm
của Acecook được bán rộng rãi ở Nhật Bản và các quốc gia khác trên thế
giới. Công ty luôn đặt chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách
hàng lên hàng đầu và đã đạt được nhiều giải thưởng về chất lượng sản
phẩm và dịch vụ khách hàng. Ngoài ra, Acecook cũng luôn chú trọng
đến việc bảo vệ môi trường và ứng phó với các thách thức của thị trường
và xã hội.

Cân đối kế toán (đồng ) Tại ngày 31/12/2022 Tại ngày 31/12/2021
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 7.013.592.235.348 5.477.496.873.438
Tiền và các khoản tương đương 1.281.295.490.335 1.102.117.058.476
tiền
Các khoản đầu tư tài chính ngắn 481.213.039.652 687.400.411.907
hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn 2.552.304.855.441 2.328.041.202.988
Hàng tồn kho 2.494.656.323.857 1.211.415.709.803
Tài sản ngắn hạn khác 204.122.526.063 148.522.490.264
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 7.059.113.322.585 6.871.658.282.809
Các khoản phải thu dài hạn 64.433.132.352 57.392.752.293
Tài sản cố định 2.540.831.124.748 2.676.569.905.670
Bất động sản đầu tư 4.600.922.314 4.793.303.446
Tài sản dở dang dài hạn 167.738.466.872 55.935.997.772
Đầu tư tài chính dài hạn 3.953.358.790.928 3.753.688.645.919
Tài sản dài hạn khác 328.150.885.371 323.277.677.709
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 14.072.705.557.933 12.349.155.156.247
NGUỒN VỐN
NỢ PHẢI TRẢ 7.178.062.904.992 4.649.767.703.507
Nợ ngắn hạn 5.397.243.052.107 3.805.344.840.749
Phải trả người bán ngắn hạn 779.148.963.652 545.807.652.885
Người mua trả tiền trước 86.793.149.476 107.877.823.299
Thuế phải nộp Nhà nước 89.381.013.819 26.399.243.433

11
Phải trả người lao động 39.587.955.053 82.947.253.716
Chi phí phải trả 390.040.662.006 182.740.524.849
Phải trả ngắn hạn khác 403.472.718.854 247.836.099.168
Vay ngắn hạn 3.501.317.726.244 2.540.992.898.218
Quỹ khen thưởng, phúc lợi 107.312.917.413 69.885.930.547
Nợ dài hạn 1.780.819.852.885 844.422.862.758
Phải trả dài hạn khác 18.499.124.098 19.673.425.529
Vay dài hạn 997.575.613.014 8.876.574.921
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 728.047.184.290 785.185.117.181
Dự phòng phải trả dài hạn 36.697.931.483 30.687.745.127
Vốn chủ sở hữu 6.894.642.652.941 7.699.387.452.740
TỔNG NGUỒN VỐN 14.072.705.557.933 12.349.155.156.247

a. Tình hình tài chính:


* Về mặt tài sản:
-Vào thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của Acecook đạt
14.072.705.557.933 đồng, tăng 13.9% so với năm 2021. Trong đó, hai
khoản mục tăng mạnh nhất là Hàng tồn kho ( 105,9%) và tài sản ngắn
hạn khác (37,4%). Ở khoảng Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lại
giảm (-30%). Qua đó cho thấy, Công ty đang tập trung vào các khoản
đầu tư khác thay vì đầu tư vào hàng hóa của mình. Mặt khác, Công ty
muốn phát triển nhanh hơn là chọn giảm rủi ro, từ đó công ty Acecook
sẽ phát triển hơn trong tương lai.
- Cơ cấu tài sản của Acecook đang hơi nghiêng về phía tài sản ngắn hạn
( công ty tăng giá trị tài sản ngắn hạn vì đang thấp hơn tài sản dài hạn).
* Về mặt nguồn vốn:
Tổng các khoản nợ phải trả cuối năm 2022 của Acecook cũng như
tổng vốn chủ sở hữu đều tăng so với đầu năm. Trong đó, vốn chủ sở hữu

12
tăng mạnh nhưng nhìn chung, tổng nợ phải trả vẫn cao hơn khi chiếm
51% trong tổng nguồn vốn.
Việc tổng nợ phải trả vẫn cao hơn trong tổng nguồn vốn cho thấy
Công ty đang mắc phải tình trạng nợ quá nhiều và có thể gặp khó khăn
trong việc thanh toán nợ trong tương lai, đặc biệt là khi chi phí tài chính
có thể tăng cao hơn. Tuy nhiên, việc tăng mạnh vốn chủ sở hữu có thể
cho thấy Công ty đang có kế hoạch mở rộng hoặc đầu tư vào quy mô sản
xuất và phát triển nên cần nhiều vốn hơn. Dẫu vậy, việc tăng vốn chủ sở
hữu không thể hoàn toàn thay thế cho việc giảm nợ phải trả, và Công ty
cần quản lý tình trạng nợ một cách cẩn thận để đảm bảo có đủ khả năng
thanh toán nợ và tăng tính cạnh tranh của mình trong thị trường.
b. Tình hình kinh doanh:
Doanh thu cả năm 2022 đạt hơn 10.675.274.452.835 đồng, tăng 26.1%
so với năm 2021. Lợi nhuận trước thuế năm 2022 đạt 688 tỷ đồng, hoàn
thành 86% kế hoạch đề ra của cả năm, tăng 65,3% so với năm 2021. Lợi
nhuận sau thuế năm 2022 đạt 653 tỷ đồng tăng mạnh 97,8% so với năm
2021. Với nền tảng phát triển bền vững kết hợp với việc linh hoạt điều
chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn, Acecook đã phát
huy tối đa các thế mạnh bên trong và bên ngoài, đem lại nhiều thành quả
trong hoạt động kinh doanh. Được sự ủng hộ tin tưởng của người tiêu
dùng, Acecook đang đi theo đúng lộ trình trong quá trình thực hiện đa
dạng hoá giỏ sản phẩm của khách hàng trong lĩnh vực thực phẩm thiết
yếu theo định hướng công ty.
c. Đánh giá chung:
Tuy tổng nợ phải trả vẫn còn cao nhưng kết quả kinh doanh lại rất
tích cực. Việc kết quả kinh doanh tăng đem lại lợi nhuận cao hơn và
giúp cải thiện tình hình tài chính của Công ty. Dẫu vậy, cần phải đánh

13
giá cẩn thận để tránh tình trạng nợ kéo dài và tăng chi phí tài chính
không cần thiết.

Phần III. So sánh tình hình tài chính và kết quả hoạt
động của hai công ty Masan và Acecook:
1. Qui mô công ty:
Masan và Acecook đều là hai công ty hàng tiêu dùng lớn tại Việt
Nam. Tuy nhiên, quy mô của hai công ty này khá khác nhau. Acecook
Việt Nam vốn là một trong những doanh nghiệp đầu tiên sản xuất mỳ ăn
liền tại Việt Nam từ năm 1993. Theo khảo sát của một công ty nghiên
cứu thị trường lớn của Mỹ cuối năm 2007, đầu năm 2008 thị phần của
doanh nghiệp này chiếm 55%, lính mới gia nhập như Masan chỉ chiếm
10% thị phần. Đến năm 2010, thị phần của Masan cũng chỉ mới nhích
lên 12%, chưa được xem là đối thủ của Acecook Việt Nam (48,2%). Tuy
nhiên số liệu năm 2014 cho thấy bước tiến khá lớn của Masan khi thị
phần tăng lên gấp đôi trong khi Acecook Việt Nam thu hẹp thị phần
xuống 38,9%. Miếng bánh thị phần của Masan tăng lên cũng đồng nghĩa
với việc của các doanh nghiệp khác thu hẹp, đặc biệt là Acecook Việt
Nam.
Trước mối đe dọa này đặc biệt là sự kiện các thương hiệu cho ra
mắt bao bì khá giống sản phẩm bán chạy của Acecook Việt Nam là mỳ
tôm chua cay Hảo Hảo, doanh nghiệp này bắt đầu chú trọng cảnh giác
giữ ngôi vương. Công ty này chọn chiến lược cho ra mắt một vài sản
phẩm mới mỗi năm nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của người tiêu
dùng. Tuy nhiên với việc rót vốn đầu tư lớn vào các hoạt động
marketing, thương hiệu của các đối thủ khác nhằm giúp tạo sự khác biệt
cho sản phẩm, chiến lược này của Acecook tỏ ra không mấy hiệu quả.
Bên cạnh đó với người tiêu dùng, sản phẩm mỳ gói của các thương
hiệu không quá khác biệt về hương vị và chất lượng, doanh nghiệp nào
có mạng lưới phân phối mạnh, ghi dấu ấn về thương hiệu, doanh nghiệp
đó sẽ giành được doanh thu nhiều hơn.

14
Đây cũng là lý do giải thích vì sao Masan Consumer là doanh
nghiệp có mức tăng doanh thu lớn nhất trong 2 năm 2013 và 2014. Chỉ
với một vài thương hiệu trong danh mục nhưng chiến lược của Masan
chọn cách làm khác biệt. Trước khi ra mắt sản phẩm mới, công ty này
mạnh ty đầu tư vào nghiên cứu thị trường, R&D cũng như các hoạt động
marketing. Hai nhóm sản phẩm được Masan định hướng rõ ràng là cao
cấp và bình dân.
Với đặc điểm của ngành hàng mỳ gói là quảng cáo TV được lựa
chọn phổ biến nhất cho mục đích nhận dạng thương hiệu, các quảng cáo
của Masan cũng được đầu tư công phu với sự xuất hiện của những người
nổi tiếng và nội dung thông điệp dễ nhớ. Ngoài ra công ty này cũng sở
hữu mạng lưới phân phối rộng nhất trên cả nước. Mạng lưới kho vận
phân phối và kinh doanh của Masan Consumer có thể phân phối sản
phẩm đến bất cứ nơi nào tại Việt Nam trong vòng một ngày. Tính đến
ngày 31/12/2012, mạng lưới phân phối này bao gồm 5 trung tâm phân
phối trên khắp Việt Nam, lực lượng bán hàng mạnh với 180 nhà phân
phối độc quyền và 2.000 nhân viên bán hàng.
Sau khi thành công với phân khúc cao cấp Omachi, Masan tiếp tục
cho ra mắt sản phẩm thuộc phân khúc cấp thấp là Kokomi và Sagami.
Đây được xem là động thái cạnh tranh trực tiếp với thương hiệu Hảo
Hảo của Acecook Việt Nam. Qua vài năm, bước đi của Masan đã dành
thắng lợi khi thị phần Kokomi tăng trưởng gấp 8,7 lần chỉ trong 4 năm,
từ 0,9% lên 7,8% thị phần.
Mặc dù vẫn là doanh nghiệp đứng đầu trong thị trường nhưng thời
gian tới Acecook Việt Nam sẽ cần chiến lược tốt hơn, đầu tư mạnh hơn
để giữ vững vị trí này nếu không muốn ngôi vương lọt về tay Masan.
2. Mức tự chủ tài chính:
Để đánh giá mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp, ta thường quan
tâm đến các chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ nợ:

15
+ Là tỷ số được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn
và nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá
trị tổng tài sản cùng kỳ. Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài
sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài
chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay
ít.
+ Theo báo cáo tài chính năm 2022, ta tính được tỷ lệ nợ của Masan và
Acecook lần lượt là 33% và 51%. Qua đó, ta thấy được Masan có khả
năng tự chủ tài chính cao hơn Acecook. Masan ít khai thác đòn bẩy tài
chính có thể là do năm 2022 có nhiều biến động nên Công ty muốn giữ
mức độ an toàn. Trong khi đó, Acecook lại có tỷ số này khá cao cho
thấy công ty này muốn phát triển nhanh hơn ( mức độ rủi ro cao ).
- Tỷ số vốn chủ sở hữu:
+ Là tỷ số được tính bằng cách lấy tổng vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp trong một thời kỳ chia cho tổng nguồn vốn trong cùng kỳ. Chỉ
tiêu này có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ số nợ. Tỷ số này càng cao thì
giá trị của vốn chủ sở hữu càng lớn, chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài
chính của doanh nghiệp càng cao, bởi vì hầu hết tài sản của doanh
nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn tự có của mình.
+ Theo báo cáo tài chính năm 2022, ta có được tỷ số vốn chủ sở hữu của
Masan là 67% và của Acecook là 49%. Qua thông số này, một lần nữa
khẳng định Masan có mức độ tự chủ tài chính tốt hơn rất nhiều so với
Acecook.
-Tỷ số tự tài trợ tài sản cố định:
+ Tỷ sổ này được tính bằng cách lấy tổng vốn chủ sở hữu trong doanh
nghiệp trong một thời kỳ chia cho tổng tài sản cố định. Tỷ suất này sẽ
cung cấp dòng thông tin cho biết vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng
để trang bị tài sản cố định và đầu tư dài hạn là bao nhiêu. Tỷ suất này
16
nếu lớn hơn 1 thì chứng tỏ khả năng tài chính vững vàng, lành mạnh.
Khi tỷ suất nhỏ hơn 1 thì một số bộ phận của tài sản cố định được tài trợ
bằng vốn vay, và đặc biệt mạo hiểm khi đó là vốn vay ngắn hạn (mất cân
đối tài chính).
+ Ta tính được Masan có tỷ số là 4,4 và Acecook là 2,7 thông qua báo
cáo tài chính năm 2022. Ta nhận thấy tỷ số của 2 Công ty có sự chênh
lệch khá lớn và chúng đều lớn hơn 1. Qua đó chứng tỏ khả năng tài
chính của hai doanh nghiệp vững, có sự cân đối.
3. Khả năng thanh toán:
Để làm rõ mức độ khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta thường
xét các chỉ số sau đây:
- Hệ số thanh toán ngắn hạn:
+ Đây là hệ số được sử dụng nhằm đánh giá khả năng thanh toán các
khoản nợ đến hạn trong vòng 12 tháng bằng các tài sản có thể chuyển
hóa bằng tiền trong 12 tháng tới. Hệ số này được tính bằng cách lấy
tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn. Nếu kết quả trên 1 thì an toàn,
còn nếu dưới 1, doanh nghiệp có thể đang dùng các khoản vay ngắn
hạn để tài trợ cho các tài sản sài hạn, dẫn đến vốn lưu động ròng âm.
Trên thực tế, các doanh nghiệp đều muốn hướng tới tài sản ngắn hạn
lớn hơn nợ ngắn hạn, bởi nếu ngược lại thì nguy cơ dẫn tới phá sản là
rất lớn.
+ Theo như công thức, ta tính được hệ số của Masan và Acecook lần
lượt là 2.6 và 1.3 (dựa trên báo cáo tài chính 2022). Cho thấy cả hai
công ty đều có khả năng chi trả cho các khoản nợ và duy trì tăng
trưởng trên thị trường. Masan có hệ số cao hơn với Acecook thì khả
năng xoay sở tình hình tài chính cũng như yếu tố cấu thành nợ của
công ty Masan tốt hơn Acecook.

17
- Hệ số thanh toán nhanh:
+ Giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng sẵn sàng thanh toán nợ ngắn
hạn cao hơn hơn so với hệ số thanh toán ngắn hạn. Hệ số này được
tính bởi công thức: (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn.
Nếu kết quả của hệ số này trên 0,5 lần thì an toàn.
+ Theo báo cáo tài chính 2022, ta tính được hệ số thanh toán nhanh
của Masan là 2.3 và Acecook là 0.8. Khả năng thanh toán nhanh của
Masan cao hơn Acecook là 2.875 lần. Điều này có nghĩa là Masan có
thể đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của mình bằng 2.3 lần tài sản có
tính thanh khoản cao. Trong khi đó, Acecook chỉ có thể đáp ứng các
khoản nợ ngắn hạn của mình bằng 0,8 lần tài sản có tính thanh khoản
cao. Ngoài ra, dựa trên lý thuyết nêu trên, ta có thể nhận thấy Masan
thuộc diện an toàn còn Acecook thuộc diện không an toàn, có mức độ
rủi ro khá cao. Nhìn chung, khả năng thanh toán của Masan tốt hơn
Acecook. Điều này cho thấy Masan có khả năng đáp ứng các nghĩa
vụ tài chính của mình tốt hơn Acecook.

4. Hiệu quả hoạt động:


Hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp được đo lường bằng các
chỉ số tài chính, cho thấy khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ
các nguồn lực của mình. Có nhiều chỉ số khác nhau để đánh giá hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp. Một số chỉ số phổ biến bao gồm:
- Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (Return on Sale): Tỷ lệ này đo
lường khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ doanh thu. Tỷ số
càng cao thì càng tốt.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (Return on Assets): Tỷ lệ này đo lường
khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ tài sản.

18
- Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity): Tỷ lệ này đo
lường khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu. Tỷ
lệ này càng cao thể hiện khả năng sinh lợi từ vốn chủ sở hữu càng cao.
Hiệu quả hoạt động là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi đánh
giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có hiệu
quả hoạt động tốt sẽ có khả năng tạo ra nhiều lợi nhuận hơn, từ đó gia
tăng giá trị cho cổ đông. Dưới đây là bảng so sánh những chỉ tiêu tài
chính cơ bản của Masan và Acecook năm 2022:
Masan Acecook
ROS 20,5% 6,22%
ROA 33,2% 4,64%
ROE 24,65% 9,47%

Như đã đánh giá chung tình hình kinh doanh của hai công ty ở phần 1 và
phần 2, khả năng thu được nhiều lợi nhuận từ mỗi đồng doanh thu và
khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu để tạo ra lợi nhuận Masan có khả năng
so với Acecook.

Phần IV: Cho biết giá cổ phiếu của 2 công ty trên vào ngày
31/12/2022? Nếu bạn có đủ tiền để mua 10.000 cổ phiếu của
một trong 2 công ty trên, bạn sẽ mua cổ phiếu của công ty
nào? Vì sao?
* Giá cổ phiếu của Masan và Acecook vào ngày 31/12/2022 là:
- Masan 84.200 đồng
- Acecook: 177.500 đồng
* Nếu đủ tiền mua 10.000 cổ phiếu của một trong hai công ty trên, em sẽ
mua cổ phiếu của công ty Masan. Vì:

19
1. Tập đoàn đa ngành với tiềm năng tăng trưởng cao:

 Masan hoạt động trong nhiều lĩnh vực thiết yếu như hàng tiêu
dùng, bán lẻ và khoáng sản, có tiềm năng tăng trưởng cao trong dài
hạn.
 Tập đoàn sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng như Chinsu, Nam
Ngư, Vinacafe, Techcombank... với thị phần lớn và được người
tiêu dùng tin tưởng.
 Masan có hệ thống phân phối rộng khắp, bao gồm hơn 2.000 cửa
hàng WinMart/WinMart+ và hơn 300.000 điểm bán lẻ truyền
thống.
2. Ban lãnh đạo có kinh nghiệm và uy tín:

 Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan, là một
doanh nhân thành đạt với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực
kinh doanh.
 Ban lãnh đạo Masan có tầm nhìn chiến lược và đã đưa ra nhiều
quyết định sáng suốt giúp tập đoàn phát triển mạnh mẽ.

3. Lịch sử hoạt động hiệu quả:

 Masan có lịch sử hoạt động hiệu quả với doanh thu và lợi nhuận
liên tục tăng trưởng trong nhiều năm qua.
 Tập đoàn có khả năng quản lý tài chính tốt và luôn duy trì tỷ lệ nợ
vay thấp.

4. Cổ phiếu được định giá hấp dẫn:

 So với các tập đoàn đa ngành khác trong khu vực, Masan được
định giá ở mức hấp dẫn hơn.
 Giá cổ phiếu MSN có thể tăng trưởng mạnh trong dài hạn khi tập
đoàn tiếp tục triển khai các dự án đầu tư mới.

Masan có giá cả rẻ hơn Acecook, giúp Masan có nhiều lượng mua


hơn. => Từ đó, Masan có lợi thế cạnh tranh tổng thể hơn Acecook.

20
Masan có vị thế tài chính vững chắc, danh tiếng thương hiệu nổi
tiếng, chất lượng sản phẩm tốt và mạng lưới phân phối rộng khắp.

Link tham khảo

https://masanfood-cms-production.s3-ap-southeast-1.amazonaws.com/medialibrary/
b10/b102966df430c01a8e3a9c5300c594d6/c54b9627c7acf3f7a38fab5ccc7b2904.pdf?
fbclid=IwAR2vRLmP9vbE2dsF5LFARHk5BSsFbJo0l_lQf_qYF4chnXYLcDXpxkd4wTI

https://static2.vietstock.vn/vietstock/
2022/3/24/20220324_20220324___kdc___bao_cao_thuong_nien_nam_2021.pdf?
fbclid=IwAR0jczoH3j8cikfAv3r4OtPzqqU3k0YZhk0Zxg0vIAnwKUkt_VAl1GGVGgg

https://cafebiz.vn/cau-chuyen-kinh-doanh/acecook-viet-nam-vs-masan-cuoc-chien-
khoc-liet-gianh-va-giu-ngoi-vuong-20151006101127636.chn?
fbclid=IwAR13e8mDvKuaZj0sslgIyyHOFsMrjtpn0AfqFvOCH8y1IBfICtZ5KuTrock

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

21
22

You might also like