Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Milton Friedman: "Lạm phát luôn luôn và bất kỳ ở đâu đều là hiện tượng của tiền

tệ (Inflation is always and everywhere a monetary phenomenon)." Tức là lạm phát


chỉ là biểu hiện của tăng lên quá mức của cung tiền. Theo thuyết số lượng tiền tệ thì
giữa các tham số cung tiền và giá cả trong nền kinh tế có mối quan hệ và được thể hiện
qua công thức:
M*V=P*Y
Trong đó: M: Số lượng tiền tệ
V: Số nhân tiền
P: Giá
Y: Sản lượng quốc nội (real GDP)
Khi triển khai công thức dưới dạng phần trăm, thu được:
% M + % V = % P + % Y Hay : % P = % M - % Y - % V
Như vậy, lạm phát (% thay đổi P) phụ thuôc rất lớn vào thay đổi cung tiền (% M). Khi
tốc độ tăng cung tiền quá cao mà các yếu tố ngược lại thay đổi không tương ứng như V
và Y sẽ gây nên lạm phát cao. Lạm phát có nguyên nhân từ cung tiền, nhưng cung tiền
chỉ lại là hệ quả của sự tương tác giữa tính có chủ đích từ phía chính phủ và nhu cầu tự
thân của nền kinh tế. Ngân hàng Trung ương bằng chính sách tiền tệ tiến hành chủ đông
mở rộng hay thu hẹp cung tiền qua các công cụ: tỷ lệ dự trữ bắt buôc, lãi suất cho vay
chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở... Ngược lại, nhu cầu số lượng tiền lưu thông lại
chịu tác đông khách quan của nền kinh tế bao gồm chi tiêu chính phủ trong chính sách
tài khóa, của doanh nghiệp với mở rông hoạt đông kinh doanh và cuối cùng là tác đông
của dòng vốn nước ngoài chảy vào với sự chuyển đổi từ ngoại tệ sang nội tệ.
→ Chỉ cần giảm tỷ lệ tăng cung tiền thì có thể phòng ngừa được lạm phát.
Qua các đồ thị được cho trong bài, ta có thể thấy xu hướng phụ thuộc lẫn nhau giữa
lạm phát và cung tiền. Trong biểu đồ (a), những thập kỷ có tốc độ tăng trưởng tiền cao
hơn (thập niên 1910, 1940 và 1970) thường có tỷ lệ lạm phát trung bình cao hơn. Mối
quan hệ này cũng được thể hiện trong biểu đồ (b).

Đồ thị tỷ lệ lạm phát hàng năm của Hoa Kỳ so với tốc độ tăng trưởng tiền (M2) hàng
năm từ hai năm trước đó (để tính đến các tác động trễ từ tăng trưởng tiền đến lạm
phát) không thể hiện mối liên hệ ngắn hạn giữa lạm phát và tăng trưởng tiền. Có nhiều
năm (1963–1967, 1983–1985, và 2003–2005) tiền tăng trưởng cao nhưng lạm phát lại
thấp.

You might also like