Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

VIỆT BẮC

(Tố Hữu)

I.Tố Hữu và phong cách thơ Tố Hữu

1.Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuyng hướng trữ tình chính trị

- Mục đích sáng tác: Tố Hữu là nhà thơ- chiến sĩ. Với Tố Hữu, làm thơ là để phục vụ cách mạng, lí tưởng của Đảng, dù viết
về đề tài nào Tố Hữu cũng luôn lấy quan điểm chính trị, tư tưởng cách mạng làm hệ quy chiếu cách nhìn nhận và xúc cảm .
Với Tố Hữu làm thơ “là để nói cho được lí tưởng cộng sản ấy thôi.

- Nội dung, cảm hứng, đề tài:

+ Đề tài bao trùm, nổi bật là các sự kiện chính trị, là những vấn đề lớn của đời sống cách mạng . Những sự kiện chính trị ấy có
sự vang ứng nhạy bén của tâm hồn thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ và trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực
sự.

+ Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn. Thơ Tố Hữu ít đề cập đến đời sống riêng tư mà tập trung thể hiện những
tình cảm lớn lao cao đẹp: tình quân dân, tình đồng chí, đồng đội, tình cảm hậu phương – tiền tuyến, tình cảm miền ngược,
miền xuôi, tình cảm với Đảng, với Bác, với cách mạng…bao trùm lên tất cả là tình cảm yêu nước.

+ Con người trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung mang những phẩm chất tiêu biểu cho giai cấp, cho dân tộc,
thậm chí mang tầm vóc lịch sử và thời đại. Cái tôi của TH là cái tôi công đoàn, cái tôi chiến sĩ, cái tôi nhân danh Đảng, nhân
danh cộng đồng, dân tộc.

- Nội dung chính trị được chuyển tải bằng những vần thơ thấm đượm cảm xúc trữ tình, tự nhiên, đằm thắm, chân thành.
Tố Hữu đã kế tục dòng thơ cách mạng đầu thế kỉ XX nhưng đã đổi mới. Tác giả đã vận dụng những thành tựu hiện đại hóa
của thơ ca đương thời, đem đến cho văn học cách mạng một tiếng thơ sôi nổi, trẻ trung mới mẻ và tràn đầy cảm xúc, cảm
hứng lãng mạn “ Tố Hữu đã đưa thơ chính trị đến trình độ rất đỗi trữ tình” (XD), mở ra một khuynh hứng chủ đạo độc đáo
của nền thơ Việt Nam: khuynh hướng thơ trữ tình chính trị.

2.Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

- Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu gắn liền với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

a.Khuynh hướng sử thi:

- Thơ Tố Hữu luôn đề cập đến vấn đề lịch sử và có tính chất toàn dân. Nhà thơ ít chú ý đến cuộc sống đời tư, đời thường
mà đặc biệt quan tâm đến những sự kiện chính trị lớn, những biến cố quan trọng tác động mạnh mẽ đến vận mệnh của dân
tộc. Tiêu biểu là bức tranh trong không khí hào hùng của công cuộc xây dựng cuộc sống mới, cảnh cả đất nước ra trận vì độc
lập tự do. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sủ, dân tộc, cảm hứng thế sự chứ không phải là cảm hứng
đời tư.

- Hình tượng sử thi: Con người trong thơ TH không phải là con người cá nhân với những mối quan hệ của cuộc sống đời
thường mà là con người của sự nghiệp chung, mang những phẩm chất tiêu biểu của giai cấp, của dân tộc mang tầm thời đại
và lịch sử.

-Ngôn ngữ, giọng điệu: Thơ Tố Hữu mang âm điệu hào hùng, ngợi ca

b.Cảm hứng lãng mạn

- Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu, xuyên suốt từ tập thơ “Từ ấy” cho đến tập thơ sau này.

- Thơ Tố Hữu thường hướng đến tương lai khơi dậy niềm vui, niềm tự hào, lòng tin tưởng và say mê với con đường cách
mạng.

-Thơ Tố Hữu thường mang âm hưởng của những khúc ca, bài ca, những tiếng hát, khúc hát tâm tình, bài ca chiến đấu, tiếng
reo vui chiến thắng.
3.Màu sắc dân tộc đậm đà

a.Nội dung:

-Thơ TH đã tái hiện được một cách chân thực và sống động hiện thực đời sống cách mạng với những sự kiện lịch sử tiêu
biểu, trọng đại.

-Thơ Tố Hữu tái hiện được những vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, đời sống sinh hoạt của con người Việt nam.

-Đặc biệt, thơ TH tập trung làm nổi bật những tư tưởng, tình cảm đẹp đẽ của con người Việt Nam. Những tình cảm chính trị,
đạo lí cách mạng qua sự cảm nhận và biểu hiện của thơ Tố Hữu đã gắn bó, hòa nhập với truyền thống tinh thần của dân tộc,
làm phong phú thêm cho truyền thống ấy.

a. Nghệ thuật

-Thơ TH thể hiện nhuần nhuyển và thành công các thể thơ truyền thống của dân tộc: lục bát, song thất lục bát. Thơ lục bát
của Tố Hữu vừa mang sắc thái, vẻ đẹp bình dị của lục bát ca dao vừa có nét trang trọng của lục bát cổ điển, dạt dào âm
hưởng, ý tình của hồn thơ dân tộc

-Ngôn ngữ: Tố Hữu không thiên về sáng tạo những từ ngữ mới, những cách diễn đạt cầu kì mà ông chủ yếu sử dụng những từ
ngữ, cách diễn đạt quen thuộc gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đặc biệt TH thường sử dụng những cách diễn đạt quen
thuộc trong văn học dân gian như lối ví von so sánh, phép tu từ chuyển nghĩa…

- Hình ảnh trong thơ TH cũng hết sức quen thuộc và thiên về giá trị biểu hiện hơn là giá trị tạo hình.

-Chiều sâu trong tính dân tộc của thơ TH là nhạc điệu: Bao trùm lên trong thơ TH là giọng điệu ngọt ngào tâm tình. Mạt khác
thơ TH phát huy cao độ nhạc tính phong phú của từ láy, sử dụng tài tình các từ láy, phối âm trầm bổng, nhẹ nhàng, phong phú
về vần nên dễ ngâm, dễ thuộc.

B.VIỆT BẮC

I. Tác giả tác phẩm

1.Hoàn cảnh ra đời

Việt Bắc là căn cứ địa vững chắc của cách mạng Việt Nam từ đầu những năm 40 tới khi kết thúc cuộc kháng chiến
chống Pháp. Nơi đây, người dân Việt Bắc đã từng che chở, đùm bọc và đã sát cánh bên bộ đội, cán bộ kháng chiến để giành
và bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, tháng 10/1954 các cơ quan
Trung ương cùa Đảng và Chính phủ từ biệt căn cứ địa cách mạng Việt Bẳc trở về Hà Nội.Nhân sự kiện lịch sử trọng đại ấy
của dân tộc, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ gồm có hai phần: phần đầu tái hiện những kỉ niệm của cách mạng và
kháng chiến ở Việt Bắc; phần sau gợi ra viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ca ngợi công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân
tộc

2.Chủ đề

- Việt Bắc là khúc hùng ca và là khúc tình ca về cách mạng, về kháng chiến và về con người kháng chiến, thể hiện nỗi nhớ,
tình yêu và lòng biết ơn sâu nặng với quê hương Việt Bắc.

3.Những nét đặc sắc về Nghệ thuật

-Thể thơ: lục bát, một thể thơ truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc. Thể thơ lục bát trong Việt bắc vừa có vẻ đẹp bình dị của
ca dao dân ca, vừa mang vẻ đẹp trang trọng của lục bát cổ điển. Hơi thơ lục bát nhẹ nhàng, uyển chuyển, dạt dào, da diết,
ngọt ngào âm hưởng nghĩ tình cách mạng.

-Kết cấu đối đáp: Bài thơ dựng nên một cuộc chia tay của người đi, kẻ ở đối đáp với nhau nhịp nhàng, uyển chuyển. Đây là
kết cấu quen thuộc trong ca dao dân ca, đặc biệt là những bài ca dao dân ca viết về đề tài tình yêu
Sử dụng kết cấu này đem lại hiệu quả thẩm mĩ lớn:

+ Tạo màu sắc dân tộc

+ Tạo giọng điệu tâm tình ngọt ngào, tha thiết, đầy thương mến.

+ Thể hiện được sự hô ứng, đồng vọng giữa người đi và kẻ ở, lời hỏi của người ở lại khơi nguồn cảm xúc cho người ra đi.
Mạch cảm xúc trữ tình của bài thơ phát triển theo dòng kết cấu ấy.

- Ngôn ngữ:

+ Bình dị, mộc mạc gắn với lời ăn tiếng nói của nhân dân

+ Cách sử dụng đại từ xưng hô mình- ta: Đây là cách xưng hô quen thuộc, gần gũi của ca dao, đặc biệt là ca dao về tình yêu
đôi lứa. Đó là tiếng gọi của người thương đối với người thương. Chính cách xưng hô này đã tạo nên giọng điệu tâm tình, ngọt
ngào, tha thiết, thể hiện cảm xúc trìu mến thân thương của người đi và kẻ ở. Đặc biệt, cặp đại từ này được sử dụng một cách
uyển chuyển, linh hoạt và đầy sáng tạo. Mình và ta vừa chỉ chủ thể, vừa chỉ đối tượng, vừa chỉ người đi vừa chỉ kẻ ở, góp
phần thể hiện tình cảm gắn bó không thể tách rời giữa người đi và kẻ ở, tuy hai mà một.

+ Ngôn ngữ giàu tính nhạc, cách sử dụng tài tình các từ láy, ngắt nhịp uyển chuyển, phối thanh, phối âm trầm bổng nhịp
nhàng, tạo hơi thơ dìu dặt.

-BPTT: Sử dụng lối phô diễn, phép tu từ quen thuộc của ca dao dân ca như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, phóng đại,
đặc bệt là phép điệp: mình- ta, nhớ. Điệp từ nhớ gần như có mặt trong các câu thơ diễn tả sự trào dâng như những đợt sóng
cảm xúc khôn dứt, khôn nguôi trong lòng tác giả.

- Giọng điệu thơ linh hoạt, uyển chuyển, có lúc mang âm hưởng sử thi hào hùng song nhìn chung mang giọng điệu ngọt
ngào, tha thiết. Giọng điệu ấy thể hiện ân tình cách mạng sâu nặng, thắm thiết giữa người đi và kẻ ở

- Hình ảnh trong thơ quen thuộc, bình dị, giàu sức tạo hình, biểu cảm, có phần nghiêng về biểu cảm hơn là tạo hình kết hợp
nhiều hình ảnh ước lệ truyền thống

II. Phân tích

1. 8 câu đầu: khung cảnh chia tay và tình cảm lưu luyến giữa người đi và kẻ ở
- Nhắc đến Việt Bắc là nhắc đến cội nguồn cách mạng, nhắc đến mảnh đất nghèo khó mà nặng nghĩa nặng tình- nơi đã in
sâu bao kỉ niệm của một thời kì cách mạng gian khổ nhưng hào hùng sôi nổi khiến khi chia xa, lòng ta sao khỏi xao xuyến bồi
hồi. Và cứ thế, sợ nhớ sợi thương như đan cài xoắn xuýt như tiếng gọi “ Ta- mình” của đôi lứa yêu nhau.
- “ Việt Bắc” là hoài niệm lớn của những ngày kháng chiến, những hoài niệm được đặt trong không gian thấm đẫm chất trữ
tình. Cho nên ngay từ những dòng thơ mở đầu, Việt Bắc mở ra khung cảnh chia tay giữa núi rừng, trong đó 4 dòng thơ đầu là
tiếng nói Việt Bắc với người miền xuôi, và cũng 4 câu như vậy viết về cảm xúc của người miền xuôi như để đáp lại người
Việt Bắc. Kết cấu đối đáp đã tạo nên những suy nghĩ về tấm lòng người ở người đi thủy chung son sắt.

a.4 câu đầu: Tiếng lòng khắc khoải chân thành, tha thiết của người ở lại

- Cuộc chia tay với Việt Bác có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đó là cuộc chia tay của cán bộ với mảnh đất sâu nặng ân tình, khép
lại những ngày tháng kháng chiến hào hùng gian khổ. Người ra đi có một chân trời phía trước vẫy gọi với nhiều viễn cảnh
tương lai đầy tươi sáng, còn người ở lại phải đối diện với một không gian đầy ắp kỉ niệm, đong đầy nhung nhớ.

- Điệp ngữ “có nhớ” kết hợp với điệp cấu trúc tạo nên một giọng điệu đầy khắc khoải, diễn tả nỗi nhớ ngày càng mãnh liệt
thể hiện sự trào dâng cảm xúc như những đợt sóng.

- Hai câu thơ lục bát có tới 4 chữ mình và chỉ có một chữ ta. Tương quan ngôn từ ấy đã đem lại cảm giác hình ảnh người ra đi
tràn ngập không gian, đầy ắp trong nỗi nhớ của người ở lại, cũng đồng thời gợi một chút đơn côi, lặng thầm cho hình ảnh
người ở lại nơi núi rừng hoang vắng, hắt hiu...

- Câu hỏi của người ở lại gợi nhắc đến những kỉ niệm gắn bó của không gian và thời gian
+ Thời gian “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. 15 năm không phải là quãng thời gian dài của lịch sử dân tộc nhưng 15
năm ấy là những năm tháng không thể nào quên của người đi kẻ ở, của hàng triệu hàng triệu triệu trái tim người con đất Việt.
Bởi đó là thời gian được đong đầy bằng những kỉ niệm ấm áp, đẹp đẽ. Hàng loạt tính từ “thiết tha, mặn nồng” vừa diễn tả
chiều dài cũng như chiều sâu nỗi nhớ.

+ Tác giả đã sử dụng từ “ ấy” để nói về thời gian. Trong tiếng Việt, đại từ ấy luôn khiến những danh từ chỉ thời gian đứng
trước nó bị đẩy về một quá khứ thật xa xăm, trở thành khoảng thời gian gợi nỗi nhớ thương, ngậm ngùi, tiếc nuối. Trong câu
thơ của Việt Bắc, mười lăm năm ấy là khoảng thời gian từ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh (1941 - 1945), và sau đó là
những năm tháng kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), là khoảng thời gian Việt Bắc trở thành căn cứ địa của cách mạng,
trở thành Thủ đô gió ngàn, đó là thời gian mà ta và mình từng gắn bó, chia ngọt sẻ bùi với biết bao nhiêu tình sâu nghĩa nặng,
biết bao nhiêu “thiết tha mặn nồng”. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét rằng “Câu thơ “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn
nồng” mang dáng dấp một câu Kiều “ Những là rày ước mai ao/ Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình”.

+ Không gian: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn . Cây, núi, nguồn là những hình ảnh thiên nhiên gần gũi thân thuộc
của núi rừng Việt Bắc. Đó là chứng nhân một thời lịch sử, nhân chứng của những kỉ niệm gắn bó sâu nặng. Vì thế, những
hình ảnh ấy có tác dụng lay thức trong lòng người đi.

+ Đây còn là hình ảnh mang tính ẩn dụ biểu tượng cho quê hương Việt Bắc, cội nguồn cách mạng. Ca dao có câu: “Con
người có tổ có tông. Như cây có cội như sông có nguồn”. Câu thơ không chỉ nhắn nhủ gợi nhắc kỉ niệm một thời gắn bó mà
còn là nhắc nhở thiêng liêng hướng về cội nguồn cách mạng. Đây cũng là một nét sống cao cả, một tình cảm lớn đã nhiều lần
xuất hiện trong thơ Tố Hữu (Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay – Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm).

b.4 câu thơ tiếp: Niềm xúc động, bâng khuâng, lưu luyến của người đi trong cảnh chia tay.

Đại từ phiếm chỉ “ai” thường được sử dụng trong ca dao tình yêu tạo nên giọng điệu tình tứ lấp lững. Tố Hữu sử dụng đại từ
này trong câu thơ tạo nên một giọng thơ đầy trìu mến, thân thương. Tố Hữu đã gọi con người VB bằng một tiếng gọi rất tha
thiết ngọt ngào.

- Các từ láy nằm ở vị trí mở đầu câu và mở nhịp diễn tả được nhiều cung bậc cảm xúc trong lòng người ra đi. Nỗi
niềm lưu luyến bâng khuâng trong cõi lòng, những bước chân như ngập ngừng lưu luyến, dùng dằng nửa đi nửa ở. Bâng
khuâng là từ láy gợi ra những trạng thái cảm xúc mơ hồ khó tả bởi sự đan xen buồn vui, luyến tiếc, nhớ nhung khiến con
người như ngơ ngẩn. Bồn chồn là tâm trạng thấp thỏm nôn nao khiến con người không yên, tuy cũng là từ láy miêu tả trạng
thái cảm xúc nhưng bồn chồn nhiều khi không dừng lại ở những nỗi niềm trong tâm tưởng mà còn có thể ngoại hiện trong
ánh mắt, dáng vẻ, hành động... Vì thế, câu thơ không chỉ thể hiện nỗi bịn rịn, nhớ nhung trong lòng mà còn gợi tả cả những
bước chân ngập ngừng, lưu luyến của người đi.

-Từ “dạ”, thanh trắc, âm vực thấp vít cong câu thơ xuống trĩu nặng, tạo ra một khoảng lặng giữa câu thơ, thể hiện niềm xúc
động đầy mãnh liệt, gợi tả bước chân đầy lưu luyến.

- Hình ảnh “áo chàm” là một hình ảnh hoán dụ chỉ con người Việt Bắc thể hiện vẻ đẹp bình dị mộc mạc cũng như nghĩa tình
sắt son không bao giờ phai nhạt của quê hương cách mạng.

- Đặc biệt, tác giả sử dụng hình ảnh thơ đầy sức gợi: “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”. Trong cuộc chia tay ấy người đi, kẻ
ở nghẹn ngào không nói nên lời. Ngôn từ dường như bất lực không thể diễn đạt được. Những bàn tay nắm chặt tay nhau như
muốn lưu giữ lại hơi ấm thân thương. Câu thơ lục bát biến nhịp 3/3/2 kết hợp dấu chấm lửng cuối dòng thơ tạo nên nhịp thơ
đứt đoạn, rời rạc. Khoảng lặng trong ngôn từ ấy đã diễn đạt được tình lưu luyến bịn rịn của con người trong phút chia li.

->Đoạn thơ đã miêu tả cảnh chia tay giữa người dân Việt Bắc với những người kháng chiến từ nỗi bâng khuâng trong
tâm trạng, sự ngập ngừng mỗi bước chân đi, cử chỉ cầm tay nhau thân thương, trìu mến cho đến cả sự im lặng không lời đầy
xúc động... Bốn câu thơ vừa là sự đồng vọng, nhớ nhung của người về xuôi với người ở lại, vừa tái hiện cảnh tiễn đưa bịn rịn,
lưu luyến sâu nặng nghĩa tình trong ngày chiến thắng. Tố Hữu đã chọn được cách nói để khơi nguồn cho cảm xúc, mạch thơ trong
những câu mở đầu này cứ thế tuôn chảy suốt bài thơ.

You might also like