Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 45

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA DƯỢC
----------

BÀI TIỂU LUẬN

TIỂU LUẬN 4: TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH CÁC


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA: LOÉT DẠ DÀY –
TÁ TRÀNG TIÊU CHẢY VÀ TÁO BÓN, XƠ GAN,
VIÊM CẦU THẬN CẤP. PHÂN TÍCH NHÓM
THUỐC ỨC CHẾ THỤ CẢM THỂ H2

Giáo viên hướng dẫn: ThS.BS. Phạm Văn Sơn


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Phương Thảo
MSSV: 2177202010008
Lớp: 71K27DUOC01

Tp. Hồ Chí Minh,11/8/2023


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy ThS.BS. Phạm Văn Sơn trong quá
trình tìm hiểu và học tập bộ môn bệnh học, em đã nhận được sự giảng dạy và hướng
dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy . Thầy đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức
hay và bổ ích. Từ những kiến thức mà em đã nhận được, em xin trình bày lại những gì
mình đã tìm hiểu về vấn đề Trình bày, phân tích các triệu chứng lâm sàng của : Loét
dạ dày – tá tràng Tiêu chảy và táo bón, Xơ gan, Viêm cầu thận cấp. Phân tích nhóm
thuốc ức chế thụ cảm thể H2: Tên thuốc, các biệt dược (tên thương mại), chỉ định,
chống chỉ định, tương tác thuốc, tác dụng không mong muốn, liều dùng, dạng bào chế.
Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn bệnh học của em vẫn còn những hạn chế nhất định.
Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này.
Mong thầy xem và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Kính chúc thầy hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người”, luôn
dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến những bến bờ tri thức.
Em xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 8 năm 2023

Nguyễn Hoàng Phương Thảo


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU_______________________________________________
1. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI_____________________________________________________
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT___________________________________________
1. LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG____________________________________________
1.1 Đại cương_________________________________________________________________1
1.2 Lâm sàng__________________________________________________________________2
1.3 Cận lâm sàng_______________________________________________________________3
1.4 Biến chứng________________________________________________________________4
1.4.1 Chảy máu_______________________________________________________________________4
1.4.2 Thủng__________________________________________________________________________4
1.4.3 Loét xuyên thấu dính vào cơ quan kế cận______________________________________________4
1.4.4 Hẹp môn vị______________________________________________________________________4
1.4.5 Loét ung thư hóa_________________________________________________________________5

2. TÁO BÓN____________________________________________________________
2.1 Đại cương_________________________________________________________________5
2.2 Triệu chứng________________________________________________________________6
3. TIÊU CHẢY__________________________________________________________
3.1 Đại cương_________________________________________________________________7
3.2 Triệu chứng________________________________________________________________8
4. XƠ GAN_____________________________________________________________
4.1 Đại cương_________________________________________________________________9
4.2 Triệu chứng_______________________________________________________________10
4.3 Biến chứng_______________________________________________________________11
5. VIÊM CẦU THẬN CẤP_______________________________________________
5.1 Đại cương________________________________________________________________11
5.2 Triệu chứng_______________________________________________________________12
CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ LÂM SÀNG VÀ ỨNG DỤNG VÀO NHÓM THUỐC ỨC
CHẾ CẢM THỂ H2______________________________________________________
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM ỨC CHẾ CẢM THỂ H2__________________
1.1 Sơ lược_____________________________________________________________________13
1.2Cơ chế tác dụng_______________________________________________________________14
1.3 Chỉ định_____________________________________________________________________14
1.4 Chống chỉ định và thận trọng____________________________________________________14
1.5 Tác dụng không mong muốn____________________________________________________15
1.6 Tương tác thuốc______________________________________________________________15
2. CÁC THUỐC ỨC CHẾ CẢM THỂ H2_____________________________________
2.1 Cimetidine___________________________________________________________________15
2.1.1 Tên chung quốc tế_________________________________________________________________15
2.1.2 Mã ATC__________________________________________________________________________15
2.1.3 Loại thuốc________________________________________________________________________15
2.1.4 Dạng thuốc và hàm lượng___________________________________________________________15
2.1.5 Dược lý và cơ chế tác dụng__________________________________________________________16
2.1.6 Dược động học____________________________________________________________________17
2.1.7 Chỉ định_________________________________________________________________________17
2.1.8 Chống chỉ định và thận trọng_________________________________________________________18
2.1.9 Liều lượng và cách dùng_____________________________________________________________18
2.1.10 Tác dụng không mong muốn (ADR)___________________________________________________20
2.1.11 Tương tác thuốc__________________________________________________________________20

2.2 Ranitidin___________________________________________________________________21
2.2.1 Tên chung quốc tế_________________________________________________________________21
2.2.2 Mã ATC__________________________________________________________________________21
2.2.3 Loại thuốc________________________________________________________________________21
2.2.4 Dạng thuốc và hàm lượng___________________________________________________________21
2.2.5 Dược lý và cơ chế tác dụng__________________________________________________________22
2.2.6 Dược động học____________________________________________________________________22
2.2.7 Chỉ định_________________________________________________________________________23
2.2.8 Chống chỉ định và thận trọng_________________________________________________________23
2.2.9 Tác dụng không mong muốn (ADR)____________________________________________________24
2.2.10 Liều lượng và cách dùng___________________________________________________________24
2.2.11 Tương tác thuốc__________________________________________________________________26

2.3 Famotidin__________________________________________________________________26
2.3.1 Tên chung quốc tế_________________________________________________________________26
2.3.2 Mã ATC__________________________________________________________________________26
2.3.3 Loại thuốc________________________________________________________________________26
2.3.4 Dạng thuốc và hàm lượng___________________________________________________________26
2.3.5 Dược lý và cơ chế tác dụng__________________________________________________________27
2.3.6 Dược động học____________________________________________________________________27
2.3.7 Chỉ định_________________________________________________________________________28
2.3.8 Chống chỉ định và thận trọng_________________________________________________________28
2.3.9 Tác dụng không mong muốn (ADR)____________________________________________________29
2.3.10 Liều lượng và cách dùng____________________________________________________________30
2.3.11 Tương tác thuốc_______________________________________________________________31

2.4 Nizatidin____________________________________________________________________32
2.4.1 Tên chung quốc tế_________________________________________________________________32
2.4.2 Mã ATC__________________________________________________________________________32
2.4.3 Loại thuốc________________________________________________________________________32
2.4.4 Dạng thuốc và hàm lượng___________________________________________________________32
2.4.5 Dược lý và cơ chế tác dụng__________________________________________________________32
2.4.6 Dược động học____________________________________________________________________33
2.4.7 Chỉ định_________________________________________________________________________33
2.4.8 Chống chỉ định và thận trọng_________________________________________________________33
2.4.9 Tác dụng không mong muốn (ADR)____________________________________________________34
2.4.10 Liều lượng và cách dùng____________________________________________________________35
2.4.11 Tương tác thuốc_______________________________________________________________35
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN__________________________________________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO__________________________________________________
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI


- Trình bày được đại cương loét dạ dày-tá tràng, táo bón, tiêu chảy, xơ gan, viêm
cầu thận cấp
- Phân tích triệu chứng, biến chứng loét dạ dày-tá tràng, táo bón, tiêu chảy, xơ
gan, viêm cầu thận cấp
- Trình bày, phân tích nhóm thuốc ức chế cảm thể H2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG


1.1 Đại cương
Khái niệm: là bệnh mạn tính, tổn thương là những ổ loét ở niêm mạc dạ dày, tá
tràng và có thể xâm lấn sâu hơn qua lớp dưới niêm mạc. Bệnh gặp ở nam
nhiều gấp 3-10 lần ở nữ, hiện nay tỉ lệ này có xu hướng giảm dần. Lứa tuổi
thường gặp từ 30-50 tuổi, loét tá tràng thường gặp nhiều nhất, nhiều hơn loét
dạ dày 3-4 lần. [1]
Niêm mạc dạ dày tồn tại được và quá trình tiêu hóa vẫn hoàn thành là nhờ sự
cân bằng của 2 quá trình bảo vệ và tấn công. Theo quan điểm sinh lý bệnh thì
loét dạ dày tá tràng được coi như là hậu quả của sự mất cân bằng giữa 2 yếu tố
tấn công và yếu tố bảo vệ. Trong đó, yếu tố tấn công chiếm ưu thế hơn yếu tố
bảo vệ [2]
Theo Schwartz 1910 ngoài tác dụng tiêu hóa thức ăn, bản thân dịch vị còn có
tác dụng phá hủy niêm mạc dạ dày- tá tràng nhưng tác dụng này bị các yếu tố
bảo vệ chống lại làm mất hiệu lực do vậy bệnh dạ dày tá tràng không xuất hiện
ở người bình thường.
Các yếu tố bảo vệ Các yếu tố tấn công
Chất nhầy Các acid
HCO3 - Men pepsinogen
Sự tái tạo niêm mạc

1
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

Chính vì vậy khi bệnh loét dạ dày tá tràng là do yếu tố tấn công trội hơn hay
yếu tố bảo vệ giảm đi. Gần đây người ta đã phát hiện ra vi khuẩn Helicobacter
pylori là một tác nhân mạch mẽ hỗ trợ yếu tố tấn công và làm suy yếu yếu tố
bảo vệ đưa đến loét.
1.2 Lâm sàng
Triêụ chứng thường đa dạng, diễn biến theo chu kỳ. [3]
- Đau: là triệu chứng chính, có tính chất chu kỳ, từng đợt. Vị trí đau thay đổi
tuỳ vị trí loét.
+ Loét tâm vị, mặt sau dạ dày có thể đau khu trú ở thượng vị, lan lên ngực trái,
dễ chẩn đoán nhầm. Đau ngay sau khi ăn
+ Loét bờ cong lớn- hang vị: đau sau khi ăn 2-3 giờ
+ Loét môn vị: thường không liên quan đến thời gian ăn và thường đau quặn.
+ Loét hành tá tràng: đau lúc đói, hơi lệch sang phải, cảm giác đau bỏng rát +
Cả loét dạ dày- hành tá tràng có thể không đau gọi là loét câm. Đây là một thể
lâm sàng khá đặc biệt của loét dạ dày hành tá tràng thường không phát hiện
triệu chứng gì, chỉ thực sự phát hiện khi có các biến chứng như thủng hoặc
chảy máu ổ loét.
- Rối loạn dinh dưỡng dạ dày: ợ hơi, ợ chua, nấc, nôn, buồn nôn.
- Rối loạn thần kinh thực vật: chướng hơi, táo bón. ít gặp hơn loét tá tràng.
- Thăm khám: Phản ứng nhẹ khi khám vùng thượng vị, ấn tức hoặc cảm giác
đau tăng lên. Ngoài cơn đau khám không thấy gì đặc biệt.
- Nếu có hẹp môn vị nôn ra thức ăn của ngày hôm trước, lắc óc ách lúc đói.
- Thăm khám thấy co cứng thượng vị hơi lệch phải.
[4]

Hình 1.1.1 Các triệu chứng thường gặp của loét dạ dày tá tràng
2
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

Hình 1.1.2 Sự khác biệt giữa dạ dày bình thường và dạ dày bị loét

1.3 Cận lâm sàng


- Soi dạ dày bằng ống soi mềm rất có giá trị để chẩn đoán xác định (đánh giá
về số lượng, vị trí tính chất ổ loét) và sinh thiết để chẩn đoán phân biệt.
- Chụp X quang dạ dày: hành tá tràng có uống cản quang, thấy ổ đọng thuốc ở
dạ dày, hành tá tràng biến dạng. Hình ảnh rất phong phú tuỳ theo hình thái
loét. Tuy nhiên có nhiều hạn chế
- BAO: hút dịch vị lúc đói để đánh giá số lượng, màu sắc, định lượng HCl, đo
hoạt lực của pepsin, xét nghiệm tế bào: hồng cầu, bạch cầu, tế bào khác.
- Đánh giá tình trạng bài tiết khi kích thích: nghiệm pháp Histamin, nghiệm
pháp Insulin.
Ngày nay thăm dò chức năng ít làm vì có nội soi, chỉ làm trong nghiên cứu và
khi có thiểu toan dạ dày [4]

Hình 1.2.1 Nội soi dạ dày bằng ống soi mềm

3
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

1.4 Biến chứng


Thường gặp là chảy máu, thủng, xơ teo gây hẹp, thủng bít hay tự do, loét sâu
kèm viêm quanh tạng, đặt biệt loét dạ dày lâu ngày có thể ung thư hóa. [4]
1.4.1 Chảy máu
Thường gặp nhất nhưng khó đánh giá tần số chính xác. Khoảng 15-20%
bệnh nhân loét có một hoặc nhiều lần chảy máu; loét tá tràng thường chảy
máu (17%) so với dạ dày (12%), người già chảy máu nhiều hơn người trẻ.
Biến chứng chảy máu thường xảy ra trong đợt loét tiến triển nhưng cũng có
thể là dấu hiệu đầu tiên của loét.
Chẩn đoán dựa vào nội soi cần thực hiện sớm khi ra khỏi choáng. Tần suất
tái phát là 20%, tiên lượng tốt nếu chảy máu tự ngưng trong vòng 6 giờ đầu.
Nguy cơ tái phát cao >50% nếu:
+ Chảy máu từ tiểu động mạch tạo thành tia.
+ Mạch máu thấy được ở nền ổ loét
+ Chảy máu kéo dài >72 giờ.
+ Cục máu đông lón còn mới [4] [5]

1.4.2 Thủng
Loét ăn sâu vào thành dạ dày hay tá tràng có thể gây thủng. Đây là biến
chứng thứ nhì sau chảy máu (6%), đàn ông nhiều hơn phụ nữ. Loét mặt
trước hoặc bờ cong nhỏ thì thủng vào khoang phúc mạc lớn, loét mặt sau thì
thủng vào cơ quan kế cận hoặc hậu cung mạc nối.
- Triệu chứng: thường khởi đầu bằng cơn đau dữ dội kiểu dao đâm đó là
dấu viêm phúc mạc và nhiễm trùng nhiễm độc. Chụp phim bụng không sửa
soạn hoặc siêu âm có hới tự do trong ổ bụng hoặc liềm hơi dưới cơ hoành
nhất là bên phải. [4] [5]
1.4.3 Loét xuyên thấu dính vào cơ quan kế cận
Thường là tụy, mạc nối nhỏ, đường mật, gan, mạc nối lớn, mạc treo đại
tràng, đại tràng ngang thường gặp là loét mặt sau hoặc loét bờ cong lớn. Các
loét này thường đau dữ dội ít đáp ứng với điều trị, loét xuyên vào tụy
thường đau ra sau lưng hoặc biểu hiện viêm tụy cấp, loét thủng vào đường
mật chụp đường mật hoặc siêu âm có hơi trong đường mật hoặc baryte vào
đường mật. Nếu rò dạ dày - đại tràng gây đi chảy phân sống và kém hấp thu,
cần điều trị bằng phẫu thuật. [4] [5]

1.4.4 Hẹp môn vị


Thường gặp nhất khi ổ loét nằm gần môn vị. Gây ra do loét dạ dày hoặc tá
tràng hoăc phản ứng co thắt môn vị trong loét dạ dày nằm gần môn vị, hẹp
có thể do viêm phù nề môn vị.
- Triệu chứng: Nặng bụng sau ăn. Mữa ra thức ăn củ > 24 giờ. Dấu óc ách
dạ dày lúc đói và dấu Bouveret. Gầy và dấu mất nước.
- Chẩn đoán hẹp môn vị: bằng
+ Thông dạ dày có dịch ứ >100ml.
+ Phim baryte dạ dày còn tồn đọng baryte >6giờ

4
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

+ Phim nhấp nháy, chậm làm vơi dạ dày >6 giờ khi thức ăn có đánh dấu
đồng vị phóng xạ Technium 99.
+ Làm nghiệm pháp no muối: buổi sáng nhịn đói đặt sonde dạ dày hút hết
dịch vị; nếu > 100ml là dịch ứ gia tăng. Sau đó bơm 750ml nước muối đẳng
trương, 30 phút sau hút hết dịch vị: nếu > 200ml là bắt đầu có hẹp, nếu >
300-400ml là hẹp vừa, nếu > 500ml là hẹp nhiều, > 600ml là hẹp khít. Để
xác định hẹp cơ năng hay thực thể cần làm nghiệm pháp no muối kéo dài,
sau 3 ngày nhịn ăn chuyền dịch làm lại no muối nếu dịch sau no muối vẫn
như củ gọi làhẹp thực thể, nếu giảm nhiều hoặc trở lại bình thường là hẹp cơ
năng [4] [5]

1.4.5 Loét ung thư hóa


Tỉ lệ loét ung thư hóa thấp 5-10%, và thời gian loét kéo dài >10 năm. Hiện
nay người ta thấy rằng viêm mạn hang vị nhất là thể teo, thường đưa đến
ung thư hóa nhiều hơn (30 %), còn loét tá tràng rất hiếm khi bị ung thư hóa
[4] [5]

2. TÁO BÓN
2.1 Đại cương
Đó là tình trạng khó hoặc không đại tiện được do khối phân trở nên rắn chắc,
nằm lưu trong đại tràng lâu hơn bình thường. Thành phần chủ yếu là phân, chất
xơ, nước và xác của vi khuẩn. [6]
* Cơ chế và nguyên nhân:
- Tắc nghẽn cơ học ở đại tràng, ruột sigma, trực tràng, khiến phân nằm lâu trong
trực tràng. Gặp trong trường hợp u, sẹo, co thắt kéo dài ở đại tràng và dưới đó.
- Giảm trương lực ở ruột già, do vậy giảm co bóp đẩy phân đi. Gặp ở những
người béo, người già sống tĩnh lặng, những người do nghề nghiệp ngồi lâu tại
chỗ.
- Thói quen nhịn đại tiện. [6]
* Hậu quả:
Bệnh nhân khắc phục táo bón bằng cố rặn đại tiện sẽ dẫn đến phồng tĩnh mạch ở
hậu môn và trực tràng (gọi là trĩ) tiếp đến là các đợt trĩ tiến triển, sa trực tràng và
u phân có thể gây tắc ruột. Có thể thiếu máu do mất máu, còn có thể nhiễm
khuẩn tại chỗ hay toàn thân tiêu
điểm từ các búi trĩ bị vỡ. [6]

5
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

Hình 2.1.1 các cấp độ của bệnh trĩ nội

Hình 2.1.2 các cấp độ của bệnh trĩ ngoại

2.2 Triệu chứng


Các triêu chứng ở mỗi đối tượng, độ tuổi có thể khác nhau nhưng thường có các
đặc điểm chung là đại tiện khó, phải rặn nhiều, phân cứng, tỏn mỏn, chướng
bụng, sờ thấy bụng cứng. Cụ thể hơn:
Dấu hiệu táo bón ở người lớn: Quá 3 ngày không thể đại tiện, chướng bụng, rặn
nhưng không đại tiện được, hoặc rất khó để tống phân ra ngoài, phân cứng, phân
có thể lẫn máu do xuất huyết hậu môn. [6]
Dấu hiệu táo bón ở trẻ em: Không thể đi đại tiện 3 lần/tuần, chướng bụng, đại
tiện khó, mỗi khi đại tiện trẻ phải rặn đỏ mặt, phân cứng, có thể chảy máu nhẹ ở
hậu môn do việc rặn quá mức. Hoặc ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi 5-7 ngày
không đi đại tiện; phân cứng, có thể kèm máu và chất nhầy; trẻ quấy khóc, lười
ăn/bú, ngủ không ngon giấc do chướng bụng, đau bụng. [6]

6
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

Nếu việc chẩn đoán lâm sàng không giúp phát hiện táo bón, bác sĩ có thể chỉ
định người bệnh làm các xét nghiệm bao gồm:
- Xét nghiệm máu và phân: Xét nghiệm máu để tìm kiếm các dấu hiệu của
bệnh suy giáp, thiếu máu và tiểu đường. Xét nghiệm phân để kiểm tra các dấu
hiệu nhiễm trùng, viêm và ung thư.
- Chẩn đoán hình ảnh (CT), (MRI): Việc kiểm tra hàng loạt hình ảnh của
đường tiêu hóa dưới có thể giúp bác sĩ xác định các vấn đề khác gây ra táo
bón.
- Nội soi đại tràng: Nội soi đại tràng giúp phát hiện các vấn đề ở ruột kết,
chẳng hạn như khối u.
- Đo áp lực hậu môn trực tràng: Người bệnh được uống một lượng nhỏ chất
phóng xạ, ở dạng thuốc viên để theo dõi thời gian và cách chất này di chuyển
qua ruột.
- Các xét nghiệm chức năng ruột khác: Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm
thêm các xét nghiệm kiểm tra hậu môn và trực tràng khác để đánh giá việc
giữ và thải phân tốt như thế nào. Những xét nghiệm này bao gồm chụp X-
quang (chụp đại tiện). [6]

3. TIÊU CHẢY
3.1 Đại cương
- Tiêu chảy cấp: nếu đại tiện nhiều lần liên tiếp trong một thời gian ngắn, khiến
cơ thể mất nhiều nước theo phân. [1]
- Tiêu chảy mạn: phân nhão kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng; không mất
nước mà hậu quả chủ yếu là kém dinh dưỡng do giảm hấp thu. [1]
* Nguyên nhân:
- Tổn thương thực thể ở tế bào niêm mạc, viêm (do vi khuẩn, ký sinh vật, độc
tố của chúng), do độc chất gây dị ứng ruột.
- Thiếu dịch và enzym tiêu hóa.
- U ruột - Bệnh lý ở ruột viêm phúc mạc, viêm ruột thừa. [6]

* Cơ chế bệnh sinh gây tiêu chảy:


- Cơ chế tăng tiết dịch: cơ chế này hay gặp trong viêm ruột, nước từ niêm mạc
ruột tiết ra có thể gấp hàng chục lần bình thường, nhất là do viêm cấp trong
ngộ độc (độc tố vi khuẩn, tả, thức ăn ôi thiu..) gây mất nước cấp.
- Cơ chế gây tăng co bóp: làm thức ăn qua ruột nhanh khi chưa kịp tiêu hóa và
hấp thu đầy đủ. Dấu hiệu đặc trưng là đầy bụng, phân sống. Cơ chế này cũng
gặp trong viêm ruột, rối loạn vi khuẩn chí ở ruột.
- Cơ chế giảm hấp thu: khiến lượng nước thải theo phân tăng lên. Gặp trong
viêm ruột khác nhau trong cắt đoạn ruột, hoặc rối loạn vi khuẩn trong những
đoạn ruột khác nhau. [6]
* Hậu quả:

7
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

- Tiêu chảy cấp: biểu hiện bằng hai hội chứng: rối loạn huyết động (máu cô
đặc và giảm khối lượng tuần hoàn và gây tụt huyết áp và tạo nên gánh nặng
cho tim), nhiễm độc và nhiễm acid (do mất dự trữ kiềm theo phân, tế bào
chuyển hóa yếm khí, đồng thời ngừng đào thải nước tiểu) [6]
Tiêu chảy mạn: rối loạn tiêu hóa kéo dài nên giảm khả năng tiêu hóa và hấp
thu ở ruột dẫn đến thiếu protein, vitamin, sắt, calci, hậu quả tiếp theo là thiếu
máu và suy dinh dưỡng. [6]

Hình 3.1.1 sơ đồ nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và hậu quả tiêu chảy

3.2 Triệu chứng


Triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất của bệnh tiêu chảy là đi ngoài nhiều
lần (trên 3 lần mỗi ngày), phân lỏng và kèm nước. Ngoài ra, tình trạng cũng xuất
hiện với nhiều triệu chứng đi kèm khác, cụ thể như sau: [6]
- Đầy bụng, sôi bụng.
- Ỉa chảy liên tục, nhiều lần, ban đầu phân lỏng sau toàn là nước.
- Nôn thức ăn, nước trong hoặc màu vàng nhạt.
- Người luôn trong tình trạng mệt lả.
- Chuột rút.
- Biểu hiện mất nước từ nhẹ đến nặng: khát nước, da nhăn nheo, khô, cơ thể
hốc hác, mắt trũng, mạch đập nhanh, hạ huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu,
chân tay lạnh,… [6]

8
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ


- Dấu hiệu mất nước: da khô ráp, mắt trũng sâu, tiểu ít, mạch đập nhanh, hạ
huyết áp, tay chân lạnh,...
- Tiêu chảy hơn 2 ngày với người lớn và kéo dài hơn 24 giờ đối với trẻ em.
- Nôn mửa.
- Đau dữ dội ở bụng hoặc trực tràng.
- Sốt từ 39 độ trở lên.
- Phân đen, phân có máu hoặc mủ.
Đặc biệt, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu mất nước sau
và đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời:
- Tã, bỉm không ướt trong ba giờ trở lên.
- Khô miệng và lưỡi.
- Sốt trên 39 độ.
- Khóc không ra nước mắt.
- Buồn ngủ, cáu gắt.
- Bụng hóp, mắt trũng.

4. XƠ GAN
4.1 Đại cương
Xơ gan là giai đoạn muộn của quá trình xơ hóa (tạo sẹo) ở gan do nhiều tác
nhân khác nhau gây ra, chẳng hạn như viêm gan virus và nghiện rượu mãn
tính. Gan sẽ cố gắng tự phục hồi sau mỗi lần bị tổn thương. Quá trình phục hồi
này sẽ hình thành các mô sẹo, tổn thương càng kéo dài, càng nhiều mô sẹo
được hình thành. [7]
Sự xơ hóa làm cản trở hoạt động bình thường của gan. Mô sẹo ngăn chặn dòng
chảy của máu qua gan và làm chậm quá trình xử lý các chất dinh dưỡng,
hormone, thuốc và chất độc tại gan. Nó cũng làm giảm sản xuất protein và các
chất khác do gan tạo ra. Xơ gan giai đoạn cuối có thể gây nguy hiểm đến tính
mạng. [7]
.

Hình 4.1.1. Sự khác biệt giữa gan khỏe và xơ gan

9
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

* Phân loại xơ gan:


Dựa vào đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh học mà xơ gan được phân
loại thành xơ gan còn bù và xơ gan mất bù. [7]
1. Xơ gan còn bù
Xơ gan còn bù là tình trạng gan đã bị tổn thương nhưng vẫn có thể thực hiện
được các chức năng quan trọng của nó. Xơ gan còn bù được xem là giai đoạn đầu
của bệnh xơ gan, kéo dài trong nhiều năm và thường không biểu hiện triệu
chứng. Các triệu chứng nếu có cũng rất mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý
khác như mệt mỏi, chán ăn, giảm cân, đau hạ sườn phải…
Theo thời gian, mức độ tổn thương gan sẽ ngày càng nặng và dẫn đến nhiều biến
chứng. Do đó, việc phát hiện, điều trị sớm để loại bỏ nguyên nhân gây xơ gan là
rất quan trọng để làm chậm tiến triển bệnh và phục hồi chức năng gan. [7]
2. Xơ gan mất bù
Xơ gan mất bù (thường có biểu hiện bụng báng, gọi là xơ gan cổ trướng) được
xác định khi gan bị tổn thương lan tỏa, xơ hóa chiếm phần lớn và không còn khả
năng thực hiện các chức năng. Xơ gan mất bù là giai đoạn sau của xơ gan với
những biểu hiện rõ rệt hơn nhiều so với xơ gan còn bù. Ở giai đoạn này, người
bệnh cũng dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, trong đó có ung thư gan. Đối
với xơ gan còn bù, các phương pháp điều trị tập trung chủ yếu vào việc kiểm soát
các triệu chứng và biến chứng, ngăn chúng trở nên nghiêm trọng hơn. [7]

4.2 Triệu chứng


Với xơ gan giai đoạn sớm, thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi mô
sẹo tích tụ, nó làm suy yếu khả năng hoạt động bình thường của gan.
Một số dấu hiệu ban đầu của bệnh xơ gan bao gồm:
- Ăn mất ngon.
- Cảm thấy không khỏe và mệt mỏi thường xuyên
- Buồn nôn và nôn
- Sốt
- Chướng bụng
- Giảm cân đột ngột.
- Rối loạn giấc ngủ
Xơ gan tiến triển, các triệu chứng được biểu hiện rõ ràng hơn:
- Da dễ bầm tím và chảy máu.
- Da hoặc tròng trắng mắt có màu vàng (vàng da).

10
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

- Ngứa da.
- Sưng (phù nề) ở chân, bàn chân và mắt cá chân.
- Sưng bụng (cổ trướng).
- Nước tiểu có màu hơi nâu hoặc cam.
- Phân có màu nhạt hoặc màu rất đậm, có máu trong phân
- Lú lẫn, khó suy nghĩ, giảm trí nhớ, thay đổi tính cách.
- Ngực, lòng bàn tay đỏ có các đốm đỏ từ mạch máu dưới da trông giống như
mạng nhện (telangiectasias), còn gọi là sao mạch.
- Ở nam giới: giảm ham muốn tình dục, teo tinh hoàn.
- Ở nữ giới: mãn kinh sớm (không còn kinh nguyệt).
Ở giai đoạn xơ gan còn bù, bệnh nhân vẫn có thể có tuổi thọ tương đối dài, tương
đương người bình thường nếu được phát hiện sớm và tuân thủ tốt. Nếu thực hiện
đúng đắn các chiến lược theo dõi và phòng ngừa thích hợp, chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân xơ gan còn bù vẫn được duy trì và trì hoãn hoặc ngăn ngừa nhiều
biến chứng nghiêm trọng liên quan đến xơ gan. [7]

4.3 Biến chứng


Các biến chứng của tiêu chảy có thể xảy ra bao gồm :
Mất nước quá nhiều có thể dẫn đến trụy mạch, thậm chí gây tử vong.
Mất cân bằng điện giải: các chất điện giải Na+, K+, Cl- đóng vai trò quan trọng
trong nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không được điều chỉnh kịp thời, cơ thể sẽ
dễ xuất hiện co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.
Suy thận cấp: do cơ thể mất nước, không thể cung cấp đủ lượng máu cho thận
hoạt động.
Suy dinh dưỡng: do bệnh nhân ăn ít trong quá trình bị bệnh (thường ở trẻ em).

5. VIÊM CẦU THẬN CẤP


5.1 Đại cương
Viêm cầu thận cấp là loại bệnh lý tiết niệu, là nguyên nhân của các triệu chứng
như tiểu ra máu, huyết áp cao thay đổi bất thường trong nhu cầu đi tiểu,…
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên phổ biến với nhóm đối tượng có
bệnh sử hoặc gia đình có bệnh sử về thận. Viêm cầu thận cấp nếu không được
điều trị kịp thời sẽ phát triển thành viêm cầu thận mạn, dẫn đến suy thận. [8]
Viêm cầu thận cấp là một nhóm bệnh làm tổn thương cầu thận, làm ảnh hưởng
đến khả năng lọc máu, chất thải và nước tiểu của cơ thể trong đó:
Cầu thận là một bó mao mạch được lót bởi một lớp nội mạc mỏng. Đây là
mạng lưới phức tạp gồm các protein và các tế bào biểu mô nội tạng chuyên
biệt tạo thành các màng ngăn. Cấu trúc kết hợp này cho phép cầu thận thực

11
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

hiện quá trình lọc huyết tương liên tục. Khi cầu thận gồm tiểu cầu thận và các
mạch máu bị tổn thương dẫn đến viêm đột ngột, chức năng của cầu thận sẽ bị
suy giảm. Từ đó gây ra những triệu chứng như tiểu máu, thiếu máu, tăng
huyết áp hoặc phù. [8] [2]
Cụ thể hơn, khi cầu thận bị tổn thương do viêm cầu thận cấp, thay vì giữ
protein và tế bào hồng cầu trong máu, viêm cầu thận cấp sẽ làm rò rỉ hồng cầu
và protein vào trong nước tiểu. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu protein
trong máu, gây sưng phù ở mặt, tay, chân và mắt cá chân. Bên cạnh đó, cơ thể
người bệnh cũng sẽ bị tích tụ các chất thải vì cầu thận không thực hiện được
chức năng lọc. [8]
Viêm cầu thận cấp rất đa dạng. Chủ yếu là do nhiễm trùng, di truyền từ gia
đình hoặc sự thay đổi trong hệ thống miễn dịch do các bệnh liên quan đến
viêm. Viêm cầu thận cấp có khả năng tự cải thiện mà không qua điều trị. Tuy
nhiên, người bệnh vẫn được khuyến cáo điều trị dứt điểm để giảm thiểu nguy
cơ tổn thương lâu dài cho thận. [8] [9]

5.2 Triệu chứng


Triệu chứng của viêm cầu thận cấp tính ngoài tích độc và các chất thải bên
trong cơ thể khiến người bệnh suy giảm sức khỏe. Bệnh còn gây ra những dấu
hiệu lâm sàng thông qua nước tiểu, tần suất đi tiểu và huyết áp. Những triệu
chứng viêm cầu thận cấp bao gồm:
- Nước tiểu màu nâu hoặc có lẫn máu trong nước tiểu
- Nước tiểu có bọt
- Nhu cầu đi tiểu ít hơn bình thường
- Xuất hiện tình trạng sưng, phù nề ở mắt cá nhân, bọng mắt
- Chuột rút cơ bắp
- Buồn nôn và nôn
- Tăng huyết áp
- Sức khỏe thể chất giảm
Trong tất cả những triệu chứng viêm cầu thận cấp, điển hình nhất là nước tiểu
màu nâu hoặc lẫn máu và nước tiểu sủi bọt. Đây là hiện tượng khi máu và
protein rò rỉ vào bên trong nước tiểu khi cầu thận bị viêm. Máu làm cho nước
tiểu màu nâu hoặc thấy rõ là có máu bên trong nước tiểu. Và protein làm xuất
hiện bọt trong nước tiểu. Vì vậy, khi thấy những triệu chứng này, bạn cần đi
khám để được bác sĩ chuyên môn chỉ định phác đồ điều trị viêm cầu thận cấp
tính phù hợp. [8]

12
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

Hình 5.2.1 Bọt trong nước tiểu

CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ LÂM SÀNG VÀ ỨNG DỤNG VÀO NHÓM


THUỐC ỨC CHẾ CẢM THỂ H2

1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM ỨC CHẾ CẢM THỂ H2

1.1 Sơ lược
Các thuốc kháng histamin là chất đối kháng cạnh tranh với histamin tại thụ thể
tương ứng. Tùy vào sự đối kháng diễn ra trên thụ thể H1 hoặc H2 mà ta chia
thuốc kháng histamin làm 2 loại: một là thuốc kháng histamin H1 có tác dụng
chống dị ứng và hai là thuốc kháng histamin H2 giúp giảm tiết acid dạ dày.
Trong điều trị dị ứng, thuốc kháng histamin H1 thường là lựa chọn đầu tay và
an toàn, trong khi thuốc kháng histamin H2 dùng để giảm tiết acid, điều trị
viêm loét dạ dày. [10]

Thuốc kháng histamin H2 điển hình như cimetidin, famotidin, ranitidin ...
được dùng trong điều trị loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản.
Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc bao gồm tiêu chảy, đau đầu,
chóng mặt ... Tuy nhiên, các phản ứng này là hiếm xảy ra và thuốc được xem
là an toàn cho phần lớn người dùng thuốc.
- Dược lực: Thuốc kháng Hisamin H2, đôi khi được gọi là H2RA và chẹn H2,
là một loại thuốc ức chế các tác động của histamine tại thụ thể histamine H2
của các tế bào viền ở dạ dày. [10]
- Dược động học: giảm sự sản xuất axit của dạ dày. Thuốc kháng histamin H2
có thể được sử dụng trong điều trị chứng khó tiêu, loét dạ dày và bệnh trào
ngược dạ dày thực quản. Thuốc phần lớn đã được thay thế bởi thuốc ức chế
bơm proton (PPIs); PPI omeprazole đã được tìm thấy có hiệu quả hơn ở cả
chữa lành và giảm các triệu chứng của các vết loét và trào ngược dạ dày thực
quản hơn thuốc kháng histamin H2 ranitidine and cimetidine. [10]

1.2 Cơ chế tác dụng


Histamine tác dụng vào Rp H2-his ở tế bào bìa vùng đáy dạ dày, hoạt hóa
enzyme adenyl cyclase (còn gọi là adenylyl cyclase, adenylate cyclase, viết

13
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

tắt là AC, là 1 loại enzyme lyase ), làm tăng tổng hợp cAMP ( cyclic
adenosine monophosphate hay 3'-5'-cyclic adenosine monophosphate ) nên
làm tăng hoạt động của “bơm proton”. Vì vậy gián tiếp làm tăng tổng hợp
HCl. Do có công thức cấu tạo gần giống công thức của histamine nên các
thuốc kháng Rp H2-his tranh chấp với histamine tại Rp H 2-his, gây ức chế
enzyme adenyl cyclase, làm giảm tổng hợp cAMP nên làm giảm hoạt động
của “bơm proton”, gián tiếp làm giảm tổng hợp HCl. [10]
- Tác dụng của thuốc kháng histamin H2 phụ thuộc vào liều lượng, thuốc làm
giảm tiết cả số lượng và nồng độ HCl trong dịch vị
- Thuốc ức chế được 70% sự tiết acid dạ dày trong suốt 24 giờ.
- Đặc biệt hiệu quả trong ức chế tiết acid về đêm nhưng có tác dụng hạn chế
trong ức chế tiết acid sau bữa ăn.
- Cimtidin, ranitidin và famotidin bị chuyển hóa qua gan lần đầu nên SKD
50%, nizatidin SKD gần 100%
- Đào thải qua gan, lọc qau thận và bài tiết qua ống thận, cần giảm liều cho
người suy thận vừa và nặng (có thể suy gan nặng).
1.3 Chỉ định
Loét dạ dày- tá tràng lành tính, kể cả loét do dùng thuốc chống viêm không
steroid.
- Bệnh trào ngược dạ dày- thực quản.
- Hội chứng tăng tiết acid dịch vị (Hội chứng Zollinger - Ellison)
- Làm giảm tiết acid dịch vị trong một số trường hợp loét đường tiêu hóa khác
có liên quan đến tăng tiết dịch vị như loét miệng nối dạ dày - ruột
- Làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (nóng rát, khó tiêu, ợ chua) do
thừa acid dịch vị.
- Làm giảm nguy cơ hít phải acid dịch vị khi gây mê hoặc khi sinh đẻ (Hội
chứng Mendelson). [10]
1.4 Chống chỉ định và thận trọng
Chống chỉ định: quá mẫn với thuốc
- Thận trọng: trước khi dùng thuốc kháng histamin H2, phải loại trừ khả năng
ung thư dạ dày, đặc biệt ở người từ trung niên trở lên vì thuốc có thể che lấp
các triệu chứng, làm chậm chẩn đoán ung thư.
- Có nhạy cảm chéo giữa các thuốc trong nhóm kháng histamin H 2.
- Dùng thận trọng, giảm liều và/ hoặc kéo dài khoảng cách giữa các lần dùng
thuốc ở người suy thận.

14
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

-Thận trọng ở người suy gan, phụ nữ có thai và cho con bú (ngừng thuốc hoặc
ngừng cho con bú). [10]
1.5 Tác dụng không mong muốn
Ỉa chảy và các rối loạn tiêu hóa khác, tăng enzym gan, đau đầu, chó ng mặt,
phát ban. Hiếm gặp viêm tụy cấp, chậm nhịp tim, nghẽn nhĩ thất, lẫn lộn, trầm
cảm, ảo giác (đặc biệt ở người già), rối loạn về máu, phản ứng quá mẫn.
- Chứng vú to ở đàn ông và thiểu năng tình dục gặp ở người dùng cimetidin
nhiều hơn các thuốc kháng histamin H2 khác. [10]
1.6 Tương tác thuốc
- Do pH dạ dày tăng khi dùng thuốc kháng histamin H 2 nên làm giảm hấp thu
của một số thuốc như penicilin V, ketoconazol, itraconazol
- Cimetidin ức chế cytochrom P450 ở gan nên làm tăng tác dụng và độc tính
của nhiều thuốc như warfarin, phenytoin, theophylin, propranolol,
benzodiazepin.
- Ranitidin có tương tác này nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều (kém 2 - 4 lần).
Famotidin và nizatidin không gây tương tác kiểu này. [10]

2. CÁC THUỐC ỨC CHẾ CẢM THỂ H2


2.1 Cimetidine
2.1.1 Tên chung quốc tế: Cimetidine.
2.1.2 Mã ATC: A02B A01.
2.1.3 Loại thuốc: Kháng thụ thể histamin H2.
2.1.4 Dạng thuốc và hàm lượng:
- Viên nén hoặc viên nén bao phim: 200mg, 300mg, 400mg, 800mg.
- Thuốc uống: 200mg/5 ml, 300mg/5 ml.
- Thuốc tiêm: Cimetidin hydroclorid 100mg/ml, 150mg/ml, 200mg/2 ml,
300mg/2 ml.
- Dịch truyền: 6mg cimetidin/ml (300, 900 hoặc 1200mg) trong natri
clorid 0,9%.

15
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

Hình 2.1.4.1 Thuốc Cimetidin 400mg dạng viên nén bao phim

Hình 2.1.4.2 Thuốc tiêm Cimetidin hydroclorid 200mg/2ml

2.1.5 Dược lý và cơ chế tác dụng


Cimetidin là một thuốc đối kháng thụ thể H2 histamin. Cimetidin ức chế
cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 của tế bào thành dạ dày, làm giảm
bài tiết và giảm nồng độ acid dạ dày cả ở điều kiện cơ bản (khi đói) và
khi được kích thích bởi thức ăn, insulin, histamin, pentagastrin và cafein.
Bài tiết acid dạ dày cơ bản bị ức chế nhiều hơn bài tiết acid do kích thích
bởi thức ăn. Sau khi uống 300mg cimetidin, bài tiết acid dạ dày cơ bản
giảm 90% trong 4 giờ ở hầu hết người bệnh loét tá tràng, bài tiết acid do
kích thích bởi bữa ăn giảm khoảng 66% trong 3 giờ. Bài tiết acid trung
bình trong 24 giờ giảm khoảng 60% hoặc ít hơn sau khi uống liều
800mg/ ngày lúc đi ngủ (mặc dù tác dụng hoàn toàn xảy ra vào ban đêm,
không có tác dụng đến bài tiết sinh lý của dạ dày vào ban ngày) hoặc mỗi
lần 400mg, hai lần/ngày hoặc mỗi lần 300mg, 4 lần/ngày. [10]
Cimetidin gián tiếp làm giảm bài tiết pepsin do làm giảm thể tích dịch dạ
dày. Cimetidin điều trị để làm liền loét tá tràng tiến triển và loét dạ dày
lành tính tiến triển, nhưng không ngăn cản được loét tái phát. Điều trị
duy trì sau khi ổ loét đã lành để giảm tái phát, nhưng hiện nay đã được
thay thế bằng điều trị tiệt căn khi bị loét dạ dày - tá tràng dương tính với
H. pylori. [10]

16
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

Điều trị viêm loét thực quản ở người bị bệnh trào ngược dạ dày - thực
quản, nhưng hiện nay các thuốc ức chế bơm proton thường có hiệu quả
hơn. [10]
2.1.6 Dược động học
Sau khi uống cimetidin được hấp thu nhanh chóng từ đường tiêu hóa,
nồng độ cao nhất trong máu đạt được sau khoảng 1 giờ khi uống lúc đói.
Thức ăn làm chậm tốc độ và có thể làm giảm nhẹ mức độ hấp thu của
thuốc. Tuy nhiên, khi uống cimetidin cùng với thức ăn, nồng độ tối đa
của thuốc trong máu và tác dụng chống bài tiết acid của thuốc đã đạt
được khi dạ dày không còn được thức ăn bảo vệ nữa. Sau khi tiêm tĩnh
mạch cimetidin 300mg, nồng độ đỉnh 5,25 microgam/ml đạt được ngay
lập tức và nồng độ duy trì trên 0,5 microgam/ml trong khoảng 4 giờ sau
khi tiêm. Sinh khả dụng đường uống khoảng 60 - 70% khi so với tiêm
tĩnh mạch. Cimetidin được phân phối rộng trong cơ thể, thể tích phân
phối khoảng 1 lít/kg và gắn 15 - 20% vào protein huyết tương. Nửa đời
thải trừ của cimetidin khoảng 2 giờ, tăng lên khi suy thận. Cimetidin
được chuyển hóa một phần ở gan thành sulfoxid và
hydroxymethylcimetidin. Khoảng 50% liều uống và 75% liều tiêm tĩnh
mạch được thải trừ dưới dạng không đổi trong nước tiểu trong 24 giờ.
Cimetidin qua được hàng rào nhau thai và được phân phối vào sữa mẹ.
[10]
2.1.7 Chỉ định
Điều trị ngắn ngày (4 - 8 tuần) để làm liền loét tá tràng tiến triển và loét
dạ dày lành tính tiến triển, bao gồm cả loét do stress và do thuốc chống
viêm không steroid. Điều trị duy trì loét tá tràng với liều thấp sau khi ổ
loét đã lành để giảm tái phát. Điều trị ngắn ngày (12 tuần) khi viêm loét
thực quản ở người bị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Phòng chảy
máu đường tiêu hóa trên ở người có bệnh nặng (như bị chấn thương
nặng, sốc nhiễm khuẩn huyết, bỏng nặng, suy hô hấp, suy gan…). Chỉ
định này còn đang tranh luận. Các trạng thái bệnh lý tăng tiết ở đường
tiêu hóa như hội chứng Zollinger - Ellison (thuốc ức chế bơm proton có
hiệu quả hơn), bệnh nhiễm mastocyt hệ thống (systemic mastocytosis),
bệnh đa u tuyến nội tiết. Các chỉ định khác: Một số trường hợp khó tiêu
dai dẳng (phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày, nhất là ở người cao
tuổi); giảm nguy cơ hít phải acid khi gây mê toàn thân hoặc khi sinh đẻ
(hội chứng Mendelson’s); dùng cùng thuốc kháng histamin H1 để phòng
ngừa và quản lý một số tình trạng dị ứng, mày đay ở những người không
đáp ứng đầy đủ với thuốc kháng histamin H1; giảm tình trạng kém hấp
thu và mất dịch ở người có hội chứng ruột ngắn và giảm sự giáng hóa
enzym tụy khi bổ sung enzym này ở người bị thiếu enzym. [10]
2.1.8 Chống chỉ định và thận trọng

17
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

Chống chỉ định: Mẫn cảm với cimetidin.


Thận trọng: Trước khi dùng cimetidin để điều trị loét dạ dày, phải loại
trừ khả năng ung thư, vì khi dùng thuốc có thể che lấp triệu chứng gây
chậm chẩn đoán. Giảm liều ở người bệnh suy thận. Khi tiêm tĩnh mạch,
phải tiêm chậm. Nếu tiêm nhanh có thể gây loạn nhịp tim và giảm huyết
áp. Đường truyền tĩnh mạch được ưa dùng hơn, đặc biệt khi dùng liều
cao. Cimetidin tương tác với nhiều thuốc, bởi vậy khi dùng phối hợp với
loại thuốc nào đều phải xem xét kỹ. [10]
o Thời kỳ mang thai
Thuốc qua nhau thai. Tuy nhiên cho đến nay không có những nghiên cứu
được kiểm soát tốt và đầy đủ về việc dùng cimetidin ở phụ nữ mang thai,
vì vậy chỉ dùng cimetidin trong thời kì mang thai khi thật sự cần thiết.
o Thời kỳ cho con bú
Cimetidin vận chuyển tích cực vào sữa và đạt nồng độ trong sữa cao hơn
nồng độ trong huyết tương của người mẹ. Tuy tác dụng phụ ở trẻ chưa
được ghi nhận nhưng tránh cho con bú khi dùng cimetidin.
2.1.9 Liều lượng và cách dùng
Cimetidin dùng đường uống và tiêm. Dù bằng đường nào, tổng liều
thường không quá 2,4 g/ngày. Giảm liều ở người suy thận, có thể cần
giảm liều ở người suy gan.
Người lớn:
o Đường uống
Loét dạ dày, tá tràng: Dùng liều duy nhất 800mg/ngày vào buổi tối trước
lúc đi ngủ hoặc mỗi lần 400mg, ngày 2 lần (vào bữa ăn sáng và buổi tối),
ít nhất trong 4 tuần đối với loét tá tràng và ít nhất trong 6 tuần đối với loét
dạ dày, 8 tuần đối với loét do dùng thuốc chống viêm không steroid. Liều
duy trì là 400mg một lần vào trước lúc đi ngủ hoặc hai lần vào buổi sáng
và buổi tối. [10]
 Điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản: Mỗi lần 400mg, ngày 4
lần (vào bữa ăn và trước lúc đi ngủ), hoặc mỗi lần 800mg, ngày 2 lần,
trong 4 đến 8 tuần.
 Các trạng thái bệnh lý tăng tiết ở đường tiêu hóa như hội chứng
Zollinger - Ellison: Mỗi lần 300 - 400mg, ngày 4 lần, có thể tăng tới
2,4 g/ngày.
 Phòng loét đường tiêu hóa trên do stress: Uống hoặc cho qua ống
thông dạ dày 200 - 400mg, hoặc tiêm tĩnh mạch trực tiếp 200mg/lần,
cách 4 đến 6 giờ một lần.
 Đề phòng nguy cơ hội chứng hít phải dịch vị acid:

18
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

Sản khoa: uống 400mg lúc bắt đầu đau đẻ, sau đó uống 400mg cách 4
giờ một lần khi cần (tối đa 2,4 g/ngày)
Phẫu thuật: Uống 400mg lúc 90 - 120 phút trước khi tiền mê.
 Chứng khó tiêu không do loét: Mỗi lần 200mg, ngày 1 - 2 lần. Phòng
chứng ợ nóng ban đêm: 100mg trước khi đi ngủ tối. Nếu tự điều trị, nhà
sản xuất khuyến cáo không được vượt quá 400mg trong 24 giờ và không
được dùng liên tục quá 2 tuần, trừ khi có chỉ định của thầy thuốc.
 Hội chứng ruột ngắn: Mỗi lần 400mg, ngày 2 lần (vào bữa ăn sáng và
trước lúc đi ngủ), điều chỉnh theo đáp ứng của người bệnh.
 Giảm sự giáng hóa enzym tụy khi bổ sung enzym này ở người bị thiếu
enzym: Mỗi lần 200 - 400mg, ngày 4 lần, uống 60 - 90 phút trước các
bữa ăn

o Đường tiêm:
Cho người bệnh nằm bệnh viện bị các bệnh gây tăng tiết dịch dạ dày -
ruột, loét không liền hoặc khi không uống được như trong chảy máu
đường tiêu hóa trên. Thuốc có thể tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch chậm hoặc
truyền tĩnh mạch chậm ngắt quãng hoặc liên tục [10]
 Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch: Liều thông thường mỗi lần 300mg, tiêm
chậm ít nhất trong 5 phút, cách 6 - 8 giờ/lần. Nếu cần liều lớn hơn, có
thể tăng số lần tiêm nhưng không vượt quá 2,4 g/ngày. Nếu có thể được,
liều tiêm tĩnh mạch phải được điều chỉnh để duy trì pH trong dạ dày ở 5
hoặc lớn hơn. Ở người lớn, khi truyền tĩnh mạch liên tục cimetidin,
thường truyền với tốc độ 37,5mg/giờ, nhưng tốc độ phải điều chỉnh theo
từng người bệnh. Đối với người cần phải nâng nhanh pH dạ dày, có thể
cần phải cho liều nạp đầu tiên bằng tiêm tĩnh mạch 150mg.
Trẻ em:
 Sơ sinh: 5 - 10mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần.
 Trẻ em: 20 - 40mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần.
 Suy thận: Độ thanh thải creatinin 15 - 30 ml/phút: uống hoặc tiêm tĩnh
mạch mỗi lần 300mg, cách 12 giờ một lần. Liều có thể điều chỉnh dựa
vào đáp ứng bài tiết acid dịch vị. Nếu độ thanh thải creatinin < 15
ml/phút: 300 - 400mg/ngày. Nếu kèm theo suy gan liều có thể phải giảm
hơn nữa. Do thẩm phân máu làm giảm mạnh nồng độ cimetidin trong
máu, phải cho cimetidin vào cuối thẩm phân và cách 12 giờ/lần trong
thời gian giữa hai kỳ thẩm phân.
 Để diệt trừ vi khuẩn H. pylori, thường phối hợp một thuốc kháng
histamin H2 (hoặc thuốc ức chế bơm proton) với một số kháng sinh.

19
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

2.1.10 Tác dụng không mong muốn (ADR)


o Thường gặp, ADR > 1/100
 Tiêu hóa: Ỉa chảy và các rối loạn tiêu hóa khác.
 Thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, ngủ gà, mệt mỏi.
 Da: Nổi ban
 Nội tiết: Chứng to vú ở đàn ông khi điều trị trên 1 tháng hoặc dùng
liều cao.
o Ít gặp, 1/100 > ADR > 1/1000
 Nội tiết: Chứng bất lực khi dùng liều cao kéo dài.
 Da: Dát sần, ban dạng trứng cá, mày đay.
 Gan: Tăng enzym gan tạm thời, tự hết khi ngừng thuốc.
 Thận: Tăng creatinin huyết.
o Hiếm gặp, ADR < 1/1000
 Tim mạch: Mạch chậm, mạch nhanh, nghẽn dẫn truyền nhĩ - thất.
Tiêm nhanh tĩnh mạch có thể gây loạn nhịp tim và giảm huyết áp.
 Máu: Giảm bạch cầu đa nhân, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, giảm
bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu không tái tạo.
Các thuốc kháng histamin H2 gây giảm bài tiết acid nên cũng giảm
hấp thu vitamin B12, rất dễ gây thiếu máu.
 Thần kinh: Lú lẫn hồi phục được (đặc biệt ở người già và người bị
bệnh nặng như suy thận, suy gan, hội chứng não), trầm cảm, kích
động, bồn chồn, ảo giác, mất phương hướng.
 Gan: Viêm gan ứ mật, vàng da, rối loạn chức năng gan.
 Tụy: Viêm tụy cấp
 Thận: Viêm thận kẽ
 Cơ: Đau cơ, đau khớp.
 Quá mẫn: Sốt, dị ứng kể cả sốc phản vệ, viêm mạch, hội chứng
Stevens- Jonhson, hoại tử biểu bì nhiễm độc.
 Da: Ban đỏ, viêm da tróc vẩy, hồng ban đa dạng, hói đầu rụng tóc.
 Hô hấp: Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn (viêm phổi bệnh viện, viêm phổi
mắc phải ở cộng đồng)
2.1.11 Tương tác thuốc
Cimetidin và các thuốc kháng H2 khác làm giảm hấp thu của các thuốc
mà sự hấp thu của chúng phụ thuộc vào pH dạ dày như ketoconazol,
itraconazol. Các thuốc này phải uống ít nhất 2 giờ trước khi uống
cimetidin. Cimetidin có thể tương tác với nhiều thuốc, nhưng chỉ có một
số tương tác có ý nghĩa lâm sàng, đặc biệt với những thuốc có chỉ số điều
trị hẹp, có nguy cơ gây độc, cần thiết phải điều chỉnh liều. Phần lớn các
tương tác là do sự gắn của cimetidin với các isoenzym của cytochrom
P450 ở gan, đặc biệt vào CYP1A2, CYP2C9, CYP2D6 và CYP3A4, dẫn
đến ức chế chuyển hóa oxy hóa ở microsom gan và làm tăng sinh khả
dụng hoặc nồng độ trong huyết tương của những thuốc chuyển hóa bởi

20
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

những enzym này. Một vài tương tác khác là do cạnh tranh với sự bài tiết
ở ống thận. Cơ chế tương tác như thay đổi lượng máu qua gan chỉ đóng
vai trò thứ yếu. [10]
Các tương tác có ý nghĩa xảy ra với: Các thuốc chống động kinh như
phenytoin, carbamazepin, acid valproic Các thuốc điều trị ung thư như
thuốc alkyl hóa, thuốc chống chuyển hóa dẫn xuất benzodiazepine. Dẫn
xuất biguanid chống đái tháo đường như metformin, lidocain,
metronidazol, nifedipin, procainamid, propranolol, quinidin, theophylin.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitriptylin, nortriptylin,
desipramin, doxepin, imipramin. Thuốc giảm đau opioid như pethidin,
morphin, methadone, triamterene, warfarin và các thuốc chống đông máu
đường uống khác như acenocoumarol và phenindion. [10]
Zalcitabin, Zolmitriptan phải tránh phối hợp cimetidin với các thuốc này
hoặc dùng thận trọng, theo dõi tác dụng hoặc nồng độ thuốc trong huyết
tương và giảm liều thích hợp. Các thuốc kháng acid có thể làm giảm sự
hấp thu của cimetidin nếu uống cùng, nên uống cách nhau 1 giờ. Khi
đang dùng cimetidin cần phải thận trọng nếu uống rượu hoặc làm những
việc đòi hỏi sự tỉnh táo như lái xe hoặc vận hành máy móc. [10]

2.2 Ranitidin
2.2.1 Tên chung quốc tế: Ranitidine.
2.2.2 Mã ATC: A02B A02.
2.2.3 Loại thuốc: Ðối kháng thụ thể histamin H2.
2.2.4 Dạng thuốc và hàm lượng
o Dạng ranitidin hydroclorid.
Viên nang chứa 150 mg, 300 mg ranitidin.
Dung dịch uống 75 mg trong 5 ml: gói bột 150 mg.
Viên nén chứa 75 mg, 150 mg, 300 mg.
Viên sủi bọt: 150 mg, 300 mg.
Thuốc tiêm chứa 50 mg trong 2 ml.
Dạng viên 400 mg ranitidin bismuth citrat tương đương 162 mg ranitidin.

21
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

Hình 2.2.4.1 Thuốc tiêm Ranitidin 50mg/2ml

Hình 2.2.4.2 Các dạng bào chế của Ranitidin

2.2.5 Dược lý và cơ chế tác dụng


Ranitidin ức chế cạnh tranh với histamin ở thụ thể H 2 của tế bào vách, làm
giảm lượng acid dịch vị tiết ra cả ngày và đêm, cả trong tình trạng bị kích
thích bởi thức ăn, insulin, amino acid, histamin, hoặc pentagastrin.
Ranitidin có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị mạnh hơn cimetidin từ 3 - 13
lần nhưng tác dụng không mong muốn (ADR) lại ít hơn. [10]
Về mặt bệnh sinh, trong những năm gần đây, đã chứng minh được loét dạ
dày tá tràng có liên quan đến sự có mặt của vi khuẩn Helicobacter
pylori. Việc diệt vi khuẩn này là mục tiêu hàng đầu của điều trị. Ðể đạt
được điều đó thường phối hợp ranitidin với 1 (phác đồ điều trị bằng 2
thuốc) hoặc 2 kháng sinh (phác đồ điều trị bằng 3 thuốc). [10]
2.2.6 Dược động học
Sinh khả dụng của ranitidin vào khoảng 50%. Dùng đường uống, sau 2 - 3
giờ, nồng độ tối đa trong huyết tương sẽ đạt được cao nhất. Sự hấp thu hầu
như không bị ảnh hưởng của thức ăn và các thuốc kháng acid. Ranitidin
không bị chuyển hóa nhiều và không bị tương tác với nhiều thuốc như
cimetidin. Ranitidin được thải trừ chủ yếu qua ống thận, thời gian bán hủy
là 2 - 3 giờ, 60 - 70% liều uống và 93% liều tiêm tĩnh mạch được thải qua
nước tiểu, còn lại được thải qua phân. Phân tích nước tiểu trong vòng 24
giờ đầu cho thấy 35% liều uống và 70% liều tiêm tĩnh mạch thải trừ dưới

22
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

dạng không đổi. Dùng đường tiêm bắp, nồng độ tối đa trong huyết tương
đạt được nhanh hơn, trong vòng 15 phút sau khi tiêm. [10]
2.2.7 Chỉ định
Ranitidin được dùng để điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau
phẫu thuật, bệnh trào ngược thực quản, hội chứng Zollinger - Ellison và
dùng trong các trường hợp cần thiết giảm tiết dịch vị và giảm tiết acid như:
Phòng chảy máu dạ dày - ruột, vì loét do stress ở người bệnh nặng, phòng
chảy máu tái phát ở người bệnh đã bị loét dạ dày - tá tràng có xuất huyết và
dự phòng trước khi gây mê toàn thân ở người bệnh có nguy cơ hít phải acid
(hội chứng Mendelson) đặc biệt ở người bệnh mang thai đang chuyển dạ.
Ranitidin còn được chỉ định dùng trong điều trị triệu chứng khó tiêu. [10]
2.2.8 Chống chỉ định và thận trọng
o Chống chỉ định
Chống chỉ định dùng ranitidin ở người bệnh có tiền sử quá mẫn với bất kỳ
thành phần nào của thuốc. [10]
o Thận trọng
 Người bệnh suy thận cần giảm liều.
 Người bệnh suy gan nặng, người bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin
cấp, có nguy cơ tăng tác dụng không mong muốn và nguy cơ quá liều.
 Người bệnh có bệnh tim có thể bị nguy cơ chậm nhịp tim.
 Viên ranitidin sủi bọt trong nước có chứa natri, dễ làm quá tải natri,
nên cần chú ý ở người bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận.
 Ðiều trị với các kháng histamin H2 có thể che lấp các triệu chứng của
ung thư dạ dày và làm chậm chẩn đoán bệnh này. Do đó khi có loét dạ
dày cần loại trừ khả năng bị ung thư trước khi điều trị bằng ranitidin.
 Ranitidin được đào thải qua thận, nên khi người bệnh bị suy thận thì
nồng độ thuốc trong huyết tương tăng cao, vì vậy phải cho các người
bệnh này tiêm những liều thấp, 25 mg, hoặc chỉ uống 1 liều 500 mg
vào các buổi tối, trong 4 - 8 tuần.
 Tuy hiếm nhưng cũng có những trường hợp khi tiêm nhanh ranitidin
có thể gây nhịp tim chậm và thường xảy ra ở những người bệnh có
những yếu tố dễ gây rối loạn nhịp tim.
 Cần tránh dùng ranitidin cho người có tiền sử rối loạn chuyển hóa
porphyrin.
o Thời kỳ mang thai
Ranitidin qua được nhau thai nhưng trên thực tế dùng với liều điều trị
không thấy tác hại nào đến người mẹ mang thai, quá trình sinh đẻ và sức
khoẻ thai nhi. [10]
o Thời kỳ cho con bú

23
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

Ranitidin bài tiết qua sữa. Tương tự như các thuốc khác, ranitidin cũng chỉ
dùng khi cần thiết trong thời kỳ cho con bú. [10]
2.2.9 Tác dụng không mong muốn (ADR)
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy, tần suất tác dụng phụ khoảng 3 - 5% số
người được điều trị. Hay gặp nhất là đau đầu (2%), ban đỏ da (2%).
o Thường gặp, ADR > 1/100
 Toàn thân: Ðau đầu, chóng mặt, yếu mệt.
 Tiêu hóa: ỉa chảy.
 Da: Ban đỏ.
o Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
 Máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
 Da: Ngứa, đau ở chỗ tiêm.
 Gan: Tăng men transaminase.
o Hiếm gặp, ADR < 1/1000
 Toàn thân: Các phản ứng quá mẫn xảy ra như mề đay, co thắt phế
quản, sốt choáng phản vệ, phù mạch, đau cơ, đau khớp.
 Máu: Mất bạch cầu hạt, giảm toàn bộ huyết cầu, kể cả giảm sản tủy
xương.
 Tim mạch: Làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, blốc nhĩ thất, suy tâm thu
sau khi tiêm nhanh.
 Nội tiết: To vú ở đàn ông.
 Tiêu hóa: Viêm tụy.
 Da: Ban đỏ đa dạng.
 Gan: Viêm gan, đôi khi có vàng da.
 Mắt: Rối loạn điều tiết mắt.
2.2.10 Liều lượng và cách dùng
Ranitidin hydroclorid thường được dùng để uống, ngoài ra thuốc cũng
còn được dùng để tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch
chậm cách quãng hoặc liên tục cho người bệnh điều trị tại bệnh viện.
Ðường uống: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 150 mg vào sáng và tối hoặc 1
lần 300 mg vào tối. Người bệnh loét dạ dày lành tính và loét tá tràng
uống từ 4 đến 8 tuần; với người bệnh viêm dạ dày mạn tính uống tới 6
tuần; với người bệnh loét do dùng thuốc kháng viêm không steroid, uống
thuốc 8 tuần; với người bệnh loét tá tràng, có thể uống liều 300 mg, 2
lần/ngày, trong 4 tuần để chóng lành vết loét. [10]
Trẻ em: Bị loét dạ dày tá tràng, liều 2 - 4 mg/ kg thể trọng, uống 2
lần/ngày, tối đa uống 300 mg/ngày. [10]
Liều dùng duy trì là 150 mg/ngày, uống vào đêm.

24
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

Loét dạ dày tá tràng có vi khuẩn Helicobacter pylori: áp dụng phác đồ 2


thuốc hoặc 3 thuốc dưới đây trong 2 tuần lễ, sau đó dùng thêm ranitidin 2
tuần nữa. [10]
Phác đồ điều trị bằng 3 thuốc, thời gian 2 tuần lễ:
Amoxicilin: 750 mg, 3 lần/ngày, cộng với Metronidazol: 500 mg, 3
lần/ngày, cộng với Ranitidin: 300 mg, lúc tối (hoặc 150 mg, 2 lần/ngày)
uống trong 14 ngày. [10]
Phác đồ điều trị bằng 2 thuốc, thời gian 2 tuần lễ:
Ranitidin bismuth citrat: 400 mg, 2 lần/ngày, cộng với, Amoxicilin: 500
mg, 4 lần/ngày, hoặc Clarithromycin: 250 mg, 4 lần/ngày (hoặc 500 mg,
3 lần/ngày), uống trong 14 ngày. [10]
Chú ý: Phác đồ 3 thuốc diệt H. pylori hiệu quả hơn phác đồ 2 thuốc.
Ðề phòng loét dạ dày tá tràng do dùng thuốc kháng viêm không
steroid: Uống liều 150 mg, ngày 2 lần.
Ðiều trị trào ngược dạ dày, thực quản: Uống 150 mg, 2 lần 1 ngày hoặc
300 mg 1 lần vào đêm, trong thời gian 8 tới 12 tuần. Khi đã khỏi, để điều
trị duy trì dài ngày, uống 150 ngày 2 lần. [10]
Ðiều trị hội chứng Zollinger - Ellison: Uống 150 mg, ngày 3 lần. Có thể
uống đến 6 g/ngày, chia làm nhiều lần uống.
Ðể giảm acid dạ dày (đề phòng hít phải acid) trong sản khoa: Cho uống
150 mg ngay lúc chuyển dạ, sau đó cứ cách 6 giờ uống 1 lần; trong phẫu
thuật: tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 1 liều 50 mg (pha loãng trong
20 ml, tiêm ít nhất trong 2 phút) trước khi gây mê 45 - 60 phút hoặc cho
uống liều 150 mg trước khi gây mê 2 giờ và nếu có thể, uống 150 mg cả
vào tối hôm trước. [10]
Tiêm bắp thịt: Tiêm 50 mg (trong 2 ml dung dịch nước); cứ 6 - 8 giờ
tiêm 1 lần.
Tiêm tĩnh mạch chậm: Tiêm 50 mg, hòa tan thành 20 ml dung dịch,
tiêm chậm trong tối thiểu 2 phút; cứ 6 - 8 giờ, có thể tiêm nhắc lại.
Truyền tĩnh mạch: Liều 25 mg/giờ, truyền trong 2 giờ; cứ 6 - 8 giờ, có
thể truyền nhắc lại.
Ðề phòng chảy máu khi loét dạ dày do stress ở các người bệnh
nặng: Ðầu tiên tiêm tĩnh mạch chậm liều 50 mg như trên, rồi truyền liên
tục liều 125 - 250 microgam/kg/giờ. Sau đó có thể cho uống ngày 2 lần,
mỗi lần 150 mg khi người bệnh đã ăn được. [10]

25
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

2.2.11 Tương tác thuốc


Ranitidin ức chế rất ít sự chuyển hóa ở gan của một số thuốc (như các
thuốc chống đông máu cumarin, theophylin, diazepam, propranolol). Ái
lực của ranitidin với men cytochrom P450 vào khoảng 10% so với
cimetidin và mức độ ức chế men gan ít hơn Cimetidin 2-4 lần
Tác dụng làm hạ đường huyết khi dùng phối hợp glipizid với ranitidin
hoặc cimetidin có gặp nhưng dường như không nhiều.
Khi dùng phối hợp các kháng sinh quinolon với các thuốc đối kháng
H2 thì hầu hết các kháng sinh này không bị ảnh hưởng, riêng
có enoxaxin bị giảm sinh khả dụng khi dùng cùng với ranitidin, nhưng sự
thay đổi này không quan trọng về mặt lâm sàng.
Khi dùng ketoconazol, fluconazol và itraconazol với ranitidin thì các
thuốc này bị giảm hấp thu do ranitidin làm giảm tính acid cuả dạ dày.
Khi dùng theophylin phối hợp với cimetidin thì nồng độ theophylin trong
huyết thanh và độc tính tăng lên, nhưng với ranitidin thì tác dụng này rất
ít.
Ranitidin + clarithromycin: làm tăng nồng độ ranitidin trong huyết tương
(57%).
Propanthelin bromid làm tăng nồng độ đỉnh của ranitidin trong huyết
thanh và làm chậm hấp thu, có thể do làm chậm sự chuyển vận thuốc qua
dạ dày, sinh khả dụng tương đối của ranitidin tăng khoảng 23%.
Dùng cùng một lúc ranitidin với thức ăn hoặc với một liều thấp các thuốc
kháng acid (khả năng trung hòa 10 - 15 mili đương lượng HCl trong 10
ml) không thấy giảm hấp thu hay nồng độ đỉnh trong huyết tương của
ranitidin. [10]
2.3 Famotidin
2.3.1 Tên chung quốc tế: Famotidine.
2.3.2 Mã ATC: A02B A03.
2.3.3 Loại thuốc: Đối kháng thụ thể histamin H2.
2.3.4 Dạng thuốc và hàm lượng
o Viên nén, viên nén bao phim: 10 mg, 20 mg, 40 mg.
o Viên nang: 20 mg, 40 mg.
o Bột pha hỗn dịch uống: 40 mg/5ml
o Dạng thuốc tiêm: Lọ 20 mg bột đông khô, kèm ống dung môi để pha
tiêm.

26
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

Hình 2.3.4.1 Thuốc Famotidin 20mg

2.3.5 Dược lý và cơ chế tác dụng


Famotidin ức chế cạnh tranh tác dụng của histamin tại thụ thể H2 ở tế bào
thành dạ dày, nên làm giảm thể tích bài tiết và giảm nồng độ acid dạ dày cả
ở điều kiện cơ bản ban đêm và ban ngày, cũng như khi bị kích thích do thức
ăn, do histamin hoặc pentagastrin. Hoạt tính đối kháng histamin ở thụ thể
H2 của famotidin phục hồi chậm, do thuốc tách chậm khỏi thụ thể. So sánh
theo phân tử lượng, tác dụng ức chế bài tiết acid dạ dày do kích thích của
famotidin mạnh gấp 20 - 150 lần so với cimetidin và 3 - 20 lần so với
ranitidin. Mức độ ức chế bài tiết acid dạ dày (đặc biệt vào ban đêm hoặc khi
bị kích thích bởi thức ăn) của famotidin liên quan trực tiếp với liều lượng và
thời gian dùng thuốc. Tổng thể tích bài tiết acid dạ dày giảm 55 - 65% sau
khi uống một liều 20 mg hoặc dùng đường tĩnh mạch 10 - 20 mg, nhưng
giảm nhiều nhất khi dùng đường tĩnh mạch 20 mg. Uống một liều 40 mg
vào buổi tối ức chế được tới 95% bài tiết acid dạ dày vào ban đêm và 32%
vào ban ngày. Bài tiết acid ở dạ dày trong 24 giờ bị ức chế khoảng 70%.
[10]
Do làm giảm thể tích bài tiết acid dạ dày, famotidin gián tiếp gây giảm bài
tiết pepsin (phụ thuộc liều). Famotidin có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày khi
bị kích ứng bởi một số thuốc như aspirin hoặc các thuốc chống viêm không
steroid khác.
Nồng độ famotidin từ 128 - 1024 microgam/ml là cần thiết để ức chế sự
tăng trưởng của một số chủng Helicobacter pylori. [10]
2.3.6 Dược động học
Sau khi uống, famotidin được hấp thu không hoàn toàn ở đường tiêu hóa,
chuyển hóa bước đầu ít, sinh khả dụng khoảng 40 - 50%. Thức ăn có thể
làm tăng nhẹ và các thuốc kháng acid có thể làm giảm nhẹ sinh khả dụng
của famotidin, nhưng không quan trọng trong lâm sàng. Sau khi uống, nồng
độ tối đa trong huyết tương đạt được trong khoảng 1- 4 giờ. Ức chế bài tiết
acid thấy rõ trong vòng 1 giờ sau khi dùng thuốc đường uống hoặc đường
tĩnh mạch. Sau khi uống một liều 20 mg hoặc 40 mg, thời gian ức chế bài
tiết từ 10 đến 12 giờ.

27
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

Khoảng 15 - 20% famotidin liên kết với protein huyết tương. Ở người lớn
có chức năng thận bình thường, nửa đời thải trừ là 2,5 - 4,0 giờ. Ở người
suy thận có độ thanh thải creatinin ≤ 10 ml/phút, nửa đời thải trừ có thể hơn
20 giờ.
Một phần nhỏ famotidin bị chuyển hóa ở gan thành famotidin S-oxid không
còn tác dụng. Thải trừ chủ yếu qua thận theo đường lọc qua cầu thận và bài
tiết tích cực ở ống thận. Khoảng 25 - 30% liều uống hoặc 65 - 80% liều đưa
qua đường tĩnh mạch được bài tiết dưới dạng không chuyển hóa trong nước
tiểu trong vòng 24 giờ. [10]
2.3.7 Chỉ định
o Loét tá tràng thể hoạt động. Điều trị duy trì trong loét tá tràng.
o Loét dạ dày lành tính thể hoạt động.
o Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.
o Bệnh lý tăng bài tiết ở đường tiêu hóa như hội chứng Zollinger-Ellison
(thuốc ức chế bơm proton có hiệu quả hơn), đa u tuyến nội tiết.
o Làm giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, khó tiêu do tăng acid dạ dày.
2.3.8 Chống chỉ định và thận trọng
Chống chỉ định: mẫn cảm với famotidin, các thuốc đối kháng thụ thể
histamin H2 khác hoặc với bất kỳ thành phần nào của chế phẩm.
Thận trọng: Giảm triệu chứng khi dùng famotidin không có nghĩa loại trừ
được khối u ác tính ở dạ dày. Dùng thận trọng, điều chỉnh liều hoặc khoảng
cách giữa các liều dùng ở bệnh nhân suy thận mức độ vừa hoặc nặng vì đã
gặp các tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh trung ương ở các
bệnh nhân này. Điều trị bằng các thuốc ức chế bài tiết acid dạ dày có thể
làm tăng nguy cơ viêm phổi mắc phải ở cộng đồng. Khi tự điều trị (không
có đơn thuốc) các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, khó tiêu do tăng acid dạ dày,
nếu thấy nuốt khó, nôn ra máu, phân đen hoặc có máu, hoặc các triệu chứng
vẫn còn dai dẳng sau 2 tuần dùng thuốc, phải ngừng dùng thuốc và đến thầy
thuốc khám bệnh. Không tự điều trị cho trẻ em dưới 12 tuổi. [10]
Thời kỳ mang thai
Famotidin qua được nhau thai. Không có các nghiên cứu đầy đủ và được
kiểm soát tốt khi dùng famotidin trong thời kỳ mang thai, vì vậy chỉ được
dùng cho người mang thai khi thật cần thiết.
Thời kỳ cho con bú
Famotidin bài tiết qua sữa mẹ. Vì có khả năng gây các tác dụng không
mong muốn nghiêm trọng cho trẻ, người mẹ phải quyết định ngừng cho con
bú trong thời kỳ dùng thuốc, hoặc ngừng dùng thuốc, tùy theo tầm quan
trọng của thuốc đối người mẹ.

28
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

2.3.9 Tác dụng không mong muốn (ADR)


Famotidin thường dung nạp tốt, không ảnh hưởng đến chuyển hóa thuốc,
rất ít ảnh hưởng đến nồng độ prolactin huyết thanh và không có tác dụng
kháng androgen. Tuy nhiên, nếu dùng liều cao gấp đôi trong thời gian vài
tháng có thể gây tăng prolactin máu và căng ngực. Đặc biệt ở trẻ em dưới 1
tuổi, triệu chứng kích động và nôn có xảy ra với tần xuất cao, có thể lên tới
14%. [10]
o Thường gặp, ADR >1/100
Thần kinh trung ương: Nhức đầu, chóng mặt.
Tiêu hóa: Táo bón, tiêu chảy.
o Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Toàn thân: Sốt, mệt mỏi, suy nhược.
Tim mạch: Loạn nhịp, nghẽn nhĩ - thất, đánh trống ngực, tăng huyết áp.
Tiêu hóa: Enzym gan bất thường, buồn nôn, nôn, chán ăn, khó chịu trong
bụng, ợ nóng, đầy hơi, ợ hơi, khô miệng.
Phản ứng quá mẫn: Choáng phản vệ, phù mạch, phù mắt, phù mặt, mày
đay, phát ban, xung huyết kết mạc.
Cơ xương: Đau cơ xương bao gồm chuột rút, đau khớp.
Thần kinh: Co giật toàn thân, rối loạn tâm thần như ảo giác, lú lẫn, kích
động, trầm cảm, lo âu, dị cảm, mất ngủ, ngủ gà. Nguy cơ gặp tác dụng
không mong muốn trên thần kinh trung ương có thể lớn hơn ở bệnh nhân
suy thận.
Thận: Tăng BUN hoặc nồng độ creatinin huyết thanh, protein niệu.
Gan: Vàng da ứ mật, tăng bilirubin toàn phần trong huyết thanh. Thay đổi
nồng độ protein và cholesterol huyết thanh.
Hô hấp: Co thắt phế quản, viêm phổi kẽ, viêm phổi mắc phải ở cộng đồng.
Da: Rụng tóc, trứng cá, ngứa, khô da, đỏ ửng, kích ứng nhẹ tại vị trí tiêm.
Giác quan: Ù tai, rối loạn vị giác.
o Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Máu: Giảm bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu, giảm tiểu
cầu.
Da: Hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson.

29
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

Nội tiết: Liệt dương, chứng vú to ở đàn ông, suy giảm tình dục. Tuy nhiên,
trong các nghiên cứu có kiểm soát, tỷ lệ tác dụng không mong muốn này ở
những người bệnh dùng famotidin không lớn hơn những người dùng
placebo.
2.3.10 Liều lượng và cách dùng
Cách dùng:
Famotidin thường dùng đường uống. Có thể tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền
tĩnh mạch chậm cho người bệnh ở trong bệnh viện trong trường hợp tăng tiết
acid bệnh lý hoặc loét tá tràng dai dẳng hoặc người bệnh không uống được. Có
thể phối hợp với thuốc kháng acid để giảm đau nếu cần. [10]
o Đường uống:
 Loét tá tràng thể hoạt động:
Người lớn: Mỗi ngày uống một lần 40 mg vào giờ đi ngủ, hoặc có thể dùng
mỗi lần 20 mg, ngày 2 lần. Hầu hết bệnh khỏi trong vòng 4 tuần, một số cần
điều trị dài hơn, trong 6 - 8 tuần.
Điều trị duy trì sau khi vết loét tá tràng cấp đã liền để giảm tái phát: Mỗi ngày
uống một lần 20 mg vào giờ đi ngủ.
Trẻ em 1 - 16 tuổi: Mỗi ngày uống một lần 0,5 mg/kg vào giờ đi ngủ hoặc chia
làm 2 lần, tổng liều tối đa hàng ngày là 40 mg.
 Loét dạ dày lành tính thể hoạt động:
Người lớn: Mỗi ngày uống một lần 40 mg vào giờ đi ngủ. Hầu hết người bệnh
có thể liền hoàn toàn vết loét trong vòng 8 tuần.
Trẻ em 1 - 16 tuổi: Mỗi ngày uống một lần 0,5 mg/kg vào giờ đi ngủ hoặc chia
làm 2 lần, tổng liều tối đa hàng ngày là 40 mg.
 Trào ngược dạ dày - thực quản:
Người lớn: Mỗi lần uống 20 mg, ngày 2 lần, cho tới 6 tuần. Trường hợp viêm
thực quản có trợt loét do trào ngược dạ dày - thực quản: Mỗi lần 20 hoặc 40
mg, ngày 2 lần, cho tới 12 tuần. Điều trị duy trì để giảm tái phát: Mỗi lần uống
20 mg, ngày 2 lần.
Trẻ em 1 - 16 tuổi: Liều khởi đầu mỗi ngày 1 mg/kg, chia làm 2 lần, có thể
tăng tới 40 mg, ngày 2 lần.
Trẻ dưới 1 tuổi: Có tài liệu ghi có thể dùng đường uống dạng hỗn dịch để điều
trị trào ngược dạ dày - thực quản ở trẻ dưới 1 tuổi:
Trẻ < 3 tháng: Mỗi ngày uống một lần 0,5 mg/kg, cho tới 4 tuần.
Trẻ từ 3 tháng tới 1 tuổi: Mỗi lần uống 0,5 mg/kg, ngày 2 lần, cho tới 4 tuần.

30
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

Chưa có số liệu về độ an toàn và hiệu quả khi dùng trên 4 tuần ở trẻ dưới 1
tuổi.
 Các bệnh lý tăng tiết dịch vị (hội chứng Zollinger-Ellison, đa u tuyến nội
tiết):
Liều uống dựa trên đáp ứng và sự dung nạp của người bệnh. Liều khởi đầu ở
người lớn mỗi lần 20 mg, cách 6 giờ uống một lần. Tuy nhiên, ở một số người
bệnh, liều khởi đầu có thể cần cao hơn. Phải điều chỉnh liều theo từng người
bệnh và thời gian điều trị kéo dài theo yêu cầu lâm sàng. Thông thường,
khoảng liều uống mỗi lần từ 20 - 160 mg, cách mỗi 6 giờ. Liều tối đa có thể
tăng tới 800 mg/ngày, chia làm nhiều lần, đã được dùng ở một số bệnh nhân
nếu gặp bệnh nặng.
 Tự điều trị (không cần đơn thuốc):
Để làm giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, khó tiêu do tăng acid dạ dày xảy
ra không thường xuyên, hoặc phòng các triệu chứng như vậy do thức ăn hoặc
đồ uống ở trẻ em từ 12 tuổi trở lên, mỗi lần uống 10 - 20 mg, ngày 1 hoặc 2
lần. Khi dùng với mục đích phòng ngừa, uống trước khi ăn 10 phút - 1 giờ.
Không tự điều trị quá 2 tuần.
 Điều chỉnh liều ở người suy thận nặng:
Với người suy thận mức độ trung bình (hệ số thanh thải creatinin dưới 50
ml/phút) hoặc suy thận mức độ nặng (hệ số thanh thải creatinin dưới 10
ml/phút), liều famotidin có thể giảm xuống còn một nửa so với liều thông
thường hoặc khoảng cách dùng thuốc phải kéo dài tới 36 - 48 giờ tùy theo đáp
ứng lâm sàng của người bệnh.
o Đường tiêm:
 Loét tá tràng dai dẳng hoặc người bệnh không uống được:
Người lớn dùng đường tĩnh mạch mỗi lần 20 mg, cách 12 giờ một lần cho tới
khi có thể uống được.
Trẻ em 1 - 16 tuổi: 0,25 mg/kg tiêm tĩnh mạch trong ít nhất 2 phút hoặc truyền
tĩnh mạch trong 15 - 30 phút, cách 12 giờ một lần, tới tổng liều tối đa hàng
ngày 40 mg.
 Các bệnh lý tăng tiết dịch vị: Người lớn dùng đường tĩnh mạch mỗi lần 20
mg, cách 6 giờ một lần. Tuy nhiên, ở một số người bệnh cần liều khởi đầu
cao hơn. Sau đó điều chỉnh liều theo yêu cầu và đáp ứng của người bệnh.
 Tiêm tĩnh mạch: Hòa loãng 20 mg famotidin với natri clorid 0,9% hoặc các
dung dịch dùng đường tĩnh mạch tương hợp khác tới 5 hoặc 10 ml, tiêm
tĩnh mạch chậm, ít nhất trong 2 phút.

31
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

 Truyền tĩnh mạch: 20 mg famotidin pha trong 100 ml dung dịch tiêm
dextrose 5% hoặc các dung dịch dùng đường tĩnh mạch tương hợp khác,
truyền trong thời gian từ 15 đến 30 phút.
 Không cần điều chỉnh liều ở người cao tuổi, trừ trường hợp suy thận.
[10]

2.3.11 Tương tác thuốc


o Thức ăn và thuốc kháng acid:
Thức ăn làm tăng nhẹ và thuốc kháng acid làm giảm nhẹ sinh khả dụng của
famotidin, nhưng các tác dụng này không ảnh hưởng quan trọng đến tác dụng
lâm sàng. Famotidin có thể dùng đồng thời với thuốc kháng acid. Tuy nhiên,
giống như các thuốc đối kháng thụ thể histamin H2 khác, tác dụng của
famotidin trên pH dạ dày có thể ảnh hưởng tới hấp thu của một số thuốc khác.
[10]
o Tác dụng đến sự thanh thải thuốc ở gan:
Khác với cimetidin và ranitidin, famotidin không ức chế chuyển hóa thuốc qua
hệ enzym cytochrom P450 ở gan của các thuốc warfarin, theophylin,
phenytoin, diazepam và procainamid. Famotidin cũng không tác động đến
chuyển hóa, độ thanh thải và nửa đời của aminopyrin hay antipyrin.
o Tránh dùng đồng thời famotidin với delavirdin, erlotinib, mesalamin.
o Famotidin có thể làm tăng tác dụng và độc tính của saquinavir.
o Famotidin có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống nấm (dẫn xuất azol),
atazanavir, cefpodoxim, cefuroxim, dasatinib, delavirdin, erlotinib,
fosamprenavir, indinavir, các muối sắt, mesalamin, nelfinavir.
o Tương tác thuốc - thức ăn: Hạn chế dùng thức ăn và đồ uống chứa nhóm
xanthin. Tránh dùng rượu (có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày).
[10]

2.4 Nizatidin
2.4.1 Tên chung quốc tế: Nizatidine
2.4.2 Mã ATC: A02B A04
2.4.3 Loại thuốc: Thuốc kháng thụ thể H2.
2.4.4 Dạng thuốc và hàm lượng
o Viên nén: 75 mg.
o Viên nang: 150 mg, 300 mg.
o Thuốc tiêm: 25 mg/ml.
2.4.5 Dược lý và cơ chế tác dụng
Nizatidin ức chế cạnh tranh với tỏc dụng của histamin ở thụ thể H 2 của các
tế bào thành ở dạ dày, làm giảm bài tiết acid dịch vị cả ngày và đêm, cả khi
bị kích thích do thức ăn, histamin, pentagastrin, cafein, insulin. Họat tính
32
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

kháng thụ thể H2 của nizatidin có tác dụng thuận nghịch. Tác dụng ức chế
bài tiết acid dịch vị do kích thích của nizatidin tương tự như ranitidin và
mạnh hơn cimetidin 4 - 10 lần trên cơ sở khối lượng. Sau khi uống một liều
nizatidin 300 mg, bài tiết acid dạ dày vào ban đêm bị ức chế 90%, kéo dài
tới 10 giờ và bài tiết acid dạ dày do kích thích bởi thức ăn bị ức chế 97%
kéo dài tới 4 giờ. Phụ thuộc vào liều dùng, nizatidin cũng gián tiếp làm
giảm bài tiết pepsin do giảm thể tích bài tiết acid dịch vị. Tác dụng ức chế
của niazatidin đối với bài tiết acid dạ dày không có tính chất tích lũy và tính
nhờn thuốc cũng không phát triển nhanh. đa số nghiên cứu cho là không có
hiện tượng tăng bài tiết acid dạ dày sau khi hoàn thành điều trị ở người bị
loét tá tràng. Nizatidin không có tác dụng nhiều đến nồng độ huyết thanh
của gastrin, gonadotrophin, prolactin, hormon tăng trưởng, hormon kháng
niệu, cortison, testosteron, 5-a dihyrotestosteron hoặc estradiol. [10]
2.4.6 Dược động học
Nizatidin hấp thu nhanh, dễ dàng và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa.
Một phần nhỏ liều uống của nizatidin bị chuyển hóa bước đầu ở gan, nên
sinh khả dụng đường uống khoảng 70%, có thể tăng nhẹ khi có mặt thức ăn
và giảm nhẹ khi có mặt thuốc kháng acid nhưng thay đổi này không có ý
nghĩa lâm sàng. Dùng đường tĩnh mạch, tác dụng ức chế bài tiết acid dạ dày
bắt đầu trong vòng 30 phút. Thời gian và mức độ ức chế bài tiết acid dạ dày
do nizatidin phụ thuộc vào liều, ức chế tối đa với liều uống 300 mg.
Nizatidin gắn khoảng 35% vào protein huyết tương, thể tích phân bố là 0,8 -
1,5 lít/kg ở người lớn. Nizatidin qua được nhau thai và phân bố vào sữa mẹ.
Không biết là nizatidin có vào được dịch não tủy hay không, tuy rằng đa số
các thuốc kháng thụ thể H2 qua được hàng rào máu não.
Nizatidin bị chuyển hóa một phần ở gan, trong các chất chuyển hóa có N-2-
monodesmethylnizatidin có khoảng 60% hoạt tính của nizatidin. Nửa đời
thải trừ khoảng 1 - 2 giờ, hầu như không bị ảnh hưởng do tuổi, nhưng kéo
dài khi suy thận. Ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường, hơn 90% liều
uống của nizatidin thải trừ qua nước tiểu trong vòng 12 - 16 giờ, khoảng 60
- 65% dưới dạng không chuyển hóa. Dưới 6% liều uống của nizatidin được
thải trừ qua phân. [10]
2.4.7 Chỉ định
o Loét tá tràng tiến triển.
o Điều trị duy trì loét tá tràng với liều thấp để giảm tái phát sau khi vết
loét đã liền.
o Loét dạ dày lành tính tiến triển.
o Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.
o Hội chứng tăng tiết acid dịch vị Zollinger - Ellison.

33
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

o Làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do thừa acid dịch vị (nóng
rát, khó tiêu, ợ chua).
2.4.8 Chống chỉ định và thận trọng
Chống chỉ định: quá mẫn với các thuốc kháng thụ thể H2 hoặc quá mẫn
với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Liều lượng đối với trẻ em chưa được xác định.
Thận trọng:
Trước khi dùng nizatidin để điều trị loét dạ dày, phải loại trừ khả năng ung
thư, vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng và làm chậm chẩn đoán ung thư.
Mẫn cảm chéo: Những bệnh nhân mẫn cảm với một trong những thuốc
kháng thụ thể H2 có thể cũng mẫn cảm với các thuốc khác trong nhóm
kháng H2 histamin . Dùng thận trọng và giảm liều và/hoặc kéo dài khoảng
cách giữa các lần dùng thuốc ở người suy thận (thanh thải creatinin < 50
ml/phút) vì thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận. [10]
Thời kỳ mang thai: Nizatidin qua được nhau thai. Các nghiên cứu dùng
nizatidin ở phụ nữ mang thai không đầy đủ, vì vậy chỉ dùng thuốc khi thật
cần thiết và theo lời khuyên của thầy thuốc. Nghiên cứu trên thỏ thấy
nizatidin với liều tương đương 300 lần liều dùng trên người đã gây sảy thai,
giảm số lượng thai sống và giảm trọng lượng của thai.
Thời kỳ cho con bú: Nizatidin bài tiết qua sữa, có thể gây ADR nghiêm
trọng ở trẻ bú mẹ. Người mẹ nên ngừng cho con bú trong thời gian dùng
thuốc hoặc ngừng dùng thuốc.
2.4.9 Tác dụng không mong muốn (ADR)
Nizatidin có rất ít hoặc không có tác dụng kháng androgen, mặc dù có một
vài thông báo về chứng vú to và giảm dục năng ở nam giới. Nizatidin cũng
không ảnh hưởng đến nồng độ prolactin và không ảnh hưởng đến thanh thải
qua gan của các thuốc khác. Các tác dụng không mong muốn của nizatidin
trên tim ít hơn các thuốc kháng thụ thể H2 khác. [10]
o Thường gặp ADR > 1/100
 Da: Phát ban, ngứa, viêm da tróc vảy.
 Ho, chảy nước mũi, viêm họng, viêm xoang.
 Đau lưng, đau ngực.
o Ít gặp 1/1000 < ADR < 1/100
 Da: mày đay.
 Tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, táo bón, khô miệng, nôn.
 Toàn thân: Sốt, nhiễm khuẩn. Tăng acid uric máu.
o Hiếm gặp ADR < 1/1000
 Toàn thân: Chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu.

34
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

 Da: hồng ban đa dạng, rụng tóc, hoại tử biểu bì nhiễm độc.
 Máu: Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn thể huyết cầu.
 Tim mạch: Loạn nhịp (nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim chậm), hạ huyết áp
tư thế, nghẽn nhĩ - thất, ngất.
 Quá mẫn: Sốc phản vệ, phù mạch, phù thanh quản, co thắt phế quản,
viêm mạch, bệnh huyết thanh, hội chứng Stevens - Johnson.
 Gan: Viêm gan, vàng da, ứ mật, tăng enzym gan.
 Tâm thần: Bồn chồn, ảo giác, nhầm lẫn.
 Nội tiết: Giảm khả năng tình dục, chứng vú to ở đàn ông.
 Cơ khớp: Đau cơ, đau khớp.
 Rối loạn thị giác.
2.4.10 Liều lượng và cách dùng
Nizatidin dùng đường uống và đường truyền tĩnh mạch. [10]
o Loét tá tràng và loét dạ dày lành tính tiến triển: Uống mỗi ngày một lần
300 mg vào buổi tối hoặc mỗi lần 150 mg, ngày 2 lần vào buổi sáng và
buổi tối, trong 4 - 8 tuần. Điều trị kéo dài trên 8 tuần chưa được xác
dịnh.
o Đối với những người bệnh đang điều trị trong bệnh viện, khi dùng
đường uống không thích hợp và các bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng đang
chảy máu, có thể dùng trong thời gian ngắn bằng đường truyền tĩnh
mạch liên tục hoặc không liên tục trong glucose 5% hoặc natri clorid
0,9% hoặc Ringer lactat.
o Truyền liên tục: Hòa tan 300 mg thuốc trong 150 ml dịch truyền, truyền
với tốc độ 10 mg/giờ.
o Truyền không liên tục: Pha loãng 100 mg thuốc trong 50 ml dịch truyền,
truyền trong 15 phút, mỗi ngày 3 lần.
o Loét dạ dày, tá tràng có vi khuẩn Helicobacter pylori: phối hợp
nizatidin (hiện nay, 1 thuốc ức chế bơm proton thường được ưa dùng
hơn trong1 tuần) với hai trong các kháng sinh: amoxicilin, tetracyclin,
clarithromycin, kháng sinh nhóm imidazol (metronidazol).
o Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản: mỗi lần uống 150 mg, ngày 2 lần
có thể tới 12 tuần. Cũng có thể uống 300 mg 1 lần lúc đi ngủ nhưng nên
uống làm 2 lần thì hơn.
o Làm giảm triệu chứng khó tiêu: mỗi lần uống 75 mg, có thể uống nhắc
lại nếu cần thiết, tối đa 150 mg/ngày, trong 14 ngày.
o Phòng các triệu chứng nóng ngực, khó tiêu, ợ chua: uống 75 mg từ 30 -
60 phút trước khi ăn hoặc uống mỗi ngày một hoặc hai lần (không được
quá 150 mg/24 giờ), dùng không quá 2 tuần.
o Suy thận: Giảm liều ở người suy thận theo độ thanh thải creatinin.
o Điều trị loét dạ dày lành tính tiến triển, loét tá tràng tiến triển: Độ thanh
thải creatinin 20 - 50 ml/phút: giảm liều 50% hoặc uống mỗi ngày một

35
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

lần 150 mg. Độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 20 ml/phút: giảm liều 75%
hoặc uống mỗi lần 150 mg, 2 ngày dùng một lần.
o Điều trị duy trì loét tá tràng: Độ thanh thải creatinin 20 - 50 ml/phút:
Uống mỗi lần 150 mg, 2 ngày dùng một lần. Độ thanh thải creatinin nhỏ
hơn 20 ml/phút: Uống mỗi lần 150 mg, 3 ngày dùng một lần.
o Suy gan nặng: Nên giảm liều (1/3 liều) và dùng viên nang 150 mg, nhất
là khi có kết hợp suy thận (niazidin chuyển hoá 1 phần ở gan).
Lưu ý: Có thể phải tăng liều thuốc kháng thụ thể H 2 ở người bị bỏng, do có
tăng thanh thải của các thuốc kháng thụ thể H2 ở những bệnh nhân này. [10]
2.4.11 Tương tác thuốc
o Thuốc lá: Hiệu lực ức chế bài tiết acid dịch vị vào ban đêm của các
thuốc kháng thụ thể H2 có thể bị giảm do hút thuốc lá. Người bị loét
dạ dày nên ngừng hút thuốc hoặc ít nhất tránh hút thuốc sau khi uống
liều thuốc kháng thụ thể H2 cuối cùng trong ngày.
o Rượu: Tránh dùng đồ uống có cồn.
o Không giống như cimetidin, nizatidin không ức chế cytochrom
P450 nên ít tác động lên chuyển hóa của các thuốc khác. Tuy nhiên,
giống như các thuốc kháng thụ thể H2 khác, do làm tăng pH dạ dày
nên có thể ảnh hưởng đến hấp thu của một số thuốc khác.
o Thuốc kháng acid: Dùng đồng thời với thuốc kháng thụ thể H 2 có thể
làm giảm hấp thu thuốc kháng thụ thể H 2. Khuyên người bệnh không
uống bất kỳ thuốc kháng acid nào trong vòng 1/2- 1 giờ sau uống
thuốc kháng thụ thể H2.
o Thuốc gây suy tủy: Cloramphenicol, cyclophosphamid… dùng cùng
thuốc kháng thụ thể H2 có thể làm tăng hiện tượng giảm bạch cầu
trung tính hoặc rối loạn tạo máu khác.
o Itraconazol hoặc ketoconazol: làm giảm đáng kể hấp thu của hai
thuốc này do thuốc kháng thụ thể H2 làm tăng pH dạ dày, vì vậy phải
uống các thuốc kháng thụ thể H2 ít nhất 2 giờ sau uống itraconazol
hoặc ketoconazol.
o Salicylat: Niazidin có thể làm tăng nồng độ huyết thanh salycylat khi
dùng đồng thời với acid acetylsalicylic liều cao.
o Sucrafat: Làm giảm hấp thu của các thuốc kháng thụ thể H 2, phải
uống thuốc kháng thụ thể H2 trước sucralfat 2 giờ.
[10]

36
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

37
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

Ngày nay tỉ lệ người bị bệnh loét dạ dày-tá tràng, xơ gan, viêm cầu thận cấp, bệnh về
đường tiêu hóa như tiêu chảy và táo bón ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta. Với tỉ
lệ nhiễm bệnh ngày một tăng nhanh như vậy nhưng tỉ lệ bệnh nhân phát hiện và điều
trị bệnh vẫn còn tương đối thấp, vì vậy sẽ để lại những biến chứng trong quá trình điều
trị và tăng khả năng tái phát bệnh cao hơn so với những bệnh nhân phát hiện và điều
trị kịp thời bệnh.
Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và sử dụng thuốc đúng thời gian,
đúng liều lượng, tích cực phối hợp với bác sĩ để có thể ngăn chặn một phần các biến
chứng xấu cóthể xảy ra và sớm khỏi bệnh. Bệnh nhân cần chú ý tới các dấu hiệu của
mình sau khi sử dụng thuốc để kịp thời thông báo cho bác sĩ điều trị của mình biết, cần
chú ý ăn uống và luyện tập thể dục thể thao theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đưa, cần
có một lối sống lành mạnh, giữ cho mình một tinh thần thoải mái, yếu tố tâm lý là một
trong những yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh

38
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo - 2177202010008

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] G. N. N. L. GS.TS Văn Đình Hoa, Sinh lý bệnh và miễn dịch, Hà Nội: NXB y học, 2011.

[2] P. T. N. V. Huy, Giải phẫu-Sinh lý, NXB Bộ Y Tế, 2007.

[3] C. N. Hoa, Bệnh học nội khoa, NXB y học.

[4] T. Đ. H. LONG, "VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN,"
23 9 2022. [Online]. Available: https://tamanhhospital.vn/viem-loet-da-day-ta-trang/.

[5] P. N. Q. Châu, Bệnh học nội khoa tập 2, Hà Nội: NXB y học Hà Nội, 2012.

[6] B. N. T. Lộc, Bệnh học cơ sở, NXB Cần Thơ, 2016.

[7] B. H. Đ. THÀNH, "XƠ GAN: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH,"
Bệnh viên đa khoa Tâm Anh, 9 7 2021. [Online]. Available: https://tamanhhospital.vn/xo-gan/.

[8] B. N. H. NHẬT, "VIÊM CẦU THẬN CẤP: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ PHÒNG
NGỪA," Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, 26 10 2022. [Online]. Available:
https://tamanhhospital.vn/viem-cau-than-cap/.

[9] P. H. V. MInh, Bệnh lý học nội khoa, Huế: NXB y học, 2008.

[10] B. N. Đ. Tuấn, "Dược thư quốc gia," Bộ Y tế Việt Nam, Hà Nội, 2002.

[11] T. Giang, "10% dân số Việt Nam mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa," 5 5 2022.
[Online]. Available: https://www.vietnamplus.vn/10-dan-so-viet-nam-mac-cac-benh-lien-quan-
den-duong-tieu-hoa/788356.vnp.

39

You might also like