du lịch sinh thái

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

TÓM TẮT GIỚI THIỆU CÙ LAO CHÀM

Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển
của đô thị thương cảng Hội An. Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn
hoá Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình kiến trúc cổ của người
Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm.
Đây còn là một địa điểm du lịch có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực
vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rặng
san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao
và đưa vào danh sách bảo vệ.
Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập để
giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là một trong 15 Khu Bảo tồn biển của Việt
Nam vào thời điểm 2007.
Ngày 29.5.2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng
trăm năm trước, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh
quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương
trình con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc).
Cù Lao Chàm gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô
Con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Trong đó Hòn Lao là đảo chính, lớn nhất, nơi
tập trung dân cư Cù Lao Chàm và là trung tâm của các hoạt động thương mại,
du lịch…
1. Chỉ tiêu đánh giá các nhà hàng tại khu du lịch sinh thái cù lao chàm
- Tại cù lao chào số lượng du khách đến thăm quan và sử dụng dịch vụ ở
đây tương đối cao khi Các nhà hàng, khách sạn ở TP. Hội An (Quảng
Nam) tăng liên tục nhanh qua mỗi năm, các hoạt động du lịch với việc xả
thải ngày càng nhiều chất thải rắn, chất thải hữu cơ đã khiến môi trường ở
Hội An đang có nguy cơ ô nhiễm
- Số lượng du khách đông dẫn đến cư dân địa phương không ngừng tìm cơ
hội để phát triển khi các nhà hàng khách sạn mọc lên để phục vụ du
khách ảnh hướng đến môi trường tự nhiên , cảnh quan ,
- Nhiều dự án đang triển khai nhiều nhà hàng ngoài khu du lịch sinh thái
nơi đây khiến cho sự bê tông hóa tại khu vực xung quanh bị thay đổi , bê
tông hóa đường nông thôn ,
- Điểm đáng lo ngại khi xung quanh cù lao chàm mọc lên nhiều , số lượng
rác thải từ đó mà tăng lên
2.Các công trình đường xá, cầu cầu bị “choãi” với cảnh quan thiên nhiên
Vấn đề đáng lo ngại của Cù Lao Chàm những năm qua chính là môi trường ô
nhiễm tại khu vực Bãi Làng và Bãi Ông. Ngoài ra, những yếu kém về cơ sở hạ
tầng; thiếu điện, thiếu điểm vui chơi giải trí dành cho du lịch cũng phần nào
gây ra sự mất cân xứng trong phát triển du lịch nơi đây, dẫn đến tình trạng
dồn ứ khách tại khu vực Bãi Làng vào giờ cao điểm
Rừng Cù Lao Chàm đang bị phân mảnh, chia cắt do các công trình xây dựng,
ảnh hưởng đến tính liên kết hệ sinh thái từ rừng xuống biển, ảnh hưởng đến đa
dạng sinh học, môi trường sống của các loài động vật hoang dã trên đảo; trong
khi đó, việc quản lý vẫn còn bất cập. Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Cù
Lao Chàm được đánh giá là giải pháp hợp lý nhằm quản lý “chính danh”,
chuyên nghiệp hơn; tạo điều kiện để rừng Cù Lao Chàm được nghiên cứu sâu
hơn.
Việc phát triển các công trình, cải tạo các tuyến giao thông trên đảo đã làm
mất đi 102 ha rừng đặc dụng, gia tăng quá trình sói lở đất trên sườn núi, vật
liệu xây dựng đưa xuống bãi biển làm suy thoái môi trường nước, ảnh hưởng
tới rạn san hô. Các hoạt động du lịch như ca nô hoạt động ngay trên thảm cỏ
biển, nước thải chưa qua xử lý tại các nhà hàng ven biển,… làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển Cù Lao Chàm
3. Nguồn nhân lực du lịch phải đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng
Gần một năm nay, ngay bên hông chợ hải sản Tân Hiệp xuất hiện văn phòng
hướng dẫn cung cấp thông tin cho du khách quốc tế. Chủ nhân văn phòng đặc
biệt này là Lê Thị Bích Công. Công vui vẻ cho biết bất kỳ khách quốc tế nào
tìm đến văn phòng cũng được cung cấp đầy đủ thông tin cơ bản về Cù Lao
Chàm và không phải đóng phí. Dịch vụ khám phá Cù Lao Chàm bằng xe đạp
thể thao dành cho những du khách thích đạp xe tham quan kết hợp rèn luyện sức
khỏe. Cô cũng chính là người trực tiếp dẫn khách đi tour xe đạp và phí mỗi
khách là 70.000 đồng/tour. Vừa hoàn thành chuyến tham quan trong vòng hai
giờ dưới sự hướng dẫn của Công, bà Jana (du khách đến từ Đức) chia sẻ:
“Phong cảnh đảo Cù Lao Chàm rất đẹp, tôi thích nhất là được đạp xe leo lên
những con dốc cao. Cảm giác vô cùng tuyệt vời. Sự nhiệt tình, thái độ vui vẻ
của cô gái hướng dẫn tên Công đã cho chúng tôi thấy con người Việt Nam thân
thiện, mến khách. Chúng tôi rất biết ơn cô bạn vì đã giúp cả đoàn có những giây
phút trải nghiệm thú vị”.
Về mặt hướng dẫn để dẫn du khách trong nước và nước ngoài thì hướng dẫn
viên có đủ trình độ thuyết minh ở Cù Lao Chàm cho khách nhưng đối với
nghiên cứu sinh thì hướng dẫn viên ở đây chưa đủ khả năng để thuyết trình cho
nghiên cứu sinh vì khi du lịch ở đây phát triển thì những người dân ở Cù Lao
Chàm mới bắt đầu tham gia vào lớp đào tạo về nghiệp vụ hướng dẫn viên ở địa
phương. Ở đây họ sẽ được đào tạo cơ bản để nắm bắt tình hình, thuyết minh về
đảo.

4.Tiêu hao năng lượng và tiết kiệm và sử dụng năng lượng sạch

Năng lượng có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước,
chính vì vậy, những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng khâu cải
thiện chất lượng sử dụng năng lượng trong chính sách phát triển bền vững
ngành năng lượng nói riêng và an ninh năng lượng quốc gia nói chung, coi đó là
một thành tố chủ chốt trong phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh
tranh của đất nước.

Mục tiêu đặt ra là phải tiết kiệm từ 8 - 10% lượng năng lượng cần thiết để phát
triển đất nước theo kịch bản phát triển bình thường, tương đương với khoảng 60
triệu tấn dầu quy đổi. Và quan trọng hơn là nâng cao nhận thức, trách nhiệm và
thay đổi hành vi, thói quen của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân
trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vì sự phát triển bền vững của
Việt Nam trong tương lai.

Trên thực tế, từ nhiều năm qua, với vai trò là cơ quan quản lý ngành, Bộ Công
Thương nói chung và khu DLST Cù Lao Chàm nói riêng đã triển khai nhiều
giải pháp cụ thể từ tư vấn xây dựng chính sách, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, công
nghệ đến đẩy mạnh thông tin tuyên truyền và đã đạt được những kết quả nhất
định. Cụ thể, giai đoạn 2006 – 2015, Việt Nam tiết kiệm khoảng 16 triệu tấn
dầu quy đổi (TOE – tons of oil equivalent) tương đương với khoảng 103,7 tỷ
kWh điện.

Mặc dù đã đạt được kết quả nhất định song theo đánh giá của nhiều chuyên gia,
việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam. Đơn cử như trong khối các doanh nghiệp,
vẫn còn nhiều lĩnh vực có mức thâm dụng năng lượng lớn như hóa chất, vật liệu
xây dựng (xi măng, gốm sứ…) luyện kim (sản xuất gang, thép…), giấy và bột
giấy…Chi phí năng lượng đối với nhiều ngành/lĩnh vực sản xuất công nghiệp
chiếm hơn 60% giá thành sản phẩm. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp
đang sử dụng những máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu, không hiệu quả về mặt sử
dụng năng lượng bên cạnh việc hạn chế về năng lực tài chính để có thể chuyển
đổi công nghệ, kỹ thuật, thay thế thiết bị dây chuyền cũ, lạc hậu bằng dây
chuyền mới hiệu quả về mặt năng lượng hơn.
Mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp trong việc sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả đã được nêu ra và được Thủ tướng Chính phủ giao triển khai
thực hiện khá rõ ràng. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào việc triển khai, cụ thể hoá
của các địa phương phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội thực tế của từng địa
phương.
Để đạt được mục tiêu này, ban lãnh đạo tại địa Cù Lao Chàm cho rằng cần thực
hiện song song nhiều giải pháp. Cụ thể, giải pháp về cải thiện hành vi sử dụng
điện/năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao
nhận thức, cải thiện hành vi sử dụng điện/năng lượng đối với từng nhóm đối
tượng cụ thể với nhiều hình thức khác nhau như người lao động, cộng đồng dân
cư, khách du lịch, học sinh – sinh viên…và với sự vào cuộc của nhiều đoàn thể,
tổ chức xã hội.
Bên cạnh đó cần xây dựng và tổ chức triển khai các quy tắc xã hội/cộng đồng,
nội quy, quy định về hành vi sử dụng điện/năng lượng trong từng cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp…; Tổ chức công bố rộng rãi định kỳ kết quả thực hiện tiết
kiệm điện/năng lượng của các tổ chức, đơn vị trực thuộc. Đồng thời xây dựng
và tuyên truyền lối sống tiết kiệm điện/năng lượng đến hộ gia đình, phát động
phong trào gia đình tiết kiệm điện tại khu dân cư.

Về các giải pháp công nghệ - kỹ thuật phục vụ tiết kiệm điện/năng lượng tại Cù
Lao Chàm đề xuất cần xây dựng và lồng ghép triển khai chương trình tài trợ cho
các nghiên cứu, triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công
nghệ về tiết kiệm điện/năng lượng vào chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa
học và công nghệ của địa phương; Phát động phong trào về sáng kiến, cải tiến
kỹ thuật về tiết kiệm điện tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp;
Có cơ chế, khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lựa
chọn, ứng dụng các công nghệ, giải pháp kỹ thuật, thiết bị, vật liệu, nguyên liệu
đầu vào... có hiệu quả sử dụng năng lượng cao, tiết kiệm điện khi cải tạo, mở
rộng, đầu tư mới, chuyển đổi công năng. Có cơ chế thu hút đầu tư vào lĩnh vực
tiết kiệm năng lượng hiệu quả; Yêu cầu về mua sắm trang thiết bị có hiệu suất
sử dụng điện/năng lượng cao, tiết kiệm năng lượng…đối với nguồn vốn từ ngân
sách.

Đối với khối doanh nghiệp, cần xây dựng và vận hành quỹ thúc đẩy sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Quỹ sẽ là nơi cung cấp các khoản tín dụng ưu
đãi, thủ tục thông thoáng nhằm hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp đổi mới công
nghệ, thay thế máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất theo hướng hiệu quả về
mặt sử dụng năng lượng, bảo vệ môi trường; Mở rộng quy định pháp luật liên
quan đến việc quy định định mức sử dụng năng lượng trong sản xuất, kinh
doanh; Đảm bảo việc tuân thủ quy định pháp luật về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả đối với các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân sử dụng năng
lượng.

5. Chương trình giám sát môi trường


Khu du lịch sinh thái : Sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái Cù Lao Chàm
liên quan rất mật thiết đến môi trường biển. Trước thực trang vùng biển Cù Lao
Chàm đang phải đối diện với nhiều tác động xấu từ các hoạt động kinh tế - xã
hội, địa phương đang triển khai nhiều giải pháp và hành động cụ thể để bảo vệ
môi trường tại đảo.
Được mệnh xanh là “hòn đảo xanh” xứ Quảng, Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP.
Hội An, Quảng Nam) có khí hậu quanh năm mát mẻ, cây cối 4 mùa phủ xanh.
Với 1.549 héc-ta rừng tự nhiên và 6.716 héc-ta mặt nước, Cù Lao Chàm mang
trong mình một sự đa dạng sinh học vô cùng phong phú. Khu bảo tồn Cù Lao
Chàm là nơi sinh sống của hàng trăm loài cá, sinh vật nhuyễn thể, các rạn san
hô, các thảm rong, cỏ biển và các loài hải sản có giá trị cao. Không chỉ thế, nơi
đây còn có nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm. Chính vì sự phong phú, đa
dạng sinh học nên hàng năm, Cù Lao Chàm đón khá nhiều khách du lịch đến
đây tham quan, lưu trú.
Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ ngành du lịch dịch vụ tại Cù lao Chàm đã và
đang tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và xã hội, làm suy giảm nghiêm
trọng nguồn tài nguyên sinh quyển địa phương. Một số khu vực trên đảo hiện
đang bị ô nhiễm, thậm chí, một số rạn san hô như tại Bãi Bấc đã bị chết và sóng
biển đánh lên bờ cát. Theo Ban Quản lý Khu Bảo tồn Biển Cù Lao Chàm, các
dấu hiệu về chất lượng nước của vùng cửa sông Thu Bồn – Hội An đã và đang
ảnh hưởng trực tiếp đến Cù Lao Chàm, đặc biệt trong mùa mưa, bão. Hiện
tượng nước ngọt, phù sa, rác thải đã có ảnh hưởng tăng dần tại các vùng rạn san
hô. Nhu cầu hưởng dụng tài nguyên thiên nhiên, tiêu thụ nguồn lợi sinh vật
biển, sản phẩm rừng ngày càng gia tăng theo số lượng du khách đến thăm đảo
đã tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái biển.
Việc đầu tư mở đường quanh đảo, xây dựng bờ kè, sửa chữa lại âu thuyền, các
công trình hạ tầng và cả nhưng tour du lịch lặn ngắm san hô… cũng đã ảnh
hưởng đến cảnh quan của Cù Lao Chàm. Mới đây, dư luận đã bày tỏ lo lắng
trước việc Công ty CP Thương mại, du lịch, đầu tư Cù Lao Chàm tái khởi động
dự án Khu du lịch sinh thái biển Cù Lao Chàm tại khu vực Bãi Bìm tác động
xấu đến môi trường, cảnh quan của đảo . Tuy nhiên, sau khi có ý kiến phản ánh,
chủ đầu tư đã tạm dừng thi công để cung cấp thông tin, rà soát thủ tục, đảm bảo
đúng hướng tuyến theo quy hoạch được duyệt để các ngành chức năng kiểm tra.
*Đảm bảo sự phát triển bền vững
Trước thực trạng vùng biển Cù Lao Chàm đang phải đối diện với nhiều tác động
xấu từ các hoạt động kinh tế - xã hội, vì thế cần phải có các giải pháp và hành
động cụ thể để thích ứng. Theo ông Nguyễn Văn Vũ - Trưởng phòng Nghiên
cứu & hợp tác quốc tế (Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm), đến thời
điểm này, các chỉ tiêu chất lượng nước tại vùng biển Cù Lao Chàm vẫn ở trong
ngưỡng thích hợp. Tuy nhiên, việc giám sát nguồn nước vào thời điểm hiện tại
không còn được thuận lợi như trước. Cụ thể, chỉ mới đánh giá được yếu tố vật
lý của nguồn nước chứ sinh học và hóa học thì còn bỏ trống do đề xuất đã
không được TP.Hội An thông qua. “Với sự gia tăng tần suất và phạm vi ảnh
hưởng xấu của các tác động từ sông Thu Bồn qua dòng chảy đến vùng biển Cù
Lao Chàm, rất cần thiết phải thiết lập các trạm và tiến hành quan trắc chất lượng
môi trường nước theo 2 mùa khô và mùa mưa. Chỉ có vậy mới theo dõi diễn
biến, đồng thời cảnh bảo các tác động tiềm tàng từ đất liền đối đa dạng sinh học
ở đây” - ông Vũ nói.
TP Hội An vừa thông qua Chương trình Giám sát chất lượng môi trường Khu
dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm đã được TP Hội An nhằm bảo vệ môi trường
của đảo này. Chương trình này do này Trung tâm Kỹ thuật Môi trường thành
phố Đà Nẵng phối hợp với thành phố Hội An thực hiện. Theo đó, cơ quan chức
năng thu thập số liệu chất lượng môi trường để xây dựng báo cáo hiện trạng môi
trường hàng năm; theo dõi kịp thời những biến đổi môi trường trên địa bàn làm
căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch quản lý môi
trường; xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường và từng bước hoàn
thiện mạng lưới các vị trí và thông số quan trắc của thành phố.
Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng
Nam cho biết, việc đánh giá, giám sát tác động môi trường là một nhiệm vụ
quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. “Trong
định hướng xây dựng thành phố sinh thái và trong phát triển kinh tế, đặc biệt là
nhiệm vụ quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An, đây là
một lĩnh vực không thể bỏ qua. Những sự việc xảy ra trong thời gian qua đều
nằm trong này hết. Khi đưa ra quyết định không đúng, đặc biệt liên quan đến
vấn đề môi trường thì hậu quả để lại kể cả trong thực tại chứ đừng nói chi tới
tương lai. Mà sự trả giá của Hội An trong vấn đề này là đã có.” – ông Hùng
khẳng định.
Vụ việc phát hiện 40 móng biệt thự xây dựng trái phép trên bán đảo Sơn Trà
(Đà Nẵng) và những lo lắng nhất định cho việc bảo tồn loài động vật quý hiếm
nằm trong sách đỏ Việt Nam - voọc chà vá chân nâu là bài học nhãn tiền cho
Hội An trong việc bảo vệ Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm. Ngay từ bây
giờ, Hội An cần có nhiều hành động nhằm ngăn chặn sớm các sự cố rủi ro về
môi trường biển để bảo vệ “hòn đảo xanh” xứ Quảng.

6. Đánh giá tải lượng ô nhiễm Du lịch theo ngày (cao nhất, thấp nhất,trung
bình)

Từ một thành phố chịu áp lực lớn về rác thải, nhiều năm lúng túng giữa phát
triển du lịch và bảo vệ môi trường, Cù Lao Chàm bây giờ được xem là thành
phố thân thiện với môi trường.

Kể từ khi được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2009,
lượng du khách đến thăm quan Cù Lao Chàm tăng vượt bậc mỗi năm, riêng
năm 2015 hòn đảo này đã đón hơn 400 nghìn lượt khách, điều này mở ra
nhiều cơ hội nhưng cũng đồng thời mang đến nhiều áp lực, đặc biệt là trong
công tác xử lý rác thải, vệ sinh môi trường

Điều gì đã thúc bách Cù Lao Chàm thực hành“không rác thải”(rác là để sử


dụng)? Những năm trước đại dịch, Hội An đón khoảng 1,5 triệu lượt khách du
lịch 1 năm. Riêng đảo Cù Lao Chàm, năm 2019 đón khoảng 424.000 khách.
Việc phát triển nhanh chóng nhưng tự phát của du lịch Cù Lao Chàm, cùng
với việc triển khai những dự án bất động sản đã phá vỡ cảnh quan môi trường,
suy giảm sức khỏe của hệ sinh thái, thảm cỏ biển và nhiều sinh cảnh tự nhiên
khác… Đặc biệt, vấn đề quản lý rác thải gặp nhiều khó khăn. Theo thống kê
năm 2020, đảo Cù Lao Chàm với dân số 2.429 người, cùng với gần 3.000
khách du lịch mỗi ngày, đã thải ra khoảng 5 tấn rác.

Trong đó mỗi người dân thải ra 0.19 kg rác trong một ngày và khách du lịch
thải ra 0.6 kg rác trong một ngày.

Cù Lao Chàm đối diện với tình hình hết diện tích chôn lấp rác hợp vệ sinh.
Môi trường không khí và nguồn nước tại bãi rác Cẩm Hà bị ô nhiễm, làm ảnh
hưởng môi trường sống đối với khu vực dân cư lân cận.

Kết quả kiểm toán rác thải, tại 2 xã Cẩm Thanh và Tân Hiệp thuộc Cù Lao
Chàm, tháng 6 năm 2020 cho thấy: thành phần chủ yếu là túi ni-lông 53% và
các loại bao bì vỏ hộp khác là 32%. Như vậy, có tới 85% là rác vô cơ khó có
khả năng phân hủy.
Đứng trước thực tế thúc ép, Cù Lao Chàm đắt mình vào ghế nóng và đưa ra
mục tiêu phải phấn đấu là “Điểm đến xanh” của du lịch vào năm 2023. Đặc
biệt, đảo Cù Lao Chàm là “đảo không rác thải” vào năm 2025.

Tại Cù Lao Chàm, những khẩu hiệu, hành động cụ thể, sáng tạo như: “Đảo Cù
Lao Chàm nói không với túi ni-lông” hay “Xách giỏ đi chợ, phong cách của
người nội trợ”,.. lượng rác thải nhựa trên đầu người của Cù Lao Chàm thuộc
thành phố Hội An đã giảm thấp hơn 4 lần so với Hạ Long.
7 .Sức chịu tải ô nhiễm toàn khu vực Cù Lao Chàm
Sau mỗi đợt bão lũ, môi trường biển Cù Lao Chàm, Quảng Nam lại bị ô nhiễm,
ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
Sức chịu tải ô nhiễm của Cù Lao Chàm kém và khó khắc phục vì những vấn đề
sau :
Trước cơn bão số 12 và đợt lũ thượng tuần tháng 11, tại bờ biển Cửa Đại (Hội
An) xuất hiện tình trạng nhiều hải sâm chết trôi dạt vào bờ. Tập trung nhiều
nhất ở hai phía bờ của cửa biển. Phía bờ bắc (thuộc khu vực phường Cửa Đại),
hải sâm chết rất nhiều, từ cửa biển đến khách sạn Victoria. Phía bờ nam (thuộc
xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên), hải sâm chết kéo dài khoảng 1,5km. Người dân
sống vùng ven biển này cho biết, hải sâm chết trôi vào bờ là hiện tượng rất lạ, vì
xưa nay tại khu vực này chưa từng xảy ra. Còn các lão ngư và những ngư dân
dạn dày kinh nghiệm thì suy đoán rằng, hải sâm chết có thể do ảnh hưởng từ
nguồn nước vì liên tiếp những ngày trước đó, lượng nước từ thượng nguồn sông
Thu Bồn đổ về biển nhiều, có khả năng kéo theo các loại chất xả thải, làm ô
nhiễm môi trường nước vùng cửa biển này.
Thực trạng ô nhiễm nguồn nước biển vào mùa mưa lũ không phải là mới mà đã
từng xảy ra từ những năm trước. Vùng biển Cửa Đại – Cù Lao Chàm (Hội An)
nằm ở cuối hạ lưu sông Thu Bồn, là nơi chịu nhiều ảnh hưởng từ các tác động
trực tiếp và gián tiếp của tự nhiên và con người ở phía thượng nguồn. Cứ sau
mỗi cơn bão lũ, lượng nước ngọt, rác thải, bèo lục bình và trầm tích… phát tán
từ cửa sông Thu Bồn đã vươn ra đến nhiều khu vực và vùng nước xung quanh
quần đảo Cù Lao Chàm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước biển. Ông
Trần Xá – một lão ngư nhiều kinh nghiệm ở Cù Lao Chàm nói: “Từ sông Thu
Bồn, những chất thải đổ ra là Cù Lao Chàm hứng hết và đảo có những cái vịnh,
cái eo nên đọng lại chất độc đó. Nguồn hải sản khó phát triển vì nước biển ô
nhiễm do chất thải từ thượng nguồn”.
Theo một kết quả thu thập và phân tích của Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù
Lao Chàm về chất lượng nước biển tại các khu vực ven bờ, quanh các rạn san
hô cho thấy độ mặn trung bình tầng mặt và tầng đáy đều giảm xuống, đặc biệt
giảm mạnh tại khu vực Bãi Bấc, Bãi Hương, Bãi Xếp… Độ đục của nước cũng
tăng cao. Ý kiến từ các cán bộ nghiên cứu của Ban Quản lý Khu bảo tồn biển
Cù Lao Chàm cho rằng, điều này cho thấy nguồn nước đổ ra biển mang theo
nhiều trầm tích và các loại rác gây đục nước biển. Những trầm tích này khi lắng
xuống đáy biển sẽ phủ lên các rạn san hô, nếu nhiều sẽ gây ngạt thở và làm san
hô chết. Tính từ năm 2008 đến năm 2016, độ phủ trung bình san hô cứng ở
vùng biển Cù Lao Chàm đã giảm từ 14,4% xuống còn 11,5%. Tất nhiên, mức
độ giảm độ phủ san hô còn tùy thuộc vào hoạt động của một số nghề khai thác
thủy sản ở vùng biển này như lặn, lưới rê (1 lớp và 3 lớp), lưới kéo (giã cào),
lưới vây… Những năm gần đây, các lực lượng chức năng trên đảo liên tục phát
hiện và đã xử phạt hàng chục trường hợp tàu thuyền đến từ các địa phương
trong và ngoài tỉnh đánh bắt hải sản trong vùng cấm của khu bảo tồn biển. Các
hành vi này vi phạm nghiêm trọng Quy chế quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao
Chàm và tác động nặng nề đối với hệ sinh thái biển, làm ảnh hưởng đến môi
trường biển.
Là cư dân gắn bó lâu năm trên đảo, ông Trần Chúng (thôn Bãi Ông, xã đảo Tân
Hiệp) cho rằng nguồn lợi hải sản vùng biển đảo Cù Lao Chàm những năm gần
đây đã sút giảm và cạn kiệt rõ rệt. “Trước đây, tài nguyên biển ở đảo này rất
phong phú. Nhưng theo dự đoán của tôi khoảng 14 – 15 năm sau này thì nó cạn
kiệt quá nhiều. Vì rất nhiều yếu tố và nguyên nhân. Thứ nhất là những tàu săn,
bắt, lặn ban đêm ở vùng biển đảo này ngày càng phát triển, hiện có khoảng vài
trăm chiếc. Con gì cũng vơ vét hết, hồi đầu con cá lớn, con tôm sau bắt con cá
nhỏ, rồi sau bắt con cá nhỏ nữa” – ông Chúng nói.
Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và khôn lường, thiên tai
bão lũ xảy ra liên tục cộng thêm những tác động tiêu cực không ngừng của con
người “từ đầu nguồn đến cuối biển” thì môi trường và hệ sinh thái biển chắc
còn bị ảnh hưởng lớn. Vì vậy, rất cần những biện pháp quản lý tổng hợp từ
thượng nguồn đến hạ lưu.
8.CÁCH BỐ TRÍ THU GOM RÁC
Được biết đến là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, Cù Lao Chàm cũng là địa
điểm thu hút khách du lịch trong nhiều năm trở lại đây, vì vậy không thể tránh
khỏi vấn nạn về rác thải. Trước năm 2009, các biện pháp xử lý rác thải được áp
dụng tại đảo chủ yếu là chôn lấp, đốt bằng lò củi, hoặc đốt lộ thiên, gây ảnh
hưởng xấu đến sinh thái, cảnh quan du lịch của đảo cũng như tác động trực tiếp
đến sinh hoạt của bà con nơi đây. Vì vậy nhằm tìm kiếm sự đồng thuận của
cộng đồng cư dân trên đảo về vấn đề xử lý rác thải, Dự án đã tổ chức những
buổi tham vấn lấy ý kiến, tập huấn về phân loại rác thải và xử lý rác hữu cơ. Từ
đó bắt đầu triển khai mô hình MRF.
Cơ sở phục hồi tài nguyên (Material Recovery Facility – MRF) là mô hình thí
điểm hoạt động phân loại và thu hồi tái chế chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng
đồng. Mô hình do GAIA và Pacific Environment hỗ trợ Ban Quản lý Khu bảo
tồn biển (BQL KBTB) Cù Lao Chàm và UBND xã Tân Hiệp lắp đặt và hướng
dẫn :
Trong 3 tháng đầu tham gia mô hình, các hộ gia đình thực hiện phân loại rác
thành 2 loại: rác dễ phân hủy và rác khó phân hủy. Sau khi được tập kết tại
MRF, rác tiếp tục được phân loại theo mục đích tái chế, cụ thể: rác làm phân
compost, rác làm nước tẩy rửa đa dụng. Rác khó phân hủy được phân loại thành
rác tái chế (các loại có thể bán cho bên thu mua phế liệu), rác nhựa cấp thấp
được gom lại để chuyển cho cơ sở tái chế, và rác còn lại không thể xử lý được
sẽ chuyển cho đơn vị thu gom công cộng để vận chuyển đến cơ sở xử lý rác tại
Eo Gió.
Sau 3 tháng triển khai, Dự án tiếp tục mở rộng quy mô áp dụng mô hình MRF
cho thêm 30 hộ dân, nâng tổng số hộ dân thực hành MRF lên 60 hộ. Tính đến
tháng 9 năm 2022, tổng lượng rác thải thu gom được tại MRF Cù Lao Chàm là
hơn 17,5 tấn, trong đó tỉ lệ rác hữu cơ chiếm đa số (49%), và hơn 8,2 tấn rác
hữu cơ được tái chế thành phân ủ compost và nước tẩy rửa đa năng. Sau khi thu
gom 182kg rác tái chế cùng 490kg rác nhựa giá trị thấp để chuyển cho cơ sở phế
liệu và tái chế, lượng rác còn lại phải chuyển lên cơ sở xử lý rác của xã chỉ còn
khoảng 8,5 tấn (49%). Như vậy, mô hình MRF đã góp phần giảm hơn 50%
lượng phát thải rác.
Đây là những kết quả vô cùng khả quan của mô hình MRF, giúp thúc đẩy phân
loại và tái chế rác tại cộng đồng, góp phần giảm nhẹ gánh nặng xử lý rác.
Không những thế, mô hình MRF tại Cù Lao Chàm còn thu hút sự quan tâm của
các em học sinh trên địa bàn thành phố Hội An, các sinh viên nước ngoài, các
đoàn công tác đến học tập, chia sẻ kinh nghiệm.
9. PHƯƠNG PHÁP THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG TOÀN
KHU DLST
Giám sát rác thải nhựa trên hệ sinh thái biển nhằm góp phần bảo tồn đa dạng
sinh học, tạo sinh kế và phát huy bền vững hiệu quả Khu dự trữ sinh quyển thế
giới Cù Lao Chàm.
Đây là phương pháp mới được Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm,
TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam thực hiện. Hoạt động này nhằm góp phần bảo tồn
đa dạng sinh học, tạo sinh kế và phát huy bền vững hiệu quả Khu dự trữ sinh
quyển thế giới Cù Lao Chàm.
Phương pháp này có khả năng cung cấp những dữ liệu tổng thể về hiện trạng
rạn san hô, môi trường sống của các loài thủy sinh, sự tác động của rác thải
nhựa, tác động của sinh kế ảnh hưởng tới hệ sinh thái dưới nước. Sau khi áp
dụng trên vùng biển Cù Lao Chàm và các rạn san hô cho thấy, lượng rác thải
nhựa đã giảm dần qua từng năm.
Với hình thức giám sát theo phương pháp mới, các cơ sở dữ liệu thu thập từ mặt
cắt dưới biển và 6 vùng rạn đang nuôi cấy san hô, các loại rác thải nhựa sẽ được
phát hiện, thu gom triệt để.
Sau mỗi đợt dọn vệ sinh, Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm thực hiện thống kê,
đánh giá tác nhân ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững hệ sinh thái dưới nước.
Theo phương pháp mới này, lượng rác nhựa thu được giảm theo từng đợt. Cụ
thể, trong đợt dọn vệ sinh đáy biển vừa qua, lượng rác thải thu được chỉ 4,5 kg,
chưa bằng một nửa so với đợt dọn trước. Điều này cho thấy môi trường biển
ngày càng trong lành hơn, sạch hơn. Với nhiều nỗ lực trong bảo vệ hệ sinh thái
dưới nước, đa dạng sinh học, hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rong biển vùng
biển Cù Lao Chàm đã phát triển khá tốt, nguồn lợi thủy sản theo đó cũng tăng
lên.
1.Phương pháp xử lý lý học trong xử lý nước thải
Trong nước thải thường chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng. Để tách các
chất này ra khỏi nước thải. Thường sử dụng các phương pháp cơ học như lọc
qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực
li tâm và lọc.
*Song chắn rác trong hệ thống xử lý nước thải
Nước thải dẫn vào hệ thống xử xử lý nước thải trước hết phải qua song chắn
rác. Tại đây các thành phần có kích thước lớn (rác) như giẻ, rác, vỏ đồ hộp, rác
cây, bao nilon… được giữ lại. Nhờ đó tránh làm tắc bơm, đường ống hoặc kênh
dẫn. Đây là bước quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc thuận
lợi cho cả hệ thống xử lý nước thải.
*Bể lắng cát được thiết kế để tách các tạp chất vô cơ không tan có kích thước từ
0,2mm đến 2mm ra khỏi nước thải nhằm đảm bảo an toàn cho bơm khỏi bị cát,
sỏi bào mòn, tránh tắc đường ống dẫn và tránh ảnh hưởng đến các công trình
sinh học phía sau.
*Bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng có sẵn trong nước thải (bể lắng
đợt 1) hoặc cặn được tạo ra từ quá trình keo tụ tạo bông hay quá trình xử lý sinh
học (bể lắng đợt 2). Theo dòng chảy, bể lắng được phân thành: bể lắng ngang và
bể lắng đứng.
*Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng rắn
hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém khỏi pha lỏng. Trong một số trường
hợp, quá trình này còn được dùng để tách các chất hòa tan như các chất hoạt
động bề mặt. Trong xử lý nước thải, quá trình tuyển nổi thường được sử dụng
để khử các chất lơ lửng, làm đặc bùn sinh học.
2.Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý trong hệ thống xử lý nước thải
* Trung hòa
Nước thải chứa acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa pH về khoảng 6,5
– 8,5 trước khi thải vào nguồn nhận hoặc sử dụng cho công nghệ xử lý tiếp theo.
*Kẹo tụ - tạo bông xử lý nước thải
Trong nguồn nước, một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn
phân tán, kích thước các hạt thường dao động từ 0,1 – 10 micromet. Các hạt này
không nổi cũng không lắng, và do đó tương đối khó tách loại.
3.Phương pháp sinh học trong xử lý nước
Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong
nước thải cũng như một số chất vô cơ như H2S, Sunfit, ammonia, Nito… dựa
trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm.
4.Phương pháp xử lý sinh học hiếu khí trong c=xử lý nước thải
- Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng chủ yếu được
sử dụng để khử chất hữu cơ chứa carbon như quá trình bùn hoạt tính, hồ làm
thoáng, bể phản ứng hoạt động gián đoạn, quá trình lên men phân hủy hiếu khí.
Trong số các quá trình này, quá trình bùn hoạt tính là quá trình phổ biến nhất.
- Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá
trình bùn hoạt tính dính bám, bể lọc nhỏ giọt, bể lọc cao tải, đĩa sinh học, bể
phản ứng nitrate với màng cố định.
10.ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG NƯỚC THEO TIÊU CHUẨN SINH THÁI
MÔI TRƯỜNG NƯỚC THAM GIA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở Cù Lao Chàm vào mùa khô đã từng được
nhắc đến nhiều năm qua và là nỗi trăn trở của lãnh đạo TP.Hội An và xã đảo
Tân Hiệp.
Cù Lao Chàm bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do nắng nóng kéo dài, để giải
quyết nước sinh hoạt cho người dân, máy bơm công suất lớn đã được huy động
để bơm nước ngầm ở Bãi Ông nhưng chất lượng nước quá kém không thể sử
dụng được.
Vào mùa mưa, lượng nước của các con suối cơ bản cung cấp đủ cho nhu cầu
dùng nước sinh hoạt của người dân, nhưng vào mùa khô, từ tháng 4-8, lưu
lượng trung bình của suối Bãi Bìm và suối Bãi Hương chỉ đạt từ 18,05-24,4%
của năm; đó chính là lý do làm các nguồn nước này gần như cạn kiệt, dẫn đến
thiếu nước trầm trọng.
Cùng với việc thiếu nước, chất lượng nước sinh hoạt cũng đang là vấn đề đáng
quan tâm. Nếu như vào năm 2012, theo báo cáo của Trung tâm Môi trường (Đại
học Đà Nẵng), chất lượng nước mặt của suối Bãi Bìm và suối Bãi Hương đảm
bảo cho yêu cầu vệ sinh, ăn uống thì hiện nay, chất lượng nguồn nước này rất
đáng báo động, nhất là vào mùa khô. Tình trạng chăn thả gia súc đầu nguồn
nước và tình trạng rửa trôi, lắng đọng mùn bã hữu cơ là một trong nhiều nguyên
nhân làm nguồn nước mặt bị nhiễm bẩn.
Nguồn nước mặt đã vậy nhưng nguồn nước ngầm cũng không khá hơn. Kết quả
khảo sát cho thấy, tầng chứa nước bề mặt (tầng Holocen) có độ sâu từ 7-10m
hầu hết bị nhiễm bẩn do các nhân tố bề mặt như nước thải sinh hoạt ngấm vào.
Một số chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với nước dùng
ăn uống, sinh hoạt.
Với đới nước khe nứt phức hệ Hải Vân nằm ở độ sâu từ 25-30m được cho là có
chất lượng nước tốt hơn, nhưng cũng có dấu hiệu xâm nhập mặn, nhất là khu
vực dọc bờ cách biển từ 50-100m. Giếng cổ xóm Cấm 200 năm tuổi, nguồn
nước ngọt duy nhất trên đảo không bị nhiễm phèn, mặn nhưng cũng có thời
điểm bị mặn xâm nhập.

Các thành viên Phân công nhiệm vụ


Lê Văn Minh Tổng hợp word và phần 1
Nguyễn Đỗ Ngọc Phần 7
Đặng Thị Bích Ngọc Phần 8
Hà Thị Lương Phần 9
Nguyễn Bích Xuyến Phần 10 và làm Side trình chiếu
Lưu Thùy Dung Phần 5 và chuyển side trình chiếu
Đoàn Thanh Hải Phần 2
Trịnh Mỹ Duyên Phần 11
Quách Thị Thu Trà Phần 6
Phan Thị Thương Phần 4
Đỗ Thị Thu Thủy Phần 3

You might also like