Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

2.5.

Thực trạng doanh thu của CTCP Logistics Vinalink giai đoạn 2017 đến
nay
a, Doanh thu nội địa:
 Kết quả chung của hoạt động kinh doanh
Trải qua 17 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, dù trải qua không ít khó khăn
cũng như các bất lợi, thử thách nhưng Vinalink Hà Nội vẫn gặt hái được nhiều thành công
trong hoạt động kinh doanh, được phản ánh cụ thể qua kết quả hoạt động kinh doanh trong
những năm gần đây.
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 06/2021 2022
Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 308520 321517 481120 210033 342005
Giá vốn bán hàng 308019 320818 480903 208847 344195
Lợi nhuận bán hàng và cung cấp DV 10227 9452 15059 8632 10967
Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh 8691 7491 10392 7456 5387
Doanh thu hoạt động tài chính 2441 3241 3445 528 2305
Chi phí tài chính 1701 1457 1782 223 3225
Chi phí quản lý doanh nghiệp 4359 4853 6136 3418 2547
Lợi nhuận trước thuế 10070 8395 10317 6893 5398
Lợi nhuận sau thuế TNDN 7691 6151 8068 4052 4391
Bảng 2.5.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Vinalink Hà Nội giai đoạn
2018-2022
Doanh thu của Vinalink tăng đều qua các năm. Do hoạt động chính là cung cấp dịch vụ
nên yếu tố đầu vào chủ yếu là con người và trang thiết bị , vì thế chi phí dịch vụ mua ngoài
và chi phí nhân công chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí.
Theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, năm 2019, lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh giảm so với năm 2018. Lợi nhuận được chia từ công ty liên doanh, liên kết giảm làm
cho lợi nhuận sau thuế TNDN giảm so với cùng kỳ năm trước
Năm 2020, doanh thu thuần tăng chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm giá
cước vận tải quốc tế tăng cao. Lợi nhuận sau thuế TNDN tăng vì dịch vụ vận chuyển quốc tế
bằng đường biển và dịch vụ hỗ trợ tăng
Doanh thu 6 tháng đầu năm 2021 tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước do giá cước
vận tải quốc tế tăng cao vì các chi phí phụ như: xét nghiệm, khử khuẩn tàu,..để phòng chống
dịch bệnh. Lợi nhuận sau thuế tăng vì lợi nhuận dịch vụ vận chuyển quốc tế đường biển,
hàng không tăng và lợi nhuận từ các công ty liên doanh, liên kết tăng.
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2022 tăng rất cao (tăng gấp 4 lần) và doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng (tăng gấp 1,5 lần) so với 6 tháng đầu năm 2021. Điều
này được lý giải là do công ty đã tìm ra các hướng đi và giải pháp khá phù hợp, đúng đắn
nhằm khắc phục các bất lợi của đại dịch Covid ,đồng thời đẩy mạnh việc xuất nhập khẩu ,
trao đổi hàng hóa với các thị trường quốc tế, vì vậy doanh thu năm 2022 ngày càng tăng.
 Kết quả hoạt động kinh doanh theo dịch vụ
Tỉ trọng giữa các loại hình dịch vụ của CTCP Logistics Vinalink – Chi nhánh Hà Nội không
có sự đồng đều qua các năm, cụ thể qua bảng sau:
Loại 2018 2019 2020 06/2021 2022
hình Giá Tỉ Giá Tỉ Giá Tỉ Giá Tỉ Giá
dịch vụ trị(triệu trọng(% trị(triệu trọng( trị(triệu trọng( trị(triệu trọng trị(triệu t
đồng) ) đồng) %) đồng) %) đồng) (%) đồng)
Đường 60871 19,76 59737 18,58 120937 57,58 127063 26,41 114332 2
biển
Đường 120047 38,97 163253 50,86 49420 23,53 246958 51,33 249810 5
hàng
không
Logistic 96851 31,44 86617 26,94 33773 16,08 89680 18,64 86024 1
s và vận
tải
DV khác 11789 3,83 14854 4,62 5859 2,79 17416 3,62 15791

Dịch vụ hàng không từ năm 2018-2020, có tỉ trọng tăng từ 38,97% lên 51,33% vì các
hợp đồng vận chuyển hang không có giá trị tương đối lơn. Năm 2020, tình hình kinh tế bị
ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch, vận tải hang không gặp nhiều khó khăn do không còn
các chuyến bay thương mại, tỉ trọng dịch vụ này nửa đầu năm 2021 giảm còn 23,53%. Vì
thế, Vinalink Hà Nội luôn cố gắng đầu tư, nghiên cứu và phát triển để trở thành công ty hang
đầu cung cấp dịch vụ này. Đến năm 2022, doanh thu đạt được tăng, nhưng sự chênh lệch
không quá lớn, từ 246958 triệu đồng lên 249810 triệu đồng (chiếm 53,54%) so với tổng
doanh thu các loại hình dịch vụ.
Về dịch vụ đường biển, tỉ trọng về dịch vụ đường biển của Vinalink có xu hướng tăng
nhưng không có sự đồng đều qua các năm. Đặc biệt, vào nửa đầu năm 2020, tỉ trọng của dịch
vụ lên tới 57,58%,. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này là do tình hình dịch bệnh các chuyến bay
thương mại bị tạm ngừng , vì vậy , các doanh nghiệp XNK có xu hướng lựa chọn tàu biển
cho phương án thay thế.
 Ví dụ về doanh thu dịch vụ giao nhận hang hóa xuất nhập khẩu bằng vận tải
đường biển của Vinalink hà Nội giai đoạn 2018-2022
Chỉ tiêu 2022 06/2021 2020 2019 2018
Doanh thu 116718 120937 127063 59737 60871
Chi phí 254657 107658 112475 54839 57764
Giá vốn 101722 103067 101392 43494 50254
BH&QL 182423 17959 16851 8485 7203
Bảng 2.5.2: Kết quả kinh doanh dịch vụ vận tải đường biển của công ty Vinalink Hà Nội
giai đoạn 2018-06/2021
Nhìn chung, tình hình hoạt động giao nhận hang hóa bằng đường biển của cty trong 3
năm gần đây có mức đột phá, nhưng thiếu sự ổn định. Giai đoạn 2018-2019, doanh thu của
dịch vụ đường biển của cty khá thấp so với dịch vụ hàng không và dịch vụ logistics và vận
tải nội địa vì các hợp đồng vận chuyển có giá trị chưa lớn.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của dịch vụ đường biển năm 2020 và đặc biệt là nửa đầu
năm 2021 là do tình hình dịch bệnh các chuyến bay thương mại bị tạm ngừng vì vậy các
doanh nghiệp XNK có xu hướng lựa chọn tàu biển làm phương án thay thế. Đồng thời doanh
thu tăng chủ yếu do ảnh hưởng của Covid 19 làm giá cước vận chuyển tăng cao. Năm 2020
tình hình kinh tế trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, các chuỗi
cung ứng bị đảo lộn, hoạt động vận chuyển, nhất là vận tải quốc tế đối mặt nhiều thách thức.
Việc thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian dài làm thay đổi đáng kể cách tiếp cận dịch
vụ và điều kiện làm việc của cán bộ - nhân viên. Trong các phương thức vận chuyển hoạt
động vận tải hàng không gặp rất nhiều khó khăn do không còn các chuyến bay thương mại;
vận tải đường biển các lịch tàu bị xáo trộn, chi phí tăng cao, tình trạng thiếu chỗ, thiếu vỏ
container đóng hàng xuất hiện ngày càng căng thẳng vào cuối năm và kéo dài sang 2021.
Vận tải đường bộ nội địa bị ảnh hưởng đáng kể do đáp ứng các yêu cầu phòng chống dịch
Tuy nhiên trong khó khăn thách thức của tình hình mới cũng xuất hiện các cơ hội kinh doanh
với các phương thức thực hiện phù hợp. Trong năm 2022, đại dịch Covid-19 đã được kiểm
soát nên giá cước vận chuyển có xu hướng giảm, do đó doanh thu và giá vốn năm 2022 giảm
đáng kể so với năm 2021.
 Kết quả kinh doanh năm 2020 có một số điểm nổi bật như sau:
+ Doanh thu tăng 35%, lợi nhuận trước thuế tăng 25%, lãi sau thuế tăng 21.36% so với
năm 2019.
+ Trong đó lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tương đương năm 2019, phần tăng của năm
2020 chủ yếu từ hoạt động dịch vụ, chủ yếu từ mảng dịch vụ đường biển và logistics
tại TPHCM.
Dịch vụ Logistics và vận tải năm 2018 và 2019 có tỉ trọng 31,44% và 26,94%, ở
mức ổn định không có đột phá. Vì ảnh hưởng của Covid 19, tình trạng thiếu chỗ, thiếu vỏ
Container ngày càng căng thẳng và chi phí tăng cao để đáp ứng yêu cầu phong phống dịch
khiến tỉ trọng dịch vụ từ năm 2020 đến nửa đầu năm 2021 có xu hướng giảm. Vì vậy,
Vinalink tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất , phát triển nguồn nhân lực nhằm hoàn chỉnh chuỗi
dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng tốt yêu cầu khách hàng. Đến năm 2022, dịch vụ
Logistics và vận tải giảm tỉ trọng nhưng không đáng kể, giảm 0,96% so với 6 tháng đầu năm
2021. Nguyên nhân là do lượng hàng hóa xuất nhập khẩu khá lớn nhưng phương tiện vận
chuyển còn hạn chế, vì vậy việc trao đổi hàng hóa giảm nhẹ.
Các dịch vụ khác như khai báo hải quan, áp tải hang hóa, đóng gói, kiểm đếm, dịch
vụ bến bãi,…duy trì ở mức ổn định khoảng 3-4%. Trong 4 năm gần đây cũng có sự thay đổi
nhưng còn phụ thuộc vào tăng trưởng của ngành vận tải biển và hàng không
b, Doanh thu quốc tế:
Trong những năm qua, công ty không chỉ tích cực nâng cao chất lượng dịch vụ cung
cấp cho các khách hang trong và ngoài nước, mà còn không ngừng nỗ lực nghiên cứu và tìm
kiếm thêm những thị trường mới tiềm năng, đặc biệt là thị trường quốc tế nhằm thúc đầy
tăng trưởng:
Thị trường 2018 2019 2020 06/2021 2022
USA 25,12% 24,47% 22,51% 22,1% 23,7%
EUs 17,63% 21,4% 19,42% 20,76% 21,48%
Asia 36,3% 27,25% 31,4% 31,76% 30,14%
UK 9,07% 14,28% 11,15% 10,41% 10,26%
Canada 7,8% 6,93% 9,6% 8,9% 9,55%
Khác 4,08% 5,67% 5,92% 6,07% 4,87%
Bảng 2.5.3: Cơ cấu thị trường kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đường biển của công ty Vinalink Hà Nội

Với hoạt động giao nhận hang hóa quốc tế bằng đường biển, các thị trường thế mạnh
của Vinalink Hà Nội là: USA, EUs, ASIA (chủ yếu là thị trường Nhật Bản, Trung Quốc).
Trong đó, Vinalink là một trong những đối tác hang đầu của Amazon Global selling Việt
Nam, cung cấp gói dịch vụ vận chuyển đường biển đi Mỹ, Canada, UK
Thị trường Châu Á cho dù tỉ trọng từng năm không được đồng đều nhưng đây vẫn luôn
là thị trường lớn và chủ chốt của Vinalink Hà Nội trong 3 năm qua. Trừ năm 2019, thị trường
Châu Á luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong số các thị trường và đóng góp nhiều nhất vào tổng
doanh thu cũng như lợi nhuận hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của
công ty.
USA là thị trường quan trọng thứ hai, sau Châu Á và đóng góp nhiều vào hoạt động
giao nhận hang hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty trong giai đoạn 2018-2020. Chịu
ảnh hưởng của dịch Covid nhưng với những tác động tích cực từ việc Hiệp định CPTPP
được triển khai có hiệu quả, hoạt động giao nhận hang hóa năm 2020,2021 của Vinalink dù
có giảm 1,96% và 0,41%so với năm trước nhưng vẫn có tăng trưởng tốt.Dịch bệnh Covid 19
cùng những biến động của thị trường đã tác động đáng kể đến hoạt động xuất nhập khẩu với
EUs của công ty. Nửa đầu năm 2020, xuất nhập khẩu hàng hóa của Vinalink sang các thị
trường EU giảm mạnh. Tuy nhiên, khi EVFTA đi vào hiệu lực giúp tình hình xuất nhập khẩu
nửa sau 2020 và 2021 đã phần nào được cải thiện.
Công ty cổ phần Logistics Vinalink- chi nhánh Hà Nội trong năm 2020,2021 doanh
thu của dịch vụ giao nhận hang quốc tế bằng đường biển vẫn có dấu hiệu tăng trưởng mạnh
+) Năm 2020, doanh thu là 127,063 triệu VND tăng đột biến so với 2019
+) 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu dịch vụ là 120,937 triệu VND
 Là cơ hội trong việc củng cố các thị trường truyền thống như: máy móc, sản phẩm
điện tử linh kiện…và thị trường như mặt hang y tế, thực phẩm nhằm đảm bảo mục tiêu
tăng trưởng hàng năm
Năm 2022, công ty Vinalink chi nhánh Hà Nội hướng tới các thị trường Châu Âu- nơi
có nền kinh tế phát triển như là Canada, EUs hay là USA. Bởi vì có một số mặt hàng may
mặc , sản phẩm hàng hóa của Châu Âu còn khan hiếm mà Việt Nam lại đáp ứng được, nên
việc xuất khẩu ngày càng mở rộng trong những năm gần đây. Đó là động lưc thúc đẩy việc
tăng doanh thu cho công ty Vinalink. Bên cạnh đó thì việc giao nhận hàng hoad xuất nhập
khẩu ở thị trường khác tuy có sự biến động nhưng không đáng kể, cho thấy hiệu quả của các
chính sách, chiến lược kinh tế của Vinalink khá ổn định và phù hợp.

You might also like