Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)

Môn học: KINH DOANH NGOẠI HỐI

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Chủ đề 2.3: Rủi ro tỷ giá

Slide Nội dung


Xin chào các bạn. Rất vui được gặp lại các bạn.
1 Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vấn đề liên quan đến tỷ giá hối
đoái, đó là rủi ro tỷ giá.
Trong chủ đề này chúng ta sẽ cùng phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ
2 giá và đánh giá các tác động của rủi ro tỷ giá đến các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu cũng như các ngân hàng thương mại
Đầu tiên, hãy đến với khái niệm rủi ro tỷ giá.
Thế nào là rủi ro tỷ giá?
Theo Giáo trình quản trị rủi ro ngoại hối trong kinh doanh quốc tế của GS.TS.
Nguyễn Văn Tiến, rủi ro tỷ giá là khả năng biến động thu nhập ròng ngoài dự
3 kiến khi tỷ giá thay đổi tác động đến các khoản phải thu và các khoản phải trả
bằng ngoại tệ.
Như vậy, rủi ro tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến các chủ thể có các khoản phải thu, phải
trả bằng ngoại tệ. Rủi ro tỷ giá sẽ tác động trực tiếp đến thu nhập của các chủ thể
này, có thể làm giảm thu nhập hoặc làm tăng chi phí cho các chủ thể.
Vì sao tỷ giá lại gây ra rủi ro đối với các chủ thể này?
Như đã tìm hiểu trong chủ đề các khái niệm liên quan đến tỷ giá, tỷ giá là tỷ lệ
trao đổi của đồng tiền này với đồng tiền khác. Tỷ giá không cố định và sẽ biến
động liên tục, đặc biệt là tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
4
Tỷ giá biến động vì tỷ giá bị tác động bởi nhiều yếu tố như cung cầu trên thị
trường thay đổi, sự biến động của lãi suất, tỷ lệ lạm phát, hay các sự kiện kinh tế,
chính trị, xã hội, đặc biệt là của các nền kinh tế lớn. Vì vậy, việc dự đoán sự biến
động của tỷ giá là rất khó khăn và phức tạp.
5 Hiện nay, các chủ thể trong nền kinh tế có các giao dịch liên quan đến ngoại tệ
rất đa dạng ví dụ như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc các công ty hoạt
động trong lĩnh vực thương mại quốc tế, các doanh nghiệp có các khoản vay nợ
hay đầu tư bằng ngoại tệ, các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường ngoại
hối hoặc cả các khách hàng cá nhân có các nhu cầu ngoại tệ như du lịch nước
ngoài, du học, định cư, … Đối với các chủ thể này, khi tỷ giá biến động không
đúng như dự đoán có thể gây tổn thất như tăng chi phí (đối với doanh nghiệp
nhập khẩu hay người đi vay) hoặc giảm thu nhập (đối với doanh nghiệp xuất
khẩu hay người cho vay).
Với các nhà đầu cơ, kinh doanh trên thị trường ngoại hối, sự biến động của tỷ giá
mang lại cơ hội kinh doanh nhưng đồng thời cũng gây ra thu lỗ khi dự đoán sai
về biến động của tỷ giá.
Chính vì vậy việc phân tích để tìm ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá để có
phương án quản lý rủi ro tỷ giá là rất quan trọng.
Theo GS. Nguyễn Văn Tiến, việc tạo ra và duy trì trạng thái ngoại tệ mở là
6 nguyên nhân chính gây nên rủi ro tỷ giá.
Vì sao lại như vậy?
Đầu tiên hãy làm rõ trạng thái ngoại tệ là gì?
Trạng thái ngoại tệ là chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả của một chủ thể khi
đi vay ngoại tệ tại một thời điểm nhất định.
Tài sản ngoại tệ có thể là ngoại tệ từ các giao dịch mua giao ngay, mua kì hạn;
cũng có thể là các khoản phải thu bằng ngoại tệ hay các khoản lãi phát sinh khi
cho vay bằng ngoại tệ
Nợ bằng ngoại tệ có thể hiểu là tất cả các nghĩa vụ hay trách nhiệm thanh toán
bằng ngoại tệ của chủ thể đó tại một thời điểm, ví dụ: các khoản phải trả đến hạn,
7 các nghĩ vụ thanh toán thuế, phí, … bằng ngoại tệ.
Khi trạng thái ngoại tệ không cân bằng, nghĩa là Tài sản và Nợ phải trả ngoại tệ
khác nhau, không bằng nhau chúng ta gọi đó là trạng thái mở ngoại tệ, và doanh
nghiệp đó được gọi là đang giữ trạng thái ngoại tệ mở, hay giữ trạng thái mở
ngoại tệ.
Nếu Tài sản ngoại tệ lớn hơn Nợ phải trả ngoại tệ thì chúng ta gọi đó là trạng thái
ngoại hối dương
Còn khi Tài sản ngoại tệ nhỏ hơn Nợ phải trả ngoại tệ thì đó là trạng thái ngoại
hối âm.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy xem những giao dịch nào có thể làm tăng trạng thái
ngoại hối và những giao dịch nào có thể làm giảm trạng thái ngoại hối của một
chủ thể.
Những giao dịch như mua ngoại tệ (bao gồm mua giao ngay, mua kì hạn, hay
mua ngoại tệ tương lai) đều làm tăng tài sản ngoại tệ nghĩa là phát sinh trạng thái
ngoại tệ dương. Những giao dịch như kí hợp đồng xuất khẩu, phát sinh lãi khi
cho vay bằng ngoại tệ hay thu phí bằng ngoại tệ cũng đều làm trạng thái ngoại
8
hối tăng lên.
Còn những giao dịch làm giảm trạng thái ngoại hối có thể kể đến như: các giao
dịch bán ngoại tệ thông qua các giao dịch giao ngay, kì hạn hay tương lai; giao
dịch nhập khẩu hàng hóa, giao dịch đi vay bằng ngoại tệ làm phát sinh lãi phải
trả, hay trả phí bằng ngoại tệ.
Một số ví dụ cụ thể về các giao dịch này làm tăng giảm trạng thái ngoại hối như
thế nào được thể hiện trên slide này.
9 Vậy vì sao trạng thái ngoại tệ mở lại gây ra rủi ro tỷ giá?
- Nếu trạng thái ngoại tệ dương, nghĩa là tài sản ngoại tệ lớn hơn Nợ phải
trả ngoại tệ thì khi tỷ giá tăng có thể làm phát sinh lãi, nhưng nếu tỷ giá
giảm thì sẽ gây ra thua lỗ.
- Lấy ví dụ: Nếu trong ngày, khách hàng mua 100,000 USD giao ngay tại
mức tỷ giá 23,400 VND/USD và không thực hiện thêm giao dịch liên
quan đến ngoại tệ. Như vậy, đến cuối ngày, trạng thái ngoại tệ của khách
hàng sẽ dương 100,000 USD. Ngày hôm sau, nếu tỷ giá giao ngay trên thị
trường tăng lên mức 23,400 VND/USD, khách hàng sẽ có lãi vì tài sản
ngoại tệ của khách hàng tăng giá, nhưng nếu tỷ giá giảm mạnh xuống còn
23,350 VND/USD, khách hàng sẽ bị thua lỗ vì giá tài sản ngoại tệ khách
hàng nắm giữ bị giảm xuống.
- Ngược lại, nếu trạng thái ngoại tệ âm, nghĩa là tài sản ngoại tệ nhỏ hơn
Nợ phải trả ngoại tệ thì lúc đó khi tỷ giá tăng sẽ phát sinh thua lỗ nhưng
nếu tỷ giá giảm sẽ phát sinh lãi.
- Cách giải thích tương tự như ví dụ trên.
Tỷ giá trên thị trường luôn biến động. Việc xác định xu hướng biến động của tỷ
giá không phải lúc nào cũng chính xác. Vì vậy, để hạn chế các rủi ro do biến
10 động tỷ giá gây ra, chúng ta có thể duy trì trạng thái ngoại hối ở mức cân bằng,
nghĩa là tài sản ngoại tệ và Nợ phải trả ngoại tệ cân bằng hoặc giữ trạng thái
ngoại tệ mở ở một mức độ an toàn.
Đối với một ngân hàng thương mại, các giao dịch liên quan đến ngoại tệ như
mua, bán, vay, gửi diễn ra liên tục trong ngày. Việc cân bằng trạng thái ngoại hối
cuối ngày có thể rất khó thực hiện. Nhưng nếu giữ trạng thái ngoại tệ mở quá lớn
11 thì cũng có thể làm hoạt động của ngân hàng gặp nhiều rủi ro.
Vì vậy hiện nay theo quy định tại thông tư 07/2012/TT-NHNN thì tổng trạng thái
ngoại tệ tại các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được vượt quá
mức 20% vốn tự có.
Phần tiếp theo, chúng ta sẽ phân tích ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá đến các chủ thể
12 trong nền kinh tế như đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hay các ngân
hàng thương mại.
13 Đầu tiên, chúng ta hãy xem xét ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá đến công ty xuất
khẩu.
Các công ty xuất khẩu khi bán hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài sẽ thu tiền bán
hàng thông thường bằng ngoại tệ. Để chi trả chi phí sản xuất trong nước như trả
lương nhân viên, chi phí mua nguyên vật liệu, … công ty sẽ có nhu cầu bán
nguồn ngoại tệ thu được để lấy đồng nội tệ. Tuy nhiên, nếu tỷ giá trên thị trường
có xu hướng giảm, nguồn thu từ việc bán ngoại tệ lấy nội tệ của công ty sẽ giảm
sút, ảnh hưởng đến thu nhập của công ty.
Ví dụ: Công ty A xuất khẩu lô hàng trị giá 50,000 USD. Dự kiến đối tác sẽ thanh
toán cho công ty vào 1 tháng tới.
Hiện nay, tỷ giá giao ngay USD/VND trên thị trường đang là 23,350. Tuy nhiên
1 tháng tới công ty mới có ngoại tệ để bán cho ngân hàng. Nếu 1 tháng tới, tỷ giá
giảm xuống còn 23,300, vậy số lượng VND công ty nhận được sau khi bán số
lượng ngoại tệ trên sẽ giảm xuống, ảnh hưởng đến thu nhập của công ty.
Vậy làm cách nào để công ty phòng ngừa rủi ro tỷ giá giảm này? Công ty có thể
sử dụng các hợp đồng ngoại tệ phái sinh như kì hạn để cố định tỷ giá giao dịch để
thu nhập của mình không bị ảnh hưởng khi tỷ giá trên thị trường giảm xuống.
Đối với công ty nhập khẩu. Vì công ty mua hàng hóa từ nước ngoài nên công ty
cần trả tiền hàng bằng ngoại tệ. Thông thường, công ty sẽ không có sẵn ngoại tệ
nên sẽ phải mua ngoại tệ từ ngân hàng và thanh toán bằng đồng nội tệ. Nếu tỷ giá
trên thị trường tăng lên, công ty sẽ cần nhiều nội tệ hơn để mua số lượng ngoại tệ
14
thanh toán. Điều này làm tăng chi phí hoạt động của công ty.
Biện pháp của công ty nhập khẩu cũng tương tự như đối với công ty xuất khẩu,
đó là sử dụng các giao dịch phái sinh để cố định tỷ giá giao dịch nhằm cố định
chi phí mua ngoại tệ, không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi tỷ giá trên thị trường.
Đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại hoạt động rất tích cực trên
thị trường ngoại hối, đóng vai trò vừa là trung gian giao dịch để đáp ứng nhu cầu
mua bán ngoại tệ của khách hàng, đồng thời ngân hàng cũng tự doanh cho chính
mình thông qua việc dự đoán các biến động của tỷ giá và sử dụng các chiến lược
kinh doanh như đầu cơ, kinh doanh chênh lệch giá hay bán khống.
15 Hoạt động môi giới ngoại tệ có thể không làm ngân hàng gặp rủi ro vì ngân hàng
chỉ là trung gian trong giao dịch. Nhưng đối với hoạt động tự doanh, rủi ro ngân
hàng gặp phải lại cao hơn rất nhiều khi dự đoán về tỷ giá không chính xác.
Để phòng ngừa các rủi ro này, ngân hàng cũng sẽ sử dụng linh hoạt và chủ động
các giao dịch trên thị trường ngoại hối bao gồm cả các giao dịch cơ bản là giao
dịch giao ngay đến các giao dịch ngoại tệ phái sinh.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong các vấn đề liên quan đến rủi ro tỷ giá. Chi
tiết việc sử dụng các giao dịch ngoại tệ để phòng ngừa những rủi ro này sẽ được
trình bày chi tiết hơn khi chúng ta tìm hiểu các đặc điểm của từng giao dịch trong
các chương tiếp theo.
16
Các bạn hãy nhớ đọc nội dung này trong giáo trình và các tài liệu tham khảo để
nắm chắc phần lý thuyết trước khi làm các bài tập trắc nghiệm cuối chủ đề.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi và chúc các bạn thật nhiều sức khỏe.
Hẹn gặp lại các bạn trong những video tiếp theo.

You might also like