Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

MRI là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn giúp bác sĩ có thể nhìn rõ hơn các cơ quan, mô

và hệ thống xương của người bệnh. MRI tạo ra hình ảnh có độ phân giải cao về cấu tạo bên trong
cơ thể, thường được chỉ định trong chẩn đoán các bệnh lý về: (1)
1. Thần kinh
Chụp MRI có thể được chỉ định trong việc tầm soát các bệnh lý thần kinh, giúp phát hiện tình
trạng:

 Phình mạch máu não


 Rối loạn mắt và tai trong
 Bệnh đa xơ cứng
 Rối loạn tủy sống
 Đột quỵ
 Khối u não
 Chấn thương não do tai nạn

Máy quét MRI tạo ra hình ảnh của dòng máu đến các khu vực nhất định của não, từ đó xác định
vùng não bị tổn thương do không nhận đủ lượng máu cần thiết. MRI cũng cho ra hình ảnh giải
phẫu của não để đánh giá tình trạng tổn thương do chấn thương đầu hoặc do các bệnh lý thần
kinh gây ra, ví dụ như bệnh Alzheimer.

2. Tim mạch
Chụp MRI cho tim hoặc mạch máu sẽ giúp bác sĩ đánh giá:

 Kích thước và chức năng của các buồng tim


 Độ dày và chuyển động của các vách ngăn tim
 Mức độ tổn thương do đau tim hoặc bệnh tim
 Các vấn đề về cấu trúc trong động mạch chủ, chẳng hạn như chứng phình động mạch
hoặc bóc tách
 Viêm hoặc tắc nghẽn mạch máu

3. Các cơ quan khác


Ngoài não, tim và mạch máu, chụp MRI còn giúp phát hiện được các khối u cũng như bất thường
của nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm:

 Gan và đường mật


 Thận
 Lách
 Tuyến tụy
 Tử cung
 Buồng trứng
 Tuyến tiền liệt
 Xương và khớp

Cụ thể, MRI có thể giúp đánh giá:


 Bất thường về khớp do chấn thương, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa
khớp, đứt dây chằng…
 Đĩa đệm bất thường ở cột sống
 Nhiễm trùng xương
 Khối u ở xương và mô mềm
 MRI vú, giúp phát hiện ung thư vú

Chụp MRI giúp phát hiện sớm khối u ác tính (ung thư) vùng ngực, phổi, gan…
Ưu – Nhược điểm khi chụp cộng hưởng từ
1. Ưu điểm
Chụp MRI là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh chuyên sâu có nhiều ưu điểm vượt
trội.
Một trong những ưu điểm chính của MRI là cho phép bác sĩ nghiên cứu, quan sát đặc điểm bên
trong cơ thể con người theo cách không xâm lấn. Máy MRI không gây hại hoặc nguy hiểm cho
cơ thể trong suốt quá trình quét.
Ưu điểm thứ hai, đó là máy quét MRI cho ra nhiều loại hình ảnh và góc độ của một vùng duy
nhất trên cơ thể mà bệnh nhân không cần phải di chuyển trong quá trình quét. Cụ thể, có 3 mặt
phẳng khi chụp lâm sàng: mặt phẳng trục, mặt phẳng nhỏ và mặt phẳng vành. Máy quét MRI
chụp được hình ảnh ở hầu hết mọi mặt phẳng. Ưu điểm này mang lại lợi thế công nghệ cho MRI
so với các loại máy chụp khác, chẳng hạn như máy quét CT chỉ giới hạn trong mặt phẳng trục
duy nhất.
Cuối cùng, nhờ sử dụng hơn 250 sắc thái xám để phân biệt các phần khác nhau của mô, máy quét
MRI tạo ra hình ảnh chất lượng rất cao, rõ ràng và dễ đọc. Nhờ đó, bác sĩ dễ dàng nghiên cứu kết
quả và xác định tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

2. Nhược điểm
Tương tự như các loại thiết bị y tế khác, máy chụp cộng hưởng từ cũng có một số nhược điểm
mà đôi khi, bệnh nhân lẫn bác sĩ phải khá thận trọng, đó là:

 Đòi hỏi bệnh nhân bất động tuyệt đối: Máy quét MRI đầu tiên mà Tiến sĩ
Damadian chế tạo ra yêu cầu bệnh nhân nằm yên trong máy khoảng 5 giờ. Ngày
nay, các loại máy thế hệ mới được cải tiến hơn nhưng cũng yêu cầu người bệnh
nằm trong máy một thời gian dài, từ 20 – 90 phút. Hơn nữa, bệnh nhân được yêu
cầu tuyệt đối bất động trong suốt quá trình quét, vì chỉ một cử động nhỏ cũng có
thể khiến toàn bộ hình ảnh bị biến dạng. Một khi hình ảnh bị biến dạng, quá trình
quét phải thực hiện lại từ đầu.


 Một lần chụp MRI diễn ra khá lâu, nên chẩn đoán hình ảnh này không thích hợp
áp dụng cho trường hợp cấp cứu – vốn đòi hỏi cung cấp hình ảnh nhanh và chính
xác.


 Quét MRI gây ra tiếng ồn rất lớn. Vì thế, người bệnh cần sử dụng nút bịt tai hoặc
tai nghe trong quá trình chụp.


 Chi phí chụp khá cao: Máy quét MRI là thiết bị cực kỳ đắt tiền. Do đó, chi phí
cho một lần chụp cũng khá cao.

Chụp MRI não chuẩn đoán đột quỵ


Chụp MRI về buồng tim
Đánh giá bất thường luồng thông, giải
phẫu bệnh tim bẩm sinh;

- Bệnh lý cơ tim như: cơ tim giãn hoặc


phì đại, cơ tim không kết bè, viêm cơ
tim, lắng đọng sắt trong cơ tim

- Bệnh lý màng ngoài tim, mạch máu;

- Đặc tính của khối choán chỗ ở tim;

- Chuyển hóa cơ tim - Spectroscopy;

- Bệnh van tim;

- U tim nguyên phát và thứ phát.

You might also like