Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 7

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.

BIÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ II


TRƯỜNG THCS TÂN PHONG Năm học: 2022 – 2023
Môn: Tin học 6

I. LÝ THUYẾT (tham khảo)


Bài 13: Tìm kiếm và thay thế
Bài 14: Hoàn thiện sổ lưu niệm
Bài 15: Thuật Toán
Bài 16: Các cấu trúc điều khiển

II. PHẦN TRẮC NGHIỆM (tham khảo)


Câu 1. Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai?
A. Bảng giúp trình bày thông tin một cách cô đọng.
B. Bảng giúp tìm kiếm, so sánh và tổng hợp thông tin một cách dễ dàng hơn.
C. Bảng chỉ có thể biểu diễn dữ liệu là những con số.
D. Bảng có thể được dùng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát,...
Câu 2. Sử dụng lệnh Insert/Table rồi dùng chuột kéo thả để chọn số cột và số hàng thì số cột, số hàng tối đa
có thể tạo được là:
A. 10 cột, 10 hàng. B. 10 cột, 8 hàng. C. 8 cột, 8 hàng. D. 8 cột, 10 hàng
Câu 3. Trong Word, để chèn thêm cột ở bên phải cột đang được chọn, em thực hiện lệnh:
A. Layout  Insert Above B. Layout  Insert Below
C. Layout  Insert Left D. Layout  Insert Right
Câu 4. Phát biểu nào trong các phát biểu sau là đúng?
A. Bảng chỉ trình bày được thông tin dạng văn bản.
B. Bảng giúp tìm kiếm, so sánh và tổng hợp thông tin một cách dễ dàng hơn.
C. Bảng chỉ có thể biểu diễn dữ liệu là những con số.
D. Bảng chỉ có thể biểu diễn dạng hình ảnh
Câu 5. Cho sơ đồ khối sau:

Sơ đồ khối thể hiện cấu trúc điều khiển nào?


A. Cấu trúc tuần tự. B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
C. Cấu trúc lặp. D. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
Câu 6. Cách di chuyển con trỏ soạn thảo trong bảng là:
A. Chỉ sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím.
B. Chỉ sử dụng chuột.
C. Sử dụng thanh cuộn ngang, dọc.
D. Có thể sử dụng chuột, phim Tab hoặc các phím mũi tên trên bàn phím
Câu 7. Thuật toán là gì?
A. Các mô hình và xu hướng được sử dụng để giải quyết vấn đề.
B. Một dãy các chỉ dẫn từng bước để giải quyết vấn đề.
C. Một ngôn ngữ lập trình.
D. Một thiết bị phần cứng lưu trữ dữ liệu.
Câu 8. Thuật toán có thể được mô tả theo cách nào?
A. Sử dụng các biến và dữ liệu. B. Sử dụng đầu vào và đầu ra.
C. Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và sơ đồ khối. D. Sử dụng phần mềm và phần cứng.
Câu 9. Đoạn văn sau mô tả công việc rửa rau: “Em hãy cho rau vào chậu và xả nước ngập rau. Sau đó em
dùng tay đảo rau trong chậu. Cuối cùng em vớt rau ra rổ và đổ hết nước trong chậu đi". Đoạn văn bản trên thể
hiện cấu trúc điều khiển nào?

1
A. Cấu trúc tuần tự. B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
C. Cấu trúc lặp. D. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
Câu 10. Thuật toán là gì?
A. Các mô hình và xu hướng được sử dụng để giải quyết vấn đề.
B. Một dãy các chỉ dẫn từng bước để giải quyết vấn đề.
C. Một ngôn ngữ lập trình.
D. Một thiết bị phần cứng lưu trữ dữ liệu.
Câu 11. Mục đích của sơ đồ khối là gì?
A. Để mô tả chi tiết một chương trình
B. Để mô tả các chỉ dẫn cho máy tính “hiểu” về thuật toán
C. Để mô tả các chỉ dẫn cho con người hiểu về thuật toán
D. Để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện thuật toán.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mỗi bài toán chỉ có duy nhất một thuật toán để giải.
B. Trình tự thực hiện các bước trong thuật toán không quan trọng.
C. Trong thuật toán, với dữ liệu đầu vào luôn xác định được kết quả đầu ra.
D. Một thuật toán có thể không có đầu vào và đầu ra.
Câu 13. Bạn Tuấn nghĩ về những công việc sẽ thực hiện sau khi thức dậy vào buổi sáng. Bạn ấy viết một
thuật toán bằng cách ghi ra từng bước, từng bước một. Bước đầu tiên bạn ấy viết ra là: "Thức dậy". Em hãy
cho biết bước tiếp theo là gì?
A. Đánh răng. B. Thay quần áo. C. Đi tắm. D. Ra khỏi giường.
Câu 14. Bạn Thành viết một thuật toán mô tả việc đánh răng. Bạn ấy ghi các bước như sau:
(1) Rửa sạch bàn chải.
(2) Súc miệng.
(3) Chải răng.
(4) Cho kem đánh răng vào bàn chải.
Em hãy sắp xếp lại các bước cho đúng thứ tự thực hiện.
Ta sắp xếp như sau:
A. (2)-(3)-(4)-(1) B. (4)-(3)-(2)-(1) C. (4)-(2)-(3)-(1) D. (2)-(3)-(1)-(4)
Câu 15. Cho biết đầu vào, đầu ra của thuật toán tìm ước chung lớn nhất của hai số a và b
A. Đầu vào: Hai số a và b. Đầu ra: Ước chung lớn nhất của hai số a và b
B. Đầu vào: Số a. Đầu ra: Ước chung lớn nhất của hai số a và b
C. Đầu vào: Số b. Đầu ra: Ước chung lớn nhất của hai số a và b
D. Đầu vào: Ước chung lớn nhất của hai số a và b. Đầu ra: Hai số a và b
Câu 16. Bạn Tuấn nghĩ về những công việc sẽ thực hiện khi chuẩn bị đi đá bóng. Bạn ấy viết một thuật toán
bằng cách ghi ra từng bước, từng bước một. Bước đầu tiên bạn ấy viết ra là: "Thay đồ". Em hãy cho biết bước
tiếp theo là gì?
A. Vào trận bóng. B. Ăn uống. C. Chạy xe đến sân. D. Chạy xe về nhà
Câu 17. Bạn Long viết một thuật toán mô tả việc nấu cơm. Bạn ấy ghi các bước như sau:
(1) Cho lượng nước phù hợp.
(2) Vo gạo thật kĩ.
(3) Bỏ gạo vào nồi.
(4) Bật công tắc nấu cơm.
Em hãy sắp xếp lại các bước cho đúng thứ tự thực hiện.
Ta sắp xếp như sau:
A. (2)-(3)-(4)-(1) B. (4)-(3)-(2)-(1) C. (4)-(2)-(3)-(1) D. (3)-(2)-(1)-(4)
Câu 18. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là thuật toán?
A. Một bản nhạc hay.
B. Một bức tranh đầy màu sắc.
C. Một bản hướng dẫn về cách nướng bánh với các bước cần làm.
D. Một bài thơ lục bát.
Câu 19. Có mấy cách để mô tả thuật toán?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

2
Câu 20. Lệnh Find được sử dụng khi nào?
A. Khi muốn định dạng chữ in nghiêng cho một đoạn văn bản.
B. Khi muốn tìm kiếm một từ hoặc cụm từ trong văn bản.
C. Khi muốn thay thế một từ hoặc cụm từ trong văn bản.
D. Khi cần thay đổi phông chữ của văn bản.
Câu 21. Bạn An đang viết về đặc sản cốm Làng Vòng để giới thiệu Ầm thực Hà Nội cho các bạn ở Tuyên
Quang. Tuy nhiên, bạn muốn sửa lại văn bản, thay thế tất cả các từ “món ngon” bằng từ “đặc sản”. Bạn sẽ sử
dụng lệnh nào trong hộp thoại “Find and Replace"?
A. Replace All. B. Replace. C. Find Next. D. Cancel.
Câu 22. Hãy sắp xếp các bước thực hiện việc tìm kiếm một từ hoặc cụm từ trong văn bản.
a) Gõ từ hoặc cụm từ cần tìm kiếm rồi nhấn phím Enter.
b) Trong nhóm lệnh Editing chọn Find.
c) Nháy chuột chọn thẻ Home.
Ta sắp xếp theo thứ tự sau:
A. b-a-c B. c-b-a C. a-b-c D. c-a-b
Câu 23. Phát biểu nào sau đây chưa đúng:
A. Công cụ “Find” giúp tìm thấy tất cả các từ cần tìm trong văn bản.
B. Để thực hiện chức năng tìm kiếm văn bản, em chọn lệnh Find trong thẻ View.
C. Để thay thế lần lượt từng từ hoặc cụm từ được tìm kiếm em sử dụng nút Replace
D. Nên cẩn trọng khi sử dụng lệnh “Replace All” vì việc thay thế tất cả các từ có thể làm nội dung văn
bản không chính xác.
Câu 24. Bạn Lan đang viết về đặc sản Nem Ninh Hòa để giới thiệu Ầm thực Nha Trang cho các bạn ở Đồng
Nai. Tuy nhiên, bạn muốn sửa lại văn bản, thay thế tất cả các từ “món ngon” bằng từ “đặc sản”. Bạn sẽ sử
dụng lệnh nào trong hộp thoại “Find and Replace"?
A. Replace All. B. Replace. C. Find Next. D. Cancel.
Câu 25. Hãy sắp xếp các bước thực hiện việc tìm kiếm một từ hoặc cụm từ trong văn bản.
a) Gõ từ hoặc cụm từ cần tìm kiếm rồi nhấn phím Enter.
b) Trong nhóm lệnh Editing chọn Find.
c) Nháy chuột chọn thẻ Home.
Ta sắp xếp theo thứ tự sau:
A. b-a-c B. c-b-a C. a-b-c D. c-a-b
Câu 26. Khi sử dụng hộp thoại “Find and Replace", nếu tìm được một từ mà chúng ta không muốn thay thế,
chúng ta có thể bỏ qua từ đó bằng cách chọn lệnh nào?
A. Replace All. B. Replace. C. Find Next. D. Cancel.
Câu 27. Cho biết ý nghĩa của đoạn hộp thoại dưới đây? (Hình 14)

A. Thay thế từ khoá dưa hấu thành từ khoá xoài. B. Thay thế từ khoá xoài thành từ khoá dưa hấu
C. Tìm kiếm từ khoá dưa hấu. D. Tìm kiếm từ khoá xoài
Câu 28. Lệnh nào sau đây là lệnh dùng để giãn cách dòng cho văn bản?
A. B. C. D.

Câu 29. Điền từ hoặc cụm từ (chính xác; tìm kiếm; thay thế; yêu cầu) vào chỗ chấm thích hợp để hoàn thành
đoạn văn bản dưới đây:

3
“Công cụ Tìm kiếm và ...(1)... giúp chúng ta ....(2).... hoặc thay thế các từ hoặc cụm từ theo ....(3).... một cách
nhanh chóng và ....(4)....”
A. (1) chính xác; (2) tìm kiếm; (3) thay thế; (4) yêu cầu
B. (1) thay thế; (2) yêu cầu, (3) chính xác; (4) tìm kiếm
C. (1) tìm kiếm; (2) thay thế; (3) chính xác; (4) yêu cầu
D. (1) thay thế; (2) tìm kiếm; (3) yêu cầu; (4) chính xác
Câu 30. Em có thể sử dụng lệnh Find trong bảng chọn Home để tìm các đối tượng nào trong văn bản?
A. Một kí tự, một từ hay cụm từ bất kì B. Các dấu cách
C. Mọi từ được định dạng theo kiểu chữ nghiêng D. Mọi từ được định dạng theo kiểu chữ đậm
Câu 31. Lệnh nào sau đây là lệnh dùng để tăng mức thụt lề trái cho văn bản?
A. B. C. D.
Câu 32. Trong Word, sau khi tạo bảng em thực hiện lệnh Layout  Delete  Delete Columns có tác dụng:
A. Chèn các dòng B. Chèn các cột C. Xóa các dòng D. Xóa các cột

Câu 33. Nút lệnh trên thanh công cụ dùng để:


A. Căn lề giữa cho đoạn văn bản B. Căn lề trái cho đoạn văn bản
C. Căn đều hai bên cho đoạn văn bản D. Căn lề phải cho đoạn văn bản
Câu 34. Nút lệnh trên thanh công cụ dùng để:
A. Căn lề giữa cho đoạn văn bản B. Căn lề trái cho đoạn văn bản
C. Căn đều hai bên cho đoạn văn bản D. Căn lề phải cho đoạn văn bản
Câu 35. Trong Word, sau khi tạo bảng em thực hiện lệnh Layout  Delete  Delete Row có tác dụng:
A. Chèn các dòng B. Chèn các cột C. Xóa các dòng D. Xóa các cột
Câu 36. Nút lệnh trên thanh công cụ dùng để:
A. Căn lề giữa cho đoạn văn bản B. Căn lề trái cho đoạn văn bản
C. Căn đều hai bên cho đoạn văn bản D. Căn lề phải cho đoạn văn bản

Câu 37. Nút lệnh trên thanh công cụ dùng để:


A. Căn lề giữa cho đoạn văn bản B. Căn lề trái cho đoạn văn bản
C. Căn đều hai bên cho đoạn văn bản D. Căn lề phải cho đoạn văn bản
Câu 38. Trong Word, để chèn thêm hàng phía trên hàng đang được chọn, em thực hiện lệnh:
A. Layout  Insert Above B. Layout  Insert Below
C. Layout  Insert Left D. Layout  Insert Right
Câu 39. Câu nào sau đây đúng khi nói về vai trò của mũi tên trong sơ đồ khối của thuật toán?
A. Hướng mũi tên cho thấy hướng đi của sơ đồ khối
B. Mũi tên được sử dụng để trang trí sơ đồ khối cho đẹp
C. Mũi tên được sử dụng chỉ để kết nối các hình khối trong sơ đồ khối
D. Hướng mũi tên cho thấy kết quả của sơ đồ khối
Câu 40. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là thuật toán?
A. Một bản nhạc hay.
B. Một bức tranh đầy màu sắc.
C. Một bản hướng dẫn về cách chiên trứng với các bước cần làm.
D. Một bài thơ lục bát.
Câu 41. Có mấy cách để mô tả thuật toán?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 42. Câu nào sau đây đúng khi nói về vai trò của mũi tên trong sơ đồ khối của thuật toán?
A. Hướng mũi tên cho thấy hướng đi của sơ đồ khối
B. Mũi tên được sử dụng để trang trí sơ đồ khối cho đẹp
C. Mũi tên được sử dụng chỉ để kết nối các hình khối trong sơ đồ khối
D. Hướng mũi tên cho thấy kết quả của sơ đồ khối
Câu 43. Sơ đồ khối là gì?
A. Một sơ đồ gồm các hình khối, đường có mũi tên chì hướng thực hiện theo từng bước của thuật toán.
B. Một ngôn ngữ lập trình.
C. Cách mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên.

4
D. Một biểu đồ hình cột.
Câu 44. Lợi thế của việc sử dụng sơ đồ khối so với sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để mô tả thuật toán là gì?
A. Sơ đồ khối tuân theo một tiêu chuẩn quốc tế nên con người dù ở bất kể quốc gia nào cũng có thể
hiểu.
B. Sơ đồ khối dễ vẽ.
C. Sơ đồ khối dễ thay đổi.
D. Vẽ sơ đồ khối không tốn thời gian.
Câu 45. Cấu trúc điều khiển có mấy loại?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 46. Sơ đồ khối là gì?
A. Một sơ đồ gồm các hình khối, đường có mũi tên chì hướng thực hiện theo từng bước của thuật toán.
B. Một ngôn ngữ lập trình.
C. Cách mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên.
D. Một biểu đồ hình cột.
Câu 47. Để biểu diễn điểm bắt đầu và điểm kết thúc, trong sơ đồ khối em sử dụng hình gì?
A. Hình elip B. Hình chữ nhật C. Hình bình hành D. Hình thoi.
Câu 48. Cấu trúc điều khiển gồm những loại nào?
A. Tuần tự, rẽ nhánh, lặp. B. Tuần tự, rẽ nhánh, gán.
C. Rẽ nhánh, lặp và gán. D. Tuần tự, lặp và gán.
Câu 49. Bạn Sơn xây dựng thuật toán cho nhân vật di chuyển trên sân khấu với quy luật như sau:
Nếu nhân vật gặp chướng ngại vật (chẳng hạn tảng đá), thì nhân vật sẽ đổi hướng trước khi tiếp tục di chuyển
về phía trước. Nếu nhân vật không gặp phải chướng ngại vật, thì nhân vật tiếp tục tiến về phía trước. Bạn Sơn
nên dùng loại cấu trúc điều khiển nào?
A. Cấu trúc tuần tự. B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
C. Cấu trúc lặp. D. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
Câu 50. Trong các sơ đồ khối sau, sơ đồ khối nào thể hiện cấu trúc lặp kiểm tra điều kiện?

B.
A.

C. D.

Câu 51. Cho sơ đồ khối Hình 19 sau

Sơ đồ khối thể hiện cấu trúc điều khiển nào?


A. Cấu trúc tuần tự. B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
C. Cấu trúc lặp. D. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
Câu 52. Câu: “Nếu hôm nay trời mưa, em sẽ không đi đá bóng được" thể hiện cấu trúc điều khiển nào?
A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ. B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.

5
C. Cấu trúc lặp. D. Cấu trúc tuần tự.
Câu 53. Câu: “Nếu bạn Hoa ốm phải nghỉ học, em sẽ chép bài giúp bạn" thể hiện cấu trúc điều khiển nào?
A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ. B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
C. Cấu trúc lặp. D. Cấu trúc tuần tự.
Câu 54. Bạn Hoàng xây dựng thuật toán cho nhân vật di chuyển trên sân khấu với quy luật như sau:
Nếu nhân vật gặp chướng ngại vật (chẳng hạn nhân vật khác), thì nhân vật sẽ chuyền bóng và đổi hướng trước
khi tiếp tục di chuyển về phía trước. Nếu nhân vật không gặp phải chướng ngại vật, thì nhân vật tiếp tục dẫn
bóng tiến về phía trước. Bạn Hoàng nên dùng loại cấu trúc điều khiển nào?
A. Cấu trúc tuần tự. B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
C. Cấu trúc lặp. D. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.

Câu 55. Cấu trúc điều khiển gồm những loại nào?
A. Tuần tự, rẽ nhánh, lặp.
B. Tuần tự, rẽ nhánh, gán.
C. Rẽ nhánh, lặp và gán.
D. Tuần tự, lặp và gán.
Câu 56. Cho sơ đồ khối sau:

Sơ đồ khối thể hiện cấu trúc điều khiển nào?


A. Cấu trúc tuần tự.
B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
C. Cấu trúc lặp.
D. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
Câu 58. Đoạn văn sau mô tả công việc rửa rau: “Em hãy cho rau vào chậu và xả nước ngập rau. Sau
đó em dùng tay đảo rau trong chậu. Cuối cùng em vớt rau ra rổ và đổ hết nước trong chậu đi."
Đoạn văn bản trên thể hiện cấu trúc điều khiển nào?
A. Cấu trúc tuần tự.
B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
C. Cấu trúc lặp.
D. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
Câu 59. Bạn Tuấn nghĩ về những công việc sẽ thực hiện khi chuẩn bị đi đá bóng. Bạn ấy viết một
thuật toán bằng cách ghi ra từng bước, từng bước một. Bước đầu tiên bạn ấy viết ra là: "Thay đồ". Em
hãy cho biết bước tiếp theo là gì?
A. Vào trận bóng.
B. Ăn uống.
C. Chạy xe đến sân.
D. Chạy xe về nhà
Câu 60. Bạn Long viết một thuật toán mô tả việc nấu cơm. Bạn ấy ghi các bước như sau:
(1) Cho lượng nước phù hợp.
(2) Vo gạo thật kĩ.
(3) Bỏ gạo vào nồi.
(4) Bật công tắc nấu cơm.
Em hãy sắp xếp lại các bước cho đúng thứ tự thực hiện.
Ta sắp xếp như sau:

6
A. (2) - (3) - (4) - (1)
B. (4) - (3) - (2) - (1)
C. (4) - (2) - (3) - (1)
D. (3) - (2) - (1) - (4)

You might also like