Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN - KHOA TCNH & QTKD


------  ------

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

SV: LÊ THỊ BÍCH THU


Mã SV: 4554010177
Lớp học phần: Sáng T3 (1-2)
Câu 1: Điều kiện niêm yết cổ phiếu tại HSX, HNX
Chỉ tiêu Sàn HSX Sàn HNX
Vốn điều lệ tại >= 120 tỷ đồng >= 30 tỷ đồng
thời điểm đăng (tính theo báo cáo kiểm toán) (tính theo báo cáo kiểm toán)

Số năm hoạt
động dưới hình >= 2 năm >= 1 năm
thức Công ty CP
Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở >= 5% >=5%
hữu (ROE) năm
gần nhất
Tình hình hoạt không có nợ quá hạn trên 01 Không có nợ quá hạn trên 01
động kinh doanh năm, không có lỗ lũy kế tính năm, không có lỗ luỹ kế tại thời
tới thời điểm đăng ký niêm điểm đăng ký niêm yết.
yết. Năm liền trước năm đăng ký
02 năm liền trước năm đăng niêm yết phải có lãi
ký niêm yết phải có lãi. Tuân thủ quy định của pháp
Tuân thủ quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài
luật về kế toán báo cáo tài chính
chính
Số lượng cổ đông >= 300 cổ đông (không phải >= 100 cổ đông (không phải cổ
cổ đông lớn) tối thiểu 20% cổ đông lớn) tối thiểu 15% cổ
phiếu có quyền biểu quyết phiếu có quyền biểu quyết
Công khai Công khai các khoản nợ đối
với các cổ đông cá nhân, tổ Không quy định
chức và cổ đông lớn của Công
ty
Cam kết nắm Các cổ đông cá nhân, tổ chức Các cổ đông cá nhân, tổ chức
giữu cổ phần và cổ đông lớn của Công ty và cổ đông lớn của Công ty
phải cam kết nắm giữ 100% phải cam kết nắm giữ 100% số
số cổ phiếu trong vòng 6 cổ phiếu trong vòng 6 tháng
tháng đầu và 50% số cổ phiếu đầu và 50% số cổ phiếu trong 6
trong 6 tháng tiếp theo (không tháng tiếp theo (không tính số
tính số cổ phiếu thuộc quyền cổ phiếu thuộc quyền sở hữu
sở hữu của Nhà nước) của Nhà nước)
Giao dịch trên tối thiểu từ 2 năm. Trừ trường tối thiểu 2 năm và được đại hội
sàn UPCOM hợp tổ chức đăng ký niêm yết đồng cổ đông thông qua việc
đã chào bán cổ phiếu ra công niêm yết. Trừ trường hợp tổ
chúng, doanh nghiệp cổ phần chức đăng ký niêm yết đã chào
hóa. bán cổ phiếu ra công chúng,
doanh nghiệp cổ phần hóa.
Hồ sơ đăng ký Đầy đủ, hợp lệ Đầy đủ, hợp lệ

Câu 2 : Cách đọc các thông tin trên bảng giá chứng khoán ?
 Hệ thống đồ thị chỉ số thị trường: giúp nhà đầu thư có góc nhìn tổng quan về
toàn bộ thị trường. Cả thị trường đang tăng hay giảm, khối lượng giao dịch, giá trị
giao dịch như thế nào.
- VN-Index: đây là chỉ số tập hợp tất cả CP giao dịch trên sàn HOSE
- VN30-Index: đây là chỉ số tập hợp 30 CP lớn nhất (thông thường được tính
theo vốn hóa thị trường) giao dịch trên sàn HOSE
- VNXAllshare: đây là chỉ số tổng hợp tất cả CP giao dịch trên cả 2 sàn HOSE
và HNX
- HNX-Index: đây là chỉ số tập hợp tất cả CP giao dịch trên sàn HNX
- HNX30-Index: chỉ số tập hợp 30 CP lớn nhất (thông thường được tính theo vốn
hóa thị trường) giao dịch trên sàn HNX
- UPCOM: đây là chỉ số tập hợp tất cả CP giao dịch trên sàn UPCOM
 Các cột trên bảng giá
- "Mã CK" (Mã chứng khoán): Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch
(được sắp xếp theo thứ tự từ A – Z).
- "TC" (Giá Tham chiếu - Màu vàng): Là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch
gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu được lấy làm
cơ sở để tính toán biên độ giao dịch của cổ phiếu trong phiên.Riêng sàn
UPCOM, Giá tham chiếu được tính bằng Giá bình quân của phiên giao dịch
gần nhất.
- "Trần" (Giá Trần – Màu tím): Là mức giá cao nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua
hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.
 Tại Sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu.
 Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng +10% so với Giá tham chiếu.
 Sàn UPCOM sẽ là mức tăng +15% so với Giá bình quân phiên giao dịch
liền trước.
- "Sàn" (Giá Sàn – Màu xanh lam): Mức giá thấp nhất mà bạn có thể đặt lệnh
mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.
 Tại Sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu.
 Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng +10% so với Giá tham chiếu.
 Sàn UPCOM sẽ là mức tăng +15% so với Giá bình quân phiên giao dịch
liền trước.
- "Tổng KL" (Tổng khối lượng): Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong
một phiên. Cột này cho biết được tính thanh khoản của cổ phiếu.
- "Bên mua": Khu vực này hiển thị ba mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt mua
cao nhất) và khối lượng đặt mua tương ứng.
o Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện tại và
khối lượng đặt mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 1 luôn được ưu tiên
thực hiện trước so với những lệnh đặt mua khác.
o Tượng tự, Cột “Giá 2” và “KL 2”: Lệnh đặt mua ở Giá 2 có độ ưu tiên
chỉ sau lệnh đặt mua ở mức Giá 1.
o Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh đặt mua có mức độ ưu tiên sau
lệnh đặt mua ở mức Giá 2.
- "Bên bán": Hiển thị ba mức giá chào bán tốt nhất (giá chào bán thấp nhất) và
khối lượng chào bán tương ứng.
o Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện tại và
khối lượng đặt mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 1 luôn được ưu tiên
thực hiện trước so với những lệnh đặt mua khác.
o Tượng tự, Cột “Giá 2” và “KL 2”: Lệnh đặt mua ở Giá 2 có độ ưu tiên
chỉ sau lệnh đặt mua ở mức Giá 1.
o Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh đặt mua có mức độ ưu tiên sau
lệnh đặt mua ở mức Giá 2.
- "Khớp lệnh": Khu vực này biểu thị mức giá khớp lệnh gần nhất của một cổ
phiếu, bao gồm giá khớp lệnh, khối lượng khớp lệnh và biên độ giá so với tham
chiếu. Là hệ thống cột bao gồm các cột “Giá”, “KL”, “+/-“.

 Cột “Giá”: Mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày
 Cột “KL” (Khối lượng khớp): Khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với
mức giá khớp
 Cột “+/-“ (Tăng/Giảm giá): là mức thay đổi giá sao với Giá tham chiếu
- "Giá” : Là hệ thống cột bao gồm các cột “Giá cao nhất”, “Giá thấp nhất” và
“Giá TB”
 Giá cao nhất: Mức giá khớp cao nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm
hiện tại.
 Giá thấp nhất: Mức giá khớp thấp nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm
hiện tại.
 Cho biết được giá cổ phiếu thay đổi như thế nào trong phiên giao dịch.
- "Dư mua / Dư bán":

 Tại phiên Khớp lệnh liên tục: Dư mua / Dư bán biểu thị khối lượng cổ
phiếu đang chờ khớp.
 Kết thúc ngày giao dịch: Cột “Dư mua / Dư bán” biểu thị khối lượng cổ
phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch
- "ĐTNN" (Đầu tư nước ngoài): Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà
đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch (gồm 2 cột Mua và Bán)

 Cột “Mua”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt mua.
 Cột “Bán”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt bán.
Câu 3 : Tìm hiểu hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ ?
Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ (TPDN) là hệ thống cơ sở
hạ tầng kỹ thuật, công nghệ do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) xây dựng
và vận hành nhằm mục đích thực hiện giao dịch mua bán trái phiếu doanh nghiệp
riêng lẻ đã được chào bán và phát hành theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm của hệ thống giao dịch TPDN:
- Tính minh bạch: Hệ thống công khai đầy đủ thông tin về doanh nghiệp phát
hành, trái phiếu, giao dịch mua bán, thanh toán... giúp nhà đầu tư dễ dàng tiếp
cận và đánh giá thông tin trước khi quyết định đầu tư
- Tính an toàn: Hệ thống được bảo mật theo các tiêu chuẩn cao, đảm bảo an toàn
cho giao dịch và thông tin của nhà đầu tư
- Tính hiệu quả: Hệ thống tự động hóa quy trình giao dịch, thanh toán, rút ngắn
thời gian và chi phí giao dịch cho nhà đầu tư
Vai trò:
 Hệ thống trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đi vào hoạt động sẽ giúp cho cơ quan
quản lý khâu quản lý và người dân, doanh nghiệp sẽ giám sát, nâng cao tính
công khai, minh bạch thị trường.
 Góp phần tạo ra nền tài chính đa dạng, hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn trung
và dài hạn để phát triển đất nước, nhằm giảm phụ thuộc quá nhiều vào kênh tín
dụng ngân hàng.
 Giúp tăng cường tính minh bạch, nâng cao thanh khoản, giúp cơ quan quản lý,
thành viên thị trường, công chúng đầu tư có thêm thông tin về thị trường trái
phiếu doanh nghiệp riêng lẻ từ sơ cấp đến thứ cấp. Đồng thời, nâng cao tính tự
chịu trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc mua bán trái phiếu.
 Hệ thống thanh toán chuyên biệt , tiên tiến đảm bảo khả năng vận hành thông
suốt an toàn toàn và bảo mật, thanh toán tức thời, thông tin mua bán trái phiếu
được cập nhật theo thời gian thực đến từng nhà đầu tư
Câu 4 : Hoạt động đấu thầu tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính Phủ tại Việt
Nam ?
Hoạt động đấu thầu tín phiếu kho bạc và trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam là
quá trình mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức để huy động vốn cho ngân sách
thông qua việc bán tín phiếu kho bạc và trái phiếu Chính Phủ cho các tổ chức tài chính
và các nhà đầu tư.
Được tổ chức thông qua các phiên đấu giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức
Đối tượng tham gia đấu thầu: các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức
tín dụng nước ngoài, và các tổ chức khác được NHNN chấp nhận.
Kết quả đấu thầu : được xác định dựa trên giá cả và khối lượng đặt thầu của
các tổ chức tín dụng tham gia. Khối lượng tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ
trúng thầu được phân bổ cho các tổ chức tín dụng trúng thầu theo tỷ lệ nghịch với giá
cả đặt thầu.
Lợi ích của hoạt động đấu thầu:
 Đối với nhà nước: Huy động được nguồn vốn cho ngân sách nhà nước một
cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí huy động vốn. và cũng là một phương tiện quan trọng
của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều tiết nguồn cung tiền và lãi suất trên thị
trường.
 Đối với các tổ chức tín dụng: Có thêm kênh đầu tư an toàn và sinh lời.
 Đối với nền kinh tế: Góp phần phát triển thị trường tài chính, tăng tính thanh
khoản cho thị trường.
Câu 5: Tìm hiểu hai sở giao dịch chứng khoán (Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh):
thời điểm thành lập, hình thức sở hữu, thành viên của sở giao dịch,…
Sở giao dịch chứng khoán Hà Sở giao dịch chứng khoán Tp.
Nội HCM
Tiền thân Trung tâm Giao dịch chứng khoán Trung tâm Giao dịch chứng
Hà Nội khoán Hồ Chí Minh
Thời điểm Ngày 24/06/2009, Sở GDCK Hà Chính thức khai trương hoạt
thành lập Nội chính thức ra mắt, hoạt động động vào 20/ 7/2000
Hình thức Hình thức sở hữu nhà nước Hình thức sở hữu nhà nước
sở hữu
Thành viên các công ty chứng khoán, các công các công ty chứng khoán, các
của sở giao ty niêm yết, nhà đầu tư cá nhân công ty niêm yết, nhà đầu tư cá
dịch trung tâm lưu ký chứng khoán nhân, trung tâm lưu ký chứng
Việt Nam khoán Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
các ngân hàng thương mại, chi các ngân hàng thương mại, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài được nhánh ngân hàng nước ngoài
ủy quyền thực hiện giao dịch bù được ủy quyền thực hiện giao
trừ chứng khoán. dịch bù trừ chứng khoán.

Câu 6 : Hoạt động của tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
Tìm hiểu về hoạt động đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán.
Hoạt động của tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam:
Đăng ký chứng khoán
Lưu ký chứng khoán
Bù trừ và thanh toán
Vay và cho vay chứng khoán
Tìm hiểu về hoạt động đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán.
Đăng ký chứng khoán: là việc Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt
Nam (VSDC) quản lý và ghi nhận các thông tin về tổ chức phát hành, chứng khoán
của tổ chức phát hành và người sở hữu chứng khoán trên hệ thống của VSDC.
Chứng khoán đăng ký bao gồm :
- Cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán
- Chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm, công cụ nợ của chính phủ, trái phiếu
được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và các loại trái
phiếu doanh nghiệp khác niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán
- Chứng khoán của công ty đại chúng và các loại chứng khoán phải đăng ký tại
VSDC theo quy định của pháp luật.
Toàn bộ chứng khoán đăng ký tại VSDC theo hình thức ghi sổ.
Các thông tin đăng ký bao gồm:
- Đăng ký thông tin về chứng khoán chẳng hạn như tên chứng khoán, loại chứng
khoán, mẫu mã chứng khoán, số lượng đang lưu hành...
- Đăng ký thông tin về người sở hữu chứng khoán chẳng hạn như tên, địa chỉ,
điện thoại liên lạc của người sở hữu, số lượng sở hữu...
Lưu ký chứng khoán: là hoạt động nhận ký gửi, bảo quản an toàn, chuyển giao và ghi
nhận sở hữu chứng khoán của khác hàng trên hệ thống tài khoản lưu ký chứng khoán
do Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) quản lý nhằm
đảm bảo các quyền và lợi ích liên quan đến chứng khoán của người sở hữu.
VSDC cung cấp các dịch vụ về lưu ký chứng khoán dưới đây cho khách hàng:
- Ký gửi chứng khoán
- Rút chứng khoán
- Chuyển khoản chứng khoán không qua giao dịch
- Phong tỏa và giải tỏa chứng khoán
Bù trừ và thanh toán:
Bù trừ chứng khoán là khâu tiếp theo sau giao dịch, thực hiện việc xử lý thông tin về
các giao dịch chứng khoán, tính toán lại nhằm xác định số tiền và chứng khoán ròng
cuối cùng mà các đối tác tham gia giao dịch phải có nghĩa vụ thanh toán sau khi giao
dịch được thực hiện.Là việc chuyển giao quyền sở hữu giữa những khách hàng có
hứng khoán đang được lưu ký tổng hợp tại tổ chức lưu ký
Thanh toán chứng khoán cũng là dịch vụ hỗ trợ sau giao dịch chứng khoán, là hoạt
động cuối cùng để hoàn tất các giao dịch chứng khoán, theo đó các bên tham gia giao
dịch sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình: bên phải trả chứng khoán thực hiện giao chứng
khoán, bên phải trả tiền thực hiện việc chuyển tiền, lần lượt trên cơ sở kết quả bù trừ
chứng khoán và tiền được đưa ra ở trên.
Chứng khoán cơ sở Chứng khoán phái sinh
Phương thức Thực hiện thanh toán theo - Đối với giao dịch hợp đồng tương
kết quả bù trừ đa phương với lai chỉ số: thực hiện thanh toán lãi
lỗ hàng ngày vào ngày T+1 và
thời gian thanh toán: thanh toán thực hiện hợp đồng vào
- T+1: giao dịch trái phiếu ngày thanh toán cuối cùng (ngày
công ty, TP Chính phủ làm việc liền sau ngày giao dịch
cuối cùng).
- T+0: giao dịch trái phiếu
- Đối với giao dịch hợp đồng tương
doanh nghiệp phát hành lai Trái phiếu Chính phủ: thực hiện
riêng lẻ thanh toán lãi lỗ hàng ngày vào
- T+2: giao dịch cổ phiếu, ngày T+1 và thanh toán thực hiện
hợp đồng theo hình thức chuyển
chứng chỉ quỹ, chứng giao vật chất vào ngày thanh toán
quyền cuối cùng (ngày làm việc thứ 3 sau
ngày giao dịch cuối cùng).
Nguyên tắc Thanh toán Chứng khoán: Giao dịch hợp đồng tương lai:
theo hình thức chuyển giao thanh toán tiền lãi lỗ vị thế của
ghi sổ thông qua hệ thống tài từng tài khoản và bù trừ theo từng
khoản lưu ký thành viên bù trừ
Thanh toán tiền: thông qua Giao dịch hợp đồng tương lai trái
hệ thống tài khoản của các phiếu Chính phủ: thanh toán
thành viên lưu ký mở tại tiền/chứng khoán của từng tài
Ngân hàng thanh toán. khoản và bù trừ theo từng thành
viên bù trừ
Câu 7 : Giao dịch đấu lệnh và giao dịch đấu giá ? Phân biệt khớp lệnh định kỳ và
liên tục ? Lấy ví dụ tại sở giao dịch Tp. Hồ Chính Minh ?’
Giao dịch đấu giá Giao dịch đấu lệnh
Các nhà tạo lập thị trường đưa ra Là hình thức giao dịch mà nhà đầu tư gửi lệnh
giá chào mua và giá chào bán cho mua hoặc bán cổ phiếu cho công ty chứng
một loại chứng khoáng nhất định.
Giá giao dịch là giá chào mua và khoán, sau đó công ty chứng khoán sẽ khớp
chào bán của những giá này lệnh với các lệnh mua bán khác trên thị
trường.Giá được xác định thông qua sự cạnh
tranh giữa các nhà đầu tư
Phụ thụộc vào các nhà tạo lập thị Được thực hiện thông qua hình thức khớp
trường qua việc lựa chọn những lệnh
chào giá thích hợp
Ưu: có tính thanh khoản và ổn định Ưu: có thể giao dịch tại mức giá tốt nhất do sự
cao canh tranh giữa các nhà đầu tư, tính minh
Nhược: bóp méo cơ chế xác lập giá
trên thị trường, tăng chi phí giao bạch cao
dịch, đòi hỏi kỹ năng đầu tư chuyên Nhược: giá dễ biến động khi có sự mất cân
nghiệp, tài chính mạnh đối giữa cung cầu, khả năng linh hoạt không
cao

Khớp lệnh định kỳ Khớp lệnh liên tục


Khái Là phương thức giao dịch được Là phương thức giao dịch được thực
niệm thực hiện trên cơ sở so khớp các hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua
lệnh mua và bán chứng khoán và bán chứng khoán ngay khi lệnh
tại một thời điểm xác định được nhập vào hệ thống
Nguyê Nguyên tắc ưu tiên Nguyên tắc xác định giá:
n tắc Ưu tiên về giá: Lệnh mua có Các lệnh có mức giá tốt nhất được ưu
mức giá cao hơn được ưu tiên tiên thực hiện trước
thực hiện trước; Lệnh bán có Nếu có nhiều lệnh cùng mức giá thì
mức giá thấp hơn được ưu tiên lệnh nào nhập vào hệ thống trước sẽ
thực hiện trước. được thực hiện trước
Ưu tiên về thời gian: Trường Nếu lệnh mua và lệnh bán cùng thoả
hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán mãn nhau về giá thì mức giá thực hiện
có cùng mức giá thì lệnh nhập sẽ là mức giá của
vào hệ thống giao dịch trước sẽ lệnh được nhập vào hệ thống trước.
được ưu tiên thực hiện trước. Lệnh giao dịch có thể được thực hiện
Nguyên tắc xác định giá: toàn bộ hoặc một phần theo bội số của
i. Là mức giá thực hiện đạt được đơn vị giao dịch.
khối lượng giao dịch lớn nhất;
ii. Nếu có nhiều mức giá thỏa
mãn mục (i) nêu trên thì mức
giá trùng hoặc gần với giá thực
hiện
của lần khớp lệnh gần nhất sẽ
được chọn

VD về khớp lệnh định kỳ


Trong phiên giao dịch khớp lệnh định kỳ mở cửa , có các lệnh sau đây của cổ phiếu
AB
(Giá tham chiếu là 50.000đ) được đặt vào hệ thống
Thời gian Nhà đầu tư Loại lệnh Khối lượng Giá
9:01 A M 100 ATO
9:02 B M 400 52.000
9:04 C M 300 50.000
9:05 D B 200 50.000
9:06 E B 700 49.500
9:07 F B 800 49.000
9:08 G B 400 ATO
Gía trần = 50.000 + 50.000*7%= 53.500
Giá sàn= 50.000 - 50.000*7%= 46.500
Nhà ĐT Cộng Mua Giá Bán Cộng Nhà ĐT Khớp
mua bán lệnh
A 100 100 ATO_m 0 1800 100
B 500 400 52.000 0 1800 500
C 800 300 50.000 200 1800 D 800
800 0 49.500 700 1600 E 800
800 0 49.000 500 900 F 800
800 0 ATO _b 400 400 G 400
Giá khớp lệnh : 50.000đ/CP
Khối lượng khớp lệnh: 800 CP
Khớp lệnh mua Khớp lệnh bán
NĐT Mua Giá mua NĐT Bán Giá bán
A 100 50.000 G 400 50.000
B 400 50.000 F 400 50.000
C 300 50.000 50.000
2 nhà đầu tư D, E đều không có giao dịch được thực hiện
VD khớp lệnh liên tục

Thời gian NĐT Lệnh mua Lệnh bán


Giá SL Giá SL
9:16 A 45 1000
9:17 B 46 2000
9:18 C 44 3000
9:19 D 45 4000
9:21 E 46 10000

Khớp lệnh:
Lệnh mua A khớp với lệnh bán D với KL 1000CP , giá 45.000đ/CP
Lệnh mua E khớp với lệnh bán D (vì lệnh mua vào sẽ sẽ ưu tiên kh ớp v ới l ệnh bán t ừ
dưới lên): KL 3000CP, giá 45.000đ/CP . Sau đó khớp với lệnh bán B với KL 2000 CP
, giá 46.000đ/Cp

Câu 8 : Tìm hiểu về các loại lệnh (lệnh thị trường, lệnh giới hạn, lệnh dừng, lệnh
giới hạn dừng, lệnh ATO, lệnh ATC). Tìm hiểu thứ tự ưu tiên về thực hiện lệnh ?
Lệnh thị trường (MP): là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh
bán chứng khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
 Chỉ được sử dụng trong phiên khớp lệnh liên tục
 Là loại lệnh không xác định giá tại thời điểm nhập lệnh
 Bị hủy ngay trên hệ thống nếu như không có lệnh đối ứng
 Giá của lệnh thị trường được xác định là mức giá tốt nhất của lệnh đối ứng sau
khi đã vào sổ lệnh.
Lệnh giới hạn (LO): là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác
định hoặc tốt hơn. Được phép nhập vào hệ thống giao dịch trong phiên khớp lệnh liên
tục và phiên khớp lệnh định kỳ. Có hiệu lực kể từ khi nhập vào hệ thống giao dịch cho
đến khi kết thúc ngày giao dịch hoặc đến khi lệnh bị hủy bỏ.
Lệnh dừng:
là loại lệnh điều kiện hay lệnh chờ, chỉ được thực hiện khi giá thị trường chạm đến
mức giá xác định (giá dừng). Ngay khi chạm đến giá dừng, lệnh dừng sẽ trở thành
lệnh thị trường. Giá được khớp sẽ có thể khác giá dừng, bằng hoặc cao hơn giá dừng
(với lệnh dừng mua; bằng hoặc thấp hơn giá dừng với lệnh dừng bán). Thường được
các nhà đầu tư sử dụng để bảo vệ lợi nhuận hoặc hạn chế sự thua lỗ.
Lệnh giới hạn dừng:
- kết hợp các đặc điểm của lệnh dừng và lệnh giới hạn.
- là một giao dịch có điều kiện trong khoảng thời gian nhất định dựa trên một
lệnh dừng, lệnh này sẽ chỉ được thực hiện khi đạt đến mức giá giới hạn đã định
trước.
- Khi giá thị trường đạt tới hoặc vượt qua mức giá dừng, lệnh giới hạn dừng sẽ
trở thành lệnh giới hạn mua hoặc bán tại mức giá giới hạn hoặc mức giá tốt
hơn.
Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (ATO) :là lệnh đặt mua
hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa và chỉ có hiệu lực trong đợt khớp lệnh
định kỳ xác định giá mở cửa.
Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.
Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác
định giá mở cửa và sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh
không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.
Lệnh ATC:là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa và chỉ có
hiệu lực trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.
Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.
Lệnh ATC được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác
định giá đóng cửa và sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá đóng cửa nếu
lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.
 Thứ tự ưu tiên về thực hiện lệnh
- Ưu tiên về giá: các lệnh có giá tốt nhất (chào mua cao nhất và chào bán thấp
nhất) được ưu tiên thực hiện trước
- Ưu tiên về thời gian: các lệnh đưa ra cùng mức giá, lệnh nào đưa ra trước được
thực hiện trước
- Ưu tiên về khối lượng: các lệnh đưa ra cùng mức giá và thời gian thì sẽ xét đến
khối lượng. Lệnh nào có khối lượng lớn hơn xẽ được thực hiện trước
Câu 9 : Thời gian giao dịch trong ngày đối với sở giao dịch Hà nội và Tp. Hồ Chí
Minh ?
 Sở giao dịch Hà Nội:

Giờ giao dịch Phương thức giao dịch


Phiên sáng 9h00 – 11h30 Khớp lệnh liên tục
Nghỉ trưa 11h30- 13h00
13h00- 14h30 Khớp lệnh liên tục
Phiên chiều 14h30 đến 14h45 Khớp lệnh định kỳ
Đúng 14h45 Khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa

Giao dịch thỏa thuận: Từ 9h00 đến 15h00 (thời gian nghỉ giữa giờ từ 11h30 đến
13h00) cả cổ phiếu và trái phiếu (không cho phép giao dịch thỏa thuận cổ phiếu,
chứng chỉ quỹ trong ngày giao dịch đầu tiên).

 Sở giao dịch Hồ Chí Minh:

Giờ giao dịch Phương thức giao dịch


9h00 - 9h15 Nhận lệnh phiên ATO
Phiên sáng Đúng 9h15 Khớp lệnh phiên ATO
9h15 - 11h30 Khớp lệnh liên tục
Nghỉ trưa 11h30- 13h00
13h00- 14h30 Khớp lệnh liên tục
Phiên chiều 14h30 - 14h45 Nhận lệnh phiên ATC
Đúng 14h45 Khớp lệnh phiên ATC
Giao dịch thỏa thuận: Từ 9h00 đến 15h00 (thời gian nghỉ giữa giờ từ 11h30 đến
13h00) đối với cổ phiếu và trái phiếu (không cho phép giao dịch thỏa thuận cổ phiếu,
chứng chỉ quỹ trong ngày giao dịch đầu tiên)
Câu 10 : Tìm hiểu giao dịch ký quỹ ? Tài khoản giao dịch ?
 Giao dịch ký quỹ (margin): là giao dịch mua chứng khoán có sử dụng tiền vay
của công ty chứng khoán, tức là nhà đầu tư sẽ vay tiền từ công ty chứng khoán để mua
cổ phiếu. Trong đó chứng khoán có được từ giao dịch này và các chứng khoán khác
được giao dịch ký quỹ của nhà đầu tư được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản
vay trên.
Về bản chất, các nhà đầu tư sử dụng giao dịch ký quỹ như một đòn bẩy tài chính. Một
khi dự đoán của họ tăng như mức kỳ vọng, mức lợi nhuận mà họ nhận được là rất
lớn.
Chứng khoán được giao dịch ký quỹ là cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch, chứng
chỉ quỹ niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán và đáp ứng các tiêu chí cơ bản
sau:
- Thời gian niêm yết, đăng ký giao dịch;
- Quy mô vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành;
- Tính thanh khoản và biến động giá (nếu có);
- Minh bạch thông tin và các tiêu chí khác theo quy chế của Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước.
Điều kiện thực hiện giao dịch ký quỹ:
 Nhà đầu tư trước khi thực hiện giao dịch ký quỹ phải ký hợp đồng giao dịch ký
quỹ với công ty chứng khoán.
 Nhà đầu tư nước ngoài không được thực hiện giao dịch ký quỹ.
 Tại mỗi công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng
khoán, nhà đầu tư chỉ được mở 01 tài khoản giao dịch ký quỹ.
 Nhà đầu tư có nghĩa vụ đảm bảo tỷ lệ ký quỹ ban đầu, tỷ lệ ký quỹ duy trì theo
hợp đồng đã ký với công ty chứng khoán.
 Công ty chứng khoán không còn đáp ứng điều kiện được cung cấp dịch vụ cho
khách hàng vay tiền mua chứng khoán phải ngừng ngay việc ký mới, gia hạn
hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ, ngừng cho vay vốn để thực hiện giao
dịch ký quỹ và báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong
vòng 48 giờ kể từ khi xảy ra sự kiện trên.
Tài khoản giao dịch: là một loại tài khoản mà nhà đầu tư sử dụng để thực hiện các
giao dịch mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Tài khoản này được mở
tại một ngân hàng hoặc một công ty chứng khoán và nó giúp người dùng tiếp cận và
tham gia vào hoạt động mua bán chứng khoán.
Theo tính chất giao dịch bao gồm:
- Tài khoản lưu ký: hầu hết tài khoản của khách hàng đều là tài khoản lưu ký,
khách hàng mua và bán chứng khoán thông qua tài khoản này trên cơ sở
giao ngay.
- Tài khoản tư vấn: nhà đầu tư uỷ quyền cho chuyên gia đầu tư thực hiện các
giao dịch chứng khoán theo những điều kiện trong hợp đồng
- Tài khoản ký quỹ: là tài khoản mà nhà đầu tư có thể vay tiền hoặc chứng
khoán để phục vụ cho hoạt động đồng tư của mình.
- Tài khoản uỷ thác: là tài khoản mà khách hàng uỷ thác cho nhà môi giới
quyền mua và bán chứng khoán mà không cần thông báo hoặc có sự đồng ý
của khách hàng.
Theo khía cạnh sở hữu bao gồm:
- Tài khoản cá nhân: là tài khoản được mở bởi các nhà đầu tư cá nhân để tham
gia giao dịch chứng khoán trên sàn giao dịch.
- Tài khoản tham dự: là tài khoản được sử dụng để tham gia các phiên đấu giá,
phát hành cổ phiếu mới hoặc các sự kiện giao dịch cụ thể khác.
- Tài khoản liên kết: là tài khoản được liên kết với tài khoản ngân hàng của nhà
đầu tư để thuận tiện cho việc chuyển tiền, thanh toán, rút tiền từ giao dịch
chứng khoán.
- Tài khoản công ty: là tài khoản được mở bởi các tổ chức, doanh nghiệp để
tham gia giao dịch chứng khoán, có thể là để đầu tư dự trữ, hoặc thực hiện các
chiến lược tài chính khác.
Câu 11 : Quy định về vốn pháp định của từng nghiệp vụ công ty chứng khoán ?
 Vốn tối thiểu là 25 tỷ đồng đối với nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
 Vốn tối thiểu là 50 tỷ đồng đối với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
 Vốn tối thiểu là 165 tỷ đồng đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng
khoán.
 Vốn tối thiểu là 10 tỷ đồng đối với nghiệp tư vấn đầu tư chứng khoán.
Câu 12: Cổ phiếu quĩ? Vì sao công ty lại mua lại cổ phiếu mà công ty đã phát
hành trước đây? Các qui định hiện hành về giao dịch cổ phiếu quĩ
Cổ phiếu quỹ: Cổ phiếu quỹ là số cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành và được
chính công ty phát hành đó mua lại bằng nguồn vốn hợp pháp và không được tính vào
số lượng đang lưu hành.
Công ty lại mua lại cổ phiếu mà công ty đã phát hành trước đây vì
- Kích cầu tăng giá cổ phiếu khi giá cổ phiếu xuống thấp. Việc tổ chức phát hành
mua lại cổ phiếu của chính công ty có thể tác động tới thị trường, khiến thanh
khoản sôi động hơn, hạn chế tốc độ giảm giá cổ phiếu hoặc thậm chí giúp cổ
phiếu tăng giá trở lại.
- Công ty muốn cải thiện các chỉ số tài chính. Khi mua lại cổ phiếu đã phát hành,
số lượng cổ phiếu lưu hành ngoài thị trường sẽ giảm xuống, một số chỉ tiêu tài
chính sẽ tăng lên gián tiếp như ROE ,EPS …
- Công ty kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ tăng và xem đây là một khoản đầu tư hoặc giữ
lại làm cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên.
Các qui định hiện hành về giao dịch cổ phiếu quĩ
 Công ty đại chúng được mua lại cổ phiếu của chính mình làm cổ phiếu quỹ:
- Phải thông qua đại hội đồng cổ đông để giảm vốn điều lệ
- Có đủ nguồn vốn để mua lại cổ phiếu
- Công ty có chứng khoán được chỉ định thực hiện giao dịch
- Đáp ứng quy định của pháp luật trong trường hợp kinh doanh có điều kiện
 Các trường hợp được miễn trừ:
- Mua lại cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông
- Mua lại cổ phiếu của người lao động
- Công ty chứng khoán mua lại cổ phiếu của chính mình để sửa lỗi giao dịch
hoặc mua lại cổ phiếu lô lẻ.
 Các trường hợp công không được mua lại cổ phiếu của chính mình:
- Đang có nợ phải trả quá hạn
- Đang trong quá trình chào bán, phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn
- Cổ phiếu của công ty đang là đối tượng chào mua công khai
- Đã thực hiện việc mua lại cổ phiếu của chính mình trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày
báo cáo kết quả mua lại hoặc vừa kết thúc đợt chào bán
Câu 13: Giao dịch ký quĩ là gì? Mục đích đối với nhà đầu tư khi giao dịch ký quĩ.
Ví dụ minh hoạ
Giao dịch ký quỹ (Margin Trading) là hoạt động mua bán chứng khoán mà nhà đầu
tư sử dụng vốn vay từ các công ty môi giới chứng khoán để tăng khả năng đầu tư của
mình. Trong giao dịch này, nhà đầu tư có thể mua chứng khoán vượt quá số tiền mà
họ có thông qua việc vay vốn từ công ty môi giới. Tuy nhiên, việc này cũng đi kèm
với rủi ro cao hơn do tính chất đòn bẩy của vốn vay.
Mục đích : tận dụng cơ hội để tăng lợi nhuận từ giao dịch chứng khoán thông qua việc
sử dụng vốn vay. Điều này có thể giúp họ tăng khả năng sinh lời khi thị trường tăng,
tuy nhiên cũng có thể tăng rủi ro khi thị trường giảm.
Ví dụ minh họa:
Giả sử nhà đầu tư A có 100 triệu đồng và muốn mua 10.000 cổ phiếu XYZ đang có
giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
 Trường hợp không giao dịch ký quỹ: Nhà đầu tư A có thể mua 10.000 cổ phiếu
XYZ với số tiền 100 triệu đồng. Khi giá cổ phiếu XYZ tăng lên 12.000 đồng/cổ
phiếu, nhà đầu tư A sẽ kiếm được lợi nhuận 20 triệu đồng (2.000đ/CP x 10.000
cổ phiếu).
 Trường hợp giao dịch ký quỹ: Nhà đầu tư A có thể vay 50 triệu đồng từ công ty
chứng khoán để mua thêm 5.000 cổ phiếu XYZ (tổng cộng 15.000 cổ phiếu).
Khi giá cổ phiếu XYZ tăng lên 12.000 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư A sẽ kiếm
được lợi nhuận 30 triệu đồng (2.000đ/CP x 15.000 cổ phiếu).
Câu 14: Bán khống là gì? Theo qui định hiện nay thì tại Việt Nam nhà đầu tư có
được phép thực hiện hành vi bán khống cổ phiếu hay không? Vì sao?
Bán khống: là một hoạt động giao dịch mà nhà đầu tư bán cổ phiếu mà họ không sở
hữu, với hy vọng sẽ mua lại cổ phiếu đó sau đó với giá thấp hơn để thu lợi nhuận từ sự
giảm giá của cổ phiếu đó. Sau đó, nhà đầu tư mua lại cổ phiếu trên thị trường để trả lại
cho công ty chứng khoán.
Theo qui định hiện nay thì tại Việt Nam nhà đầu tư không được phép thực hiện
hành vi bán khống cổ phiếu vì: Cấm bán khống cổ phiếu giúp ngăn chặn các hành vi
đầu cơ quá mức, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư khác và ngăn chặn các hoạt
động giao dịch có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của thị trường chứng khoán.
Câu 15: Đặc điểm của Thị trường phi tập trung ? Phân biệt sự khác nhau giữa
thị trường tập trung và phi tập trung. Tìm hiểu về hoạt động của sàn giao dịch
Upcom tại VN
Đặc điểm của Thị trường phi tập trung:
 Hình thức tổ chức: Thị trường OTC được tổ chức theo hình thức phi tập trung,
không có địa điểm giao dịch mang tính tập trung giữa bên mua và bán. Thị
trường sẽ diễn ra tại các địa điểm giao dịch của các ngân hàng, công ty chứng
khoán và các địa điểm thuận tiện cho người mua và người bán
 Chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC bao gồm 2 loại:
- Thứ nhất, chiếm phần lớn là các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết
trên Sở giao dịch song đáp ứng các điều kiện về tính thanh khoản và yêu
cầu tài chính tối thiểu của thị trường OTC, trong đó chủ yếu là các chứng
khoán của các công ty vừa và nhỏ, công ty công nghệ cao và có tiềm năng
phát triển.
- Thứ hai là các loại chứng khoán đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán.
Như vậy, chứng khoán niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC rất đa
dạng và có độ rủi ro cao hơn so với các chứng khoán niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khoán.
 Cơ chế lập giá trên thị trường OTC chủ yếu được thực hiện thông qua phương
thức thương lượng và thỏa thuận song phương giữa bên mua và bên bán. Giá
chứng khoán được hình thành qua thương lượng và thỏa thuận riêng biệt nên sẽ
phụ thuộc vào từng nhà kinh doanh đối tác trong giao dịch và như vậy sẽ có
nhiều mức giá khác nhau đối với một chứng khoán tại một thời điểm.
 Thị trường có sự tham gia và vận hành của các nhà tạo lập thị trường đó là
công ty giao dịch – môi giới. Các công ty này hoạt động dưới 2 hình thức:
- Mua bán chứng khoán cho chính bản thân mình
- Làm môi giới đại lý chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng
Có sự tham gia và vận hành của các nhà tạo lập thị trường cho một loại chứng
khoán
 Thường sử dụng mạng máy tính diện rộng liên kết tất cả các đối tượng tham
gia thị trường.
 Cơ thế thanh toán linh hoạt và đa dạng, thời hạn thanh toán không cố định như
trên thị trường tập trung mà rất đa dạng
 Quản lý thị trường: tổ chức và quản lý thị trường thường theo 2 cấp : cấp Nhà
nước và cấp tự quản.
Sự khác nhau:
Thị trường tập trung Thị trường phi tập trung
Địa điểm Có trung tâm giao dịch cụ thể, Không cố định, không cụ thể,
cố định, có thể sử dụng mạng thường giao dịch trên mạng máy
máy tính hoặc không tính.
Cơ chế Thông qua đấu giá công khai, Các giao dịch được thực hiện theo
giao dịch tập trung. cơ chế thỏa thuận, thương lượng
Giá chứng Tại một thời điểm chỉ có một Tại một thời điểm có thể có nhiều
khoán giá nhất định giá
Tính thanh Cao Thấp
khoản
Phân loại Rủi ro thấp Rủi ro cao
chứng Bao gồm 2 loại chứng khoán: Các chứng khoán phải đảm bảo
khoán Chứng khoán niêm yết trên những tiêu chuẩn niêm yết nhất
Sở giao dịch và chứng khoán định
chưa đủ điều kiện niêm yết
song đáp ứng yêu cầu của cơ
quan quản lý thị trường
Nhà tạo lập Một chứng khoán có một nhà Một chứng khoán có nhiều nhà
thị trường tạo lập là các chuyên gia tạo lập
chứng khoán
Cơ chế Bù trừ đa phương thống nhất Linh hoạt và đa dạng
thanh toán
Cơ quan Hiệp hội các nhà kinh doanh Sở giao dịch chứng khoán
quản lý chứng khoán, Sở giao dịch
Hoạt động của sàn giao dịch Upcom tại VN
Sàn Upcom (UpCom - Unlisted Public Company Market) thành lập vào năm
2009 và là sàn giao dịch chứng khoán của chưa được niêm yết. Sàn chứng khoán
Upcom được tổ chức bởi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Hàng hóa được giao dịch trên sàn Upcom hiện nay bao gồm cổ phiếu, trái
phiếu chuyển đổi được phát hành bởi các công ty đại chúng chưa niêm yết trên Sở
giao dịch chứng khoán.
Hầu hết các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Upcom là những công ty
chưa đủ điều kiện niêm yết trên sàn HOSE và HNX. Do đó sàn Upcom được coi như
trạm trung chuyển của các loại cổ phiếu trước khi được niêm yết trên sàn HOSE và
HNX. Đồng thời sàn Upcom cũng tạo cho các cổ phiếu thuận lợi hơn để được niêm
yết trên HOSE hay HNX sau này.
Hình thức giao dịch:
- Hình thức thỏa thuận điện tử: Ở hình thức này thì trước tiên bên đại diện giao
dịch sẽ tiến hành nhập lệnh cùng các điều kiện đã xác định sau đó lựa chọn
lệnh đối ứng phù hợp đáp ứng mục đích thực hiện giao dịch.
- Hình thức thỏa thuận thông thường: Ở hình thức này thì bên mua và bên bán sẽ
tự thỏa thuận về giá và khối lượng với nhau trước, sau đó công ty chứng khoán
sẽ thực hiện nhập kết quả giao dịch lên hệ thống.
Thời gian giao dịch:
Phiên Phương thức giao dịch Giờ giao dịch

Phiên sáng Khớp lệnh liên tục 9h00 – 11h30

Giao dịch thỏa thuận 9h00 – 11h30

Nghỉ giao dịch 11h30 – 13h00

Phiên chiều Khớp lệnh liên tục 13h00 – 15h00

Giao dịch thỏa thuận 13h00 – 15h00

Các loại lệnh giao dịch


a. Lệnh giao dịch khớp lệnh
– Lệnh giao dịch theo phương thức khớp lệnh liên tục là lệnh giới hạn.
– Lệnh giới hạn có hiệu lực kể từ khi nhập vào hệ thống UPCOM cho đến khi kết thúc
ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
– Nguyên tắc khớp lệnh và xác định giá khớp lệnh:
* Ưu tiên về giá:
Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước;
Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
* Ưu tiên về thời gian:
Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống
UPCOM trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
Giá thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục là giá của lệnh đối ứng đang chờ
trên sổ lệnh.
b. Lệnh giao dịch thỏa thuận
– Lệnh chào giao dịch thỏa thuận có thể gửi đến một đối tác hoặc toàn bộ thị trường
theo yêu cầu của nhà đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư không yêu cầu cụ thể, lệnh chào
giao dịch thỏa thuận được gửi đến toàn bộ thị trường.
– Lệnh giao dịch theo phương thức thỏa thuận được thực hiện theo nguyên tắc bên bán
nhập lệnh giao dịch vào hệ thống và bên mua xác nhận.
Đơn vị giao dịch
- Đối với giao dịch khớp lệnh theo lô chẵn, đơn vị giao dịch là 100 cổ phiếu/ trái
phiếu.
- Đối với giao dịch khớp lệnh hoặc thỏa thuận theo lô lẻ, đơn vị giao dịch là từ 1-
99 cổ phiếu/ trái phiếu.
- Đối với giao dịch thỏa thuận không có quy định về đơn vị giao dịch.
- Giao dịch theo lô lẻ và giao dịch thỏa thuận sẽ không được thực hiện vào ngày
đầu tiên giao dịch cổ phiếu mới niêm yết hoặc cổ phiếu mới trở lại sau 25 ngày
tạm ngừng giao dịch. Chỉ khi xác lập được giá tham chiếu từ kết quả của
phương thức khớp lệnh liên tục thì giao dịch lô lẻ và giao dịch thỏa thuận mới
được phép thực hiện.
- Trường hợp giao dịch theo lô lẻ khá hiếm xảy ra, chỉ khi loại cổ phiếu đó hiếm
trên thị trường thì nhà đầu tư mới giao dịch mua cổ phiếu đó với số lượng nhỏ.
Do đó, việc giao dịch lô lẻ có tính thanh khoản rất thấp.
Biên độ giao động giá tại sàn Upcom
- Đối với cổ phiếu: biên độ giao động giá là cộng trừ 15%
- Đối với cổ phiếu mới niêm yết và cổ phiếu giao dịch trở lại sau 25 ngày ngưng
giao dịch thì ngày giao dịch đầu tiên giao dịch trở lại của các cổ phiếu này sẽ
được áp dụng biên độ giao động giá là cộng trừ 40% so với mức giá tham
chiếu.
- Đối với trái phiếu: không có quy định về biên độ giao động giá đối với trái
phiếu. Giá giao dịch trái phiếu sẽ được xác định bởi thị trường cung và cầu.

You might also like