Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Câu 1

a. Biến đổi khí hậu tác động như thế nào đến khí hậu nước ta?
b. Em hãy lấy 2 ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Câu 2
a. Em hãy chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về thành phần loài và nguồn gen
di truyền.
b. Theo em tại sao chống thoái hóa đất là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay?
Câu 3
a. Phân tích những hạn chế của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp.
b. Nêu một số giải pháp được sử dụng để chống thoái hóa đất.
Câu 4
a. Chứng minh tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.
b. Hãy nêu một số hành động cụ thể em có thể làm để ứng phó với biến đổi khí
hậu.
Câu 5. Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là:
A. Phù sa. B. Feralit.
C. Mùn núi cao. D. Đất xám.
Câu 6. Loại đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở vùng nào?
A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. B. Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên, Trung Du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 7: Đất mùn núi cao phân bố ở các vùng núi có độ cao khoảng?
A. Dưới 1000m. B. Trên 2000m.
C. Từ 1600m – 1700m. D. Trên 3000m.
Câu 8. Quá trình feralit là quá trình hình thành:
A. Nước. B. Đất. C. Sinh vật. D. Khí hậu
Câu 9. Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là:
A. Đá mẹ B. Khí hậu C. Sinh vật D. Địa hình
Câu 10: Nước ta có mấy nhóm đất chính?
A. 1 nhóm. B. 2 nhóm.
C. 3 nhóm. C. 4 nhóm
Câu 11: Đặc điểm chính của nhóm đất phù sa là:
A. Đất giàu mùn, tầng đất mỏng.
B. Chứa nhiều oxit sắt và oxit nhôm tạo nên màu đỏ vàng.
C. Đất chua, nghèo các chất badơ và mùn.
D. Có độ phì cao, rất giàu dinh dưỡng.
Câu 12: Đất phù sa thích hợp canh tác:
A. Các cây công nghiệp lâu năm. B. Trồng rừng.
C. Lúa, hoa màu, cây ăn quả D. Khó khăn cho canh tác.
-----Hết-----

You might also like