Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

LỜI NÓI ĐẦU

Sau một thời gian tự tìm hiểu và chia sẻ về tranh biện,


tôi quyết định biên soạn một tài liệu nhằm phục vụ công
tác giảng dạy và phổ biến tranh biện cho cộng đồng.

Phiên bản đầu tiên của tài liệu này được tôi biên soạn
dựa trên các cách hiểu của cá nhân tôi về lĩnh vực này
có sự tham khảo nhất định của một số tài liệu khác, đặc
biệt là các tài liệu của nhóm Y2D và Fgroup.

Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu một cách bài bản hơn các tài
liệu quốc tế trong các phiên bản sau của tài liệu này.

18/6/2013
Hoàng Đức Minh
PHẦN 1: TRANH BIỆN LÀ GÌ?

Tôi thường không đưa ra một định nghĩa cụ thể cho khái
niệm “Tranh biện” mà thường so sánh nó với các hình
thức tương tự nhằm phân biệt. Hãy thử xem bảng sau:

KHÁI NIỆM MÔ TẢ
Thuyết phục người nghe nhằm thay đổi
Hùng biện
một hành vi hoặc nhận thức
Thống nhất một giải pháp hoặc một nhận
Thảo luận
thức chung về vấn đề
Thuyết phục đối phương chấp nhận quyền
Đàm phán lợi mà mình đề nghị và đổi lại các lợi ích
mà mình mong muốn
Phân tích các thông tin và đưa ra lập luận
Tranh luận
để tìm xem cái gì là đúng
Đưa ra các lập luận để thuyết phục rằng
Tranh biện
một điều là đúng hơn

Chúng ta có thể lấy một ví dụ về chủ đề “Giao thông” để


minh họa cho sự khác biệt này.

Hùng biện:
Bộ trưởng Đinh La Thăng có thể có một bài phát biểu về
các giải pháp của ông nhằm giảm ách tắc giao thông ở
Hà Nội. Trong bài phát biểu này ông có thể sử dụng các
biện pháp như giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể, những lời
hứa, cam đoạn. Ông có thể kêu gọi sự đồng cảm của
người dân, chỉ ra rằng ông đã bắt nhân viên không được
chơi golf như một tấm gương. Tất cả điều này đều
nhằm mục đích làm cho người nghe cảm thấy tin tưởng
vào ông và giải pháp của ông, và điều rõ ràng nhất là bài
hùng biện này chỉ là một chiều từ phía ông

Thảo luận
Một cuộc họp giữa các nhà chính sách và các chuyên gia
về giao thông nhằm đưa ra một bộ giải pháp cho vấn đề
giao thông được gọi là một thảo luận. Trong cuộc họp
này các bên lần lượt thống nhất về vấn đề cần giải
quyết, đưa ra các giải pháp khác nhau, phân tích ưu
nhược của các giải pháp, đưa ra các chỉnh sửa hoặc phối
hợp các giải pháp khác nhau để đưa ra một bộ giải pháp
chung.

Đàm phán
Một cuộc đàm phán có thể được diễn ra giữa chính
quyền địa phương và người dân nhằm thống nhất
phương án đền bù giải tỏa mặt bằng. Trong cuộc đàm
phán này, mục tiêu của chính quyền là có thể giải tỏa
được đất của người dân để xây dựng đường xá, còn
mục tiêu của người dân là làm sao lấy được mức đền bù
thỏa đáng nhất. Các bên sẽ phải đưa ra các lập luận và
cả các nhượng bộ về quyền lợi nhằm đạt được mục tiêu
của mình.

Tranh luận
Một cuộc tranh luận có thể diễn ra giữa các chuyên gia
về giao thông nhằm tìm ra chính xác các nguyên nhân
gây ra tắc đường ở Hà Nội. Đặc điểm nổi bật của cuộc
tranh luận này là các lập luận được dựa trên cơ sở phân
tích logic với các bằng chứng khách quan. Khác với cuộc
thảo luận ở phía trên - nơi mà kết quả có thể là một bộ
giải pháp mang tính “trung hòa” và “dung hợp” giữa các
ý kiến khi mà khó có thể có một phương án nào được
chứng minh là chính xác tuyệt đối, cuộc tranh luận của
các chuyên gia này nhằm tìm ra nguyên nhân “thực sự”
của vấn đề ách tắc giao thông.

Tranh biện
Một cuộc tranh biện sẽ diễn ra khi có một nhóm người
phản đối nhóm giải pháp được đưa ra trong cuộc thảo
luận ở phía trên. Trong trường hợp này các bên đưa ra
lý lẽ để ủng hộ hoặc phản bác nhóm giải pháp này, và
kết quả của cuộc tranh luận này là người ta có phê
duyệt chúng hay không.

Thực tế thì cũng không phải rất dễ dàng để có thể phân


biệt giữa các hình thức này, đặc biệt là giữa tranh luận,
thảo luận và tranh biện. Ta có thể dễ dàng phân biệt
hùng biện ở một đặc điểm nổi bật rằng đây chỉ là hình
thức trao đổi một chiều trong khi điểm nổi bật của đàm
phán là các bên đưa ra và trao đổi những điều kiện cho
nhau nhằm thu được các cam kết về lợi ích cho bản
thân họ.

Đối với thảo luận, các phương án hoặc kết luận có thể
không được đưa ra ngay từ đầu mà là kết quả của một
quá trình trao đổi và phân tích, thêm vào đó, ngay cả khi
có các phương án được đưa ra từ đầu thì có thể kết quả
sẽ là một phương án “mới” được xây dựng dựa trên các
phương án ban đầu. Phương án này có thể không phải
là một phương án chính xác tuyệt đối, mà là kết quả của
sự đồng thuận giữa các bên tham gia.

Trong tranh luận, mục tiêu của các bên là “tìm ra cái gì
đúng”. Điều này có nghĩa là có thể chẳng có ai nói đúng
cả nếu các bên đưa ra được lập luận chứng minh là
khẳng định kia không đủ chính xác. Kết luận của tranh
luận cũng có thể là một khẳng định mới dựa trên các
thông tin và lập luận đưa ra trong quá trình tranh luận,
tuy nhiên kết luận này chủ yếu không dựa trên sự đồng
thuận(hay nên hiểu theo nghĩa là sự thỏa hiệp), mà là
bởi tính thuyết phục của chính các lập luận.

Mục tiêu chính của tranh biện là nhằm hỗ trợ việc ra


quyết định. Nó không hẳn là phải “tìm ra cái đúng” như
trong tranh luận, cũng sẽ không “tìm ra một phương án
chung” như trong thảo luận. Tranh biện xảy ra khi bạn
có một khẳng định, một giả thiết, một phương án … và
có các ý kiến ủng hộ và phản đối xoay quanh những
khẳng định, giả thiết, phương án này. Chiến thắng của
một bên trong tranh biện không có nghĩa rằng quan
điểm của họ là chính xác tuyệt đối, mà đó chỉ thể hiện
ưu thế của các lập luận trong cuộc tranh biện đó mà
thôi.

Một điều rõ ràng trong một cuộc tranh biện, là bên ủng
hộ không cần thiết phải chứng minh quan điểm mà họ
ủng hộ là đúng, họ chỉ cần đưa ra các lập luận để thuyết
phục người nghe rằng quan điểm đó có tính hợp lý hơn
quan điểm đưa ra bởi phe phản đối.

Karl Popper, cha đẻ của môn khoa học tranh biện đã nói
rằng: “Tôi tin rằng có chân lý tồn tại, nhưng tôi không
tin rằng ai đó có thể nói ra được chân lý”. Ông cho rằng
mọi quan điểm đều có thể bị phản biện bởi các quan
điểm đối lập, và vì thế tranh biện được ông đưa ra như
một phương pháp nhằm giúp con người ta tiến gần hơn
đến chân lý.

Thực tế, phương pháp tìm đến chân lý của tranh biện
được xây dựng trên nguyên tắc phủ định giả thiết, một
phương pháp cũng thường xuyên được áp dụng trong
khoa học. Một giả thiết được đưa ra, sau đó một bên
bảo vệ và một bên ủng hộ giả thiết này. Giả thiết đó
được chấp nhận cho đến khi nó được chứng minh là sai.
Ví dụ như thuyết vạn vật hấp dẫn của Newton, vẫn
được chấp nhận là hợp lý cho đến khi có những lời giải
thích hợp lý hơn đến từ thuyết tương đối của Einstein.
Vì thế, cá nhân tôi đưa ra một định nghĩa về tranh biện
như sau:

“Tranh biện là một hình thức tương tác giữa hai bên
ủng hộ và phản đối một quan điểm, trong đó các bên
đưa ra các lập luận chống lại nhau nhằm thuyết phục
người nghe ủng hộ hay phản đối quan điểm đó.”
PHẦN 2: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG TRANH BIỆN

Trong phần này, tôi sẽ đưa ra các ví dụ minh họa cụ thể


cho các khái niệm mà các bạn cần hiểu trong tranh biện.
Các khái niệm này đã khá rõ ràng trong tiếng anh, tuy
nhiên khi dịch ra tiếng việt có thể tồn tại các bất đồng
và tranh chấp. Nhằm tạo sự thống nhất cho các tài liệu
và cho cộng đồng tranh biện Việt Nam, tôi trích dẫn ở
đây bảng khái niệm có sự tham khảo với bảng khái niệm
của nhóm Y2D.

Tiếng Anh Tiếng Việt Cách hiểu trong tranh biện


Chủ đề là lĩnh vực bao hàm
Topic Chủ đề vấn đề được đưa ra tranh
biện.
Kiến nghị là quan điểm được
đưa ra để tranh biện. Đó có
thể là một nhận định, một đề
Motion/
Kiến nghị xuất, giải pháp hay một định
Resolution
nghĩa.
Trong tranh biện thi đấu, đây
chính là đề bài.
Luận điểm là các nỗ lực nhằm
thuyết phục người nghe bằng
cách đưa ra các lý lẽ (reason),
bằng chứng (evidence) để
Argument Luận điểm
chứng minh cho một kết luận
là một khẳng định (claim), từ
đó thuyết phục người nghe tin
hoặc không tin vào kiến nghị
ban đầu (Motion).
Khẳng định hay Tuyên bố là
những điều mà người trình
bày muốn chứng minh và
Tuyên bố,
Claim thuyết phục, thể hiện quan
khẳng định
điểm của người trình bày. Đây
cũng có thể gọi là kết luận của
một luận điểm.
Đây là những diễn giải chỉ ra
cách lập luận, chỉ ra quá trình
Lý lẽ, suy
Reason để có thể đưa ra kết luận, chỉ
luận
ra tính hợp lý của khẳng định
mà người trình bày đưa ra.
Bằng chứng là những số liệu,
thông tin có thực dùng để
minh họa hoặc là cơ sở cho
Bằng các suy luận của người trình
Evidence chứng, dẫn bày. Bằng chứng có thể là các
chứng số liệu của các điều tra, khảo
sát, là các kết quả nghiên cứu
khoa học, một câu chuyện
thực tế …
Ảnh hưởng là mối tương quan
giữa khẳng định và kiến nghị
Liên hệ, ban đầu, nó cho ta thấy tại sao
Impact
ảnh hưởng khẳng định này lại quan trọng
đối với việc thừa nhận hay
không thừa nhận kiến nghị
Ví dụ minh họa:
Một giải thi đấu tranh biện được diễn ra giữa các
trường phổ thông trung học ở Hà Nội, chủ đề (Topic)
được lựa chọn là “Môi trường và biến đổi khí hậu”. Có
hai kiến nghị (Motion) được đưa ra cho các đội tham
dự chuẩn bị trước là:
 Giới trẻ đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong
công tác chống biến đổi khí hậu
 Các hoạt động nâng cao nhận thức về môi
trường tại Việt Nam không hiệu quả

Các đội được chuẩn bị sẵn ở nhà các thông tin, tuy
nhiên họ sẽ chỉ biết được mình ở phe ủng hộ
(Affirmative) hay phe phản đối (Negative) sau phần bốc
thăm trước mỗi trận đấu.

Trong trận đấu, các bên lần lượt đưa ra các luận điểm
(Argument) của mình đồng thời chống lại luận điểm của
đối phương, tất cả nhằm thuyết phục trọng tài ủng hộ
cho đội mình.

Mỗi luận điểm là một ý, trong đó bao gồm một khẳng


định (Claim), khẳng định này được diễn giải bằng các lý
lẽ (Reason) và được củng cố cũng như minh họa bằng
các bằng chứng (Evidence). Kết thúc mỗi luận điểm, các
đội cần nêu ra ảnh hưởng (Impact) bằng cách chỉ ra vai
trò của luận điểm này qua mối liên hệ giữa nó với các
luận điểm của đối phương cũng như kiến nghị ban đầu.
PHẦN 3: MÔ HÌNH C-R-E VÀ C-R-E-I

Tôi vẫn thường gọi mô hình C-R-E là linh hồn của tranh
biện, nguyên nhân vì phần lớn các công việc của một
người tranh biện như trình bày quan điểm, tấn công đối
phương đều xoay xung quanh mô hình này. Nắm được
C-R-E là điều cốt lõi của một người tranh biện.

Khẳng định vô căn cứ


Hãy thử xem xét một câu nói sau:
Bé Đỗ Nhật Nam không đáng trách

Đây là một khẳng định và cũng có có thể được coi là


một “kiến nghị” - một đề bài cho một cuộc tranh biện,
bởi nó hoàn toàn không diễn giải mối quan hệ hay quá
trình suy luận để có thể ra được kết luận này.

Câu nói này không thể được gọi là một thông tin, bởi vì
nó hoàn toàn không phải là một điều chắc chắn đang
diễn ra và cũng không đo đếm được.

Trong một cuộc tranh biện, nếu một khẳng định được
đưa ra độc lập như trên mà không có các lập luận hay
dẫn chứng đi kèm, tôi gọi đây là một “khẳng định vô
căn cứ”

Giả thiết – Suy luận


Hãy tiếp tục xem xét một câu nói khác:
Đỗ Nhật Nam chỉ nhắc lại lời của mẹ cậu ta nên không
thể trách cậu ấy được
Câu nói trên có thể được hiểu là một tam đoạn luận như
sau
o Đỗ Nhật Nam nhắc lại lời của mẹ cậu ta
o Không thể trách một người vì nhắc lại lời của mẹ
cậu ta
o Vì thế Đỗ Nhật Nam không đáng trách

Vì thế đây có thể được gọi là một khẳng định đi kèm


theo một lập luận. Tuy nhiên hoàn toàn chưa có cơ sở
thực tế gì cho thấy “Đỗ Nhật Nam chỉ nhắc lại lời của
mẹ cậu ta” mà đây không phải cũng là quan điểm của
cậu ta. Thêm vào đó, cũng chưa có cơ sở gì cho việc “chỉ
nhắc lại lời của người khác thì không đáng trách”.

Hãy thử phân tích một câu nói có cấu trúc tương tự:
Trong tình yêu thì làm con gái sướng hơn con trai vì
con gái thường được con trai tặng quà

Câu nói này cũng có thể được phân tích thành một tam
đoạn luận như sau
o Con gái thường được con trai tặng quà
o Được tặng quà thì sướng hơn là không được
tặng quà
o Vì thế con gái sướng hơn con trai

Tuy nhiên, bạn cũng có thể thấy rằng lập luận trên
không được củng cố bởi bất cứ một thông tin thực tế
nào. Lập luận này sẽ trở nên không thuyết phục nếu phe
phản đối đưa ra những bằng chứng về việc “tặng quà là
một hành vi khiến cả hai đều sướng”, hoặc “nhận quà
cũng có thể không sướng” (ví dụ nhận phải món quà
mà mình không thích).
Những lập luận được đưa ra dù cho hợp lý đến đâu
nhưng không đi kèm các bằng chứng thì đều chỉ là các
giả thiết, suy luận mà thôi.

Ngộ nhận
Hãy xem xét câu sau:
Thiếu nữ Việt Nam nói chung là rất hư hỏng, bằng
chứng là có số liệu cho thấy tỷ lệ nạo phá thai của Việt
Nam đứng thứ 5 trên thế giới.

Chúng ta sẽ không phân tích câu nói trên thành một tam
đoạn luận vì một kết luận “Thiếu nữ Việt Nam nói chung
là rất hư hỏng” đã được rút ra trực tiếp từ một dẫn
chứng (tỷ lệ nạo phá thai của Việt Nam cao). Tác giả của
câu nói này không chỉ ra quá trình suy luận mà chỉ minh
họa bằng số liệu cho khẳng định của mình.

Trong tranh biện, tôi gọi điều này là một ngộ nhận, hay
một áp đặt bởi vì hoàn toàn không có một mối liên hệ
nào được chỉ ra giữa số liệu được dẫn chứng và kết luận
mà chúng ta có. Điều này hoàn toàn có thể dẫn đến việc
kết luận mà chúng ta có là hoàn toàn vô giá trị.

Ví dụ:
Tôi là thần may mắn của đội bóng này, bằng chứng là
lần nào tôi đi xem thì đội này cũng chiến thắng
Chúng ta có thể thấy, việc tỷ lệ nạo phá thai của Việt
Nam cao có thể là vì nguyên nhân thiếu hiểu biết về an
toàn tình dục, còn việc đội bóng chiến thắng hoàn toàn
có thể là sự tình cờ.

Các diễn giải bằng lý lẽ rất quan trọng khi đưa ra một
luận điểm, nếu không thứ bạn có chỉ là một sự chụp mũ.

Mô hình C-R-E
Khi một luận điểm được đưa ra bao gồm một khẳng
định kèm theo bằng chứng minh họa và những lý lẽ diễn
giải thì nó đã đáp ứng yêu cầu của mô hình Claim –
Reason – Evidence (C-R-E) . Dưới đây là ví dụ minh họa
về mô hình này:

Argument Claim Reason Evidence


Vì trong thuốc
lá có nhiều
chất độc có
Những người
thể làm gây
hút thuốc lá
Hút thuốc ung thư phổi,
có nguy cơ
Luận điểm là có hại các bệnh về
ung thư phổi
1 cho sức đường răng
cao gấp đôi
khỏe miệng và làm
những người
giảm tuổi thọ
không hút
của người hút
phải khói
thuốc lá
Nghiên cứu
Vì ngành công cho thấy cây
nghiệp thuốc thuốc lá tiêu
lá tiêu thụ tốn nhiều
Hút thuốc phân bón và dinh dưỡng
Luận điểm lá gây hại năng lượng. hơn các loại
2 cho môi cây khác
trường Khói thuốc lá
Vì khói thuốc
được xếp vào
lá làm ô nhiễm
nguồn ô
môi trường
nhiễm Bảng A
không khí
tại Hoa Kỳ
Từ năm 1995
Vì người hút đến năm
Hút thuốc
thuốc có thể 2005, có
là làm
Luận điểm sơ ý làm tàn 4300 vụ cháy
tăng nguy
3 thuốc rơi vào nhà xuất phát
cơ cháy
các vật liệu dễ từ người hút
nổ
cháy. thuốc tại Hoa
Kỳ

Bạn có thể thấy, trong luận điểm thứ 2, tôi đã đưa ra tới
hai lời giải thích khác nhau cho khẳng định “Hút thuốc lá
gây hại cho môi trường”. Một luận điểm của bạn chỉ có
thể có một lời khẳng định, tuy nhiên bạn có thể có
nhiều lập luận khác nhau cũng như nhiều bằng chứng
để củng cố nó.

Trong thi đấu tranh biện, sau lượt nói đầu tiên, bạn
không thể bổ sung thêm các luận điểm mới, tuy nhiên
bạn được quyền phát triển các luận điểm đã có bằng
cách bổ sung thêm các lý lẽ và bằng chứng.

Một luận điểm được đưa ra theo mô hình C-R-E như


trên có thể được coi là một luận điểm vững chắc, tuy
nhiên có thể đó chưa phải là một luận điểm hoàn chỉnh.
Nguyên nhân bởi vì trong tranh biện thì các luận điểm
mà bạn đưa ra đều phải phục vụ một mục tiêu: “Củng
cố kiến nghị mà bạn ủng hộ”.

Hãy thử nhìn lại ba luận điểm mà tôi vừa đưa ra bên
trên, nếu tôi dùng nó để ủng hộ kiến nghị rằng “Cần có
các biện pháp làm giảm việc hút thuốc lá” thì có lẽ là đã
đủ thuyết phục rồi. Thế nhưng nếu trong một trận thi
đấu với kiến nghị rằng “Phải cấm hoàn toàn việc hút
thuốc lá” thì khó mà có thể thuyết phục được trọng tài.
Nếu bạn chỉ đưa ra những lập luận như vậy, và tôi ở phe
đối lập, tôi có thể hoàn toàn thừa nhận những luận
điểm này và sau đó đặt lại một câu hỏi “Thì sao ?”.

Có hại cho sức khỏe thì sao? Ô nhiêm mỗi trường thì
sao? “Chẳng lẽ mọi thứ có hại cho sức khỏe thì đều
phải cấm hoàn toàn? Liệu bạn có thể cấm đường vì
chúng gây béo phì, hay cấm dầu mỏ vì chúng làm biến
đổi khí hậu?”

Vì thế mô hình hoàn chỉnh cho một luận điểm trong


tranh biện phải là C-R-E-I
Trong mô hình này, Yếu tố “Impact” - “Ảnh hưởng”
được bổ sung vào mỗi luận điểm nhằm liên kết luận
điểm này với kiến nghị (đối với phe ủng hộ) hoặc với
một luận điểm đối xung đột (đối với phe phản đối)

Hãy cùng bổ sung thêm “Impact” cho các luận điểm bên
trên, với kiến nghị là “Cần cấm hút thuốc lá ở nơi công
cộng”

Argument Claim Reason Impact


Luận điểm Hút thuốc Vì trong thuốc Vì hút thuốc
1 là có hại lá có nhiều lá có hại cho
cho sức chất độc có thể sức khỏe
khỏe làm gây ung nên việc
thư phổi, các cấm hút
bệnh về đường thuốc lá ở
răng miệng và nơi công
làm giảm tuổi cộng sẽ giúp
thọ của người nâng cao
hút phải khói đáng kể sức
thuốc lá khỏe cộng
đồng
Luận điểm Hút thuốc Vì ngành công Việc cấm hút
2 lá gây hại nghiệp thuốc lá thuốc lá nơi
cho môi tiêu thụ phân công cộng sẽ
trường bón và năng làm hạn chế
lượng. việc khói
Vì khói thuốc lá thuốc lá
làm ô nhiễm phát tán ra
môi trường môi trường
không khí
Luận điểm Hút thuốc Vì người hút Nguy cơ
3 là làm thuốc có thể sơ cháy rừng sẽ
tăng nguy ý làm tàn thuốc giảm khi hút
cơ cháy rơi vào các vật thuốc lá nơi
nổ liệu dễ cháy. công cộng bị
cấm

Bạn có thể thấy khi bổ sung thêm các “ảnh hưởng”


khiến chúng ta thấy một luận điểm có thực sự có giá trị
trong cuộc tranh biện hay không. Ví dụ việc cấm hút
thuốc lá nơi công cộng có liên quan chặt chẽ với yếu tố
sức khỏe, tuy nhiên lại không có ảnh hưởn nhiều lắm tới
việc làm giảm nguy cơ cháy nổ (vì nếu người ta chuyển
sang hút thuốc trong nhà thậm chí có thể khiến nguy cơ
này tăng cao hơn)
Phần 4: Các hình thức thi đấu tranh biện

Có rất nhiều mô hình tranh biện được áp dụng trên thế


giới, một số chúng được ứng dụng rộng rãi, một số thì
dần dần mờ nhạt đi. Cá nhân tôi gần như chỉ quen với
format Karl Popper, tuy nhiên trong phần này tôi sẽ dịch
và giới thiệu nhiều format khác nhau tới cho các bạn.

Một điều quan trọng là bạn cần phải biết được sự khác
biệt giữa các hình thức này sẽ đem lại điều gì, hoặc tạo
ra sự thay đổi gì với người tranh biện. Bên cạnh đó, tùy
theo tình huống thực tế như thời gian cho phép, trình
độ của các bên tham gia… bạn nên tùy chỉnh format cho
phù hợp (tuy vậy bạn nên thông báo về sự thay đổi này
nhằm tránh sự hỗn loạn trong các format đã được quy
chuẩn)

You might also like