Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

Chương 0: Giải tích tổ hợp

Ngày 20 tháng 2 năm 2024

1 / 21
1. Tập hợp

Tập hợp
Ví dụ:
Tập hợp các học sinh trong một trường nào đó.
Tập hợp các nghiệm của phương trình: x 2 − 3x + 2.
Tập hợp các số thực R.
Cách xác định một tập họp
Liệt kê các phần tử của nó.
Ví dụ: A = {a, b, c} là tập hợp ba chữ cái đầu trong bảng chữ
cái Latin.
Chỉ ra đặc tính đặc trưng cho các phần tử tập hợp.
Ví dụ: B = {x ∈ R : |x| ≤ 2} là tập mọi số thực thỏa mãn
−2 ≤ x ≤ 2

2 / 21
1. Tập hợp

Để biểu thị x là phần tử của tập A, ta viết x ∈ A.


Để biểu thị y không phải là phần tử của tập A, ta viết y ∈
/ A.
Tập không chứa phần tử nào gọi là tập rỗng, ký hiệu ∅
Cho hai tập A và B
Nếu mỗi phần tử của A cũng là phần tử của B, ta nói A ⊂ B
Nếu A ⊂ B và B ⊂ A, thì A = B.

3 / 21
2. Các phép toán trên tập hợp

1. Hợp: Hợp của A và B là tập gồm các phần tử hoặc thuộc A,


hoặc thuộc B, ký hiệu A ∪ B.
Ví dụ: Cho A = {a, b, c}, và B = {c, d}, thì
A ∪ B = {a, b, c, d}.
2. Giao: Giao của A và B là tập gồm các phần tử vừa thuộc A,
vừa thuộc B, ký hiệu A ∩ B.
Ví dụ: Cho A = {a, b, c}, và B = {c, d}, thì A ∩ B = {c}.
Nếu A ∩ B = ∅, thì ta nói A không giao B.
Các ký hiệu ∪ni=1 Ai , ∩ni=1 Ai tương ứng là hợp, giao của n tập
A1 , A2 , ..., An .
Các ký hiệu ∪∞ ∞
i=1 Ai , ∩i=1 Ai tương ứng là hợp, giao của n tập
A1 , A2 , ..., An , ...

4 / 21
2. Các phép toán trên tập hợp

3. Hiệu: Hiệu của tập A đối với tập B là tập hợp gồm các phần
tử thuộc A nhưng không thuộc B, và ký hiệu là A \ B.

Ví dụ: A = {a, b, c, d}; B = {c, d, e}, thì A \ B = {a, b}.

Với A ⊂ X , thì hiệu X \ A gọi là phần bù của tập hợp A ứng


với tập hợp X , và ký hiệu là A.

5 / 21
Qui tắc cộng

Từ một tập hữu hạn {a1 , a2 , ..., an } gồm n các phần tử khác nhau,
ta lấy một mẫu gồm k phần tử.
Bài toán: tính số các mẫu có thể tạo thành với một số điều kiện
nào đó?
1. Qui tắc cộng: Nếu có m1 cách chọn đối tượng x1 , m2 cách
chọn đối tượng x2 ,..., mn cách chọn đối tượng xn , và nếu cách
chọn đối tượng xi không trùng với bất kỳ cách chọn đối tượng xj
nào (i ̸= j; i, j = 1, ..., n), thì có m1 + m2 + ... + mn cách chọn đối
tượng.

6 / 21
Qui tắc cộng

Ví dụ: Từ các chữ số 1, 2, 3, có thể lập được bao nhiêu số có các


chữ số khác nhau?
Giải: Từ các chữ số 1, 2, 3, có thể lập được ba số có một chữ số
khác nhau, đó là 1, 2, 3.
Từ các chữ số 1, 2, 3, có thể lập được sáu số khác nhau có hai chữ
số khác nhau, đó là 12, 21, 13, 31, 23, 32.
Từ các chữ số 1, 2, 3, có thể lập được sáu số khác nhau có ba chữ
số khác nhau, đó là 123, 132, 213, 231, 312, 321.
Các cách lập trên đôi một không trùng nhau, vậy theo qui tắc
cộng, có 3 + 6 + 6 = 15 cách lập các số có các chữ số khác nhau
từ các chữ số 1, 2, 3.

7 / 21
Qui tắc cộng

Ví dụ 2:Từ tỉnh A đến tỉnh B có 4 con đường, từ tỉnh B tới tỉnh


C có thể đi 2 con đường. Muốn đi từ A tới C , bắt buộc phải đi
qua B. Hỏi có bao nhiêu cách đi từ tỉnh A tới tỉnh C ?
Giải: Ứng với mỗi cách đi từ tỉnh A tới tỉnh B, có 2 cách đi từ B
tới C .
Vì có 4 cách đi từ A tới B, nên có 4 × 2 = 8 cách đi từ A tới C .

8 / 21
Qui tắc nhân

2. Qui tắc nhân: Nếu có m1 cách chọn đối tượng x1 , và sau đó,
với mỗi cách chọn x1 như thế, có m2 cách chọn đối tượng x2 . Sau
đó, với mỗi cách chọn x1 và x2 như thế, có m3 cách chọn đối
tượng x3 ,..., cuối cùng, với mỗi cách chọn x1 , x2 , x3 , ..., xn−1 như
thế, có mn cách chọn đối tượng xn . Thì có m1 × m2 × · · · × mn
cách chọn đối tượng "x1 rồi x2 , rồi x3 ,..., rồi xn ".
Có thể phát biểu ngắn gọn như sau: Nếu một phép chọn được
thực hiện qua n bước liên tiếp:
bước 1 có m1 cách ,
bước 2 có m2 cách,
...
bước n có mn cách,
thì phép chọn đó có thể thực hiện theo m1 × m2 × · · · × mn cách
khác nhau.

9 / 21
Qui tắc nhân

Ví dụ: Có bao nhiêu số gồm 4 chữ số có thể tạo thành từ các số


0, 1, 2, 3, 4, 5 nếu:
a. Các chữ số đều khác nhau.
b. Các chữ số có thể lặp lại.
c. Số nhận được là số lẻ với các chữ số có thể lặp lại.

10 / 21
Qui tắc nhân

Giải:
a. Chữ số đầu có 5 cách chọn. Chữ số thứ hai có 5 cách chọn,
chữ số thứ ba có 4 cách chọn, chữ số thứ tư có 3 cách chọn.
Theo qui tắc nhân, ta có 5.5.4.3 = 300 số.
b. Chữ số đầu có 5 cách chọn. Mỗi chữ số còn lại có 6 cách
chọn.
Vậy số các số cần tìm là 5.6.6.6 = 1080 số.
c. Chữ số đầu có 5 cách chọn. Chữ số cuối có 3 cách chọn.
Vậy ta có 5.6.6.3 = 540 số cần tìm.

11 / 21
Loại mẫu

1. Mẫu có lặp: Là mẫu mà trong đó mỗi phần tử có thể có mặt


nhiều lần.
Ví dụ: Các mẫu có lặp cỡ 2 từ ba số {1, 2, 3} gồm các mẫu mà
mỗi phần tử chỉ có mặt một lần (1, 2), (2, 1), (1, 3), (3, 1),(2, 3),
(3, 2), và các mẫu có các phần tử lặp lại (1, 1), (2, 2), (3, 3).
Để lấy mẫu có lặp, từ tập họp ban đầu lấy ra phần tử thứ nhất,
ghi nhận rồi trả lại tập họp đó. Sau đó lấy tiếp phần tử thứ hai,
ghi nhận rồi trả lại. Tiếp tục như vậy cho đến khi đủ cỡ mẫu. Ta
gọi cách này là cách lấy mẫu có hoàn lại.

12 / 21
Loại mẫu

Mẫu không có lặp: là mẫu trong đó mỗi phần tử chỉ có mặt một
lần.
Ví dụ: Từ các số {1, 2, 3}, các mẫu không lặp cỡ 2 gồm (1, 2), (2,
1), (1, 3), (3, 1), (2, 3), và (3, 2).
Để lấy mẫu không lặp, từ tập hợp ban đầu lấy ra phần tử thứ
nhất, ghi nhận rồi bỏ ra ngoài tập họp đó. Sau đó, lấy tiếp phần tử
thứ hai từ tập họp đó không có phần tử thứ nhất, ghi nhận rồi bỏ
ra ngoài. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi đủ cỡ mẫu. Ta gọi cách
lấy mẫu này là cách lấy mẫu không hoàn lại

13 / 21
Loại mẫu

Mẫu không thứ tự: Là mẫu khi thay đổi vị trí các phần tử khác
nhau của mẫu, ta không nhận được mẫu mới.
Ví dụ: Đối với mẫu không thứ tự thì mẫu (1, 2) và (2, 1) là như
nhau.
Nhận xét: Các mẫu không có thứ tự khác nhau chỉ bởi thành
phần khác nhau.

14 / 21
Loại mẫu

Mẫu có thứ tự: Là mẫu khi thay đổi vị trí các phần tử khác nhau
của mẫu, ta nhận được mẫu mới.
Ví dụ: Đối với mẫu có thứ tự thì mẫu (1, 2) khác với mẫu (2, 1),
mẫu (1, 2, 4, 1) khác với mẫu (1, 4, 2, 1).
Nhận xét: Các mẫu có thứ tự khác nhau hoặc bởi thành phần
khác nhau, hoặc bởi thứ tự các phần tử khác nhau.

15 / 21
Chỉnh hợp

Chỉnh hợp chập k từ n phần tử là một mẫu không lặp, có thứ tự,
gồm k phần tử lấy từ n phần tử đã cho.
Ký hiệu số số chỉnh hợp chập k từ n phần tử là Akn

Akn = n(n − 1)(n − 2)...[n − (k − 1)].

Ví dụ: Có bao nhiêu cách chọn 2 người từ một nhóm 3 người


A, B, C , mà ai được chọn đầu tiên sẽ làm nhóm trưởng nhóm ấy?
Giải: Ta có 6 cách chọn là AB, AC , BA, BC , CA, CB. Ở đâylà các
mẫu có thứ tự, không lặp, vì vậy mỗi mẫu là ột chỉnh hợp. Theo
công thức chỉnh hợp, ta có

A23 = 3(3 − 1) = 6

16 / 21
Chỉnh hợp lặp

Chỉnh hợp lặp chập k từ n phần tử là một mẫu có thứ tự, có lặp
gồm k phần tử lấy từ n phần tử đã cho.
Ký hiệu số chỉnh hợp lặp là Aekn

Aekn = nk .

Ví dụ: Có bao nhiêu cách xếp k quả cầu khác nhau vào n hộp?
Giải: Mỗi quả cầu có thể bỏ vào n hộp khác nhau, nên có thể coi
số cách xếp k quả cầu vào n hộp như số cách chọn ra k hộp (có
thể lặp lại và có thứ tự) từ n hộp.
Vậy mỗi cách chọn là một chỉnh hợp lặp, ta có

Aekn = nk cách

17 / 21
Hoán vị

Hoán vị của n phần tử là một mẫu có thứ tự, gồm đủ mặt n phần
tử đã cho.
Ký hiệu số hoán vị là Pn
Pn = n!
Ví dụ: Có bao nhiêu cách xếp ba cuốn sách A, B, C cạnh nhau?
Giải: Ta có các cách xếp như sau

ABC , ACB, BAC , BCA, CAB, CBA.

Mỗi cách xếp là một hoán vị của 3 phần tử.


Nên số cách xếp là P3 = 3.2.1 = 6.

18 / 21
Tổ hợp

Tổ hợp chập k từ n phần tử là một mẫu không lặp, không thứ tự,
gồm k phần tử lấy từ n phần tử đã cho.
Ký hiệu số tổ hợp là Cnk

Akn
Cnk =
k!
n!
Cnk =
k!(n − k)!

Ví dụ: Số cách chọn 2 người từ nhóm 3 người A, B, C là


3!
C32 = = 3.
2!(3 − 2)!

19 / 21
Tổ hợp lặp

Tổ hợp lặp chập k từ n phần tử là một mẫu có lặp, không thứ tự,
gồm k phần tử lấy từ n phần tử đã cho.
Ký hiệu số tổ hợp lặp là Cenk

Cenk = Cn+k−1
k
.

Ví dụ: Có bao nhiêu cách phát học bổng giống nhau cho 3 sinh
viên, biết rằng mỗi sinh viên có thể nhận 2 học bổng?
Giải: Ta ký hiệu các sinh viên là A, B, C , thì các cách phát học
bổng là
Ab, AC , BC , AA, BB, CC
Ta thấy mỗi cách phát là tổ hợp lặp, vì vậy số cách phát bằng
2
Cenk = C3+2−1 = C42 = 6

20 / 21
Nhị thức Newton

Với a, b ∈ R, n ∈ N, ta có
n
X
n
(a + b) = Cnk ak b n−k
k=0

Ví dụ:

(a + b)2 = a2 + 2ab + b 2
(a + b)3 = a3 + 3a2 b + 3ab 2 + b 3 .

21 / 21

You might also like