Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 17

Chủ đề: Tài nguyên môi trường

-Tài nguyên thiên nhiên là những giá trị hữu ích của môi trường tự nhiên có
thể thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của con người bằng sự tham gia trực
tiếp của chúng vào các quá trình kinh tế và đời sống nhân loại.
-Tài nguyên có thể phân loại theo nhiều cách: Việc phân loại tài
nguyên thiên nhiên có thể được thực hiện thông qua một vài căn cứ
như khả năng tái tạo, nguồn gốc/đặc tính của tài nguyên thiên nhiên,...

Căn cứ phân loại Loại tài nguyên thiên nhiên

Khả năng tái tạo -Tài nguyên thiên nhiên tái tạo được: Là những
tài nguyên thiên nhiên có thể tái sinh/tái tạo lại
được.
Ví dụ: như nước mưa, nước ngọt,...
- Tài nguyên thiên nhiên không tái tạo: Là
những loại tài nguyên thiên nhiên không phải là
vô hạn, nó chỉ có trữ lượng nhất định như
khoáng sản (kim cương, than đá, mỏ quặng,
vàng…);
- Tài nguyên vĩnh cửu: Đây là loại tài nguyên
thiên nhiên có thể coi là vô hạn, không cạn kiệt
được, là những nguồn năng lượng sạch, không
gây ô nhiễm môi trường. Tài nguyên này được
sinh ra dựa trên các phản ứng lý hóa giữa thiên
nhiên hoặc nguồn năng lượng từ vũ trụ tác
động tới Trái Đất. Ví dụ: Thủy triều, năng lượng
từ mặt trời, năng lượng gió, năng lượng từ
sóng biển...
Khả năng phục hồi -Tài nguyên thiên nhiên có thể phục hồi được:
Ví dụ như các sản phẩm là thực vật (cây cối,
nấm, đất, nước…). Đây là những tài nguyên mà
có thể bị cạn kiệt khi khai thác quá mức nhưng
nếu có cách sử dụng, khai thác hợp lý thì vẫn
có thể phục hồi được phần nào giá trị sử dụng
của nó;
- Tài nguyên thiên nhiên không thể phục hồi
được: Là những tài nguyên thiên nhiên khi khai
thác cạn kiệt không thể phục hồi được giá trị
của nó, ví dụ như vàng, kim cương, động vật có
nguy cơ bị tuyệt chủng…

*Chức năng và phân loại môi trường


1.Chức năng của môi trường
Môi trường có nhiều chức năng, một số chức năng cơ bản đóng vai trò
quan trọng có thể kể đến như sau:
a. Là không gian sinh sống của con người và động, thực vật
Môi trường là nơi tạo ra không gian sinh sống, làm việc của con
người(nhà ở, công trình, nơi sản xuất, nhà xưởng, công ty, nhà máy, xí
nghiệp, v.v..) và động, thực vật (rừng, đồng ruộng, sông suối…)
b. Cung cấp tài nguyên, khoáng sản cho các hoạt động của con người
- Cung cấp khoáng sản như than đá, dầu mỏ, quặng, v.v... phục vụ cho
hoạt động sản xuất của con người.
- Cung cấp hệ sinh thái đa dạng như dược liệu, thảm thực vật, cây gỗ
quý.
-Cung cấp nước, dinh dưỡng tạo ra nơi sinh sống của các loài thủy hải
sản.
- Duy trì sự sống và quá trình trao đổi chất nhờ vào các yếu tố như
không khí, gió, nước.
-Tạo nguồn thực phẩm từ động, thực vật và những gốc gen quý hiếm.
c. Chứa đựng chất thải của con người tạo ra
Con người đào thải ra nhiều chất thải vào môi trường trong suốt quá
trình sản xuất và sinh hoạt. Dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố
môi trường, các chất thải sẽ bị phân hủy, chuyển từ chất phức tạp thành
chất đơn giản
- Biến đổi sinh học:
+ Nitrat hóa: quá trình chuyển đổi amoni thành nitrat được tiến hành
bởi các vi khuẩn sống trong đất và các loại vi khuẩn nitrat hóa khác.

+ Mùn hóa: quá trình phân giải tái tổng hợp các chất hữu cơ tạo thành
chất mùn với sự tham gia tích cực của các sinh vật đất.
+Khoảng hóa các chất thải hữu cơ: quá trình phân huỷ chất hữu cơ
thành các chất khoáng đơn giản như CO2, H2O, NO3-, NH4+, Ca2+,
Mg2+, K+…Đây là quá trình phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn khác
nhau. Đầu tiên, các chất hữu cơ phức tạp bị phân giải thành các sản
phẩm trung gian như peptit, axit amin, đường. Sau đó, các sản phẩm
trung gian này tiếp tục bị phân giải thành các sản phẩm cuối cùng là
các chất khoáng.
- Biến đổi hóa – lý: Phân hủy hóa học nhờ vào ánh sáng (ánh sáng sẽ
hấp thụ và tách chiết chất thải và độc 10)
- Biến đổi sinh hóa: Hấp thụ các chất dư thừa, khử chất độc bằng quá
trình sinh hóa
d. Cung cấp và lưu trữ thông tin của con người trong suốt quá trình
phát triển
Con người có lịch sử tiến hóa hàng trăm năm và môi trường chính là
nơi lưu trữ lại lịch sử của trái đất, ghi dấu lại những vẻ đẹp, cảnh quan
tham mỹ, hệ sinh thái của trái đất

Video: https://youtu.be/d9yPp5akT38?
si=NKEyfvyilqnM4Ale
Lấy 45s đầu
e. Bảo vệ con người từ tác động bên ngoài
Ngoài những chức năng trên, môi trường còn giúp bảo vệ con người và
động thực vật từ những tác động bên ngoài như khi bị tia cực tím, tia
sáng có hại chiếu xuống thì lầng ozone sẽ ngăn chặn lại.

2. Phân loại môi trường


Môi trường được chia ra thành nhiều loại như môi trường tự nhiên, môi
trường nhân tạo và môi trường xã hội. Dưới đây là thông tin cơ bản về
các loại môi trường:
a. Môi trường tự nhiên
-Môi trường đất bao gồm đất,cát,sỏi,đá….

-Môi trường không khí


(môi trường khi quyền). Bầu không khí trên trái đất
-Môi trường nước (môi
trường thủy quyền) gồm nước mặn, nước ngọt, nước lợ.

-Môi trường sinh vật (môi trường sinh quyền): gồm động, thực vật và
con người.

b. Môi trường nhân tạo


Gồm tất cả các nhân tố do con
người tạo nên, làm thành tiên nghĩ của cuộc sống như nhà ở công sở,
khu vực đô thị, công viên, máy bay, ô tô, v.v..

c. Môi trường xã hội


Môi trường xã hội là môi trường định hướng các hoạt động của con
người theo một khuôn khổ nhất định, bao gồm tổng thể các mối quan
hệ giữa con người với con người như thế chế luật lẽ, ước định, cam kết,
quy định, v.v.. tạo nên sức mạnh tập thể.

*Tình trạng môi trường hiện nay


*Nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm môi trường
+Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do các yếu tố tự nhiên

Sạt lở đất đồi núi, bờ sông cuốn vào dòng nước bùn, đất, mùn,…
Sạt lở ở An Giang

Khói bụi từ sự phun trào núi lửa


Tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất
gây ung thư như Asen (kim loại màu trắng bạc, có độ cứng cao và dễ
uốn cong. Nó là một chất độc và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe
nghiêm trọng nếu được tiếp xúc với người hoặc động vật trong lượng lớn
hoặc trong thời gian dài)
các chất kim loại nặng…

phân hủy xác các sinh vật sống hoặc xác chết các sinh vật trôi nổi
chảy ao hồ, kênh rạch,…
Khi các thiên tai, thảm họa thiên nhiên xảy ra như lũ lụt, mưa bão,
…rác thải sẽ dễ dàng bị cuốn trôi và phát tán nhanh chóng, khó
khống chế.

+ Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do tác nhân con người

 sinh hoạt hàng ngày


 Chất thải nông nghiệp
 Chất thải công nghiệp
 chất thải từ phương tiện giao thông
 nhiễm môi trường do chất thải ở các xí nghiệp nhà máy
 chất độc hóa học, chất bảo vê thực vật
 Sử dụng các nguyên liệu hóa thạch để đun nấu (CO2)
 phóng xạ
*BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BẰNG CÁCH
NÀO?
-Hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon và các sản phẩm không thể tái chế.
-Phân loại rác thải .
-Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc: không săn bắt
động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng; không khai thác, đánh bắt cá và thủy
sản bằng xung điện .
-Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà .
-Phủ xanh đồi trọc.
-Không nên bẻ cành, ngắt phá cây xanh; lên án, phê phán những trường hợp
không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.
-Xử lý ngay tình trạng ô nhiễm nguồn nước thải để khắc phục được tình trạng ô
nhiễm nguồn nước.
-Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên.
-Sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên .
-Sử dụng năng lượng sạch.
-Tiết kiệm điện để bảo vệ môi trường

You might also like