Day 1 Test

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI DỰ TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA 2021

Ngày thi thứ nhất


Thời gian làm bài: 180 phút
Đề thi gồm có 09 trang, 13 câu
Câu 1. (1,5 điểm)
1.1 Các hormone steroid như cortisol, estradiol và testosterone dưới đây đều có nguồn gốc từ
cholesterol được biến đổi thêm các nhóm phân cực như -OH và =O.

Hãy cho biết: bản thân cholesterol có thể được sử dụng hiệu quả như một hormone hay không,
với điều kiện là có sẵn một thụ thể nội bào thích hợp tiếp nhận tín hiệu của nó? Giải thích.
1.2 Sắp xếp các phân tử dưới đây theo khả năng khuếch tán của chúng qua lớp kép lipid, bắt đầu
với phân tử vượt qua lớp phospholipid kép dễ dàng nhất. Giải thích.
1. Ca2+ 2. CO2 3. Ethanol 4. Glucose 5. ARN 6. H2O

Câu 2. (1,5 điểm)


Hình dưới đây cho thấy ba kiểu khác nhau của mức độ tiêu thụ O 2 thu được bằng cách sử dụng
nhiều chất ức chế. Trong tất cả các thí nghiệm, ty thể đã được thêm vào dung dịch đệm
phosphate có chứa succinate làm nguồn điện tử duy nhất cho chuỗi vận chuyển điện tử. Sau một
khoảng thời gian ngắn, ADP được thêm vào, và sau đó một khoảng thời gian, người ta thêm vào
một chất ức chế, như được chỉ ra trong hình dưới. Tốc độ tiêu thụ oxy tại các thời điểm khác nhau
trong thí nghiệm được thể hiện bằng các đường dốc xuống, trong đó tốc độ tiêu thụ nhanh hơn
được thể hiện bằng các đường dốc hơn.
a) Dựa trên các mô tả về các chất ức chế trong Bảng, cho biết mỗi chất ức chế tương ứng với
kiểu tiêu thụ O2 nào trong Hình. Giải thích. Biết rằng tất cả các chất ức chế đều dẫn đến dừng
tổng hợp ATP.

Chất ức chế Tác dụng


FCCP làm cho proton thấm được qua màng
Cyanide ức chế phức hệ cytochrome c oxidase
Oligomycin ức chế phức hệ ATP synthase
b) Sử dụng cùng một phương thức thí nghiệm như trên, vẽ đồ thị biểu diễn mức độ tiêu thụ O 2 của
các trường hợp dưới đây:
1. Bổ sung FCCP, sau đó là cyanide.
2. Bổ sung FCCP, sau đó là oligomycin.
3. Bổ sung Oligomycin, sau đó là FCCP.
1
Câu 3. (2,0 điểm)
Hai enzyme A và B xúc tác cho hai phản ứng khác nhau nhưng cùng sử dụng một cơ chất. A xúc
tác cho phản ứng X → Y, B xúc tác cho phản ứng X → Z. Đồ thị bên biểu diễn tốc độ phản ứng do
enzyme A và enzyme B xúc tác khi được trộn với nhau trong một ống nghiệm có chứa cơ chất X.
V max ×[S ]
Tốc độ phản ứng được xác định theo phương trình Michaelis-Menten: v = . Trong đó, v là
[ S ]+ K M
tốc độ phản ứng, Vmax là tốc độ phản ứng tối đa, [S] là nồng độ cơ chất, K M là hằng số Michaelis-
Menten.

a. Tính và so sánh KM của phản ứng được xúc tác bởi enzyme A và B. Giải thích.
b. Giải thích tại sao tốc độ phản ứng của enzyme A tăng lên ngay ở nồng độ chất X thấp, trong khi
tốc độ phản ứng của enzyme B chỉ tăng ở nồng độ chất X cao hơn?
c. Khi không có enzyme A, KM và Vmax của phản ứng được xúc tác bởi enzyme B thay đổi như thế
nào? Giải thích.

Câu 4. (1,5 điểm)


Bình là một bệnh nhân trẻ tuổi, gần đây có triệu chứng đau họng, nhức đầu, sốt nhẹ, ớn lạnh và
ho. Kết quả chụp X – quang phổi cho thấy một chất nhầy có trong phổi trái của Bình. Đây là dấu
hiệu của bệnh viêm phổi, một tình trạng mà trong đó phổi có chất nhầy. Sau khi chẩn đoán Bình bị
viêm phổi, anh được điều trị với amoxicillin, một kháng sinh thuộc nhóm β - lactam giống penicillin.
Hơn một tuần sau đó, mặc dù tuân theo đầy đủ chỉ dẫn, Bình vẫn cảm thấy mệt mỏi và không
hoàn toàn khỏe mạnh. Theo tìm hiểu, Bình biết rằng có nhiều loại vi khuẩn, nấm và virus có thể
gây viêm phổi.
a. Hãy nêu ít nhất 03 kết luận về chủng vi khuẩn gây bệnh khi Bình điều trị bằng amoxicillin nhưng
không có hiệu quả.
b. Hãy nêu ít nhất 02 hướng tiếp cận chữa trị có thể thực hiện để điều trị cho Bình khi biết nguyên
nhân là do một chủng vi khuẩn gây bệnh?

Câu 5. (1,0 điểm)


Bằng chứng đầu tiên thuyết phục nhất cho sơ đồ Z của quang hợp (sự vận chuyển electron trong
hai quang hệ I và II) đến từ việc xác định trạng thái oxi hóa của các cytochrome ở tảo Chlorella
dưới các chế độ chiếu sáng khác nhau. Sự chiếu sáng với ánh sáng ở 680 nm gây ra sự oxi hóa
của các cytochrome (biểu thị bởi các đường đi lên trong hình A). Chiếu sáng thêm với ánh sáng ở
2
562 nm gây khử các cytochrome (biểu thị bằng các đường đi xuống ở hình A). Khi các ánh sáng
bị tắt, cả hai hiệu ứng được đảo ngược (Hình A). Khi có mặt thuốc diệt cỏ DCMU (một chất ngăn
chặn sự vận chuyển electron), không xảy ra sự khử ở ánh sáng 562 nm (Hình B).

a) Trong tảo Chlorella, bước sóng nào kích thích quang hệ I và bước sóng nào kích thích quang
hệ II? Giải thích.
b) DCMU chặn sự vận chuyển electron ở phía nào của các cytochrome (phía gần PSI hơn hay
phía gần PSII hơn)? Giải thích.

Câu 6. (2,0 điểm)


6.1 Mù tạt tỏi là loài cây ngoại lai được nhập vào Châu Mỹ. Để tìm hiểu ảnh hưởng của Mù tạt tỏi
đến sự sinh trưởng và khả năng hình thành phức hợp rễ-nấm của một số loài cây bản địa, các
nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm như sau:
- Trồng cây con của 3 loài cây bản địa (Thích đường, Mắc ca và Tần bì trắng) ở 4 loại đất khác
nhau: đất bị xâm lấn, đất không bị xâm lấn, đất bị xâm lấn đã khử trùng và đất không bị xâm lấn
đã khử trùng. Trong đó, đất bị xâm lấn là đất được lấy từ nơi có Mù tạt tỏi sinh trưởng, đất không
bị xâm lấn là đất được lấy từ nơi không có Mù tạt tỏi. Các đặc điểm khác của đất bị xâm lấn và đất
không bị xâm lấn là như nhau.
- Sau 4 tháng, phần trăm sinh khối khô tăng thêm (của thân, lá) và tỷ lệ cây có phức hợp rễ-nấm
được xác định. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở Hình 1 và Hình 2.

300
Sinh khối khô tăng thêm (%)

Thích đường 50
Tỷ lệ cây có phức hợp

250
Tần bì trắng Thích đường
40
200
rễ-nấm (%)

Mắc ca Tần bì trắng


30
150 Mắc ca
100 20

50 10

0 0
Đất bị xâm Đất không bị Đất bị xâm Đất không bị Đất bị xâm Đất không Đất bị xâm Đất không
lấn xâm lấn lấn đã khử xâm lấn đã lấn bị xâm lấn lấn đã khử bị xâm lấn
trùng khử trùng trùng đã khử
trùng
Hình 1 Hình 2
Mù tạt tỏi ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và khả năng hình thành phức hợp rễ-nấm
của mỗi loài cây bản địa trong thí nghiệm? Giải thích.

6.2 Khi nghiên cứu về hai loại hoocmon: auxin và giberelin, các nhà khoa học đã trồng một loài
thực vật trong điều kiện giống nhau rồi chia thành 2 lô riêng biệt (A và B). Mỗi lô gồm các chậu có
số lượng cây tương đương, được phun một trong ba loại hoocmon ở các nồng độ khác nhau. Sau
10 ngày, đo và tính chiều cao trung bình của các cây trong mỗi chậu của từng lô và thu được kết
quả như sau:

3
Nồng độ hoocmon (M) 0 1.10-7 2.10-7 4.10-7 8.10-7 1.10-3 2.10-3 3.10-3
Chiều cao trung bình
các cây trong mỗi chậu 11,2 11,7 12,3 15,6 14,8 17,9 18,7 19,6
của lô A (cm).
Chiều cao trung bình
các cây trong mỗi chậu 10,8 11,4 11,9 12,8 13,9 8,4 7,3 6,4
của lô B (cm).
a. Cho biết mỗi lô A và B đã được phun loại hoocmon nào? Giải thích.
b. Ảnh hưởng của mỗi loại hoocmon đến chiều cao thân có ý nghĩa đối với sự phát triển của thực
vật như thế nào?

Câu 7. (1,5 điểm)


X là một cây không ra hoa vào dịp Tết
FR
Nguyên đán. Để loài cây X ra hoa vào dịp
Tết Nguyên đán, người ta thường chiếu
đèn có ánh sáng trắng vào ban đêm. Cho
biết cây X có ra hoa hay không nếu được
đặt vào mỗi quang chu kì (A, B, C, D và
E) ở hình bên? Giải thích.
Chú thích * R: ánh sáng đỏ.
* FR: ánh sáng đỏ xa.

Câu 8. (2,0 điểm)


8.1 Các hình sau mô tả hai dạng bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng đôi khi bắt gặp ở trẻ sơ sinh.

Hãy cho biết trong hai trường hợp bệnh I, II:


a) Trường hợp nào có máu bão hòa ôxi ở động mạch phổi tăng lên? Giải thích.
b) Trường hợp nào có huyết áp ở động mạch cánh tay tăng lên? Giải thích.
c) Trường hợp nào có huyết áp ở động mạch đùi giảm xuống? Giải thích.
8.2 Hình dưới thể hiện sự thay đổi áp lực và thể tích máu trong 1 chu kỳ tim của tâm thất ở một
người đàn ông khỏe mạnh bình thường. Dấu ● phân chia các giai đoạn (pha) của chu kì tim.

4
a) Hãy cho biết van nhĩ thất và van bán nguyệt đóng hay mở ở mỗi thời điểm A, B, C, D?
b) Khi van nhĩ thất trái hở, thì độ cao đoạn AB thay đổi như thế nào? Giải thích.
c) Giai đoạn nào (AB, BC, CD hay DA) có lượng máu nuôi tim là nhiều nhất? Giải thích.
d) Ở một trường hợp hoạt động cường độ cao lưu lượng tim đạt 23 L/phút. Lúc này, giá trị thể
tích đầy máu tâm thất tăng gấp đôi và giá trị thể tích sau tống máu ở tâm thất giảm một nửa
(so với trạng thái nghỉ). Hãy cho biết nhịp tim của người đàn ông trong trường hợp này là
bao nhiêu?

Câu 9. (1,5 điểm)


Ở hình sau, cấu trúc của mang cá và hướng dòng nước được minh họa. Trả lời các câu hỏi.

9.1 Trong hai mạch máu A và B:


a. Mạch máu nào chứa máu giàu ôxi, mạch máu nào chứa máu nghèo ôxi? Giải thích.
b. Mạch máu nào là động mạch?
9.2 Cấu trúc (C) là phiến mang.
Trong quá trình tiến hóa, trao đổi khí ở mang trở nên hiệu quả hơn là do sự thay đổi nào sau đây?
Giải thích.
a. Giảm độ dày của C.
b. Giảm số lượng lớp tế bào ở C
c. Tăng tốc độ trao đổi chất của C
d. Tăng tiết diện bề mặt của C

Câu 10. (1,5 điểm)


10.1 Các sự kiện sau diễn ra trong quá trình bài tiết ở người khi thay đổi một số điều kiện cơ thể:
(1) Tăng nồng độ aldosteron huyết tương;
(2) Giảm nồng độ ADH huyết tương;
(3) Tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa;
5
(4) Tăng tái hấp thu Na+ ở ống lượn xa;
(5) Giảm tái hấp thu nước ở ống góp;
(6) Tăng thể tích máu.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian bằng cách điền kí hiệu (1), (2), (3), (4), (5) và
(6) vào ô (?) tương ứng trong mỗi trường hợp dưới đây và giải thích.
a. Ở người đang sử dụng thuốc Furosemide có tác dụng ức chế hoạt động của protein đồng vận
chuyển Na+ và Cl- đặc hiệu ở tế bào ống thận của nhánh lên quai Henle.
(?) – (?) – (?) – (?)
b. Ở người đang ăn chế độ ăn không muối (NaCl) sau 2 ngày liên tục.
(?) – (?) – (?) – (?)
10.2 Nước trong cơ thể phân bố ở trong tế bào, dịch kẽ và huyết tương. Ở một người khỏe mạnh
nặng 60 kg, có lượng nước chiếm 60% khối lượng cơ thể. Lượng nước trong tế bào là 24 lít,
lượng dịch kẽ chiếm 26,4% lượng nước cơ thể.
Hãy tính thể tích máu (làm tròn 3 số thập phân sau dấu phẩy) ở người này (lít). Biết rằng huyết
tương chiếm 55% thể tích máu.
10.3 Hình dưới cho thấy cơ chế vận chuyển của bốn ion qua biểu mô mang cá xương.

a) Loài cá này sống ở môi trường nước mặn hay nước ngọt?
b) Ức chế bơm Cl- làm pH máu thay đổi như thế nào?

Câu 11. (1,5 điểm)


11.1 Ba người đàn ông trưởng thành được thực hiện các kiểm tra liên quan đến các đáp ứng điều
hòa nồng độ glucose máu, trong đó có một người bình thường (A); một người bị đái tháo đường
Type 1 (B) và một người bị đái tháo đường Type 2 (C). Họ được thực hiện hai phép kiểm tra: (I)
cho uống glucose nồng độ cao và (II) tiêm insulin. Kết quả thể hiện hình dưới.

Hãy cho biết các kết quả kiểm tra của mỗi người A, B, C là tương ứng với đường cong nào (1, 2,
3, 4) trong mỗi phép kiểm tra I và II? Giải thích.

6
11.2 Một phụ nữ 25 tuổi có hàm lượng estradiol và progesterone trong máu thấp hơn so với bình
thường. Kiểm tra cho thấy vùng dưới đồi của người phụ nữ này hoạt động bình thường nhưng lại
có bất thường ở hoạt động tuyến yên hoặc ở hoạt động buồng trứng.
Nêu hai phương pháp để xác định được chính xác nguyên nhân gây ra sự giảm hàm lượng
hoocmon sinh dục ở người phụ nữ này là do rối loạn hoạt động tuyến yên hay rối loạn hoạt động
buồng trứng. Giải thích.
11.3. Ức chế hoạt động của thụ thể nhạy cảm canxi trên các tế bào tuyến giáp ảnh hưởng đến
hàm lượng canxi trong máu như thế nào? Giải thích.

Câu 12. (1,5 điểm)


Hình bên thể hiện một con đường truyền tín hiệu thần kinh
qua các nơron A, B, C trong điều hòa vận động cơ xương
M. Các chất trung gian hóa học X1, X3 làm mở kênh Na + và
X2 làm mở kênh Cl- của màng sau xináp. Biết rằng sự khử
cực nơron làm giải phóng chất trung gian hóa học, sự tăng phân cực của nơron không làm giải
phóng chất trung gian hóa học.
12.1. Hãy cho biết khi kích thích đến ngưỡng và liên tục lên nơron A thì:
- Điện thế màng của nơron C sẽ thay đổi như thế nào so với khi không kích thích lên nơron A?
Giải thích.
- Cơ M co hay dãn? Giải thích.

12.2. Từ A đến E trong hình dưới đây thể hiện 5 bước chính
trong truyền tin qua synap giữa nơron A và B.

Các nhà khoa học nghiên cứu tác động của thuốc lên truyền tin
qua synap bằng cách ghi điện sinh lý. Dòng điện ở màng sau
synap sẽ được ghi và được sử dụng để xác định các cơ chế tác
động của thuốc. Hình 1 dưới đây là điển hình cho dòng điện ở
màng sau synap trước khi sử dụng thuốc.
Hãy chọn và ghép đúng số kí hiệu của hình (từ I đến IV )với tác
động của thuốc (a đến d).
a. Ngăn cản bước A
b. Tăng cường bước B
c. Tăng cường bước D
d. Ngăn cản bước E

7
Câu 13. (1 điểm) : Các hình sau thể hiện sự phân bố của nước giữa các khoang dịch cơ thể. Thể
tích và độ thẩm thấu của dịch ngoại bào bình thường (ECF)và dịch nội bào (ICF) bình thường
được thể hiện bằng các đường liền nét. Thay đổi về thể tích và độ thẩm thấu để đáp ứng với các
rối loạn khác nhau được thể hiện bằng các đường nét đứt.
Hình nào trong các hình dưới biểu thị đúng thể tích và độ thẩm thấu dịch cơ thể trong các trường
hợp sau? Giải thích?
a. Người bị bệnh tiêu chảy
b. Người ăn mặn thời gian dài
c. Người bị suy tuyến thượng thận
d. Người bị bỏng

8
Độ thẩm thấu
Thể tích
Hình 1 Hình 2 Hình 3

Hình 4 Hình 5 Hình 6

---HẾT---

You might also like