Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Bài 1:

Câu 1: Phân tích được tác động từ những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận của ba cường
quốc đối với tình hình thế giới từ sau năm 1945.

- Thế giới chia làm 2 phe: TBCN (Mĩ) và XHCN (LX)

+ Mỹ: học thuyết Truman, chống cộng sản mạnh mẽ, đưa ra kế hoạch Mác-san, thành lập tổ chức
NATO.

+ Liên Xô: thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), lập tổ chức VACSAVA.

- Các cuộc chạy đua vũ trang liên tục diễn ra, xung đột căng thẳng thường xuyên xuất hiện.

- Các cuộc đối đầu nhỏ lẻ giữa 2 phe càng tăng thêm căng thẳng trong quan hệ quốc tế (khủng hoảng
Ca-ri-bê, Kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam…)

=> Đặt thế giới vào tình trạng chiến tranh lạnh

- Trở thành khuôn khổ trật tự TG mới - Trật tự hai cực Ianta

+ Khác với trật tự TG cũ là Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn, chỉ mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, trật tự
hai cực Ianta với sự hiện diện của Liên Xô xuất hiện thêm hệ thống XHCN. Trật tự hai cực Ianta thể
hiện rõ sự tiến bộ và tích cực hơn hẳn trật tự Véc-xai – Oasinhtơn.

Bài 2:
Câu 1: Những nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước
Đông Âu:
- Một là, do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó là sự thiếu dân chủ
và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.
- Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng
hoảng về kinh tế, xã hội. Chẳng hạn như ở Liên Xô, trong những năm 70 của thế kỉ XX phải nhập
lương thực của các nước Tây Âu.
- Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm
trọng. Đặc biệt là sai lầm khi thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của
Đảng.
- Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho
tình hình trở nên thêm rối loạn.

Câu 2: Rút ra được ý nghĩa những thành tựu của nhân dân Liên Xô trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70, thế kỉ XX).
- Những thành tựu mà Liên Xô đạt được chứng tỏ tính ưu Việt của XHCN.
- Củng cố, tăng cường sức mạnh của nhà nước Liên Xô.
- Nâng cao uy tín và vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
- Liên Xô là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.
- Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ.

Câu 3: Rút ra được bài học cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
hiện nay.

Từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam bao gồm:

- Một là, phải thường xuyên chăm lo xây dựng đảng để giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng, bộ máy
chính quyền trong sạch vững mạnh và gắn bó với nhân dân. Xây dựng đảng vững mạnh về chính trị, tư
tưởng, tổ chức, luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm chắc quần chúng và động viên được sức
mạnh của nhân dân.

- Hai là, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán
bộ, nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận, kế tiếp ở các cấp từ
Trung ương đến địa phương.

- Ba là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập tự chủ trong hội nhập
kinh tế quốc tế có hiệu quả, giũ vững sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với nền
kinh tế.

- Bốn là, tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và bản lĩnh chính trị
của cán bộ, đảng viên, nhân dân; phòng, chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến hòa bình” và “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”.

- Năm là, Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực lượng vũ trang, đặc biệt chăm lo xây dựng quân đội nhân
dân và công an nhân dân thực sự trung thành, tin cậy về chính trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh
chiến đấu cao, làm nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Xuất phát từ nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và các
nước Đông Ầu: đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí (chấp nhân chế độ đa nguyên, đa
đảng và tiến hành tổng tuyển cử, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa) => bài học quan trọng nhất là bài
học thú nhất: kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững quyền lãnh đạo của đảng.

Bài 3:
Câu 1: Phân tích được những biến đổi về chính trị, kinh tế - xã hội của khu vực Đông Bắc Á
sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

* Sự biến đổi về mặt chính trị:

- 1949: Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa CNXH nối liền từ Âu sang Á

- 1948 thành lập 2 nhà nước ở bán đảo Triều Tiên:

+ Phía Nam: Đại Hàn Dân Quốc


+ Phía Bắc: Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên

* Sự biến đổi về mặt kinh tế:

- Đây là khu vực có sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đời sống của nhân dân được cải thiện.

- Hiện nay, trong bốn nước có kinh tế phát triển nhất châu Á thì Đông Bắc Á có ba nước, đó là: Hàn
Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.

- Nhật Bản vươn lên trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới

- Trong những năm 80 - 90 (thế kỉ XX) và những năm đầu của thế kỉ 19, nền kinh tế Trung Quốc có
tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới

- Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng đạt được những thành tựu trong xây dựng đất nước

Câu 2: Đánh giá được ý nghĩa những thành tựu trong công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung
Quốc.
- Những thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc mang ý nghĩa vô cùng to lớn.
+ Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng.
+ Tình hình chính trị - xã hội ổn định.
+ Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt.
+ Nâng cao địa vị của Trung Quốc trên trường quốc tế.
+ Tạo điều kiện cho sự hội nhập của Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực đối với các nước trên thế giới
và ngược lại, sự hội nhập của nền kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật, thương mại của thế giới đối với
thị trường rộng lớn đầy tiềm năng như Trung Quốc.

Câu 3: Rút ra được bài học cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước.

Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế tập trung sang
nền kinh tế thị trường XHCN.

Bài 4:
Câu 1: Khái quát được những biến đổi của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới
thứ hai.
 Biến đổi thứ nhất: cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.
 Biến đổi thứ hai: từ khi giành được độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng kinh tế
– xã hội và đạt được nhiều thành tích to lớn như Sin-ga-po, Thái Lan, Malaixia… Đặc biệt, Sin-ga-po
trở thành “con rồng châu Á”, được xếp vào hàng các nước phát triển nhất thế giới.
 Biến đổi thứ ba: Cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á,
gọi tắt là ASEAN. Đây là một tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực Đông Nam Á nhằm
mục tiêu xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.
 Trong ba biến đổi này biến đổi thứ nhất là quan trọng nhất
 Nhờ có biến đổi đó, các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển
về kinh tế, xã hội cuả mình ngày càng phồn vinh.

Câu 2: Phân tích được đặc điểm các giai đoạn phát triển của tổ chức ASEAN

- Từ 1967-1976: tổ chứ non trẻ, sự hợp tá con lỏng lẽo.


- Từ 1976-1991: Hiệp ước Balli(2/1976) đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN, thông qua nguyên
tắc:
+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vu lực.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Từ 1991-nay: quá trình mở rộng thành viên đẩy mạnh:
+ Brunay 1984
+ Việt Nam 1995
+ Lào và Mianma 1997
+ Campuchia 1999
- Năm 2015, Cộng đồng ASEAN về kinh tế và văn hóa được thành lập.

Bài 8. Nhật Bản.


Câu 1: So sánh nguyên nhân phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Mĩ, Tây Âu, Nhật
Bản, nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của NB (Vd).
Mĩ Nhật Tây Âu
Giống + Nhờ áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khkt vào sản xuất nhằm nâng cao
năng suất, chất lg, hạ giá thành sản phẩm
+ Nhà nước có vai trò trong quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Khác -Lãnh thổMĩ rộng lớn, -Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài Tận dụng các yếu tố
nhiều tài nguyên thiên để phát triển như: nguồn viện trợ của bên ngoài để phát triển
nhiên, nguồn lao động Mĩ, nguồn nguyên liệu rẻ từ các như: nguồn viện trợ
trình độ cao nước t3, hợp tác có hiệu quả trong của Mĩ, nguồn nguyên
-Mĩ ko chịu tổn thất của khuôn khổ cộng đồng châu Âu liệu rẻ từ các nước thứ
cuộc chiến tranh thế giới, 3, hợp tác có hiệu quả
thu lợi nhuận từ buôn bán trong khuôn khổ cộng
pt chiến tranh đồng C/ÂU (EC)

-Các tổ hợp công no-


quân sự, các công ti, tập
đoàn tư bản lũng đoạn,
cạnh tranh lớn và có hq ở
cả trong và ngoài nước

Vận dụng cao:


Câu 2: Nhận xét được điểm tương đồng về vai trò, vị trí kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.

-Sau chiến tranh TGII Nhật và Tây Âu đều bị thiệt hại nặng do chiến tranh tàn phá nhưng
sau đó được Mĩ thực hiện kế hoạch macsan tài trợ kt cho Tây Âu và Nhật để lôi kéo đồng
minh và giúp Tây Âu và Nhật phục hồi kinh tế sau chiến tranh.

*Điểm tương đồng:

+ Nhờ áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khkt vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất
lg, hạ giá thành sản phẩm

- Nhà nước có vai trò trong quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế phát triển

+ Từ những năm 45-50 Tây Âu và Nhật phục hồi kinh tế sau chiến tranh

-Giai đoạn 50-60 Tây Âu liên kết khu vực để hạn chế ảnh hưởng của Mĩ

-Giai đoạn 50-60 Nhật liên kết chặt chẽ với Mĩ và coi đó là cơ hội để phát triển kinh tế

+Từ những năm 70-90 đều bị khủng hoảng suy thoái kéo dài do chịu những tác động của cuộc
khủng hoảng năng lượng năm 73.

-Mĩ cũng bị ảnh hưởng nhưng kinh tế vẫn đứng đầu, mặc dù vậy vị thế đã bị rút ngắn khoảng
cách so với Tây Âu và Nhật Bản

+Từ những năm 91-2000 Mĩ,NB,Tâu là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn của TG

*Điểm tương đồng đối ngoại:

+ Tận dụng cơ hội bên ngoài để phát triển kinh tế, các công ty, vai trò lãnh đạo nhà nước

-Những năm 45-50 Tây Âu-Nhật liên minh chặt chẽ với Mĩ

-Những năm 50-60 tây âu không còn muốn sự ảnh hưởng của Mĩ nên không muốn lệ thuộc mà
thay vào đó là thành lập tổ chức riêng hoạt động riêng rẽ. Giai đoạn này thì Nhật Bản vẫn liên
minh chặt chẽ vs Mĩ

-Giai đoạn những năm 60-70 Nhật pt thần kỳ từ nước bị tàn phá do chiến tranh trở thành trung
tâm kinh tế lớn của TG.
Câu 3: Rút ra được điểm tương đồng và đánh giá sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của
Nhật Bản và Tây Âu qua các thời kì.
Bài 9:Câu 1: * Vận Dụng so sánh.

,
Bài 10. Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Câu 1: Phân tích được tác động tích cực và những vấn đề nảy sinh do cách mạng khoa học – kĩ
thuật.

- Về thời cơ:

+ Từ sau chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được cùng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi. Xu
thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.

+ Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng tâm, cùng sự tăng
cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.

+ Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghiệp và kinh
nghiệm quản lý từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học - kĩ thuật để có thể "đi tắt đón đầu" rút
ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.

⇒ Như thế, bối cảnh chung của thế giới vẫn là có nhiều cơ hội và thuận lợi cho các nước trong công
cuộc phát triển đất nước. Vấn đề là có tầm nhìn và nắm bắt kịp thời cơ, không bỏ lỡ thời cơ hay
không.

- Về thách thức:

+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách
thức hợp lý nhất trong quá trình hội nhập quốc tế - phát huy thế mạnh; hạn chế tới mức thấp nhất
những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời.

+ Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm suất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp,
nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều bất bình
đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển.

+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay.

+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

Câu 2: Phân tích được mặt tích cực và tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa.

Tích cực:

- Toàn cầu hóa góp phần thúc đẩy, phát triển các ngành kinh tế cũng như kinh tế – xã hội của mỗi
quốc gia và toàn thế giới thông qua quá trình mở rộng thị trường, buôn bán, giảm bớt sức ép về thuế.

- Gia tăng các nhân tố sản xuất như vốn (cả vốn cố định, vốn con người) và KHKT được khuyến
khích qua việc tự do hóa lưu thông vốn, chuyển giao công nghệ, phát triển hệ thống thông tin liên lạc
toàn cầu hiệu quả, hạ chi phí về giao dịch quốc tế và chi phí sản xuất.
- Thông qua sự gia tăng đầu tư vốn và công nghệ thông tin, các quốc gia nhận đầu tư sẽ có điều kiện
để học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý, phát triển kinh tế, KHKT, tạo việc làm, nâng cao nhận thức
và mức sống của dân cư.

- Trong quá trình tham gia toàn cầu hóa giúp các nước cải thiện, nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng,
chất lượng môi trường, cải thiện được mức lương của người lao động, hoàn thiện về luật pháp, chống
tham nhũng, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp, hiệu quả hơn.

Kết quả là tất cả các nước tham gia vào quá trình toàn cầu hóa đều có sự tăng trưởng kinh tế cao hơn,
các điều kiện bảo đảm cuộc sống tốt hơn, các nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội được cải
thiện. Toàn cầu hóa mang lợi cho tất cả các nước, cho những người, những công ty tham gia ở mức
độ khác nhau.

Tiêu cực:

- Toàn cầu hóa làm mai một, xói mòn bản sắc giá trị truyền thống văn hóa địa phương

- Thông qua WTO các nước phát triển không sẵn lòng tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu của các nước đang
phát triển, với các điều kiện cao về lao động, vệ sinh môi trường đã làm rào cản đối với các nước
đang phát triển tham gia vào quá trình toàn cầu hóa.

- Các nước đang phát triển để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa thường khai thác xuất khẩu các
tài nguyên khoáng sản sơ chế, giá các mặt hàng này ngày càng cao, càng xuất khẩu nhiều các nước
đang phát triển càng thiệt thòi về lợi ích kinh tế. Các hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát
triển thường có hàm lượng công nghệ thấp, giá thành rẻ và thường phải nhập thiết bị công nghệ giá
cao nên dẫn đến thâm hụt ngoại thương cao.

- Trong quá trình đón nhận vốn viện trợ, đầu tư hợp tác, các nước đang phát triển do thiếu kinh
nghiệm tổ chức quản lý, hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện và không quản lý được tham nhũng, các
dự án đầu tư kém hiệu quả dẫn đến nợ nước ngoài càng gia tăng.

Thực tế các nước giàu được hưởng lợi từ toàn cầu hóa nhiều hơn các nước đang phát triển, vì các
nước phát triển chiếm gần 80% giá trị thương mại xuất khẩu và hơn 70% vốn đầu tư FDI trên toàn
cầu.

→ Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra
những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ tụt
hậu nguy hiểm.

Liên hệ, vận dụng được toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc.
- Về thời cơ:

+ Từ sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi. Xu
thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.

+ Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng
trưởng hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.
+ Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm
quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học-kĩ thuật để có thể :”đi tắt đón đầu” rút ngắn thời gian
xây dựng và phát triển đất nước…

Như thế, bối cảnh chung của thế giới là có nhiều cơ hội và thuận lợi cho các nước trong công cuộc phát
triển đất nước. Vấn đề là có tầm nhìn và nắm bắt kịp thời, không bỏ lỡ thời cơ.

- Về thách thức:

+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức
hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế-phát huy thế mạnh: hạn chế với mức thấp nhất những rủi
ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời.

+ Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn
nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc dân còn nhiều bất bình
đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển.

+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay.

+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện
đại…

⟹ Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước phát triển.

You might also like