HD viết đề cương sơ bộ 1

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

HƯỚNG DẪN

Trình bày đề cương sơ bộ


Phần 1. Mở đầu
(Trong đề cương sơ bộ, phần 1 phải được làm rất rõ để thấy được định hướng
của các bạn nhé!)
1.1 Tinh cấp thiết của đề tài
=> Với nội dung này các bạn cần nêu được lý do tại sao mà các bạn mong muốn hay đề xuất
tên đề tài các bạn định làm (Viết khoảng 1,5 trang giấy), cụ thể trong đó nêu được 3 vấn
đề chính: (1) Bối cảnh chung (Thế giới hoặc ở Việt Nam); (2) Bối cảnh công ty mà các
bạn dự định làm đề tài và xoay quanh những vấn đề làm đươc và những bất cập (chủ
yếu liên quan đến nội dung các bạn định tiến hành nghiên cứu); (3) Và từ đó bạn đề xuất
tên đề tài bạn đự định nghiên cứu.
=> Cô lấy ví dụ dưới đây:
Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới, trong những năm gần đây,
nền kinh tế nước ta cũng có những chuyển biến mạnh mẽ do có sự đổi mới từ nền kinh tế tập
trung sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần.
Kinh tế thị trường xuất hiện với những ưu điểm vượt bậc đã tạo cho nền kinh tế đất
nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng nhiều cơ hội phát triển mới. Tuy nhiên nền
kinh tế nước ta cũng đặt ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện để phát huy những ưu
điểm về ngành nghề kinh doanh của mình. Muốn vậy các doanh nghiệp phải xác định được
mục tiêu phù hợp với năng lực đồng thời phải có phương án tận dụng và sử dụng nguồn vốn
một cách hiệu quả nhất
Kế toán là một công cụ quan trọng phục vụ đắc lực cho công tác quản lý các hoạt
động của doanh nghiệp, thông qua các số liệu trên sổ sách kế toán mà người quản lý có thể
nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra được những quyết định mang
lại lợi ích tối ưu cho doanh nghiệp. Việc thực hiện công tác kế toán tốt hay xấu đều ảnh
hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý. Trong đó, kế toán công nợ và phân
tích khả năng thanh toán là một trong những phần hành kế toán quan trọng và hữu hiệu. Giúp
doanh nghiệp vạch ra các chiến lược, kế hoạch kinh doanh đúng đắn và chính xác. Trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì các nghiệp vụ liên quan đến phải thu và phải trả
là rất nhiều. Điều đó đòi hỏi kế toán công nợ phải theo dõi chặt chẽ và chi tiết các khoản phải
thu, phải trả để đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong những năm qua, Công ty Cổ phần SPS Việt Nam là doanh nghiệp thương mại,
phân phối các sản phẩm điện tử điện lạnh, đồ gia dụng với vô số các mặt hàng khác nhau
luôn nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, khắc phục những khó khăn để khẳng
định vị trí của mình trên thị trường. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn gắn
liền với hiệu quả của hoạt động sử dụng vốn.Nhờ sử dụng phần mềm kế toán AMIS giúp cho
việc quản lý công nợ được đảm bảo chặt chẽ .Bên cạnh đó, do đặc thù kinh doanh nên có
nhiều đối tượng khách hàng và nhà cung cấp nên việc thu hồi các khoản nợ gặp khó khăn do
khách hàng trả tiền không đúng thời hạn ảnh hưởng đến việc thanh toán . Vì vậy việc nâng
cao công tác quản lý công nợ là mấu chốt quan trọng và luôn được Ban lãnh đạo của Công ty
hết sức quan tâm.
Nhận thấy tầm quan trọng của công tác kế toán công nợ và phân tích khả năng thanh
toán, chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Kế toán công nợ và phân tích khả năng
thanh toán tại Công ty Cổ phần SPS Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1
1.2.1. Mục tiêu chung
=> Với nội dung này các bạn viết theo mẫu sau: “Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác kế
toán ... của Công ty ... trong thời gian vừa qua. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác kế toán … của Công ty trong thời gian tới”.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu nghiên cứu phải rõ ràng, cụ thể, hợp với tên đề tài. Mỗi đề tài chỉ có 01 mục
tiêu chung, 3 mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu cụ thể phải bám sát mục tiêu chung.
=> Cụ thể 3 mục tiêu theo mẫu sau:
- Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kế toán … trong doanh
nghiệp;
- Phân tích thực trạng công tác kế toán … của công ty ... trong thời gian vừa qua;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán … của Công ty trong thời
gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác kế toán … tại Công ty …
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Nội dung (viết nguyên lại tên đề tài)
Công tác kế toán … tại Công ty …
1.3.2.2. Không gian
Đề tài được thực hiện tại công ty …, địa chỉ:…
1.3.2.3. Thời gian
- Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ … (Theo kế hoạch thực tập của Khoa) 16/7/2021 –
27/12/2021
- Số liệu thứ cấp được thu thập qua 3 năm từ 2019 – 2021;
- Số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 3,4/2022 (nếu có);

Phần 2. Tổng quan tài liệu và Phương pháp nghiên cứu


2.1 Tổng quan tài liệu
2.1.1 Một số vấn đề lý luận về… (để tên các mục dự định làm…)

2.1.2 Cơ sở thực tiễn
=> Với mỗi mục của phần này các bạn viết đề mục dự kiến làm nhé (Phần cơ sở lý luận nên
nêu các vấn đề lý luận liên quan trực tiếp tới vấn đề nghiên cứu. Phần cơ sở thực tiễn nên nêu
kinh nghiệm về vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài và ở trong nước, có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu).
Đối với các bạn làm kế toán, mục này để tên: “Tổng quan một số tài liệu
nghiên cứu trước đây” (tóm tắt 3-4 khóa luận TN cùng tên đề tài với đề tài sv thực
hiện)
=> Bài học kinh nghiệm (cho bản thân để thực hiện đề tài này) …
2.2 Phương pháp nghiên cứu (làm rõ trong đề cương sơ bộ)
2.2.1 Khung phân tích (nếu có)
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
2
2.2.4.2. Phương pháp phân tích so sánh
2.2.5 Phương pháp chuyên môn kế toán (đề tài kế toán)
2.2.6 Phương pháp SWOT (QTKD)

=> Với nội dung này các bạn tìm hiểu các phương pháp dự kiến sử dụng trong bài, và viết cụ
thể, chi tiết nhé.

Phần 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận


3.1 Khái quát chung về công ty…
3.2 Thực trạng công tác…
(thêm vài đề mục nhỏ… mà dự kiến làm)
3.3 Một số giải pháp đề xuất nhằm….
=> Với mỗi mục của phần này các bạn viết đề mục dự kiến làm nhé

Phần 4. Kết luận và kiến nghị


4.1 Kết luận
4.2 Kiến nghị
=> Với phần này các bạn viết đề mục như này thôi

You might also like