Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

MỞ BÀI

Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng bộc bạch: ‘Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công
việc như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ bị cái ác hoặc số phận dồn đến
chân tường. Quả thực bị kịch của con người khi bị mắc kẹt giữa những giá trị sống là đề tài
xuyên suốt trong các tác phẩm văn học nhiều thời kì. Nói về cái tuyệt lộ ấy, ta không thể không
nhắc đến câu chuyện về 1 linh hồn thanh cao phải trú ngụ trong thân xác thô kệch phàm tụ chỉ để
níu kéo cuộc sống. Bi kịch của TB trong HTBDHT – vở kịch của soạn già LQV đem đến một
thông điệp thật sâu sắc: con người ta khao khát sống nhưng không thể sống bằng bất cứ giá nào.
Sống ra sao, sống được là chính mình hay không mới là điều quan trọng nhất. LQV đã nhận ra
điều đó và nỗ lực nâng giấc cho những kẻ đang bị dồn đến đường cùng. Vở kịch là đoạn kết
thuộc chương VII, nổi bật hơn chính là bi kịch của TB trong cuộc sống không phải là của mình
qua màn đối thoại của HTB và xác hàng thịt

Ta được biết đến Lưu Quang Vũ là một tài năng xuất sắc của Văn học nghệ thuật hiện đại VN
với sự thành công ở nhiều lĩnh vực: viết văn, làm thơ, soạn kịch. Ông được mệnh danh là ‘hiện
tượng kịch trường’ của sân khấu kịch lúc bấy giờ với các kịch bản sáng tạo vẫn còn mang giá trị
cho đến tận ngày hôm nay. Kịch của LQV dữ dội, gay gắt, đanh thép, phản ánh nhịp sống mới
của Đất Nước và quá trình con người khám phá chính mình để vươn đến cuộc sống toàn vẹn, tốt
đẹp. HTBDHT là một trong nhưng vở kịch xuất sắc nhất của LQV, được lấy cảm hứng từ một
câu chuyện dân gian, nhà văn đã phát triển, gửi gắm nhiều thông điệp mang tính triết học, giáo
dục cao đến cho bạn đọc, phù hợp với nhu cầu đổi mới của xã hội lúc bấy giờ.

PHÂN TÍCH HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT


 Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích
Thông qua bi kịch của Trương Ba, LQV đã mang đến cho người đọc, người xem vẻ đẹp tâm hồn
người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại việc giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống
đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách. Từ một cốt truyện dân gian, LQV đã chuyển thể
thành một vở kịch nói hiện đại đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, ý nghĩa tư tưởng triết lý và nhân văn
sâu sắc. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích, LQV đã làm rõ khát vọng được sống là
chính mình của Hồn Trương Ba, do phải sống nhờ thể xác của Hàng Thịt, HTB phải chiều theo
một số nhu cầu hiển nhiên của xác thịt. Linh hồn nhân hậu trong sạch, bản tính ngay thẳng của
TB xưa kia nay phải sống mượn, lệ thuộc nên bị nhiễm độc bởi sự tầm thường dung tục của xác
thịt thô phàm. Thấm thía nghịch cảnh cùng bi kịch sống không được là chính mình và bi kịch với
chính người thân yêu cự tuyệt. HTB đã quyết định trâm nhang gọi Đế Thích để quyết chết trả lại
sự trong sạch vẹn nguyên của linh hồn. ‘Mày đã thăng thế rồi đấy cái thân xác k phải của ta ạ,
nhưng lẽ nào tao lại chịu thua mày, khuất phục mày, và tự đánh mất mình’. Lời độc thoại cho
thấy cuộc đấu tranh nội tâm vô cùng dữ dội ở TB, thực ra, cuộc đấu tranh đó đã được tác giả
LQV gửi gắm qua màn đối thoại giữa TB và xác hàng thịt, đây là cuộc đấu tranh giữa xác và
hồn, giữa cao cả và đê hèn, giữa tốt và xấu, giữa cao thượng và dung tục, giữa khát vọng và dục
vọng. Đó cũng chính là cuộc đấu tranh để hoàn thiện nhân cách, cuộc đấu tranh này phần thắng
nghiên về xác, nhưng bản thân hồn TB không chịu lép vế, không khuất phục mà đã tìm mọi cách
để được sống là chính mình, đây chính là nhân cách cao đẹp của TB. ‘Tôi không thể tiếp tục
mang thân anh Hàng Thịt được nữa, không thể được’, lời thoại có tới 2 lần phổ đệ ‘tôi không thể,
không thể được’ cho thấy quyết tâm từ bỏ xác HT là ý chí sắt đá của TB khi thấm thía nghịch
cảnh chớ trêu của mình. ‘Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được, tôi muốn được
là tôi toàn vẹn’, câu nói thể hiện nghịch cảnh của Tb, sự bất nhất của cái bên trong và cái bên
ngoài. Bên trong chính là linh hồn cảm xúc, tư tưởng, nhân cách cao đẹp của TB, hồn là sự tinh
anh chia phối điều khiển thể xác. Đối lập bên trong đó là bên ngoài, đó là cái xác thịt thô phàm
của anh HT, nhưng cái bên ngoài cần hiểu theo nghĩa rộng là hoàn cảnh sống, là bản năng, là nhu
cầu tự nhiên, là dục vọng con người, sự tha hóa của linh hồn TB chính là do linh hồn đã nhượng
bộ, đã tự bán mình, tự thỏa hiệp với nhu cầu bản năng. Đây chính là sự dằn vặt, đau khổ, trăn trở
của TB. Cả hai không thể hòa hợp bởi k thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm
tục, tội lỗi. ‘Tôi muốn được là tôi toàn vẹn’, đây là khát vọng mãnh liệt của TB, khát vọng được
sống hòa hợp. ‘toàn vẹn’ nghĩa là phải có sự hòa hợp giữa bên trong và bên ngoài, giữa nội dung
và hình thức, giữa thể xác và linh hồn. Không thể có cuộc sống nào mà hồn này xác kia được,
cuộc sống k thuận theo lẽ tự nhiên, không thuận theo tạo hóa, sống mà không được là chính mình
thì đó là một bi kịch nghiệt ngã. TB nên chấp nhận cuộc sống ấy vì nhìn dưới đất trên trời đều
thế cả. ĐT chỉ ra rằng: không chỉ TB đang sống trong cảnh trong ngoài bất nhất mà mọi người
đều như thế cả, vì vậy ĐT khuyên TB đừng cố gắng làm viên bi lật ngược vòng mà hãy chấp
nhận, hãy biết cách thỏa hiệp. TB đưa ra sự so sánh đồ đạc vật chất và bản thân ‘sống nhờ vào đồ
đạc của cải của người khác đã là chuyện không nên, đằng này cái thân tôi cũng phải sống nhờ
anh HT’. Đồ đạc vật chất dùng của người khác đã là k nên, đằng này còn sống, sống gửi, sống kí
sinh vào thân xác của kẻ khác là điều xấu hổ, đáng lên án. TB thẳng thắn ‘ông chỉ nghĩ đơn giản
là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết’, lời thoại đã chỉ trích quan niệm
sai lầm của ĐT bởi suy nghĩ đơn giản về cuộc sống. Với ĐT, sống là tồn tại còn tồn tại như thế
nào thì không cần biết. Còn với TB, sống không chỉ là sự tồn tại sinh học mà sự tồn tại ấy còn
phải là sự tồn tại có ý nghĩa. Những lời thoại của TB và ĐT ở phần này chủ yếu nói về cuộc đấu
tranh của TB, đó là cuộc đấu tranh vượt lên nghịch cảnh để chiến thắng bản thân và bảo vệ linh
hồn cao đẹp. ‘Thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên si đây, tôi trả lại nguyên vẹn…thân xác
này’, nhưng ĐT bác bỏ và cho rằng tâm hồn đáng quý của TB không thể thay thế cho tâm hồn
tầm thường của anh hàng thịt. TB lập luận rằng: tầm thường nhưng đúng là của anh ta, chúng
sinh ra là để sống với nhau. Để khẳng định với quyết tâm của mình, TB trở nên mạnh mẽ ‘nếu
ông không giúp tôi sẽ nhảy xuống sông hay đâm một nhát dao vào cổ, lúc đó thì hồn tôi chẳng
còn, xác anh hàng thịt cũng mất’. Ý chí mạnh mẽ của TB từ khát vọng được sống là chính mình
và để được sống là chính mình thì TB k có con đường nào khác ngoài ‘cái chết’

You might also like