Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bom đạn chiến tranh đã khiến cho đất nước mang trên mình những vết thương, khiến

cho bao gia đình tan nát vì chia


xa, những nỗi đau cứ thế mà chồng chất. Ấy nhưng, giữa những cung nhạc trầm buồn của chiến tranh, ta lại thấy ánh
lên biết bao nhiêu tình cảm cao đẹp: Tình đồng chí, đồng đội, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương.. Và văn học đã
giúp ta ghi lại những điều ấy. Một trong những tác phẩm hay nhất viết về tình cảm gia đình trong chiến tranh là "Chiếc
lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Tác phẩm đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng
giữa bé Thu và ông Sáu trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Đặc biệt, tình cảm cao đẹp và thiêng liêng ấy được
thể hiện rất chân thật và cảm động qua đoạn văn kể về cảnh chia tay của cha con ông Sáu trước lúc ông Sáu lên đường
trở về chiến khu: "Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai.. hôn cả vết thẹo dài của ba nó nữa"

Lời bà ngoại về chuyện ba nó đi đánh Tây bị Tây đánh bị thương, về tội ác của mấy thằng Tây đã làm cho cô bé vỡ lẽ
ra tất cả. "Nó nằm im lặn lộn thở dài như người lớn".? Trong tiếng thở dài ấy có cả sự ân hận dây dứt, nỗi ân hận vì
lãng phí thờ gian qua để lảng tránh người cha mà em luôn yêu kính, người mà tám năm qua em luôn khát khao gặp
mặt.
Buổi sáng cuối cùng trước khi ông Sáu lên đường,thái độ của Thu thay đổi đột ngột và cảm động. Nguyễn Quang
Sáng đã bắt trọn những chuyển biến ấy và miêu tả nó một cách tinh tế.Bởi những phản ứng quyết liệt trước đây mà giờ
đây nó ngại ngần, xấu hổ, chỉ dám đứng tựa cửa nhìn mọi người vây xung quanh ba. Vẻ mặt có cái gì hơi khác, nó
không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa,” mà sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ.Những trầm
tư vương trên nét mặt rồi đọng lại sâu lắng nhất vào đôi mắt: “đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác,
không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.” Nơi cửa sổ tâm hồn ấy của Thu không còn đóng chặt lại với sự kinh
ngạc đến e sợ như lần đầu gặp ông sáu, mà đã rộng mở để thấy bầu trời yêu thương từ cha vời vợi nhường nào và hành
động của mình đáng trách đến bao nhiêu. Để rồi biết đăm chiêu hơn, “nghĩ ngợi sâu xa”. Phải chăng Thu đang suy
nghĩ, xin lỗi cha như thế nào đây, rồi làm sao để bồi đắp những yêu thương đã lỡ ? Nhưng em đã quên mất đâu có
cách nào ngăn thời gian ngừng lại cho mình hoài suy tính,đã đến lúc chia tay.
. Đến lúc chia tay, tình phụ tử không chỉ là khoảng lặng nữa, mà thể hiện bằng một nốt giáng trầm hơn qua “đôi mắt
trìu mến lẫn buồn rầu” ông sáu nhìn con.Ông muốn mà không dám đến ôm Thu, sợ nó giẫy lên bỏ chạy nên chỉ dám
nhờ ánh nhìn bộc bạch hộ tâm tư. Đôi mắt như mặt hồ, yên ả, dịu dàng ăm ắp tình thương cho con; nhưng cũng mang
nỗi buồn ko ngớt tựa những gợn sóng lăn tăn cứ nối tiếp nhau trải mãi. Ba ngày quý giá sắp trôi qua mất rồi, chưa kịp
nghe tiếng ba, đã phải trở lại cùng tiếng súng… Trước lúc lên đường ông chỉ chào nhỏ với giọng buồn buồn ” thôi ba
đi nghe con”Lời chào của ông sáu cất lên khe khẽ mà như làm chấn động cả mảnh hồn bé nhỏ, “đôi mắt mênh mông
của con bé bỗng xôn xao”. Quả thực Nguyễn Quang Sáng cũng có chung quan điểm sáng tác như Maiacopxki: “Phải
tốn cả nghìn cân quặng chữ chỉ để thu về một chữ mà thôi”. Từ “xôn xao” thật đắc địa, vốn là từ tượng thanh nay
được nhà văn tinh tế dùng để miêu tả khoảng không gian bất tận trong đôi mắt của Thu. Nó bao la, bâng khuâng và lẻ
loi kỳ lạ so với một đứa trẻ mới chỉ tám tuổi.
Có lẽ đó là nỗi niềm tích tụ trong tám năm thiếu vắng hình bóng người cha, là nỗi sợ thêm một lần chia ly mà mình
con bé không tài nào che giấu nổi nữa. Thế nên nó vỡ òa. Tiếng gọi “ba” xé toạc thinh không, xé toạc cả những ngăn
cách ngại ngùng, xấu hổ mà con bé ngần ngừ trước đó. Tiếng gọi ấy tưởng chừng rất quen thuộc, gần gũi, có khi là lời
nói đầu tiên của con người trong cuộc đời. Vậy nhưng với bé Thu nó lại là âm thanh đã phải dồn nén bao lâu nay,
chứa chan biết bao nhớ nhung mong đợi.Nhưng cũng chính vì thế mà tiếng gọi ấy trở nên thiêng liêng và đong đầy
cảm xúc hơn bao giờ hết. “Nó nhanh như một con sóc chạy tót lên và dang 2 tay ôm cổ ba nó. Nó vừa ôm vừa nói
trong tiếng khóc. Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!” Đọc đến đây , ta nhớ đến cảnh gặp lại đầy xúc động
của bé Hồng với mẹ trên trang viết “Trong lòng mẹ”, khi cậu bé cũng “òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.” Có lẽ, với
những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm từ cha, hoặc mẹ, giây phút đoàn tụ thật sự là “một dòng nước trong suốt chảy dưới
bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.” (Nguyên Hồng).
Tác giả tinh tế chỉ ra điểm đặc biệt, điểm nổi bật của tình cảm mà bé Thu dành cho ba: "Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó
như dựng đứng lên". Tóc tơ rất nhỏ, rất mảnh, mềm và thường rất khó thấy nhưng tác giả lại thấy nó như dựng đứng
lên – sự run rẩy, sợ hãi của một đứa trẻ đến tột độ, đến ngay cả sợi tóc tơ dường như cũng có cảm xúc. Được ba bế
lên, bé Thu hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, bé còn hôn cả vết thẹo dài trên má của ông Sáu nữa. Không chỉ từ tiếng gọi "ba"
thừa nhận ông Sáu, bé Thu còn hôn cả vết thẹo. Vết thẹo ấy đã từng là thứ chia cắt tình cảm cha con của Thu giờ lại
khiến em tự hào nhất bởi đó là sự hiện thân của sự dũng cảm, can trường của người ba anh hùng trong trái tim em,
như một huy chương cho tấm lòng nhiệt thành đã xả thân vì tổ quốc mà nó sẽ trân trọng, kiêu hãnh hết đời này. Con
bé vồ vập như vậy vì muốn được cảm nhận tình cảm của cha cho bằng hết trước khi ông Sáu lại phải đi xa. Cách bộc
lộ tình cảm có phần tham lam này đã thể hiện rõ tấm lòng muốn bù đắp lại sự lạnh nhạt trong những ngày qua, và còn
xuất phát từ nỗi sợ rằng sẽ còn rất lâu nữa, thậm chí ko bao giờ em được gặp ông Sáu lần thứ hai. Tình yêu Thu dành
cho ba qua cách thể hiện ngây ngô, vụng về lại càng đáng quý, xúc động hơn. Và nhờ đó ta hiểu vì sao Colleen
Oakland trong tác phẩm “Mạnh hơn cái chết” đã nói: “Tình yêu vốn xộc xệch. Nó không đến với chúng ta trong một
chiếc hộp gói nơ hoàn hảo. Nó giống như món quà của một đứa bé, với những nét sáp màu nguệch ngoạc và móp méo.
Không hoàn hảo. Nhưng vẫn cứ là một món quà.”
Ông Sáu trong giây phút sững sờ một lần nữa không ghìm nổi xúc động . Người đàn ông bao phen xông pha trận mạc
ấy tay ôm con, tay lau nước mắt. Đến đây ta mới thực sự hiểu vì sao giọt nước mắt là “giọt châu của loài người”, là
miếng kính biến hình của vũ trụ” (Nam Cao). Giọt nước mắt của ông Sáu rơi xuống, đã ngân vang sự bất ngờ đang reo
lên thánh thót, đã lấp lánh niềm hạnh phúc vô bờ của một người cha lần đầu được nghe con gọi ba sau bao nhiêu mong
mỏi. Giọt nước mắt đã gột rửa đi mọi buồn khổ để nhường chỗ cho một niềm vui tươi sáng. Nhưng thực cảnh miền
Nam thân yêu bấy giờ vẫn còn rất tối tăm. đây cũng có thể là giây phút cuối cùng cha con đc ở cạnh nhau. Vì vậy
trong giọt lệ ấy vẫn có cả nỗi nghẹn ngào, tiếc nuối. Nên giây phút được gần nhau của hai cha con quá ngắn ngủi,
ngay lúc này anh phải trở về đơn vị nhận nhiệm vụ mới thế là anh lại phải gác tình riêng theo tiếng gọi thiêng liêng
của tổ quốc. Hai cha con phải chia tay nhau trong nước mắt, trong sự bịn rịn lưu luyến. Và cả lời thổn thức của bé Thu
"Ba về! Ba mua cho con cây lược nghe ba". Có thể nói tình yêu thương cha của Thu thật mãnh liệt. Nó đã đánh thức
trái tim người đọc chúng ta, khơi gợi trong chúng ta những tình cảm thiêng liêng cao quý của con cái với đấng sinh
thành của mình. Thật xúc động biết bao!

Đoạn trích cũng cho thấy được sự tài tình trong miêu tả miêu tả nhân vật qua cử chỉ, hành động, lời nói, nhà văn
Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện một cách xuất sắc tình cảm cha con ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le của
chiến tranh. Lần theo toàn bộ mạch truyện, đoạn trích như một ngã rẽ, tạo nên bước ngoặt cho câu chuyện: Những
thắc mắc, hoài nghi của bé Thu được hóa giải; lòng mong nhớ con của ông Sáu được thỏa nguyện, cha con thực sự
được đoàn tụ dù chỉ là giây phút ngắn ngủi đồng thời thể hiện rõ nét tính cách của bé Thu: Cá tính và yêu cha hết mực,
một tình yêu thống nhất, vẹn tròn.
Trong văn học Việt Nam và thế giới, các nhà văn, nhà thơ đã dành không ít bút lực để ca ngợi người mẹ – tình mẹ.
Song trong thực tế, nếu “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình” thì “Tình cha ấm áp như vầng thái dương”. Tình yêu
thương của cha đối với con cũng không kém phần người mẹ.Hình tượng lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam
Cao và hình tượng ông Sáu, người cha, người chiến sĩ cách mạng trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn
Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng đẹp về tình cha.Hai người cha, hai thời đại, hai
cảnh ngộ khác nhau nhưng họ có chung một phẩm chất: yêu thương con nhất mực. Lão Hạc quyên sinh để dành lại
mảnh vườn cho con. Ông Sáu dồn tình yêu thương vào việc làm chiếc lược ngà. Cả hai nhân vật đều là biểu tượng
sáng ngời cho tình phụ tử sâu nặng: dành cho con tất cả, thậm chí sẵn sàng hi sinh tất thảy vì con. Thành công của hai
tác phẩm là xây dựng được hình tượng những người cha mẫu mực. Trong mỗi tình cảnh éo le, tình cha con càng thắm
thiết, sâu nặng, để lại trong lòng người đọc những xúc động sâu xa, những giá trị nhân bản đẹp đẽ, cao cả, thiêng liêng
biết mấy:
Tình cha như mùa hạ đầy nắng/ Như mùa thu luôn vẹn ánh trăng mờ
Nên Đừng bao giờ nghĩ rằng tình phụ tử không thiêng liêng và cao cả, không ấm áp và đẹp đẽ như tình mẫu tử. Nếu
tình mẫu tử ngọt ngạo, bao la như biển khơi, ôm áp và vỗ về thì tình phụ tử lại chính là dãy Trường Sơn không bao
giờ sụp đổ, là chỗ dựa vững chắc cho tinh thần của mỗi chúng ta. Và nếu ai có những suy nghĩ đó thì chắc chắn sẽ có
một cách nhìn khác về tình cha con qua truyện ngắn "Chiếc lược ngà", được nhà văn Nguyễn Quang Sáng khắc họa
thành công nhân vật bé Thu thật ấn tượng và tinh tế, nổi bật hơn là tình cảm cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và
cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt. Câu chuyện không chỉ ca ngợi tình cha con sâu nặng
thắm thiết, mà còn gợi cho chúng ta những suy ngẫm và thấm thía được tình sự đau thương, mất mát của chiến tranh
tàn khốc gây ra. Vì thế mà ta càng quí cuộc sống thanh bình của ngày hôm này, quí tình cha cao thượng và vĩ đại. Mỗi
người đều lưu giữ trong trái tim mình hình ảnh một người cha, hãy biết trân trọng tình yêu và sự hy sinh vô điều kiện
mà cha đã dành cho ta. Vòng đời mới ngắn ngủi làm sao, đừng mãi sống ích kỷ, chỉ biết nhận tình cảm thương yêu từ
cha mẹ mà chẳng bao giờ đền đáp lại. Nếu bạn còn cha, và một người cha đúng nghĩa thì hãy cảm ơn thượng đế vì bạn
đã được sinh ra trong cuộc sống này!

You might also like