THTH Số 08

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

TÌNH HUỐNG THỰC HÀNH


(Dùng cho các Lớp đào tạo nghề luật sư theo hình thức tín chỉ)

Tình huống: Quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư với đồng nghiệp, cơ quan
thông tin đại chúng

08/LS-NLS
Mã số :
THTH.B2/QHLSĐN

- Hồ sơ chỉ dùng để giảng dạy và học tập trong các lớp đào tạo của Học viện
Tư pháp;
- Người nào sử dụng vào mục đích khác phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

NĂM 2022
0
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TÌNH HUỐNG
(Dành cho Giảng viên)

1. Trước buổi thực hành tình huống


- Nghiên cứu kỹ bối cảnh tình huống.
- Tra cứu, nghiên cứu các quy định pháp luật, Quy tắc đaọ đức và ứng xử
nghề nghiệp luật sư:
+ Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012.
+ Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.
+ Quyết định số 201/QĐ - HĐLSTQ ngày 13/12/2019 về việc ban hành Quy
tắc và đạo đức ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.
+ Quyết định số 203/QĐ - HĐLSTQ ngày 19 tháng 12 năm 2019 ban hành
Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật.
- Hướng dẫn học viên tự nghiên cứu và chuẩn bị sản phẩm học tập trên cơ sở
yêu cầu mà tình huống đặt ra.
- Tư vấn hỗ trợ học viên tiếp cận và tự nghiên cứu tình huống.
2. Tại buổi thực hành tình huống
- Tạo diễn đàn để học viên thực hành/trải nghiệm tình huống thông qua kết
quả tự nghiên cứu.
- Các quy định của Luật Luật sư/pháp luật liên quan/Quy tắc đạo đức và ứng
xử nghề nghiệp luật sư được viện dẫn, sử dụng để giải quyết tình huống.
- Ứng xử của luật sư B tại phiên thảo luận của hội thảo.
- Ứng xử của luật sư A trong giờ giải lao.
- Ứng xử của luật sư H trước những bình luận của luật sư B.
- Ứng xử của luật sư C trên mạng xã hội sau hội thảo.
- Những bài học kinh nghiệm cần ghi nhớ đối với người học nghề về:
+ Sứ mệnh bảo vệ danh dự, uy tín của đội ngũ luật sư
+ Vận dụng quy tắc chung trong mối quan hệ giữa các luật sư đồng nghiệp.
+ Khả năng tự bảo vệ sự an toàn/quyền lợi của bản thân luật sư trước những
rủi ro mà môi trường hành nghề đem lại.

1
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TÌNH HUỐNG
(Dành cho học viên)

1. Trước buổi thực hành tình huống


- Nghiên cứu kỹ bối cảnh tình huống.
- Nghiên cứu học liệu đã hướng dẫn trong “Đề cương môn học Luật sư và đạo
đức nghề nghiệp luật sư”.
- Tra cứu, nghiên cứu các quy định pháp luật, Quy tắc đaọ đức và ứng xử
nghề nghiệp luật sư:
+ Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012.
+ Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.
+ Quyết định số 201/QĐ - HĐLSTQ ngày 13/12/2019 về việc ban hành Quy
tắc và đạo đức ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.
+ Quyết định số 203/QĐ - HĐLSTQ ngày 19 tháng 12 năm 2019 ban hành
Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật.
- Nhận diện, phân tích quan hệ luật sư – đồng nghiệp (nguyên tắc thiết lập
quan hệ với đồng nghiệp; cách ứng xử phù hợp và không phù hợp; những điều nên
làm và không nên làm trong quan hệ với đồng nghiệp).
- Phân tính cách ứng xử của luật sư với đồng nghiệp trong tình huống,
+ Ứng xử của luật sư B tại phiên thảo luận của hội thảo.
+ Ứng xử của luật sư A trong giờ giải lao.
+ Ứng xử của luật sư H trước những bình luận của luật sư B.
+ Ứng xử của luật sư C trên mạng xã hội sau hội thảo.
- Đánh giá tính chất pháp lý – đạo đức nghề nghiệp của hành vi/ứng xử của
các bên trong tình huống, nhấn mạnh vào đánh giá vị trí của luật sư.
- Rút ra bài học kinh nghiệm trong hoạt động hành nghề.
2. Tại buổi thực hành tình huống

2
- Tóm tắt lại các thông tin quan trọng của tình huống.
- Nêu ý kiến/trao đổi về các vấn đề của tình huống đã được giảng viên phân
công hoặc giảng viên đưa ra thảo luận với ứng xử của luật sư A, B, C, H trong tình
huống.
- Tham gia trao đổi kinh nghiệm về ứng xử rút ra từ tình huống.

3
NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
Đoàn luật sư tỉnh H tổ chức 2 ngày hội thảo quốc tế về chủ đề “Tăng cường
vai trò của đạo đức nghề nghiệp luật sư phục vụ sự nghiệp cải cách tư pháp Việt
Nam”. Hội thảo có các đại biểu là luật sư của tỉnh H, một số tỉnh lân cận và một số
luật sư đến từ Mỹ, Canada và Cộng hòa liên bang Đức, tham gia hội thảo với tư
cách chuyên gia.
Trong phần thảo luận, liên quan đến chủ đề thực tiễn hoạt động nghề nghiệp
luật sư ở Việt Nam, luật sư B đã đưa ra một số bình luận rằng, ở Việt Nam, việc
bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của một số luật sư có tiếng tăm, thương hiệu
không hẳn do năng lực chuyên môn mà đằng sau đó vẫn có sự hỗ trợ của những
mối quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng hay cơ quan nhà nước. Tình trạng văn
hóa tìm cách tác động vào hoạt động xét xử của cơ quan tư pháp từ môt bộ phận
người dân là có thật. Mặt khác, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các
luật sư/tổ chức hành nghề luật sư vẫn diễn ra.
Nhưng đối nghịch với hiện tượng trên, ví dụ như ở văn phòng của tôi (Văn
phòng luật sư B và cộng sự), chúng tôi vẫn có những vụ án thắng kiện. Tôi xin đơn
cử vụ án dân sự về chia thừa kế cách đây 2 năm, tôi đã thắng hoàn toàn luật sư đối
phương của tôi là luật sư T (hiện đang chủ trì hội thảo này).
Khi nghe những bình luận như trên của Luật sư B, thái độ và quan điểm của
các đại biểu tham dự hội thảo rất trái chiều. Những đại biểu là luật sư nước ngoài
thì tỏ ra rất quan tâm đến thông tin về thực tiễn hoạt động hành nghề của luật sư
Việt Nam. Ngược trở lại, các đại biểu là luật sư trong nước thì thực sự cảm thấy
bức xúc về thông tin của luật sư B đưa ra. Riêng luật sư T (người đang đồng chủ trì
hội thảo với một số chuyên gia quốc tế) vẫn giữ thái độ tích cực, vui vẻ trước ví dụ
mà luật sư B đưa ra.
Trong giờ giải lao giữa buổi hội thảo, luật sư A đã đến trao đổi ngay ý kiến
phản đối của mình về thông tin và cách hành xử của luật sư B tại phiên thảo luận.
Giữa hai luật sư đã xảy ra cuộc tranh cãi và luật sư chủ trì hội thảo phải can thiệp
để cuộc tranh cãi dừng lại.
Hai ngày hội thảo đã kết thúc. Một tuần sau, trên trang mạng cá nhân của
mình, luật sư C (một đại biểu từng tham gia hội thảo) đã viết một bài bình luận khá
dài, phê phán gay gắt hành vi “vạch áo cho người xem lưng” của luật sư B tại hội

4
thảo và cho rằng, Liên đoàn luật sư Việt Nam cần có động thái nhắc nhở hoặc thậm
chí phải kỷ luật luật sư B về việc phát ngôn không phù hợp.
Câu hỏi 1: Theo anh (chị), hành vi ứng xử của luật sư B, H, A, C có vi phạm
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư không? Tại sao?
Câu hỏi 2: Đặt vào vị trí của tổ chức hành nghề, tổ chức quản lý hoạt động
hành nghề, hãy phân tích cách ứng xử của các luật sư B, H, A, C trong tình huống nêu
trên?

You might also like