cuối kì QTRR

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Lời mở đầu

1. Lý do chọn đề tài

Sữa được coi là một loại “thực phẩm lành mạnh”, bởi vì trong sữa có chứa gần như tất cả
các loại chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như các loại vitamin, khoáng chất, protein,
carbohydrate và chất béo. Các chất dinh dưỡng có trong sữa làm cho nó trở thành một
thực phẩm hoàn hảo cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, sữa là thực phẩm vô
cùng quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của mỗi người.

Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng sữa tại Việt Nam tăng lên đáng kể.
Theo Thống kê từ Hiệp hội Thức ăn gia súc Việt Nam, nhu cầu sữa tươi nguyên liệu tăng
khoảng 61%, từ 500 triệu lít (năm 2010) lên đến 805 triệu lít (năm 2015). Các nhà chuyên
môn đánh giá rằng tiềm năng phát triển của thị trường sữa tại Việt Nam vẫn còn rất lớn.
Trong đó công ty cổ phần sữa Việt Nam được xem như là một đầu tàu quan trọng trong
lĩnh vực này. Vinamilk thành lập năm 1976, là công ty dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam và
thuộc Top 40 công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu.

Là một nhà sản xuất, Vinamilk luôn ý thức rằng bất kỳ hoạt động sản xuất nào cũng có
những tác động nhất định đến môi trường xung quanh, nhất là những tác động tới sức
khỏe người tiêu dùng là một trong những vấn đề lớn nhất. Vấn đề chất lượng và an toàn
vệ sinh thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng. Quy trình sản xuất phải
bảo đảm được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, vì thế nó là một trong những vị trí
quan trọng nhất trong sự nghiệp sản xuất. Đặt an toàn thực phẩm làm nguyên tắc hàng
đầu, Vinamilk cam kết mỗi sản phẩm của Vinamilk đều là kết quả của một chu kỳ khép
kín đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nghiêm ngặt, nhằm bảo vệ sức khỏe, giảm tỷ lệ mắc
bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập của người tiêu
dùng.

Xuất phát từ tính quan trọng trong quy trình sản xuất của công ty, bài tiểu luận về đề tài
“quản trị rủi ro trong quy trình sản xuất của tập đoàn Vinamilk” được cho là cần thiết
trong việc đánh giá các rủi ro và xử lý các rủi ro đang tồn đọng trong quy trình sản xuất
của công ty.

2. Mục tiêu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu nghiên cứu của bài tiểu luận là tìm hiểu và nêu ra thực trạng của quy trình sản
xuất sữa của công ty cổ phần sữa Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
của doanh nghiệp.
2.2. Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu chung, tiểu luận đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

- Đầu tiên, đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong sản
xuất doanh nghiệp, nhận biết được những rủi ro thường gặp trong quá trình sản
xuất từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc sản xuất.
- Tiếp theo, nêu ra thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình sản xuất và đưa ra các
nguyên nhân gây ra rủi ro, từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục hợp lý.
- Cuối cùng, nói rõ các giải pháp khắc phục và hoàn thiện hiệu quả của công tác
quản trị rủi ro trong quá trình sản xuất.
3. Nội dung của đề tài

Bài tiểu luận nói về quản lý rủi ro trong quy trình sản xuất của công ty cổ phần sữa Việt
Nam Vinamilk được chia thành ba chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết, nói về các khái niệm về quản lý rủi ro và quản lý rủi ro trong
quy trình sản xuất.

Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro trong quy trình sản xuất của công ty cổ phần sữa
Việt Nam Vinamilk, giới thiệu sơ lược về công ty cũng như các thông tin cơ bản và thực
trạng quản lý rủi ro trong quy trình sản xuất.

Chương 3: Kết luận và giải pháp, đưa ra kết luận về quản lý rủi ro trong quy trình sản
xuất của doanh nghiệp cũng như nêu ra các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hoạt
động quản lý rủi ro.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Khái niệm quản lý rủi ro và quản lý rủi ro trong quy trình sản xuất
1.1. Quản lý rủi ro
1.1.1. Khái niệm

Quản lý rủi ro là tổng hợp các hoạt động hoạch định chiến lược và kế hoạch quản lý rủi

ro, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của tổ chức liên quan đến

quản lý rủi ro sao cho đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.

1.2. Quản lý rủi ro trong quy trình sản xuất


1.2.1. Khái niệm
Quản lý rủi ro trong sản xuất là quá trình xác định, đánh giá, kiểm soát và giảm thiểu tối
đa các rủi ro liên quan đến quá trình sản xuất và cho ra sản phẩm nhằm đảm bảo được
tính liên tục và hiệu quả của quá trình

1.2.2. Nguyên tắc


 Không chấp nhận các rủi ro không cần thiết
 Chấp nhận rủi ro khi lợi ích hơn chi phí
 Ra các quyết định xử lý rủi ro ở cấp thích hợp
 Kết hợp quản trị rủi ro vào hoạch định và vận hành ở mọi cấp độ
1.2.3. Mục đích

Mục đích của quản trị rủi ro là để đảm bảo rằng tổ chức có khả năng nhận biết và đối phó
với các rủi ro có thể xảy ra, điều này sẽ giúp tổ chức giảm thiểu thiệt hại và tăng hiệu quả
hoạt động.

1.2.4. Quy trình

Bước 1: Nhận diện rủi ro.

Doanh nghiệp cần xác định và nhận biết các nguy cơ để quản lý rủi ro hiệu quả. Mỗi
công ty có thể đối mặt với một số loại rủi ro khác nhau, tùy thuộc vào lĩnh vực kinh
doanh và đặc điểm sản xuất của họ.

Doanh nghiệp cần phải xem xét các đặc điểm của ngành công nghiệp, phạm vi hoạt động
và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp mình để có thể xác định được rủi ro quan trọng
nhất.

Các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định các nguy cơ.
Chúng bao gồm kiểm tra dữ liệu lịch sử, sử dụng phương pháp Delphi, tham khảo ý kiến
chuyên gia và sử dụng các công cụ phân tích lỗi trong quá trình sản xuất. Mỗi phương
pháp có ưu và nhược điểm riêng, vì vậy để đạt được kết quả tốt nhất, bạn phải sử dụng
kết hợp các phương pháp với nhau để đạt được kết quả tối ưu.
Bước 2: Đánh giá rủi ro
Sau khi xác định rủi ro, doanh nghiệp phải đánh giá các loại nguy cơ mà họ có thể phải
đối mặt để xây dựng một chiến lược quản lý phù hợp. Hai yếu tố quan trọng cần xem xét
khi đánh giá rủi ro là tần suất xảy ra của rủi ro và mức độ tác động của rủi ro đó.
Để đánh giá rủi ro, các chuyên gia quản lý rủi ro phải đo lường tần suất xảy ra của các rủi
ro cụ thể và tạo ra một phương tiện để đánh giá mức độ ảnh hưởng của những rủi ro này
đối với doanh nghiệp. Nhờ đó, họ có thể sử dụng những thông tin này để quản lý các rủi
ro đã được xác định trước đó.
Bước 3: Xử lý rủi ro
 Xử lý rủi ro là việc xác định cách đối phó với các rủi ro sau khi chúng đã được xác
định nhằm hạn chế chúng đến mức chúng có thể chấp nhận được. Sau khi đánh giá
rủi ro theo tần suất và mức độ tác động, một trong bốn phương pháp sau đây có
thể được sử dụng để giải quyết chúng:
 Giảm rủi ro: Doanh nghiệp sử dụng hệ thống kiểm soát nội bộ để giảm rủi ro do
những rủi ro có thể xảy ra thường xuyên và thiệt hại xảy ra mỗi lần nhỏ.
 Tránh rủi ro: Với những rủi ro có thể xảy ra thường xuyên và gây thiệt hại lớn,
doanh nghiệp phải tránh thực hiện các hoạt động tạo ra rủi ro đó hoặc thay đổi
phương pháp, quy trình sản xuất hoặc sử dụng nguyên vật liệu thay thế để giảm
thiểu rủi ro.
 Chấp nhận rủi ro: Doanh nghiệp có thể quyết định chấp nhận rủi ro mà không cần
kiểm soát đối với các rủi ro không thường xảy ra và gây thiệt hại nhỏ. Họ xem xét
tác động và khả năng xảy ra của rủi ro dưới góc độ mức chịu đựng của họ trước
khi quyết định xem có nên chấp nhận rủi ro hay không.
 Chuyển giao rủi ro: Đối với các rủi ro không thường xảy ra và gây thiệt hại lớn,
doanh nghiệp có thể giải quyết rủi ro bằng cách mua bảo hiểm hoặc hợp đồng với
bên thứ ba để xử lý quá trình sản xuất. Chẳng hạn, họ có thể mua bảo hiểm phòng
chống cháy nổ hoặc các sự kiện thiên tai hoặc thuê bên ngoài để sản xuất một phần
sản phẩm được trang bị tốt hơn để xử lý quá trình sản xuất.

Bước 4: Kiểm soát rủi ro.

Quản lý rủi ro là việc thực hiện các biện pháp, quy trình và thủ tục nghiêm ngặt trong một
tổ chức để đảm bảo rằng các nhân viên tuân thủ các chỉ đạo của người lao động để giảm
thiểu rủi ro và đạt được các mục tiêu của tổ chức đề ra. Thông thường, hoạt động quản lý
rủi ro có ba đặc điểm:
 Thiết kế kỹ lưỡng: Tạo ra với sự chăm chút từng chi tiết
 Hiệu quả: Có khả năng hoạt động hiệu quả và tin cậy
 Cập nhật định kỳ: Luôn có sự cải tiến và điều chỉnh
Thường có ba loại hoạt động quản lý rủi ro:
 Quản lý rủi ro phòng ngừa (quản lý rủi ro trước): Được thiết kế để giảm thiểu các
sai sót trong quá trình sản xuất trước khi chúng xảy ra
 Quản lý rủi ro phát hiện: Được tạo ra để theo dõi quá trình hoạt động và quy trình
sản xuất để phát hiện các thiếu sót, lỗi và các trục trặc, sự cố trong quá trình sản
xuất, từ đó áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp.
 Quản lý rủi ro dò tìm (quản lý rủi ro sau): Được xây dựng để xác định các sai sót
hoặc các sự cố bất thường đã xảy ra và thực hiện các biện pháp khắc phục ngay
lập tức.
Bước 5: Giám sát và báo cáo rủi ro
Quy trình theo dõi và báo cáo về rủi ro được thực hiện để đánh giá hiệu quả và phù hợp
của hệ thống quản lý rủi ro của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thay đổi chương trình
quản lý rủi ro để phù hợp với tình huống thực tế thông qua việc theo dõi và đánh giá cách
xử lý rủi ro thường xuyên.
Việc báo cáo cho các bên liên quan về quá trình quản lý rủi ro bao gồm:
 Đánh giá hiệu quả của các hoạt động quản lý (việc chúng có được hoạt động theo
đúng cách hay không)
 Đánh giá hiệu quả của khung quản lý rủi ro doanh nghiệp
 Báo cáo về các rủi ro còn lại sau khi đã áp dụng các biện pháp ứng phó và giải
quyết
2. Các loại rủi ro trong quy trình sản xuất
2.1. Rủi ro về chất lượng sản phẩm

Rủi ro về chất lượng liên quan đến khả năng một vài sản phẩm không đáp ứng các tiêu
chuẩn. Điều này có thể bao gồm sự cố trong quá trình sản xuất, sự cố trong quá trình
kiểm tra chất lượng hoặc sự cố trong quá trình kiểm tra cuối cùng của sản phẩm. Rủi ro
về chất lượng có thể gây ra sự cố, hủy/trả đơn hàng hoặc ảnh hưởng đến danh tiếng và uy
tín của công ty.

2.2. Rủi ro về sự cố thiết bị, máy móc

Rủi ro về sự cố thiết bị liên quan đến việc thiết bị và máy móc bị hỏng hoặc trục trặc
trong quá trình sản xuất. Sự cố này có thể làm chậm quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến
lịch trình sản xuất và thời gian giao hàng của doanh nghiệp
2.3. Rủi ro về an toàn lao động của công nhân viên

Rủi ro về sự an toàn lao động liên quan đến nguy cơ nhân viên hoặc người lao động bị
thương trong quá trình sản xuất. Điều này bao gồm đảm bảo các quy tắc an toàn được
tuân thủ, thiết bị bảo vệ được sử dụng đúng cách và nhân viên được đào tạo để làm việc
một cách an toàn.

2.4. Rủi ro về sản phẩm lỗi và thu hồi sản phẩm

Sự cố trong quá trình sản xuất có thể dẫn đến việc thu hồi hàng hóa lỗi hoặc không đạt
tiêu chuẩn. Điều này không chỉ cản trở chuỗi cung ứng mà còn đòi hỏi một khoản chi phí
đáng kể để thu hồi. Ngoài ra, nhà sản xuất phải đối mặt với các vụ kiện tụng, tiền phạt,
mất doanh số bán hàng và thiệt hại nghiêm trọng về danh tiếng.

2.5. Rủi ro về gián đoạn chuỗi cung ứng


Rủi ro về gián đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến bất kỳ sự cố nào trong quá trình cung
ứng nguyên liệu, thành phẩm hoặc dịch vụ. Việc này có thể dẫn đến thiếu nguyên liệu
hoặc thành phẩm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và bán hàng của doanh nghiệp.

2.6. Rủi ro về biến đổi thị trường

Thị trường luôn biến đổi và thay đổi theo thời gian. Các yếu tố như thay đổi thị trường,
thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng, hay thậm chí là cuộc khủng hoảng kinh tế có
thể tạo ra rủi ro về sự biến đổi không mong muốn trong việc tiếp cận thị trường và đánh
mất khách hàng của doanh nghiệp.

You might also like