Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ THI OLYMPIC CỤM NĂM HỌC 2021-2022

CỤM TRƯỜNG THPT MÔN HÓA HỌC – LỚP 10


THANH XUÂN – CẦU GIẤY Thời gian làm bài: 120 phút
THƯỜNG TÍN – PHÚ XUYÊN (Đề thi gồm 05 câu, 02 trang)

Cho M: H = 1; C = 12; O = 16; Mg = 24; Ca = 40; Fe = 56; Al = 27; Cr = 52; Cl = 35,5; Cu = 63,54;
Cho Z: H = 1; N = 7; O = 8; Mg = 12, P = 15; Cl = 17; Ca = 20.
CÂU I. (5,0 điểm) Đọc và trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau
I.1. (1,5 điểm) Cho bảng số liệu sau
Tính chất HF HCl HBr HI
Năng lượng liên kết H-X (kJ/mol) 565 431 364 297
Độ dài liên kết H-X (Ǻ) 0,92 1,27 1,41 1,60
Nhiệt độ nóng chảy (oC) -83 -114,2 -88 -50,8
Nhiệt độ sôi ( C)
o
+19,5 -84,9 -66,7 -35,8
(Nguồn Hóa Vô Cơ - Hoàng Nhâm)
a, Nêu trạng thái tồn tại ở điều kiện thường (20-25oC) của HF, HCl, HBr, HI?
b, Hãy đưa ra kết luận về chiều hướng biến đổi tính axit từ HF – HI? Giải thích?
c, Nhận xét và giải thích sự bất thường về nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của HF so với HCl, HBr, HI?
I.2. (1,5 điểm) Cho trích đoạn viết về Chiến tranh thế giới lần thứ I như sau: “5 giờ sáng ngày 21/8/1916, những
quả đạn đại bác đầu tiên bắn đi từ một vị trí của quân đội Đức, nổ tung trên tuyến phòng thủ của quân Đồng Minh
ở miền bắc nước Áo…Cứ sau mỗi tiếng nổ là một đám khói màu vàng nhạt bung ra, phủ lên phòng tuyến của quân
Đồng Minh rồi nhanh chóng tràn ngập các chiến hào. Gần như ngay lập tức, những người lính Anh, Pháp, sau khi
hít phải khí màu vàng ấy đều ho sặc sụa rồi ngạt thở…10 giờ trưa, khi đám mây màu vàng đã tan hết, các bác sĩ
quân y cùng một số sĩ quan Đồng Minh lên xem. Trước mắt họ, trong các chiến hào là những xác chết ngổn ngang.
Xác nào da cũng xám đen, miệng há lớn như thể cố nuốt lấy những hớp không khí cuối cùng. Tổng cộng gần 1.500
lính ở vị trí phòng thủ phía bắc nước Áo không ai sống sót…” (Nguồn Baobariavungtau.com.vn)
a, Hãy cho biết “đám khói màu vàng” chết người trên là chất nào?
b, Nếu chất khí trên bị dò rỉ trong phòng thí nghiệm, em sẽ dùng cách nào/chất nào để xử lý? Viết phương trình
hóa học (nếu có)?
c, Nếu nồng độ chất khí trên trong nước từ 0,2 - 1,0 mg/l (theo QCVN 01 – 1:2018/BYT) thì vẫn an toàn cho người
sử dụng. Vì vậy, chất khí này thường có ứng dụng gì trong cuộc sống hiện nay?
I.3. (2,0 điểm) Cho hai thí nghiệm (hình a, b): Lấy một bình đã thu đầy khí (HCl hoặc NH3) và đậy bình bằng nút
cao su. Xuyên qua nút có một ống thủy tinh thẳng, vuốt nhọn ở đầu. Nhúng ống thủy tinh vào một cốc nước có pha
vài giọt dung dịch chất chỉ thị (quỳ tím hoặc phenolphtalein).

(a) (b) (c)


a, Nêu đầy đủ 2 hiện tượng quan sát được và giải thích?
b, Giải thích tại sao khi mở nắp lọ đựng HCl đặc 37% trong không khí ẩm thì thấy hiện tượng “bốc khói”?
c, Biết khí NH3 (amoniac) bay hơi từ nước tiểu là nguyên nhân gây ra mùi khai. Hãy nêu cách đơn giản để bớt mùi
khai ở các nhà vệ sinh? Tại sao các nhà vệ sinh thường thấy khai hơn khi thời tiết nóng hơn?
d, Làm thí nghiệm (hình c): chuẩn bị một bình tam giác khô chứa đầy khí HCl hoặc NH3, đặt 1 quả trứng luộc đã
bóc vỏ lên miệng bình; cho thật nhanh một ít nước vào bình và đậy ngay quả trứng vào kín miệng bình. Hãy dự
đoán hiện tượng quan sát được và giải thích?
CÂU II (3,5 điểm)
II.1. (2,0 điểm) Viết công thức electron, công thức cấu tạo của HCl, NH3 và H2O.
Biết phân tử HCl dạng đường thẳng, phân tử NH3 có dạng chóp tam giác, phân tử H2O có dạng chữ V.

Trang 1/2
Hãy giải thích sự phân cực của phân tử HCl, NH3, H2O và giải thích tính tan của NH3 và HCl trong H2O (như thí
nghiệm ở câu I.3 )?
II.2. (1,5 điểm) Viết công thức cấu tạo của các phân tử sau: Na2SO4; NH4Cl; HNO3, H3PO4.
Giải thích tại sao H3PO4 có công thức cấu tạo trái quy tắc bát tử còn HNO3 thì không có?
CÂU III. (3,5 điểm)
III.1. (2,5 điểm)
a, Cho m gam kim loại M tác dụng vừa đủ với 7,81 gam khí clo thu được 14,05943 gam muối clorua với hiệu suất
95%. Xác định khối lượng mol nguyên tử trung bình của M và tên kim loại M?
b, Kim loại M có 2 đồng vị là A và B có đặc điểm: Tổng số hạt cơ bản trong 2 nguyên tử A và B là 186. Hiệu số
hạt không mang điện của A và B là 2. Một hỗn hợp có 3600 nguyên tử A và B, nếu ta thêm vào hỗn hợp này 400
nguyên tử A thì hàm lượng phần trăm của nguyên tử B trong hỗn hợp ít hơn hỗn hợp đầu là 7,3%. Xác định số khối
của A, B và số hiệu nguyên tử của M? Viết cấu hình electron của M, ion M+ và ion M2+?
III.2. (1,0 điểm) X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng
số proton trong 2 hạt nhân nguyên tử của X và Y bằng 32.
- Viết cấu hình electron của X và Y. Dự đoán tính chất đặc trưng của X và Y.
- Viết công thức oxit cao nhất và hidroxit của X và Y. So sánh tính chất axit – bazơ của các oxit và hidroxit đó?
CÂU IV. (4,0 điểm)
IV.1. (2,0 điểm) Cân bằng phương trình hóa học của các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron và
cho biết chất oxi hóa, chất khử ở mỗi phản ứng:
a, Để phục hồi những bức tranh cổ vẽ bằng “chì trắng” lâu ngày bị chuyển thành PbS (xám đen), người ta thường
phun lên bức tranh nước oxi già:
PbS (đen) + H2O2 → PbSO4 (trắng) + H2O
b, Trong công nghiệp, P được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc:
12000 𝐶
Ca3(PO4)2 + SiO2 + C → CaSiO3 + P + CO
IV.2. (1,0 điểm) Để đo nồng độ cồn (C2H5OH) trong khí thở, cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích có
chứa bột CrO3 (màu đỏ thẫm). Khi người lái xe thổi hơi thở vào dụng cụ phân tích, nếu trong hơi thở có chứa hơi
rượu thì sẽ tác dụng ngay với CrO3, sinh ra Cr2O3 (màu lục thẫm) và khí cacbonic. Viết phương trình hóa học?
Một người lái xe máy sau khi thổi 0,5 lít khí thở vào dụng cụ trên thì có 0,76mg chất rắn màu lục thẫm sinh ra trong
đó. Người lái xe trên có nồng độ cồn trong khí thở là bao nhiêu và bị phạt như thế nào?
Biết, theo Luật giao thông từ năm 2021:
Nồng độ cồn trong khí thở (mg/l) Mức phạt tiền Thời gian tước bằng
< 0,25 2.000.000 – 3.000.000đ 10-12 tháng
0,25 – 0,4 4.000.000 – 5.000.000đ 16-18 tháng
> 0,4 6.000.000 – 8.000.000đ 22-24 tháng
IV.3. (1,0 điểm) Cho 6,12g kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, thu được muối M(NO3)2, nước
và 2,688 lít hỗn hợp khí NO và N2O (sản phẩm khử duy nhất, đktc, tỉ khối hơi so với H2 = 16,75). Xác định M?
CÂU V. (4,0 điểm)
V.1. (1,0 điểm) Viết phương trình hóa học điều chế HF, HCl theo phương pháp sunfat?
Viết các phương trình phản ứng giải thích tại sao không thể để điều chế HBr, HI bằng phương pháp này?
V.2. (2,0 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

V.3. (1,0 điểm) Cho toàn bộ 13,44 lít (ở đktc) khí oxi vào bình kín có chứa 16,2 gam kim loại M (hóa trị n duy
nhất). Bình kín có dung tích không đổi, coi thể tích chất rắn không đáng kể, và ban đầu bình có nhiệt độ toC, áp
suất p (atm). Nung nóng bình một thời gian, rồi đưa lại về nhiệt độ toC thì thấy áp suất trong bình còn 0,75p (atm).
Lấy chất rắn còn lại trong bình hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư thấy bay ra 13,44 lít khí (ở đktc). Xác
định kim loại M?
Thí sinh không được dùng tài liệu. cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
----------HẾT----------
Họ và tên thí sinh: …………………………… Số báo danh: ………………………………...
Cán bộ coi thi số 1: …………………………… Cán bộ coi thi số 2: ………………………….
Trang 2/2

You might also like