Tọa Đàm Hướng Nghiệp - Nhóm 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

LỚP HỌC PHẦN: 2321EDUC2802 – GIÁO DỤC HỌC

TÊN NHÓM: NHÓM 1


THÀNH VIÊN NHÓM:

HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ SINH VIÊN GHI CHÚ


LÊ THỊ NGHĨA 48.01.616.098 NHÓM TRƯỞNG
PHẠM THỊ HOÀN HẢO 49.01.616.037 THƯ KÝ
NGUYỄN THỊ NGỌC ANH 49.01.616.010 THÀNH VIÊN
NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH 49.01.616.014 THÀNH VIÊN
LÂM MỸ DUYÊN 49.01.616.022 THÀNH VIÊN
TRẦN TRỌNG DƯƠNG 49.01.603.007 THÀNH VIÊN
HỒ CÔNG HẬU 49.01.616.043 THÀNH VIÊN
TRẦN CAO KẾT 49.01.616.060 THÀNH VIÊN
LÊ DUY MẪN 49.01.616.086 THÀNH VIÊN
LÊ THỊ THẢO NHI 49.01.616.111 THÀNH VIÊN

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP


THEO CHỦ ĐỀ
Tên chủ đề: KHÁM PHÁ BẢN THÂN, ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI
Đối tượng HS: Lớp 9
Thời lượng: 2 tiết
I. Mục tiêu của chủ đề:
Sau chủ đề này, HS có thể:
1. Năng lực
1.1 Năng lực đặc thù
- Kể tên được những nghề mà mình quan tâm.
- Trình bày được đặc điểm các ngành nghề mà mình quan tâm.
- Nhận diện được những nguy hiểm có thể có và cách giữ an toàn khi làm những nghề mà mình quan
tâm.
- Ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở.
1.2 Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và cuộc
sống để phù hợp với định hướng nghề nghiệp cá nhân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng được ngôn ngữ, kết hợp được với hình ảnh để trình bày thông
tin, ý tưởng và thảo luận về các vấn đề được giao trong chủ đề.
- Xác định được sở thích, khả năng của bản thân.
- Lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái
độ của đối tượng giao tiếp.
2. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập. Thích đọc sách, báo, tìm tư
liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
- Phẩm chất trách nhiệm: Xây dựng chế độ học tập, sử dụng thời gian và thực hiện chế độ sinh hoạt hợp
lý.
II. Thiết bị giáo dục và học liệu
Người phụ trách Nội dung
Nội dung liên quan đến các ngành nghề học sinh hướng tới.
Tài liệu/thông tin liên quan đến hướng nghiệp.
Giáo viên
Bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên
Bộ thẻ nghề truyền thống.
Học sinh Dụng cụ học tập.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động giáo dục

Thời Hình thức, Phương pháp, công


Chuỗi hoạt động Mục tiêu hoạt động
lượng phương pháp giáo dục cụ đánh giá
(1) (2)
(3) (4) (5)

- HT: thể nghiệm, PP: Khảo sát phản hồi


Nhận thức được sở tương tác của học sinh
Hoạt động 1: Bạn
thích, khả năng của bản 5 phút
chọn ngành gì? - PPGD: Thực hành CCĐG: Bảng khảo sát
thân
(Khảo sát)

Kể tên các nghề nghiệp


mình quan tâm.
PP: Quan sát
Biết lắng nghe và có - HT: thể nghiệm,
Hoạt động 2: Đoán phản hồi tích cực trong tương tác CCĐG: Phiếu ghi
10 phút
xem nghề gì? giao tiếp; nhận biết được chép
- PPGD: trò chơi
ngữ cảnh giao tiếp và
đặc điểm, thái độ của đối
tượng giao tiếp.

- Xây dựng chế độ học


tập, sử dụng thời gian và
thực hiện chế độ sinh
HT: thể nghiệm, tương
hoạt hợp lý.
Hoạt động 3: Khám tác PP: Trắc nghiệm.
phá nghề nghiệp - Nhận diện được những 15 phút
PPGD: giải quyết vấn CCĐG: Câu hỏi
nguy hiểm có thể có và
đề
cách giữ an toàn khi làm
những nghề mà mình
quan tâm.

Hoạt động 4: Hiểu - Trình bày đặc điểm 15 phút - HT: thể nghiệm, PP: Đánh giá sản
nghề chọn ngành ngành nghề mình quan tương tác phẩm của học sinh
tâm.
- PPGD: Giải quyết vấn CCDG: Phiếu đánh
- Sử dụng được ngôn đề giá theo tiêu chí.
ngữ, kết hợp được với
hình ảnh để trình bày
thông tin, ý tưởng và
thảo luận về các vấn đề
được giao trong chủ đề.

Ra quyết định lựa chọn


con đường học tập, làm
việc sau trung học cơ sở. HT: thể nghiệm,tương
tác
Tích cực thực hiện PPGD: Thực hành PP: Đánh giá sản
Hoạt động 5: Định
hướng tương lai những công việc của bản 5 phút (Hướng dẫn học sinh về
phẩm của học sinh
thân trong học tập và CCĐG: Bảng kiểm
nhà lập kế hoạch lựa
cuộc sống để phù hợp chọn nghề nghiệp)
với định hướng nghề
nghiệp cá nhân.

MÔ TẢ CHI TIẾT CÁC HOẠT ĐỘNG


1. Hoạt động 1: Bạn chọn ngành gì?
a. Mục tiêu
- Nhận thức được sở thích, khả năng của bản thân
b. Nội dung
- Học sinh tham gia khảo sát nghề nghiệp thông qua đường link Google Form:
https://forms.gle/pjsmvdGCbn9yCMrF7
c. Dự kiến sản phẩm của HS:
- HS nhận thức được sở thích, khả năng của bản thân sau đó trả lời câu hỏi trong Bảng khảo sát.
d. Tổ chức hoạt động:
- Chuyển giao NV
+ Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu trước một vài ngành nghề và mang điện thoại từ buổi hoạt động
trải nghiệm tuần trước.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh tham gia khảo sát trong vòng 5 phút.
- Thực hiện NV
+ Học sinh tham gia khảo sát ngành nghề.
+ Giáo viên sẽ quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ trong quá trình học sinh thực hiện khảo sát.
- Báo cáo kết quả, thảo luận
+ Giáo viên ghi nhận câu trả lời khảo sát và căn cứ vào khảo sát để xây dựng tình huống ở hoạt động 3.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ Giáo viên dựa vào câu trả lời khảo sát, tìm ra được 4 ngành nghề được yêu thích nhất.
2. Hoạt động 2: Trò chơi “Đoán Xem Nghề Gì”
a. Mục tiêu
- Kể tên được những ngành nghề mà mình quan tâm.
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm,
thái độ của đối tượng giao tiếp.
b. Nội dung
- Dự đoán được những nghề nghiệp thông qua các từ ngữ, hình ảnh được giáo viên gợi ý.
c. Dự kiến sản phẩm của HS:
- Học sinh nhận thức được các ngành nghề cơ bản, phổ biến hiện nay.
d. Tổ chức hoạt động:
- Chuyển giao NV
Giáo viên sẽ chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử đại diện hai thành viên lên chơi trò chơi.
GV yêu cầu HS đại diện mỗi nhóm sử dụng ngôn ngữ, hành động để diễn tả từ ngữ làm sao không trùng
với tên nghề nghiệp, HS đại diện còn lại đoán tên nghề nghiệp.
- Thực hiện NV
Hai học sinh đại diện nhóm lên cùng nhau đoán tên nghề nghiệp.
Một HS đại diện sẽ diễn tả nghề nghiệp thông qua từ ngữ được cho sẵn, HS còn lại sẽ đoán tên nghề
nghiệp.
- Báo cáo kết quả, thảo luận
Giáo viên sẽ quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ trong quá trình các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
GV và các nhóm còn lại quan sát phần trò chơi tìm ra nhóm đoán đúng nhiều nhất.
Sau đó GV sẽ đưa ra câu hỏi gợi ý thêm cho cả lớp“ Từ hoạt động này các bạn đã khám phá ra nghề
nghiệp tương lai của mình chưa.”
GV mời một số HS trả lời.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên dựa vào câu trả lời của HS để đưa ra nhận xét và tuyên dương các nhóm trả lời đúng
3. Hoạt động 3: “Khám phá nghề nghiệp”
a. Mục tiêu
- Xây dựng chế độ học tập, sử dụng thời gian và thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý.
- Nhận diện được những nguy hiểm có thể có và cách giữ an toàn khi làm những nghề mà mình quan
tâm.
b. Nội dung
- Dựa và khảo sát ở hoạt động 1, GV chọn ra 4 tình huống tương ứng với 4 ngành nghề HS quan tâm
nhiều, chia cho 4 nhóm.
- Từ tình huống GV giao cho các nhóm, mỗi HS nhận thức được những nguy hiểm và cách giữ an toàn
ở ngành nghề mình quan tâm.
c. Dự kiến sản phẩm của HS
Các câu trả lời của HS về nhận thức nguy hiểm và cách giữ an toàn trong ngành nghề mình quan tâm.
d. Tổ chức hoạt động:
- Chuyển giao NV
GV sử dụng 4 nhóm ban đầu, mỗi nhóm nhận một tình huống tương ứng với 1 ngành nghề.
GV kèm theo câu hỏi chung cho 4 nhóm: Những nguy hiểm ở trong tình huống, làm thế nào để giữ an
toàn trong tình huống đấy ?
- Thực hiện NV
Mỗi nhóm nhận tình huống GV bàn giao, thảo luận nhóm trong vòng 5 phút, sau đó đưa ra kết quả về
câu hỏi của GV.
Mỗi nhóm cử 1 đại diện trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Báo cáo kết quả, thảo luận
Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và trình bày câu hỏi của GV.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV dựa vào câu trả lời của HS để đưa ra nhận xét và tuyên dương các nhóm trả lời đúng.
4. Hoạt động 4: Hiểu nghề chọn ngành
a. Mục tiêu
- Trình bày đặc điểm ngành nghề mình quan tâm.
- Sử dụng được ngôn ngữ, kết hợp được với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận về các
vấn đề được giao trong chủ đề.
b. Nội dung
GV giới thiệu các yếu tố cần cân nhắc khi chọn ngành nghề: Sở thích cá nhân, khả năng bản thân, nhu
cầu xã hội, khả năng phát triển của ngành nghề đó trong tương lai, điều kiện gia đình,...
Các nhóm tranh luận và phản biện với nhau theo hướng dẫn của giáo viên để hiểu rõ về đặc điểm ngành
nghề.
c. Dự kiến sản phẩm của HS
- Học sinh nhận thức được những đặc điểm của ngành nghề.
- Dựa trên phân tích cá nhân, học sinh sẽ lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho việc theo đuổi ngành
nghề mình chọn.
d. Tổ chức hoạt động:
- Chuyển giao NV:
GV sử dụng 4 nhóm ban đầu, chia lần lượt nhóm 1 trình bày, nhóm 2 phản biện về ngành giáo viên;
nhóm 3, 4 tương tự trình bày về ngành bác sĩ.
GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm có 7 phút để tìm hiểu về ưu điểm, khuyết điểm của ngành nghề được
giao; 5 phút để trình bày, sau đó là thời gian phản biện.
- Thực hiện NV:
Các nhóm nhận nhiệm vụ từ GV, tìm hiểu thông tin cần thiết.
Mỗi nhóm có 7 phút để tìm hiểu về ưu điểm, khuyết điểm của ngành nghề được giao.
Sau khi tìm hiểu, nhóm 1, 2 có 5 phút để trình bày những hiểu biết của mình về ngành nghề đó. Nhóm
3, 4 lắng nghe trình bày và đặt 3 câu hỏi cho nhóm trình bày. Sau mỗi bài trình bày, cho phép các nhóm
khác đặt câu hỏi và đưa ra phản hồi.
- Báo cáo kết quả, thảo luận:
Mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả nghiên cứu của mình trước lớp.
Giáo viên hướng dẫn cuộc thảo luận, đảm bảo mỗi nhóm đều có cơ hội phát biểu và mọi ý kiến đều
được trao đổi một cách công bằng.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Giáo viên đánh giá các bài trình bày dựa trên tiêu chí như độ rõ ràng, độ chính xác của thông tin, sự
sáng tạo, và kỹ năng trình bày.
GV ghi nhận sự tham gia của học sinh trong quá trình thảo luận.
5. Hoạt động 5: Định hướng tương lai
a. Mục tiêu
- Ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở.
- Tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống để phù hợp với định
hướng nghề nghiệp cá nhân.
b. Nội dung
- HS làm bài thu hoạch ở nhà dựa trên khung trắc nghiệm GV đưa ra.
c. Dự kiến sản phẩm của HS
- HS có định hướng lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở để làm bài thu hoạch dựa
trên khung câu hỏi của GV đưa ra cho HS.
d. Tổ chức hoạt động:
- Chuyển giao NV:
GV đưa ra khung trắc nghiệm các câu hỏi hướng nghiệp, định hướng ngành nghề sau đó hướng dẫn để
HS làm ở nhà.
- Thực hiện NV:
HS làm các câu hỏi trắc nghiệm dựa trên hướng dẫn của GV.
- Báo cáo kết quả, thảo luận:
HS nộp bài bảng câu hỏi trắc nghiệm ở tiết tiếp theo.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
GV thu thập thông tin từ các câu hỏi trắc nghiệm, từ đó đưa ra định hướng sau này cho học sinh.
IV. PHỤ LỤC
- Công cụ đánh giá chi tiết
Hoạt động 1:
- Công cụ đánh giá: Bảng khảo sát

Họ và tên của bạn là gì? ……………………………………………..


Ngành nghề yêu thích của bạn là gì?
Ngành Quản trị kinh doanh Ngành Công nghệ thực phẩm
Ngành Công nghệ thông tin Nhóm ngành Sư phạm
Ngành Y - Dược Ngành Kiến trúc
Ngành Thiết kế đồ họa Ngành Khoa học dữ liệu
Ngành Marketing - Truyền thông Ngành Tâm lý học
Ngành Logistics và quản lí chuỗi cung ứng Ngành Thiết kế thời trang
Nhóm ngành Kĩ thuật ô tô và cơ khí Ngành Quân đội, Công an
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Ngành Ngân hàng
Nhóm ngành Ngôn ngữ Ngành luật
Ngành Kinh tế - Tài chính Ngành Tổ chức sự kiện
Ngành Kỹ sư xây dựng Ngành Quan hệ công chúng
Khác (hãy nêu rõ):……….
Hoạt động 2:
- Công cụ đánh giá: Phiếu ghi chép
TRƯỜNG: _____________________
HỌ VÀ TÊN:____________________
LỚP:__________________________
NHÓM:_______________________
Ghi chép lại các thông tin cần thiết.
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

Hoạt động 3
- Công cụ đánh giá: câu hỏi
NHÓM:_______________________
Dựa vào tình huống, trả lời các câu hỏi sau đây.
Nhóm 1 – Tình huống 1: Nghề giáo viên
Cô giáo bị học sinh nhốt, xúc phạm, ném dép" xảy ra tại Trường THCS Văn Phú, huyện Sơn Dương. Cụ
thể, khi cô P.T.H. dạy hết tiết 4 môn âm nhạc tại lớp 6A, một số em học sinh lớp 7C sang lớp 6A, dồn
cô vào góc lớp, có phát ngôn và hành vi thiếu chuẩn mực đối với cô.
Nhóm 2 – Tình huống 2: Nghề y.
Trước tình hình dịch COVID - 19 diễn biến phức tạp, bác sĩ Thủy được phân công công tác tại tổ điều
trị COVID - 19 Bệnh viện dã chiến số 1 Hà Nam. Hàng ngày, bác sĩ Thủy cùng các đồng nghiệp làm
công tác tiếp nhận các bệnh nhân không may bị mắc COVID - 19 vào bệnh viện để điều trị. Trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ, bác sĩ Thủy cùng đồng nghiệp luôn tuân thủ theo đúng quy trình, hướng dẫn
để phòng tránh lây nhiễm chéo cho người cách ly và cho chính bản thân mình. Mặc dù trực tiếp điều trị
cho các bệnh nhân là F0 có nguy cơ lây nhiễm cao nhưng chị Thủy và các y, bác sĩ vẫn không ngại khó
khăn, vất vả ngày đêm thầm lặng hy sinh để đem lại bình an cho người bệnh.
Nhóm 3 – Tình huống 3: Công an giao thông.

Phát hiện một nam thanh niên tên Đặng Văn Đức (30 tuổi, quê Hậu Giang) chạy xe máy, có dấu
hiệu say xỉn nên thiếu tá Hoàng Anh Bình dừng xe để kiểm tra. Sau khi kiểm tra giấy tờ liên quan, thiếu
tá Bình đo nồng độ cồn đối với Đức. Kết quả nồng độ cồn lên đến 0,579 mg/l khí thở. Trong lúc thiếu tá
Bình lập biên bản vi phạm hành chính, Đức xin đi vệ sinh ở nhà dân gần đó. Sau đó Đức quay lại bất
ngờ rút dao đâm đại úy Lê Bảo Trung gây chảy máu. Chưa dừng lại ở đó, Đức tiếp tục cầm dao tấn
công thiếu tá Bình nhưng không gây thương tích và bị tổ công tác khống chế bắt giữ ngay sau đó.

Nhóm 4 – Tình huống 4: Công nhân


Ba nam công nhân đến thi công, tháo dỡ căn nhà không số. Đây là căn nhà được xây dựng trên con rạch,
đóng trụ cọc làm sàn nhà bê tông... Trong lúc thi công tháo dỡ, một số bộ phận sàn nhà bê tông bị sập,
đè ông Th. tử vong. Hai nam công nhân còn lại thoát nạn, trong đó có người bị thương nhẹ.

Câu 1: Các nguy hiểm có trong tình huống ?


Câu 2: Làm thế nào để giữ an toàn khi ở trong các ngành nghề ?
Hoạt động 4:
CCDG: Phiếu đánh giá theo tiêu chí.

Hoạt động 5:
CCDG: Bảng câu hỏi trắc nhiệm
1. Theo em, trong quá trình khảo sát ngành nghề gặp những khó khăn gì? (Chọn nhiều câu
trả lời)
 Không gặp bất cứ khó khăn gì  Không biết mình thích ngành gì

 Không có sở thích nhất định  Không giỏi môn học nào nên không biết chọn
ngành gì
2. Em có kế hoạch học tiếp sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở không? (Chọn 1 câu trả lời)
 Học tiếp THPT  Học Nghề

 Đang phân vân giữa học tiếp  Hiện chưa nghĩ đến vấn đề này
THPT và học Nghề
3. Em đã thảo luận về ngành nghề yêu thích với người nào chưa và người đó có ủng hộ
không? ((Chọn nhiều câu trả lời, ỦNG HỘ thì gạch KHÔNG và ngược lại).
 Gia đình (có/không)  Bạn bè (có/không)

 Giáo viên (có/không)  Chưa thảo luận với ai


4. Để đạt được dự định của mình em cần cải thiện năng lực gì? (Chọn nhiều câu trả lời)
 Tự chủ và tự học  Giao tiếp và hợp tác

 Giải quyết vấn đề và sáng tạo  Không cần cải thiện


5. Thông qua buổi Hoạt động trải nghiệm em hãy nêu suy nghĩ của em về quan điểm
“Định hướng nghề nghiệp ngay từ lớp 9 có phải quá sớm”

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

You might also like