KHBD Toan T 19-35

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 121

Tuần 19

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toán tiết 1


CÁC SỐ ĐẾN 20
CÁC SỐ ĐẾN 20
Ngày dạy: 10/01/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm được kiến thức về các số đến 20.
- Lập số, đếm, đọc, viết các số từ 10 đến 20.Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm
vi 20.So sánh các số trong phạm vi 20 (trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm vi
10).Vận dụng thứ tự các số trong dãy số từ 1 đến 20, dự đoán quy luật, viết dãy số.
- Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; sử dụng công
cụ, phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước (kính trọng, biết ơn
18 vị vua Hùng).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; 20 khối lập
phương; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 20 khối
lập phương;…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động :
* Mục tiêu:Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầuhọc sinh đếm từ 1 tới 20. - Học sinh luân phiên đếm từ 1 đến 20.
2. Khám phá
* Mục tiêu:Giúp học sinh lập số, đếm, đọc, viết các
số từ 10 đến 20. Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số
trong phạm vi 20. So sánh các số trong phạm vi 20
(trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm
vi 10). Vận dụng thứ tự các số trong dãy số từ 1 đến
20, dự đoán quy luật, viết dãy số.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
2.1. Giới thiệu số 12, số 17:

1
* Số 12:
- Giáo viên giúp học sinh đếm xe (vừa - Học sinh đếm xe (vừa đếm vừa làm dấu
đếm vừa làm dấu bằng cách đặt 1 khối bằng cách đặt 1 khối lập phương vào 1
lập phương vào 1 chiếc xe). chiếc xe).
- Học sinh nói: có 12 chiếc xe.
- Học sinh xếp 10 khối lập phương vào một
cột; 2 khối lập phương vào một cột khác.
- Học sinh nói: Gộp 10 và 2 được 12; 12
gồm 10 và 2.
- Giáo viên giới thiệu cách viết số 12:Số - Học sinh quan sát, lắng nghe.
12 được viết bởi hai chữ số: chữ số 1 và - Học sinh viết số 12 vào bảng con.
chữ số 2 (vừa nói vừa viết). - Học sinh đọc: mười hai.
* Số 17:
- Dựa vào trình tự các thao tác của số 12, giáo viên - Học sinh tự thao tác với số 17.
hướng dẫn học sinh tự thao tác với số 17.
Nghỉ giữa tiết
2.2. Giới thiệu các số từ 10 đến 20:
* Đọc số: - Học sinh đọc theo hướng dẫn.
- Giáo viên hướng dẫn đọc các số từ 10 tới 20 (lưu - Học sinh nhận biết sự giống nhau khi viết
ý cách đọc số 15). các số từ 10 tới 19.
- Học sinh viết dãy số từ 10 tới 20.
3. Thực hành Lập số - Đọc, Viết số - Phân tích,
tổng hợp số:
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Tôi là số mấy?”. - Cả lớp điểm danh từ 10 tới 20.
- Khi giáo viên gọi tên bạn nào, bạn đó đứng lên - Mỗi học sinh xác định số của mình.Dùng
giới thiệu, chẳng hạn: Tôi là số mười bốn (đưa bảng các khối lập phương lập số đó. Viết số ra
con 14).Tôi gồm 10 và 4 (chỉ tay: một tay thanh 10 bảng con.
khối, một tay thanh 4 khối).Gộp 10 và 4 được tôi
(thể hiện thao tác gộp 2 thanh).
4. Vận dụng
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các số từ 1 đến 20. - Học sinh đọc luân phiên.
5. Hoạt động nối tiếp:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp
cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Học sinh về nhà đọc, viết các số từ 1 đến 20 cho - Học sinh thực hiện ở nhà.
người thân cùng nghe, xem.

2
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toán tiết 2
CÁC SỐ ĐẾN 20
CÁC SỐ ĐẾN 20
Ngày dạy: 11/01/2024

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


- Nắm được kiến thức về các số đến 20.
- Lập số, đếm, đọc, viết các số từ 10 đến 20. Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm
vi 20.So sánh các số trong phạm vi 20 (trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm vi
10).Vận dụng thứ tự các số trong dãy số từ 1 đến 20, dự đoán quy luật, viết dãy số.
- Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; sử dụng công
cụ, phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước (kính trọng, biết ơn
18 vị vua Hùng).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; 20 khối lập
phương; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 20 khối
lập phương; …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động :
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Truyền điện”. - Học sinh nối tiếp đọc và chỉ định bạn đọc
tiếp theo các số từ 1 đến 20.
2. Luyện tập :
* Mục tiêu:Giúp học sinh làm tốt các bài tập trong
sách học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Bài 1. Số? a. Bài 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Học sinh xác định: Điếm hình và điền số.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài, khi sửa bài, - Học sinh làm bài, sửa bài và nói theo cách
khuyến khích học sinh nói theo cách tách - gộp số tách - gộp số (theo tranh).
(theo tranh). Ví dụ: 11 người gồm 10 cầu thủ và 1
thủ môn.Gộp 10 cầu thủ và 1 thủ môn được 11
người.

3
* Tích hợp:
- Tiếng Việt: làm quen các từ cầu thủ, thủ môn, đội - Học sinh lắng
bóng, vỉ trứng, que tính. nghe.
- Toán học và cuộc sống: Tác dụng của việc để 10
trứng vào 1 vỉ (khó vỡ, dễ đếm).
b. Bài 2. Số? b. Bài 2:
- Giáo viên hướng dẫn phân tích - Học sinh viết số rồi đọc số.
mẫu: Xác định đủ 10, đếm tiếp 11,
12, …, 16. - Học sinh trả lời theo nhiều cách: Em đếm
- Khi sửa bài, giáo viên hỏi một vài được 19 hình chữ nhật.Có 10 hình chữ nhật
trường hợp. Ví dụ: Tại sao viết số 19? và 9 hình chữ nhật nên có 19.
Nghỉ giữa tiết
3. Đất nước em: Đền Hùng :
* Mục tiêu:Mở rộng kiến thức cho học sinh về Đền
Hùng ở Phú Thọ. Qua đó, giáo dục lòng yêu nước
(kính trọng, biết ơn 18 vị vua Hùng).
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu: Đền Hùng là quần thể đền - Học sinh
chùa thờ kính 18 vị Vua Hùng và tôn thất của các quan sát
vua trên núi Nghĩa Lĩnh, tỉnh Phú Thọ. Hằng năm và lắng
tại đây, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, đều tổ chức nghe.
Lễ hội Đền Hùng kính nhớ các vị tổ tiên đã có công
dựng nước. - Học sinh kể đồng thời xác định vị trí của
- Giáo viên hỏi: Nơi em ở có đường phố, thôn xã, tỉnh Phú Thọ trên lược đồ.
… nào mang tên Hùng Vương?
4. Vận dụng
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các số từ 1 đến 20. - Học sinh đọc.
5. Hoạt động nối tiếp:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp
cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại những hiểu biết Học sinh về nhà thực hiện.
của mình về Đền Hùngcho người thân cùng nghe.

4
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toán tiết 3
CÁC SỐ ĐẾN 20
CÁC SỐ ĐẾN 20
Ngày dạy: 12/01/2024

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


- Nắm được kiến thức về các số đến 20.
- Lập số, đếm, đọc, viết các số từ 10 đến 20.Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm
vi 20.So sánh các số trong phạm vi 20 (trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm vi
10).Vận dụng thứ tự các số trong dãy số từ 1 đến 20, dự đoán quy luật, viết dãy số.
- Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; sử dụng công
cụ, phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước (kính trọng, biết ơn
18 vị vua Hùng).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; 20 khối lập phương; ...
2. Học sinh: Sách học sinh; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 20 khối lập phương;

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động :
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói những điều mình - Học sinh thực hiện.
biết về Đền Hùng.
2. Luyện tập thực hành
* Mục tiêu:Giúp học sinh làm tốt các bài tập trong
sách học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
c. Bài 3. Số? c. Bài 3:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đếm, viết số ô - Học sinh đếm, viết số ô vuông ở mỗi hình:
vuông ở mỗi hình: 7 10 12 15 18 20
7 10 12 15 18 20
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh các số trong
phạm vi 20:
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét. + Học sinh nhận xét: Số ô vuông hình sau
nhiều hơn hình trước, nên số sau lớn hơn số
trước, số trước bé hơn số sau.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh nói. + Học sinh nói:7 bé hơn 10; 10 bé hơn 12;
… ; 18 bé hơn 20.20 lớn hơn 18; 18 lớn hơn

5
15; … ; 10 lớn hơn 7.
+Giáo viên viết trên bảng dãy số từ 0 tới 20:0 ; 1 ; 2 + Học sinh nhận xét: Các số được sắp xếp
; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9 ; 10 ; 11 ; 12 ; 13 ; 14 ; 15 ; từ bé đến lớn. Giáo viên nói: Trong dãy số
16 ; 17 ; 18 ; 19 ; 20 yêu cầu học sinh nhận xét. trên
Số bên trái bé hơn số bên phải, số bên phải
lớn hơn số bên trái.Số có một chữ số bé hơn
- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh một vài cặp số số có hai chữ số.
(nói).Ví dụ: 9 và 11 (9 bé hơn 11); 20 và 17 (20 lớn - Học sinh so sánh một vài cặp số.
hơn 17); ….

d. Bài 4. Số? d. Bài 4:


- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu: - Học sinh lắng nghe và quan sát.
+ Giáo viên giúp học sinh nhận biết sơ đồ tách - gộp
số 13 và cách đọc: 13 gồm 10 và 3.; gộp 10 và 3 được
13. - Học sinh nói yêu cầu của bài.
- Số chấm tròn mỗi bảng phù hợp với sơ đồ tách -
gộp số. - Học sinh làm bài, sửa bài và giải thích cách
- Khi sửa bài, lưu ý học sinh giải thích cách làm. làm.
Nghỉ giữa tiết
e. Bài 5. Số? e. Bài 5:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xem tranh, nhận xét - Học sinh xem tranh, nhận xét.
khái quát:Con đường gồm các ô gạch, có ô đã đánh
số, có ô chưa đánh số.2 nhóm khủng long: có sừng
và cổ dài.Mỗi nhóm: có con đánh số, có con chưa
đánh số.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định nhiệm vụ: - Học sinh xác định nhiệm vụ: đánh số ô
đánh số ô gạch, đánh số khủng long. gạch, đánh số khủng long.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm cách làm bài: - Học sinh tìm cách làm bài: Dự đoán quy
Dự đoán quy luật (dãy số thêm 1, thêm 2). luật (dãy số thêm 1, thêm 2).
- Giáo viên lưu ý nhắc học sinh kiểm tra lại. - Học sinh làm bài, kiểm tra lại sau khi làm.
3. Vận dụng
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Cô bảo”:Học sinh cả - Học sinh
lớp điểm danh từ 1 tới 20; viết số của mình vào tham gia
bảng con.Mỗi lần chơi, giáo viên gọi 4 yêu cầu. trò chơi.
4. Hoạt động nối tiếp:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp
cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện trò chơi “Cô Học sinh về nhà thực hiện.

6
bảo” với người thân.

TUẦN 20
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toán tiết 1
CÁC SỐ ĐẾN 20
CÁC PHÉP TÍNH DẠNG 10 + 4, 14 - 4
Ngày dạy: 17/01/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết quan hệ cộng -trừ 10 cộng với một số có một chữ số; một số từ 11 đến
19 trừ chữ số hàng đơn vị trong các trường hợp cụ thể.
- Tính: 10 cộng với một số có một chữ số; một số từ 11 đến 19 trừ chữ số hàng
đơn vị.Giải toán: Quan sát tranh -Nói tình huống xuất hiện phép tính -Viết phép tính thích
hợp.
- Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp
toán học.
- Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; 14 khối lập phương; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;bảng con; 14 khối lập
phương;…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động :
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đếm (đếm xuôi từ 1 - Học sinh luân phiên đếm.
đến 20; đếm ngược từ 20 về 1).
2. Khám phá:
* Mục tiêu:Giúp học sinh tính: 10 cộng với một số
có một chữ số; một số từ 11 đến 19 trừ chữ số hàng
đơn vị. Nhận biết quan hệ cộng - trừ trên các trường
hợp cụ thể. Giải toán: Quan sát tranh - Nói tình
huống xuất hiện phép tính - Viết phép tính thích
hợp.

7
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
2.1. Thể hiện số 14:
- Giáo viên lấy ra 14 khối lập phương. - Học sinh lấy ra 14 khối lập phương.
- Xếp 10 khối lập phương vào một cột 4 khối lập - Học sinh chỉ 2 cột khối lập phương và nói:
phương vào một cột. 14 gồm 10 và 4.
2.2. Thành lập các phép tính: 10 + 4, 14 - 4:
* 10 + 4 = ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành:Đặt 2 cột - Học sinh thực
khối lập phương trước mặt. Tay thể hiện hành động
hiện theo hướng
gộp.Nói: gộp 10 và 4 được 14.Viết 10 + 4 = 14.
* 14 - 4 = ? dẫn của giáo viên.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành:Nói: có
14 khối lập phương. Tay thể hiện hành động tách.
Nói: 14 bớt 4 còn 10.Viết 14 – 4 = 10. - Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của
giáo viên.
2.3. Học sinh thực hành tính (sử dụng sách học
sinh trang 88):
- Giáo viên nhắc học sinh luôn kiểm tra kết quả sau - Học sinh thực hiện tính: 10 + 7; 10 + 5; 17
khi làm.Khi sửa bài, giáo viên có thể yêu cầu học - 7; 15 - 5, sửa bài và giải thích.
sinh giải thích.
Nghỉ giữa tiết
3. Luyện tập :
* Mục tiêu:Giúp học sinh làm tốt các bài tập trong
sách học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Bài 1. Tính: a. Bài 1:
Khi sửa bài, giáo viên dùng sơ đồ tách - gộp gắn kết - Học sinh làm bài, sửa bài.
với các phép tính. Ví dụ: Gộp 10 và 8 được 18:
10 + 8 = 18.
18 gồm 10 và 8:

8
18 – 8 = 10.
b. Bài 2. Viết phép tính theo mẫu: b. Bài 2:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh, nói Học sinh quan sát
“câu chuyện” xuất hiện phép cộng, chẳng hạn:Có tranh và thực hiện
10 hộp sữa trong khay và 3 hộp sữa lẻ, có tất cả 13 theo hướng dẫn củagiáo viên.
hộp sữa.Đọc phép tính 10 + 3 = 13.Nói “câu
chuyện” xuất hiện phép trừ:Có tất cả 13 hộp sữa,
trong đó có 3 hộp sữa lẻ, còn lại 10 hộp sữa trong - Học sinh: 10.
khay.Đọc phép tính 13 – 3 = 10. - Học sinh: 2.
- Giáo viên giới thiệu hộp bút màu sáp: hộp bút có - Học sinh viết phép tính: 10 + 2 = 12;
mấy cây bút? và có mấy cây bút lẻ? 12 - 2 = 10
- Khi sửa bài, giáo viên khuyến khích học sinh nói - Học sinhnói các “câu chuyện” xuất hiện
các “câu chuyện” xuất hiện phép tính. phép tính.

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toán tiết 2


CÁC SỐ ĐẾN 20
CÁC PHÉP TÍNH DẠNG 12 + 3, 15 - 3
Ngày dạy: 18/01/2024

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng, quan hệ cộng - trừ trong các trường
hợp cụ thể.
- Tính:Cộng, trừ số có hai chữ số trong phạm vi 20 với số có một chữ số (không
nhớ): Dựa vào các bảng cộng - trừ trong phạm vi 10; dựa vào cách đếm thêm, đếm bớt.
- Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học; sử dụng công cụ, phương tiện
toán học (sử dụng các ngón tay).
- Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; 15 khối lập phương; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;bảng con; 15 khối lập
phương;…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

9
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh tính 10 + 7 10 + 5; 17 - Học sinh tính trên bảng con.
- 7; 15 - 5.
2. Khám phá:
* Mục tiêu:Giúp học sinh tính: Cộng, trừ số có hai
chữ số trong phạm vi 20 với số có một chữ số
(không nhớ): Dựa vào các bảng cộng - trừ trong
phạm vi 10; dựa vào cách đếm thêm, đếm bớt. Nhận
biết tính chất giao hoán của phép cộng, quan hệ
cộng - trừ trong các trường hợp cụ thể.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
2.1. Dạy biện pháp tính:
* 12 + 3:
- Học sinh thực hành theo hướng dẫn của
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành:Lấy các giáo viên.
khối lập phương thể hiện phép tính.Động tác tay thể
hiện gộp, nói: có 12 thêm 3 được 15.Viết và đọc
phép tính: 12 + 3 = 15. - Học sinh quan sát và tính.
- Giáo viên giới thiệu cách tính:2 cộng 3 bằng 5; 10 - Học sinh thực hành theo hướng dẫn của
cộng 5 bằng 15. Vậy 12 cộng 3 bằng 15. giáo viên.
* 15 - 3:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành:Nói: có - Học sinh quan sát và tính.
15 khối lập phương.Động tác tay thể hiện tách, nói:
15 bớt 3 còn 12.Viết và đọc phép tính: 15 – 3 = 12.
- Giáo viên giới thiệu cách tính:5 trừ 3 bằng 2; 10
cộng 2 bằng 12.Vậy 15 trừ 3 bằng 12.
2.2. Học sinh thực hành tính (sử dụng sách học
sinh trang 90):
- Giáo viên nhắc học sinh luôn kiểm tra kết quả sau - Học sinh tính: 13 + 4; 11 + 5; 17 - 4; 16 -
khi làm.Khi sửa bài, giáo viên yêu cầu học sinh nói 5, sửa bài và nói cách tính.
cách tính.
Nghỉ giữa tiết
2. Luyện tập :
* Mục tiêu: Giúp học sinh làm tốt các bài tập trong
sách học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
10
* Cách tiến hành:
a. Bài 1. Tính: a. Bài 1:
Khi sửa bài, giáo viên yêu cầu học sinh nói cách - Học sinh làm bài, sửa bài.
tính.
b. Bài 2. Cộng, trừ bằng cách đếm thêm, đếm b. Bài 2:
bớt:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng ngón tay - Học sinh sử dụng ngón tay để cộng bằng
để cộng bằng cánh đếm thêm: 14 + 3 = ?; 14 + 3 = cánh đếm thêm.
17
- Khi sửa bài, giáo viên yêu cầu học sinh nói cách
cộng (có thể chọn một trong hai cách: dùng bảng
cộng trong phạm vi 10 như phần bài học hoặc dùng
đếm thêm).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng ngón tay
để trừ bằng cánh đếm bớt: 17 – 3 = ?; 17 – 3 = 14. - Học sinh sử dụng ngón tay đểtrừ bằng
- Khi sửa bài, giáo viên yêu cầu học sinh nói cách cánh đếm bớt.
trừ (một trong hai cách).
- Giáo viênlưu ýhọc sinhkhi kiểm tra kết quả của
phép tính có thể dựa vào:Dùng cách tính này để thử
cách tính kia (ví dụ: dùng đếm thêm để thử cách
dùng bảng hoặc ngược lại); dùng quan hệ cộng -
trừ.
c. Bài 3. Tính để biết mỗi con vật sống ở đâu: c. Bài 3:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. - Học sinh đọc yêu cầu, làm bài và sửa bài,
- Giáo viên mở rộng (Tự nhiên và Xã hội):Chó sói, nhận biết sự liên quan giữa các kết quả 15,
heo rừng (lợn lòi), vịt trời (các con có kết quả 12) 12 và hình ảnh ngôi nhà, khu rừng.
thường sống ở rừng.Chó nhà, heo nhà, vịt nhà (các - Học sinh quan sát, lắng nghe.
con có kết quả 15) thường sống quanh nhà do con
người nuôi.

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toán tiết 3


CÁC SỐ ĐẾN 20
CHIẾC ĐỒNG HỒ CỦA EM
Ngày dạy: 19/01/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Làm quen biểu tượng đại lượng thời gian.
- Nhìn đồng hồ: đọc, viết được thời điểm giờ đúng (kim phút chỉ số 12). Liên hệ
với các thời điểm sinh hoạt hằng ngày.Sử dụng thuật ngữ với đại lượng thời gian: lúc.
- Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học; sử dụng công cụ, phương tiện
toán học; giao tiếp toán học; giải quyết vấn đề toán học.

11
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm (biết quý trọng thời gian), nhân ái
(quan tâm, giúp đỡ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; đồng hồ để bàn (loại chỉ có kim giờ,
kim phút).
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;bảng con; mặt đồng hồ
bằng bìa có kim ngắn, kim dài;…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động :
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức hoạt cảnh: Đồng hồ – Thời gian - Học sinh đọc bài thơ Chiếc đồng hồ (từ
“Em đang say ngủ” tới “Đi cho đúng giờ”).
- Giáo viên: Làm sao biết mấy giờ để đi học đúng giờ? - Học sinh: Xem đồng hồ
- Giáo viên: Tích tắc, tích tắc. - Học sinh: Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ
phút.
2. Khám phá:
* Mục tiêu:Giúp học sinh làm quen biểu tượng đại
lượng thời gian. Nhìn đồng hồ: đọc, viết được thời
điểm giờ đúng (kim phút chỉ số 12). Liên hệ với các
thời điểm sinh hoạt hằng ngày. Sử dụng thuật ngữ
với đại lượng thời gian: lúc.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên dùng đồng hồ để bàn, giới thiệu giúp - Học sinh nhận biết kim giờ, kim phút và
học sinh nhận biết mặt đồng hồ có:Kim ngắn chỉ đọc các số trên mặt đồng hồ ở sách học
giờ, kim dài chỉ phút (các kim quay theo chiều từ số sinh.
bé tới số lớn). Mười hai số từ số 1 tới số 12.
- Giáo viên hướng dẫn xem đồng hồ:Ví dụ: Khi kim
phút chỉ số 12, kim giờ chỉ số 7, đọc là: 7 giờ. - Học sinh xem đồng hồ.
Nghỉ giữa tiết

12
3.Thực hành:
a. Bài 1. Mỗi đồng hồ chỉ mấy giờ? a. Bài 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc giờ ở các đồng - Học sinh đọc giờ ở các đồng hồ và giải
hồ và giải thích. thích.Ví dụ: đồng hồ màu hồng chỉ chín
giờ, vì kim phút chỉ số 12, kim giờ chỉ số 9.
b. Bài 2. Xoay kim đồng hồ: b. Bài 2:
Xác định vị trí kim phút, kim giờ (thực hành trên - Học sinhxác định vị trí kim phút, kim giờ
mô hình đồng hồ). (thực hành trên mô hình đồng hồ).
- Ví dụ: giáo viên nói “9 giờ”. - Học sinhxoay kim và mô tả “kim phút chỉ
số 12, kim giờ chỉ số 9”.
- Giáo viên hướng dẫn tương tự với 2 giờ và 12 giờ.
- Học sinh thực hiện tương tự với 2 giờ, 12
giờ.
c. Bài 3. Nói theo tranh: c. Bài 3:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh, thảo - Học sinh quan sát tranh, thảo luận để nói
luận để nói một “câu chuyện”. một “câu chuyện”.
- Giáo viên cung cấp các thuật ngữ: xuất phát, chạy - Học sinhlắng nghe và trả lời: 7 giờ; 9 giờ.
trên đường, tới nơi). Ví dụ: Xe xuất phát lúc mấy
giờ?Tới nơi lúc mấy giờ?
- Giáo viên khuyến khích học sinh giải thích - Học sinhgiải thích.
4. Vận dụng
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện xoay kim - Học sinh thực hiện.
đồng hồ để được: 7 giờ, 8 giờ, 10 giờ, 12 giờ.
5. Hoạt động nối tiếp:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp
cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Học sinh về nhà nhận biết một số “việc nhà” phù - Học sinh thực hiện ở nhà.
hợp với các em, dùng đồng hồ để “canh” giờ làm
việc (9 giờ dọn dẹp nhà cửa, 10 giờ phụ mẹ làm

13
bếp). Biết quý trọng thời gian, thói quen đúng giờ
và ý thức quan tâm giúp đỡ người thân trong gia
đình.

TUẦN 21

Toán
Bài 54: CHIẾC ĐỒNG HỒ CỦA EM (T2)
Ngày dạy: 24/01/2024

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


- Làm quen với biểu tượng thời gian
- Nhìn đồng hồ đọc, viết được thời điểm giờ đúng.
-Liên hệ với thời điểm sinh hoạt hằng ngày.
-Biết sử dụng thuật ngữ đại lượng thời gian.
- Năng lực: NL hợp tác, NL giao tiếp, NL quan sát; NL toán học.
- Tích hợp: TNXH, toán học và cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
- SGK Toán 1; đồng hồ để bàn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
TIẾT 1:
1/ Khởi động
* Mục tiêu: Tạo niềm tin hứng thú học tập
cho học sinh đố nhau về phép cộng/trừ
trong PV 20
- Giới thiệu vấn đề cần học.
* Cách tiến hành:
- Cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” đố - HS chơi trò chơi
nhau về phép cộng/trừ trong PV 20
-HS đọc bài thơ: Chiếc đồng hồ - Lắng nghe
- Nhận xét, tuyên dương. Giới thiệu
bài.
2/ Bài học và thực hành: - HS thực hành
2.1/ Giới thiệu chiếc đồng hồ và cách
-HS thực hành và viết phép tính vào
xem đồng hồ/94
bảng con.
* Cách tiến hành:
- GV YC HS quan sát đồng hồ. GV giới
thiệu:
+Mặt đồng hồ có các kim: kim giờ, kim
phút, kim giây (giới thiệu ích lợi) -HS lắng nghe, ghi nhớ

14
3/ Luyện tập
Bài tập1/94: Mỗi chiếc đồng hồ chỉ
mấy giờ? -HS làm và nói giờ trong mỗi đồng
- YC HS thảo luận nhóm đôi rồi làm hồ, giải thích:
bài và lên bảng sửa. +VD: đồng hồ thứ nhất chỉ 8 giờ vì
kim kim phút chỉ số 12, kim giờ chỉ
-GV quan sát, nhận xét, đánh giá
số 8
Bài tập 2/95:Nói theo mẫu -HS lắng nghe
- YC HS làm theo nhóm đôi và trình
bày trước lớp - HS thực hiện
- HS nêu: Hình B: Em ăn cơm trưa và
-GV quan sát, nhận xét, đánh giá đánh răng lúc 11 giờ
Bài tập b/: Thực hành xoay kim ĐH
- HS thực hiện
- YC HS làm nhóm 4 và nêu
- HS lắng nghe
-GV quan sát, nhận xét, đánh giá
3/ Củng cố: .
* Cách tiến hành: -HS thực hành
- GV YC HS nêu một số công việc nhà và
thời gian làm công việc đó,
- YC HS trình bày -HS ghi nhớ
- GV giáo dục HS quý trọng thời gian
- Dặn HS về nhà xem lại bài

….……………………………………………………..

BÀI: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ


Ngày dạy: 25/01/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
– Đếm, đọc, viết số, cấu tạo số, thứ tự và so sánh các số trong phạm vi 20.
– Tính nhẩm dạng 10 + 4, 14 – 4, 12 + 3, 15 – 3.
– Nhận dạng, phân biệt các hình đã học.
– Sắp dãy số thứ tự (nhóm 4 số).
2. Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học.
3. Tích hợp: Mỹ thuật.
II. CHUẨN BỊ
- HS: bảng con
- GV: các hình mẫu (như SGK trang 50), bảng phụ, phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

15
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
🞻 Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo không khí vui tươi,
hứng thú, ôn tính nhẩm dạng 10 + 4, 14 – 4, 12 + 3,
15 – 3.
🞻 Cách thực hiện: - HS tham gia trò chơi.
- HS chơi trò chơi” Truyền điện”. Một học sinh nêu
một phép tính để bạn tính nhẩm ( ví dụ: 12-2, 13 + 2,
15-5….). Một học sinh sẽ nêu kết quả, sau đó đưa ra
một phép tính khác để đố bạn.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: (10 phút)
🞻 Mục tiêu: Đếm, đọc, viết số, cấu tạo số. Nhận
dạng, phân biệt các hình đã học.
🞻 Cách thực hiện:
- GV cho HS quan sát các hình trên nền vàng ở bài
tập 1/ 96.
- Trên nền vàng có những hình gì? - Hình vuông, hình chữ nhật, khối
lập phương, khối hộp chữ nhật.
- Các hình được thể hiện bằng những màu gì? - Màu xanh dương, màu xanh lá,
màu đỏ, màu cam.
- GV lưu ý HS: Khi đếm số lượng hình màu xanh,
em hãy đếm cả hình màu xanh lá và xanh dương.
- GV cho HS làm việc theo nhóm 4 vào phiếu thảo - HS đếm và viết số lượng hình
luận nhóm. vuông, hình chữ chữ nhật, khối lập
phương, khối hộp chữ nhật, hình
- GV cho HS sửa bài, đại diện các nhóm lên bảng màu xanh, hình màu đỏ và cam vào
điền số vào chỗ chấm trước ( mỗi nhóm sửa một bài) chỗ chấm.
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm đúng toàn - HS nhóm khác nhận xét.
bài.
- GV cho HS luyện tập về cấu tạo số và các phép tính
liên quan. -15 hình màu xanh gồm có 10 hình
- Em hãy nói về 15 hình màu xanh ? vuông và 5 khối lập phương.
- HS làm việc cá nhân viết sơ đồ
-Em hãy viết vào sơ đồ tách gộp điều em vừa nói. tách, gộp vào bảng con.
- 10 + 5 = 15
- Từ sơ đồ tách gộp, em hãy viết hai phép tính tương - 15 - 5= 10
ứng. - HS nhận xét, sửa bài, bổ sung.
- GV mời 3 HS mang bảng con của mình đứng trước
lớp cho các xem. GV nhận xét. -Có 10 hình vuông màu xanh
- Nhìn hình vẽ 15 hình màu xanh, em hãy nói theo dương và 5 khối lập phương xanh
cấu trúc “ Có...., và..... Có tất cả.....” lá cây. Có tất cả 15 hình màu xanh.
- HS nhận xét. Cá nhân- tổ- lớp
- GV nhận xét, mời HS nhắc lại. nhắc lại.
- HS thực hiện theo yêu cầu của

16
-GV cho học sinh thực hiện tương tự với “hình màu GV.
đỏ và màu cam”.
Bài 2: (8 phút)
🞻 Mục tiêu: Tính nhẩm dạng 10 + 4, 14 – 4, 12 + 3,
15 – 3.
🞻 Cách thực hiện:
- Tìm hiểu bài: GV cho HS thảo luận nhóm đôi:
+ Xác định yêu cầu của bài -HS trả lời
+ Khi làm bài nên bắt đầu từ đâu? Tại sao?
- GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức đồng đội theo -Mỗi học sinh làm một bài, bắt đầu
dãy. từ phép tính 10 + 6, làm xong sẽ
chuyền xuống bạn ở phía dưới.
- GV mời 3 nhóm làm xong trước đính bảng phụ -HS nhận xét.
trước lớp, sửa bài, tuyên dương các nhóm làm đúng.
*Nghỉ giữa tiết (3 phút)
Bài tập 3: (7 phút)
🞻 Mục tiêu: HS biết sắp dãy số thứ tự (nhóm 4 số)
🞻 Cách thực hiện:
-GV cho HS thực hiện cá nhân, xếp các số 10, 16,
12, 19 vào bảng con. -HS làm bài.
- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.
- GV mời HS lên bảng sửa bài.
- GV nhận xét -HS kiểm tra chéo bài, nhận xét bài
Hoạt động 3: Củng cố (6 phút) làm trên bảng.
🞻 Mục tiêu: HS biết xếp số thứ tự và so sánh các số
trong phạm vi 20.
🞻 Cách thực hiện:
-GV cho HS chơi trò chơi “Đúng thứ tự” - HS tham gia trò chơi.
- Cách chơi:
+ Cả lớp điểm danh từ từ 9 tới 20. HS viết số của
mình ra bảng con.
+ Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 12 bạn (từ 9
đến 20)
+ Chọn một nhóm bất kì, làm theo yêu cầu của giáo
viên , chẳng hạn: Theo yêu cầu từ bé đến lớn
+ Giáo viên gọi số nào, bạn đó chạy lên đứng trước
lớp.
+ Giáo viên gọi không theo thứ tự: Ví dụ: 14, 10, 17,
19, 9,…
+ Học sinh phải tự sắp xếp theo hàng ngang theo thứ
tự từ bé đến lớn.
+ Khi đã đứng đúng, cả lớp vỗ tay hoan nghênh.
Dặn dò: (1 phút)
- HS rèn tính nhẩm, xếp các số theo thứ tự.
….……………………………………….
17
KIỂM TRA

Ngày dạy: 26/01/2024

TUẦN 22

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toán tiết 1


CÁC SỐ ĐẾN 100
CHỤC - SỐ TRÒN CHỤC
Ngày dạy: 31/01/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm được các kiến thức về chục - số tròn chục trong phạm vi 100.
- Đếm, lập số, đọc, viết các số tròn chục trong phạm vi 100.Vận dụng thứ tự các số tròn
chục, dự đoán quy luật, viết dãy số.
- Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; 10 thanh, mỗi thanh 10 khối lập phương.
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;bảng con; 10 khối lập
phương;…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động :
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi,
sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát. - Học sinh hát bài “Mưởi ngón tay yêu”.
2. Khám phá:
* Mục tiêu:Giúp học sinh biết đếm, lập số, đọc,
viết các số tròn chục trong phạm vi 100. Vận
dụng thứ tự các số tròn chục, dự đoán quy luật,
viết dãy số.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại,
trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
2.1. Giới thiệu 1 chục:
- Giáo viên giới thiệu lá súng (Tự nhiên và Xã - Học sinh quan sát tranh, đếm số lá
hội). súng: vừa đếm vừa làm dấu bằng các

18
khối lập phương.
* Giới thiệu 1 chục: - Học sinh gắn 10 khối lập phương thành 1
- Giáo viên nói: 10 còn gọi là 1 chục. cột.
- Giáo viên nói mười. - Học sinh nói một chục và ngược lại.
Ví dụ: mười cái lá - một chục cái lá;
mười khối lập phương - một chục khối
lập phương; một chục quả trứng - mười
* Đếm theo chục: quả trứng.
- Giáo viên gắn lần lượt các thanh chục lên
bảng, gắn tới đâu học sinh đếm tới đó. - Nhóm 2 học sinh đếm 2 thanh chục
Một chục, hai chục, ba chục, …, mười chục - có (theo hai cách):
mười chục khối lập phương Mười, hai mươi, ba + Một chục, hai chục - có hai chục khối
mươi, …, một trăm - có một trăm khối lập lập phương.
phương. + Mười, hai mươi - có hai mươi khối lập
phương.
Nghỉ giữa tiết
2.2. Giới thiệu số tròn chục:
- Giáo viên giới thiệu:10, 20, 30, …, 100 là các
số tròn chục.
+ Cách đọc: Mười, hai mươi, ba mươi, …, một - Học sinh đọc các số tròn chục trong
trăm. sách học sinh (đọc xuôi, đọc ngược).
+ Cách viết: Các số từ 10 đến 90 đều có hai chữ
số và chữ số thứ hai là 0.Số 100 có ba chữ số. - Học sinh viết vài số tròn chục theo yêu
- Giáo viên hướng dẫn viết số 30. cầu của giáo viên.

3. Vận dụng:
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò
chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Trò chơi kết - Học sinh điểm danh cả lớp từ 1 tới 10, cứ
đoàn”. 10 em vào 1 nhóm, các em còn lại vào 1
- Mỗi lần chơi, giáo viên gọi 1 nhóm đứng nhóm. Mỗi em cầm 1 thanh chục (khối lập
thành hàng ngang trước lớp. phương).
- Giáo viên: kết đoàn, kết đoàn! - Học sinh: kết mấy, kết mấy?
- Giáo viên nói một số tròn chục trong phạm vi - Học sinh di chuyển, kết thành mỗi
100. nhóm 3 bạn. Nhóm nào đủ thì hô: ba

19
Ví dụ: kết ba chục khối lập phương. mươi khối lập phương.
- Học sinh nào lẻ nhóm, phải trả lời một
câu hỏi của giáo viên.
Ví dụ:Đọc dãy số tròn chục từ bé đến
lớn.
Trong các số: 70, 20, 40 số nào bé nhất.
4. Hoạt động nối tiếp:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà,
giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Học sinh về nhà chơi lại trò chơi “Trò chơi kết - Học sinh thực hiện ở nhà.
đoàn”với người thân trong gia đình.

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toán tiết 2


CÁC SỐ ĐẾN 100
CHỤC - SỐ TRÒN CHỤC
Ngày dạy: 01/02/2024
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm được các kiến thức về chục - số tròn chục trong phạm vi 100.
- Đếm, lập số, đọc, viết các số tròn chục trong phạm vi 100.Vận dụng thứ tự các số tròn
chục, dự đoán quy luật, viết dãy số.
- Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; 10 thanh, mỗi thanh 10 khối lập phương.
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;bảng con; 10 khối lập
phương;…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động :
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi,
sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các số tròn - Học sinh thực hiện.
20
chục trong phạm vi 100.
2. Luyện tập thực hành
* Mục tiêu:Giúp học sinh làm đúng các bài tập
trong sách học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại,
trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Bài 1. Số? a. Bài 1:
- Giáo viên giới thiệu các thuật ngữ: vỉ trứng, - Học sinh nhận biết mỗi vỉ, mỗi chồng
chồng lon, hũ bi (Tiếng Việt). lon, mỗi hũ đều có 10, từ đó tìm cách
- Mở rộng: sau khi sửa bài, giáo viên chọn một đếm nhanh.
câu, phân tích số theo tranh, chẳng hạn:Câu b,
về màu sắc: 90 lon gồm 50 lon đỏ và 40 lon
xanh; về vị trí: 90 lon gồm 60 lon hàng trên và
30 lon hàng dưới.
- Tích hợp: Giáo viên hướng dẫn học sinh nói
lại tác dụng của việc để trứng theo vỉ 10 (khó - Học sinh nói lại tác dụng của việc để
vỡ, dễ đếm). trứng theo vỉ 10 (khó vỡ, dễ đếm).
b. Bài 2. Số? b. Bài 2:
- Giáo viên giúp học sinh nhận biết mỗi nhóm - Học sinh nhận biết mỗi nhóm gà có 10
gà có 10 con gà: xác định từng chục để đếm con gà: xác định từng chục để đếm
nhanh. nhanh.
- Sau khi sửa bài, giáo viên cho học sinh đếm - Học sinh đếm từng con để kiểm tra lại
từng con để kiểm tra lại (một, hai, ba, …, bốn (một, hai, ba, …, bốn mươi).
mươi).
Nghỉ giữa tiết
c. Bài 3. Số tròn chục? c. Bài 3:
- Giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán quy luật - Học sinh dự đoán quy luật (các số tròn
(các số tròn chục từ 10 tới 100, từ 100 về 10). chục từ 10 tới 100, từ 100 về 10).
- Sau khi sửa bài, giáo viên lưu ý học sinh nhận - Học sinh làm bài và sửa bài.
biết:10, 20, 30, …, 100 là dãy số tròn chục từ bé
đến lớn. 100, 90, 80, …, 10 là dãy số tròn chục
từ lớn đến bé.
3. Vận dụng:
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.

21
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò
chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đếm các số tròn - Học sinh thực hiện rồi chỉ định bạn
chục trong phạm vi 100 (đếm xuôi, đếm ngược). khác.
4. Hoạt động nối tiếp:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà,
giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu học sinh đếm các số tròn chục Học sinh về nhà thực hiện.
trong phạm vi 100 chongười thân cùng nghe.

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toán tiết 3


CÁC SỐ ĐẾN 100
CÁC PHÉP TÍNH DẠNG 30 + 20, 50 - 20
Ngày dạy: 02/02/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, tính chất giao hoán của phép cộng trong
các trường hợp cụ thể.
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số tròn chục trong phạm vi 100 (tính
nhẩm).Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng và trừ.
- Năng lực chú trọng: Giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
- Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; 50 khối lập phương; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;bảng con; 20 khối lập
phương;…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động :
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi,
sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

22
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh dùng các khối lập - Học sinh nhóm 4: Dùng các khối lập
phương lập số 20 và số 30. phương lập số 20 và số 30.
2. Khởi động:
* Mục tiêu:Giúp học sinh thực hiện được phép
cộng, phép trừ các số tròn chục trong phạm vi
100 (tính nhẩm). Nhận biết quan hệ giữa phép
cộng và phép trừ, tính chất giao hoán của phép
cộng trong các trường hợp cụ thể. Làm quen với
việc thực hiện tính toán trong trường hợp có hai
dấu phép tính cộng và trừ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại,
trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
2.1. Xây dựng biện pháp cộng (nhẩm) các số
tròn chục trong phạm vi 100:
- Giáo viên tiến hành theo hình thức: Dạy học
thông qua giải quyết vấn đề.
* Bước 1. Tìm hiểu vấn đề:
- Giáo viên yêu cầu các nhóm quan sát phép - Các nhóm quan sát phép tính 30 + 20 =
tính 30 + 20 = ? Thảo luận, trình bày nhận ? Thảo luận, trình bày nhận biết:Ta phải
biết:Ta phải tính 30 + 20. tính 30 + 20.
* Bước 2. Lập kế hoạch:
- Giáo viên gợi ý: Dùng các thanh chục đã xếp ở - Học sinh nhận biết muốn tính 30 + 20
phần khởi động thể hiện phép tính 30 + 20. phải gộp 3 thanh và 2 thanh để tìm số
khối lập phương có tất cả.
- Các nhóm thảo luận, nêu cách thức giải
quyết, nêu tên cách làm: Đếm hay Tính.
- Các khả năng có thể xảy ra:
+ Đếm:Đếm trên các khối lập phương
(đếm thêm 1, thêm 10, …);đếm trên các

23
ngón tay; đếm trên hình vẽ tự tạo ra ( ,
)
+ Tính:3 chục + 2 chục = 5 chục (50); 3
* Bước 3. Tiến hành kế hoạch: + 2 = 5 nên 30 + 20 = 50.
- Giáo viênhướng dẫn các nhóm thực hiện kế
hoạch. - Các nhóm thực hiện kế hoạch
- Viết các phép tính đã hoàn thiện ra
bảng con: 30 + 20 = 50.
- Giáo viênkhuyến khích một vài nhóm trình - Một vài nhóm trình bày cách thức giải
bày cách thức giải quyết. quyết.Làm bằng cách nào (đếm hay
tính)?Đếm thế nào?Tính thế nào?
- Giáo viên tổng kết ngắn gọn cách làm của các - Học sinh nghe giáo viên tổng kết ngắn
nhóm, khen ngợi động viên. gọn cách làm của các nhóm, khen ngợi
- Giáo viên giới thiệu biện pháp tính kết hợp động viên; giới thiệu biện pháp tính kết
thao tác trên thiết bị dạy học: 3 chục + 2 chục = hợp thao tác trên thiết bị dạy học. 3 chục
5 chục; 30 + 20 = 50. + 2 chục = 5 chục.
* Bước 4. Kiểm tra: 30 + 20 = 50.
- Giáo viên yêu cầu cả lớp cùng đếm theo chục
trên thiết bị dạy học để khẳng định kết quả - Cả lớp cùng đếm theo chục (đếm thêm
đúng. 10) để khẳng định kết quả đúng.
2.2. Xây dựng biện pháp trừ (nhẩm) các số
tròn chục trong phạm vi 100:
- Giáo viên đặt vấn đề: 50 – 20 = ?
- Giáo viên sử dụng thiết bị dạy học có sẵn trên - Học sinh nói cách tính:
bảng thể hiện phép trừ bằng thao tác tách 2 5 chục – 2 chục = 3 chục
thanh chục sang một bên, còn lại 3 thanh chục 50 – 20 = 30.
là kết quả. - Học sinh kiểm tra đúng sai.
- Giáo viên giúp học sinh kiểm tra đúng sai, có
thể bằng cách: + Học sinh đếm (50, 40, 30); dùng quan
+ Đếm bớt 10: Giáo viên bớt từng chục trên hệ cộng trừ:
thiết bị dạy học. + Học sinh quan sát.

24
+ Dùng quan hệ cộng trừ:50 – 20 = 30 vì 30 + 20
= 50.
Nghỉ giữa tiết
3. Luyện tập thực hành:
* Mục tiêu:Giúp học sinh làm tốt các bài tập
trong sách học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại,
trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Bài 1. Tính nhẩm: a. Bài 1:
- Khi sửa bài, giáo viênyêu cầu học sinh nói - Học sinh làm bài, sửa bài, nói cách
cách tính. Giáo viên lưu ý cặp phép tính cột thứ tính.
hai (20 + 60 cũng bằng 60 + 20).
b. Bài 2. Tính nhẩm: b. Bài 2:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm từ trái qua - Học sinh làm từ trái qua phải, viết kết
phải, chỉ cần viết kết quả cuối cùng. quả cuối cùng.
- Mở rộng: Giáo viên giúp học sinh nhận biết và - Học sinh quan sát, lắng nghe, ghi nhận.
gọi đúng tên các con vật trong tranh (sách học
sinh trang 101): bò sữa, heo, gà trống, gà con –
chó, mèo, dê – ngựa, lừa, cừu, thỏ).
4. Vận dụng:
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò
chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh chơi trò chơi - Học sinh tham giatrò chơi.
“Phản ứng nhanh”.
- Giáo viên nói phép tính và chỉ định. - Học sinh nói nhanh kết quả.
Ví dụ: 10 + 50; 20 + 40; 70 + 10; …
5. Hoạt động nối tiếp:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối

25
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà,
giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên nhắc học sinh về nhà cùng người Học sinh về nhà thực hiện.
thân đếm từ 1 tới 100.Cùng người thân đếm tất
cả các con vật trong bức tranh (sách học sinh
trang101), lưu ý đếm theo một trình tự nhất
định, không bỏ sót, không trùng lặp.Sau khi
đếm xong, học sinh cùng phụ huynh đưa ngón
tay (sách học sinh trang 101) để thể hiện 1 chục
và 3 đơn vị.
TUẦN 23
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toán tiết 1
CÁC SỐ ĐẾN 100
CHỤC - ĐƠN VỊ
Ngày dạy: 21/02/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết tên gọi chục, đơn vị; quan hệ giữa chục và đơn vị.
- Sử dụng các thuật ngữ chục, đơn vị khi lập số và phân tích số.Làm quen: Đếm,
lập số, đọc, viết số, phân tích cấu tạo thập phân của số trong phạm vi 40.
- Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; 30 khối lập phương; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;bảng con; 20 khối lập
phương;…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động :
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

26
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi - Học sinh đếm từ 1 tới 40, trong khi đếm,
“Nhanh như chớp”. chỉ định bạn khác đếm tiếp.
2. Khởi động:
* Mục tiêu:Giúp học sinh nhận biết tên gọi chục,
đơn vị; quan hệ giữa chục và đơn vị. Sử dụng các
thuật ngữ chục, đơn vị khi lập số và phân tích số.
Làm quen: Đếm, lập số, đọc, viết số, phân tích cấu
tạo thập phân của số trong phạm vi 40.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
2.1. Giới thiệu số 17 - Chục, đơn vị:
- Giáo viên hướng dẫn thực hành theo nhóm đôi. - Học sinh thực hành theo nhóm đôi.
- Giáo viên giới thiệu: có 1 chục và 7 đơn vị, ta có - Học sinh đếm từng trái xoài (từ 1 tới 17)
số 17. và nói: có 17 trái xoài.
- Giáo viên giới thiệu cách viết (miệng nói, tay - Học sinh dùng các khối lập phương thể
viết): Số mười bảy được viết bởi hai chữ số: chữ số hiện số 17. Sau đó nói: có 1 chục và 7 (khối
1 ở bên trái (chỉ số chục), chữ số 7 ở bên phải (chỉ lập phương).
số đơn vị). - Học sinh chỉ vào mô hình khối lập
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết và đọc số; phân phương, lặp lại lời giáo viên.
tích số; viết sơ đồ tách - gộp số.
- Học sinh viết và đọc số.
10 - Học sinh phân tích số: chỉ vào từng chữ số
17 và nói: 17 gồm 1 chục và 7 đơn vị.
7 - Học sinh viết sơ đồ tách - gộp số.
2.2. Số 30:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự thực hành tương - Nhóm đôi học sinh tự thực hành tương tự
tự số 17: Đếm - Lập số - Viết - Đọc số - Phân tích số 17.
số.
Nghỉ giữa tiết
2.3. Quan hệ giữa chục và đơn vị:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình - Học sinh quan sát mô hình thanh chục,
thanh chục, nhận biết:10 đơn vị bằng 1 chục; 1 chục nhận biết:10 đơn vị bằng 1 chục; 1 chục
bằng 10 đơn vị. bằng 10 đơn vị.
- Giáo viên chỉ vào mô hình 3 thanh chục: Có mấy - Học sinh trả lời: có 3 chục, tức là 30 đơn
chục? Tức là bao nhiêu đơn vị? vị.
3. Vận dụng:
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức

27
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích số 36. Viết - Học sinh phân tích số 36 (36 gồm 3 chục
sơ đồ tách - gộp số. và 6 đơn vị). Viết sơ đồ tách - gộp số.
4. Hoạt động nối tiếp:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp
cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Học sinh về nhà đọc các số từ 1 đến 40 cho người - Học sinh thực hiện ở nhà.
thân trong gia đình cùng nghe.
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 2
CÁC SỐ ĐẾN 100
CHỤC - ĐƠN VỊ
Ngày dạy: 22/02/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết tên gọi chục, đơn vị; quan hệ giữa chục và đơn vị.
- Sử dụng các thuật ngữ chục, đơn vị khi lập số và phân tích số.Làm quen: Đếm,
lập số, đọc, viết số, phân tích cấu tạo thập phân của số trong phạm vi 40.
- Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; 30 khối lập phương; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;bảng con; 20 khối lập
phương;…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động :
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các số tròn chục - Học sinh thực hiện.

28
trong phạm vi 100.
2. Luyện tập thực hành:
* Mục tiêu:Giúp học sinh làm đúng các bài tập trong
sách học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Bài 1. Đếm rồi nói theo mẫu: a. Bài 1:
- Giáo viên hướng dẫn mẫu, giúp học sinh nhận biết - Học sinh nhận biết thứ tự các việc cần
thứ tự các việc cần làm: làm.
+ Đếm (từng cái) - viết số - đọc số. - Học sinh làm bài và sửa bài, nhiều em nói.
+ Xác định từng chục, nói: hai mươi bảy có hai
chục và bảy đơn vị.
- Khi sửa bài, giáo viên khuyến khích nhiều em nói.
Nghỉ giữa tiết
b. Bài 2. Đếm, viết số rồi nói theo mẫu: b. Bài 2:
- Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu mẫu: - Học sinh tìm hiểu mẫu:
+ Có mấy chục? nên viết chữ số 1 (để chỉ 1 chục). + Có 1 chục.
+ Có mấy đơn vị? nên viết chữ số 1 (để chỉ 1 đơn + Có 1 đơn vị.
vị). + Được số 11
+ Có 1 chục và 1 đơn vị, gộp lại được số mấy? (11),
ta viết chữ số 1 và chữ số 1 lần lượt ở chục và đơn vị.
+ Đọc số: mười một. - Học sinh đọc số: mười một.
+ Nói: Gộp một chục và một - Học sinh nói: Gộp một chục và một đơn vị
đơnvị được mười một. được mười một.
- Sau khi sửa bài, giáo viênyêu - Học sinh phân tích số (nói): Gộp một chục
cầu học sinh phân tích số (nói). và chín đơn vị được mười chín. Gộp hai
chục và không đơn vị được hai mươi.
3. Vận dụng:
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đếm từ 1 đến 40 (đếm - Học sinh thực hiện rồi chỉ định bạn khác.
xuôi, đếm ngược).
4. Hoạt động nối tiếp:

29
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp
cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu học sinh đếm từ 1 đến 40 (đếm Học sinh về nhà thực hiện.
xuôi, đếm ngược) cho người thân cùng nghe.

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toán tiết 3


CÁC SỐ ĐẾN 100
CÁC SỐ ĐẾN 40
Ngày dạy: 23/02/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm được kiến thức về các số đến 40.
- Đếm, lập số, đọc, viết số, phân tích, tổng hợp số theo cấu tạo thập phân của số
trong phạm vi 40.Vận dụng thứ tự các số trong phạm vi 40, dự đoán quy luật, hoàn thành
dãy số.Mở rộng tính nhẩm dạng 10 + 4, 14 - 10 trong phạm vi 40.
- Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,nhân ái.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; 40 khối lập phương; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;bảng con; 20 khối lập
phương;…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động :
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh dùng các khối lập - Học sinh dùng các khối lập phương: đếm
phương: đếm từ 1 tới 40. từ 1 tới 40.
2. Khám phá và thực hành:
* Mục tiêu:Giúp học sinh đếm, lập số, đọc, viết số,
phân tích, tổng hợp số theo cấu tạo thập phân của số
trong phạm vi 40. Vận dụng thứ tự các số trong
phạm vi 40, dự đoán quy luật, hoàn thành dãy số.

30
Mở rộng tính nhẩm dạng 10 + 4, 14 - 10 trong phạm
vi 40.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
2.1. Giới thiệu số 25 - Lập số, cấu tạo thập phân
của số:
- Giáo viên hướng dẫnhọc sinh thực hành. - Học sinh thực hành theo nhóm đôi.
- Học sinh đếm từng cái bánh (từ 1 tới 25)
và nói: có 25 cái bánh.
- Học sinh dùng các khối lập phương thể
hiện số 25. Sau đó nói: có 2 chục và 5 đơn
- Giáo viên giới thiệu: có 2 chục và 5 đơn vị, ta có vị.
số 25. - Học sinh chỉ vào mô hình khối lập
- Giáo viên giới thiệu cách viết (miệng nói, tay phương, lặp lại lời giáo viên.
viết): Số hai mươi lăm được viết bởi hai chữ số: chữ - Học sinh viết số 25 (bảng con).
số 2 ở bên trái (chỉ số chục), chữ số 5 ở bên phải - Học sinh nhận xét: chữ số 2 bên trái chỉ số
(chỉ số đơn vị). chục, tức là 2 chục (hay 20) chữ số 5 bên
2 phải chỉ số đơn vị, tức là 5.
2 0
- Học sinhviết sơ đồ tách - gộp số.
5 5
- Học sinh nói: 25 gồm 2 chục và 5 đơn
vị.Gộp 2 chục và 5 đơn vị được 25
Nghỉ giữa tiết
2.2. Đếm, đọc, viết số trong phạm vi 40:
* Đọc số:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc số. - Học sinhđọc các số từ 21 tới 40.
- Giáo viên lưu ý cách đọc 21, 31 – 25, 35; 24, 34
(24 có hai cách đọc: hai mươi bốn, hai mươi tư).
* Viết số:
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét chữ số hàng - Học sinh nhận xét chữ số hàng chục của
chục của các số: từ 21 tới 29, từ 30 tới 39. các số: từ 21 tới 29, từ 30 tới 39.
Giáo viên yêu cầu học sinh viết trên bảng con. - Học sinhviết trên bảng con theo yêu cầu
của giáo viên.
3. Vận dụng:
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh không dùng khối lập - Học sinh không dùng khối lập phương:
phương: đếm xuôi từ 1 tới 40; đếm ngược từ 40 về đếm xuôi từ 1 tới 40; đếm ngược từ 40 về 1.
1.

31
4. Hoạt động nối tiếp:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp
cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Học sinh về nhà không dùng khối lập phương: - Học sinh thực hiện ở nhà.
đếm xuôi từ 1 tới 40; đếm ngược từ 40 về 1cho
người thân trong gia đình cùng nghe.
TUẦN 24

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 1


CÁC SỐ ĐẾN 100
CÁC SỐ ĐẾN 40
Ngày dạy: 28/02/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Nắm được kiến thức về các số đến 40.
2. Kĩ năng: Đếm, lập số, đọc, viết số, phân tích, tổng hợp số theo cấu tạo thập
phân của số trong phạm vi 40.Vận dụng thứ tự các số trong phạm vi 40, dự đoán quy luật,
hoàn thành dãy số.Mở rộng tính nhẩm dạng 10 + 4, 14 - 10 trong phạm vi 40.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,nhân ái.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Mĩ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; 40 khối lập phương; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;bảng con; 20 khối lập
phương;…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh không dùng khối lập - Học sinh thực hiện.
phương: đếm xuôi từ 1 tới 40; đếm ngược từ 40 về
1.
2. Luyện tập
* Mục tiêu:Giúp học sinh làm đúng các bài tập trong
sách học sinh.

32
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Bài 1. Làm theo mẫu: a. Bài 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu, giúp - Học sinh quan sát mẫu, nhận biết:Có 2
học sinh nhận biết: Có 2 chục và 8 đơn vị, ta có số chục và 8 đơn vị, ta có số 28; 28 gồm 20 và
28 28 gồm 20 và 8; 20 + 8 = 28; 28 – 8 = 20. 8; 20 + 8 = 28; 28 – 8 = 20.
- Giáo viên khuyến khích học sinh nói như trên. - Học sinh làm bài, sửa bài, nói như trên.
b. Bài 2. Số? b. Bài 2:
- Giáo viên lưu ý học sinh, quy luật mà các con áp - Học sinh xem hình và xác định quy luật.
dụng phải phù hợp với tất cả các số đã có sẵntrong - Học sinh làm bài và sửa bài, tập nói,
dãy số. chẳng hạn:Dãy nước ngọt: các số đếm thêm
- Khi sửa bài, giáo viên khuyến khích học sinh tập 1.Dãy bánh chữ nhật: các số đếm thêm 1.
nói. Dãy dưa hấu: các số tròn chục từ bé đến
lớn.Dãy bánh vuông: đếm thêm 5.Dãy
miếng cam: đếm bớt 1….
Nghỉ giữa tiết
c. Bài 3. Tính: c. Bài 3:
- Khi sửa bài, yêu cầu học sinh nói cách tính 16 + 3, Học sinh làm bài và sửa bài, khi sửa bài,
80 - 50. nói cách tính 16 + 3, 80 - 50.
d. Bài 4. Số? d. Bài 4:
- Giáo viên lưu ý học sinh suy nghĩ để tìm cách đếm - Học sinh suy nghĩ để tìm cách đếm cho
cho nhanh. nhanh.
- Khi sửa bài, giáo viên yêu cầu cả lớp đồng thanh - Học sinh làm bài và sửa bài, cả lớp đồng
đếm. thanh đếm:
a) Cách 1: 2, 4, 6, …, 36.
Cách 2: (3 hàng đầu, mỗi hàng có 10) 10,
20, 30, 32, 34, 36.
- Giáo viên mở rộng: đưa ra các hình ảnh thực tế để b) Cách 1: (mỗi nhóm có 5) 5, 10, 15, …,
học sinh đếm (thêm 2, thêm 5, thêm 10). 40.
Cách 2: (mỗi cột có 10) 10, 20, 30, 40.
- Học sinh đếm.
3. Củng cố
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Đúng chỗ - Sai chỗ” - Học sinh cả lớp điểm danh từ 21 đến
40.Mỗi bạn viết số của mình ra bảng con.
- Mỗi lần giáo viên đưa ra 4 yêu cầu về số. - Các bạn được kêu mang theo bảng con,
chạy lêntrước lớp, đứng thành 2 đội (trong
mỗi đội, không có hai số giống nhau).
- Giáo viên yêu cầu mỗi đội sắp xếp theo một trình - Cả lớp đồng thanh:Đúng chỗ, đúng
tự nào đó. Ví dụ, giáo viên ra lệnh:Số gồm 2 chục và chỗ(nếu đứng đúng); sai chỗ, sai chỗ (nếu
33
8 đơn vị. Số gồm 20 và 6. Số lớn hơn 26 nhưng bé đứng sai) - các bạn sửa lại.
hơn 28. Số được viết bởi chữ số 3 ở hàng chục, chữ
số 0 ở hàng đơn vị.Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
4. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp
cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu học sinh về chơi lại trò chơi “Đúng Học sinh về nhà thực hiện.
chỗ - Sai chỗ” vớingười thân trong nhà.

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 2


CÁC SỐ ĐẾN 100
SO SÁNH CÁC SỐ
Ngày dạy: 29/02/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Hệ thống cách so sánh số.Nhận biết được cách so sánh hai số: So
sánh số chục, số đơn vị.
2. Kĩ năng:Xếp thứ tự các số.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,nhân ái.
6. Tích hợp: Tự nhiên và Xã hội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; 50 khối lập phương; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;bảng con; 20 khối lập
phương;…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tính nhẩm: 10 + 5; - Học sinh tính nhẩm.
15 - 10; 10 + 3; 13 - 10; ...
2. Bài học và thực hành
* Mục tiêu:Giúp học sinh hệ thống cách so sánh số.
Nhận biết được cách so sánh hai số: So sánh số
34
chục, số đơn vị. Xếp thứ tự các số.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
2.1. So sánh số chục, số đơn vị:
a) Dựa vào biểu tượng nhiều hơn, ít hơn:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh theo nhóm. - Nhóm 3 học sinh, mỗi học sinh chọn một
trong ba số: 14, 17, 21 viết vào bảng con.
14 17 21
A B C
- Mỗi bạn dùng các khối lập phương thể
hiện số của mình.
- So sánh số lượng khối lập phương để đưa
ra quan hệ (>, <) giữa các số: A ít hơn B, B
ít hơn C: 14 <17; 17 < 21; C nhiều hơn B,
B nhiều hơn A: 21 >17; 17 > 14.
b)So sánh các số bằng cách so sánh số chục, số đơn vị:
- Giáo viên giới thiệu: - Học sinh quan sát, làm theo.
+ So sánh 14 và 17: 1 chục bằng 1 chục; 4 bé hơn 7;
Vậy: 14 < 17; 17 > 14.
+ So sánh 17 và 21: 1 chục bé hơn 2 chục; Vậy: 17
<21; 21 > 17.
c)Tìm số bé nhất, lớn nhất trong các số 14, 17, 21:
- Giáo viên hướng dẫn. - Học sinh quan sát, làm theo.
+ 14 bé hơn 17, 17 bé hơn 21. Vậy 14 bé nhất
+ 21 lớn hơn 17, 17 lớn hơn 14. Vậy 21 lớn nhất.
- Chú ý: chưa yêu cầu học sinh lớp 1 nêu quy tắc
khái quát khi so sánh hai số có hai chữ số.
Nghỉ giữa tiết
2.2. Thực hành so sánh số:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng các dấu >, <, - Học sinhdùng các dấu >, <, = để so sánh:
= để so sánh: 25 và 31; 39 và 30. 25 và 31; 39 và 30.
- Học sinh luôn kiểm tra xem đặt hoặc viết
dấu có đúng không.
3. Củng cố
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh các số. Ví dụ: - Học sinh nói kết quả.

35
17 và 13; 23 và 32, ...
4. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp
cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Học sinh về nhà so sánh số lượng đồ vật trong nhà - Học sinh thực hiện ở nhà.
cho người thân trong gia đình cùng nghe.

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 3


CÁC SỐ ĐẾN 100
SO SÁNH CÁC SỐ
Ngày dạy: 01/3/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Hệ thống cách so sánh số.Nhận biết được cách so sánh hai số: So
sánh số chục, số đơn vị.
2. Kĩ năng:Xếp thứ tự các số.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,nhân ái.
6. Tích hợp: Tự nhiên và Xã hội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; 50 khối lập phương; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;bảng con; 20 khối lập
phương;…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm số lớn nhất trong - Học sinh thực hiện.
các số 18, 15, 20.
2. Luyện tập

36
* Mục tiêu:Giúp học sinh làm đúng các bài tập trong
sách học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Bài 1. Điền dấu >, =, <: a. Bài 1:
- Giáo viên đưa tay giả làm miệng cá sấu - Học sinh đồng thanh: “Hả họng bên nào,
- Khi sửa bài, giáo viên khuyến khích các em giải bên đó lớn”.
thích cách làm. - Học sinh sửa bài, giải thích cách làm.
b. Bài 2. Sắp xếp các số theo thứ tự: b. Bài 2:
- Giáo viên khuyến khích các em giải thích cách - Học sinh làm bài và sửa bài, giải thích
làm. cách làm.

Nghỉ giữa tiết

c. Bài 3. Quan sát tranh và so sánh: c. Bài 3:


* Quan sát tranh, bằng trực giác nói ngay số mèo - Học sinh quan sát tranh, bằng trực giác
mập (béo) nhiều hơn hay số mèo ốm (gầy) nhiều nói ngay số mèo mập (béo) nhiều hơn hay
hơn. số mèo ốm (gầy) nhiều hơn.
Những em sai có thể do lẫn lộn “nhiều hơn” và “bự
hơn” (to hơn). - Học sinh làm bài, với mèo ốm đếm nhanh:
* Đếm số mèo ở từng tranh. 5, 10, 15, 20, 25, 26, 27.
- Lưu ý: với mèo ốm khuyến khích đếm nhanh.
* So sánh 27 > 9 - Học sinh
Liên hệ với câu a, mèo ốm nhiều hơn là đúng. àm bài và
sửa bài.
3. Củng cố
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Đúng chỗ - Sai chỗ” - Học sinh cả lớp điểm danh từ 21 đến
40.Mỗi bạn viết số của mình ra bảng con.
- Mỗi lần giáo viên đưa ra 4 yêu cầu về số. - Các bạn được kêu mang theo bảng con,
chạy lên trước lớp, đứng thành 2 đội (trong
mỗi đội, không có hai số giống nhau).
- Giáo viên yêu cầu mỗi đội sắp xếp theo một trình - Cả lớp đồng thanh: Đúng chỗ, đúng chỗ
tự nào đó. Ví dụ, giáo viên ra lệnh: Xếp theo thứ tự (nếu đứng đúng); sai chỗ, sai chỗ (nếu đứng
từ bé đến lớn. sai) - các bạn sửa lại.
4. Hoạt động ở nhà:

37
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp
cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu học sinh về chơi lại trò chơi “Đúng Học sinh về nhà thực hiện.
chỗ - Sai chỗ” với người thân trong nhà.
TUẦN 25

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 1


CÁC SỐ ĐẾN 100
CÁC SỐ ĐẾN 100
Ngày dạy: 06/3/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Nắm được kiến thức về các số đến 100.
2. Kĩ năng: Đếm, lập số, đọc, viết số, phân tích, tổng hợp số theo cấu tạo thập
phân của số trong phạm vi 100.Luyện tập các dạng phép cộng, trừ đã học; nhận biết quan
hệ cộng, trừ; tính chất giao hoán của phép cộng trong trường hợp cụ thể.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái (tôn trọng sự khác biệt
giữa các dân tộc).
6. Tích hợp: Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; 100 khối lập phương; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con; 20 khối
lập phương;…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đếm từ 1 tới 100. - Học sinh đếm.
2. Bài học và thực hành: Giới thiệu số 54
* Mục tiêu:Giúp học sinh đếm, lập số, đọc, viết số,
phân tích, tổng hợp số theo cấu tạo thập phân của số

38
trong phạm vi 100.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
a) Đếm ong:
- Giáo viên hướng dẫn đếm từng con hay đếm theo - Học sinh đếm.
chục. Nếu cần, sử dụng các khối lập phương làm
dấu.Dùng các khối lập phương thể hiện số 54:5
thanh chục và 4 khối lập phương. .
b) Viết 54:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết trên bảng con. - Học sinh viết 54 trên bảng con.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc số. - Học sinh đọc số: năm mươi bốn (hay năm
50 mươi tư).
c) Viết sơ đồ tách - gộp số: 54
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói. 4 - Học sinh nói: 54 gồm 5 chục và 4 đơn vị.
Gộp 5 chục và 4 đơn vị được 54
Nghỉ giữa tiết
3. Luyện tập
* Mục tiêu:Giúp học sinh luyện tập các dạng phép
cộng, trừ đã học; nhận biết quan hệ cộng, trừ; tính
chất giao hoán của phép cộng trong trường hợp cụ
thể.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
a. Bài 1. Số? a. Bài 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết các - Học sinh nhận biết các việc cần làm:
việc cần làm. + Đếm: có thể đếm từng trái (cà chua, măng
- Khi sửa bài, giáo viên hướng dẫn cách đếm nhanh. cụt) hoặc đếm theo chục.
Ví dụ: a) Nhận biết có một số nhóm đều có 10. + Viết số, đọc số.
Đếm: 10, 20, 30, 40, 50, 51, 52, 53, …, 63 - Học sinh đếm nhanh: 10, 20, 30, 40, 50,
51, 52, 53, …, 63.
b. Bài 2. Số? (theo mẫu): b. Bài 2:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu để - Học sinh phân tích mẫu để nhận biết: Có 4
nhận biết: Có 4 thanh chục và 5 khối lẻ. Có 4 chục thanh chục và 5 khối lẻ. Có 4 chục và 5 đơn
và 5 đơn vị.Ta có số 45. vị.Ta có số 45.
- Khi sửa bài, giáo viên lưu ý sự khác nhau của 72 và - Học sinh quan sát, lắng nghe.
27:Mặc dù đều được viết bởi hai chữ số 7 và 2 nhưng
72 gồm 7 chục và 2 đơn vị; 27 gồm 2 chục và 7 đơn

39
vị.
4. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp
cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Học sinh về nhà nói cách tách - gộp số 54 cho - Học sinh thực hiện ở nhà.
người thân trong gia đình cùng nghe.

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toán tiết 2


CÁC SỐ ĐẾN 100
CÁC SỐ ĐẾN 100
Ngày dạy: 07/3/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Nắm được kiến thức về các số đến 100.
2. Kĩ năng:Luyện tập các dạng phép cộng, trừ đã học; nhận biết quan hệ cộng, trừ;
tính chất giao hoán của phép cộng trong trường hợp cụ thể.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,nhân ái (tôn trọng sự khác biệt
giữa các dân tộc).
6. Tích hợp: Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; 100 khối lập phương; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;bảng con; 20 khối lập
phương;…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói cách tách - gộp số - Học sinh thực hiện.
54; 55; 56.
2. Luyện tập

40
* Mục tiêu:Giúp học sinh làm đúng các bài tập trong
sách học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
c. Bài 3. Quả bóng nào có số phù hợp? c. Bài 3:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu và - Học sinh quan sát mẫu và nhận biết tại sao
nhận biết tại sao chọn bóng số 67. chọn bóng số 67.
- Học sinh làm bài, sửa bài và giải thích tại
- Khi sửa bài, giáo viên khuyến khích học sinh giải sao trong mỗi trường hợp, không chọn hai
thích tại sao trong mỗi trường hợp, không chọn hai số còn lại.
số còn lại.
d. Bài 4. Số? d. Bài 4:
- Giáo viên giùp học sinh quan sát mẫu, nhận biết - Học sinh quan
trình tự làm:số - viết số chục, số đơn vị vào bảng - sátmẫu, nhận
viết sơ đồ tách - gộp số. biết trình tự làm.
- Khi sửa bài, giáo viên giúp học sinh phân biệt: - Học sinh làm bài, sửa bài và phân biệt
+ Cách viết số chục vào bảng chục - đơn vị. cách viết số chục vào bảng chục - đơn vị
+ Cách viết số chục vào sơ đồ tách - gộp số. với cách viết số chục vào sơ đồ tách - gộp
số.
e. Bài 5. Số? e. Bài 5:
- Khi sửa bài, giáo viên yêucầu học sinh viết sơ đồ - Học sinh đọc đề bài, làm bài và sửa bài,
tách - gộp số. viếtsơ đồ tách - gộp số.
Nghỉ giữa tiết
g. Bài 6. Số? g. Bài 6:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu, lưu - Học sinh phân tích mẫu, đọc theo hai
ý học sinh đọc theo hai cách:58 gồm 50 và 8; gộp cách.
50 và 8 được 58.
h. Bài 7. Làm theo mẫu: h. Bài 7:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu, nhận - Học sinh quan sát mẫu, nhận biết cách
biết:Có 6 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 10 chấm tròn nên làm.
có 60 chấm tròn. Có 1 tấm bìa 5 chấm tròn.Có tất cả
65 chấm tròn. Ta viết 65 = 60 + 5.
- Sau khi sửa bài, giáo viên cho học sinh xếp thứ tự
các số: 65, 47, 29 từ bé đến lớn, giảithích cách làm. - Học sinh xếp thứ tự các số: 65, 47, 29 từ
bé đến lớn, giảithích cách làm.

41
3. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp
cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu học sinh về nói cách chọn số bé Học sinh về nhà thực hiện.
nhất trong các số: 68, 79, 39 với người thân trong
nhà.

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 3


CÁC SỐ ĐẾN 100
CÁC SỐ ĐẾN 100
Ngày dạy: 08/3/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Như tiết 2 tuần 25.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; 100 khối lập phương; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;bảng con; 20 khối lập
phương;…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các số 30, 79, 68 - Học sinh thực hiện.
theo hai cách.
2. Luyện tập
* Mục tiêu:Giúp học sinh làm đúng các bài tập trong
sách học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
i. Bài 8. Tính: i. Bài 8:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đề bài và làm - Học sinh làm bài, sửa bài và nói cách tính.
bài, khuyến khích học sinh nói cách tính.
k. Bài 9. Đúng (đ) hay sai (s)? k. Bài 9:
- Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu bài. - Học sinh nhận biết: dựa vào cấu tạo (thập

42
- Khi sửa bài, giáo viên khuyến khích học sinh giải phân) của số để biết đúng, sai.
thích tại sao - Học sinh làm bài, sửa bài và giải thích tại
chọnnhư vậy. sao chọn như vậy.Ví dụ: 35 = 3 + 5 sai, vì
35 = 30 + 5hay 3 + 5 = 8; 35 = 5 + 30 đúng,
vì 5 + 30 = 30 + 5 = 35.
Nghỉ giữa tiết
l. Bài 10. Số? l. Bài 10:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, nhận - Học sinh làm việc nhóm 6 (bài mở rộng,
biết:Các phép tính có thể viết theo hàng ngang, cột học sinh khá, giỏi giúp các bạn khác).
dọc (đọc các phép tính theo hàng ngang: 30 +  = - Học sinh làm:
80 … đọc các phép tính theo cột dọc : 30 + 60 - Sửa bài: Hai nhóm, mỗi nhóm 6 bạn lần
=  …). Cần chọn số điền vào các ô “?” để có phép lượt lên hoàn thiện 6 phép tính (mỗi nhóm
tính đúng. một bảng kẻ sẵn).Khi đọc lại các phép tính,
Nên bắt đầu từ dòng hoặc cột nào biết “hai trong học sinh đọc theo các cặp liên quan để kiểm
ba” (thành phần của phép tính). tra đúng, sai.Ví dụ: 30 + 60 = 90; 90 – 60 =
- Khi sửa bài, giáo viên cho học sinh đọc theo các 30.
cặp liên quan để kiểm tra đúng, sai.Ví dụ: 30 + 60 =
90; 90 – 60 = 30.
m. Bài 11. Số? m. Bài 11:
- Giáo viên giải thích giúp học sinh nhận biết yêu - Học sinh nhận biết yêu cầu của bài.
cầu của bài. - Học sinh làm bài, sửa bài và giải thích tại
- Khi sửa bài, giáo viên khuyến khích các em giải thích sao em viết số đó (dựa vào cấu tạo số, đếm
tại sao em viết số đó (dựa vào cấu tạo số, đếm thêm,…). thêm,…).
- Giáo viên dùng sơ đồ tách - gộp số để minh hoạ. - Học sinh quan sát, lắng nghe.
- Tích hợp: giúp học sinh nhận biết các con vật ngủ - Học sinh nhận biết các con vật ngủ ban
ban ngày (mèo, dơi), ban đêm (gà, vịt). ngày (mèo, dơi), ban đêm (gà, vịt).
3. Củng cố
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Bạn là ai?”.
- Giáo viên: Tôi là số gồm 9 chục và 7 đơn vị. - Học sinh: Bạn là ai? Bạn là ai?
- Giáo viên: đúng rồi ! - Học sinh viết (bảng con): 97, đưa bảng
- Lưu ý: giáo viên thay đổi nội dung, cách nói: Ví dụ: lên. - Cả lớp vỗ tay.
Số gồm 2 và 60.Số tròn chục lớn hơn 40 nhưng bé hơn
60.
4. Đất nước em
* Mục tiêu:Giúp học sinh xem hình và đoán số con
tem.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:

43
- Giáo viên giới thiệu: Đây là các con tem. Mỗi con
tem tượng trưng cho một dân tộc của nước Việt
Nam. - Học sinh đếm và trả lời: nước ta có 54 dân
- Giáo viên hỏi: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? tộc.
- Giáo viên liên hệ thực tế ở lớp, ví dụ:Có … bạn
dân tộc Kinh; có … bạn dân tộc Chăm; có … bạn
dân tộc Hoa.Các dân tộc như anh em một nhà, các
bạn phải biết thương yêu, giúp đỡ nhau.

TUẦN 26

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 1


CÁC SỐ ĐẾN 100
BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 ĐẾN 100
Ngày dạy: 13/3/2024

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức: Hệ thống dãy số từ 1 tới 100.
2. Kĩ năng:Đọc, viết số, nhận biết thứ tự các số trong phạm vi 100. So sánh hai số trong
phạm vi 100. Khái quát hoá cách so sánh ba số trong phạm vi 100 (qua ví dụ cụ thể, không yêu
cầu học sinh nói quy tắc). Vận dụng thứ tự các số trong dãy số, dự đoán quy luật, hoàn thiện dãy
số.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,nhân ái.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;bảng con;…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi,
sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đếm từ 1 tới 100. - Học sinh đếm.
2. Bài học và thực hành
* Mục tiêu:Giúp học sinh đọc, viết số, nhận biết

44
thứ tự các số trong phạm vi 100. So sánh hai số
trong phạm vi 100. Khái quát hoá cách so sánh
ba số trong phạm vi 100. Vận dụng thứ tự các
số trong dãy số, dự đoán quy luật, hoàn thiện
dãy số.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại,
trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
2.1. Tìm hiểu bảng các số từ 1 đến 100:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bảng, - Học sinh quan sát bảng, thảo luận
nhận biết:Các số được sắp xếp theo thứ tự từ bé (nhóm đôi), nhận biết yêu cầu của bài
đến lớn (từ trái sang phải, từ trên xuống tập.
dưới).Các số trong cùng một hàng: số bên trái
bé hơn số bên phải. Các số trong cùng một cột:
số trên bé hơn số dưới.
- Giáo viên dùng hình thức “hỏi nhanh, đáp - Học sinh chơi trò “hỏi nhanh, đáp
gọn”, cho học sinh so sánh các cặp số trong gọn”, để so sánh các cặp số trong cùng
cùng một hàng hay cùng một cột. một hàng hay cùng một cột.
2.2. Đọc số:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lần lượt các - Học sinh đọc:
số từ bé đến lớn (từ 1 đến 100). Đọc lần lượt các Một, mười một, hai mươi mốt, …, chín
số chẵn từ bé đến lớn (từ 2 đến 100).Đọc các số mươi mốt. Bốn, mười bốn, hai mươi
ở ba cột tô màu. bốn, …, chín mươi bốn(hay: Bốn, mười
bốn, hai mươi tư, …, chín mươi tư).
Năm, mười lăm, hai mươi lăm, …, chín
mươi lăm.
Nghỉ giữa tiết
2.3. Đếm:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào bảng, - Học sinh dựa vào bảng, đếm:
đếm thêm (thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10); + Đếm thêm 1: đếm từ 45 đến 100; đếm
đếm bớt (bớt 1, bớt 10). từ 1 đến 45; đếm từ 45 về 1.
+ Đếm thêm 2 (2, 4, 6, 8, … hay 1, 3, 5, 7,
…).
+ Đếm thêm 5 (5, 10, 15, …).
+ Đếm thêm 10 (7, 17, 27, …)
+ Đếm bớt 10 (97, 87, 77, …).

45
3. Củng cố
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò
chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện trò chơi - Học sinh đọc (xuôi - ngược) các số từ 1
“Phản ứng nhanh”. đến 100, đọc tới chỗ nào đó, chỉ định
bạn khác đọc tiếp.
4. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà,
giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Học sinh về nhà đọc (xuôi - ngược) các số từ 1 - Học sinh thực hiện ở nhà.
đến 100 cho người thân trong gia đình cùng
nghe.

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 2


CÁC SỐ ĐẾN 100
BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 ĐẾN 100
Ngày dạy: 14/3/2024

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức: Hệ thống dãy số từ 1 tới 100.
2. Kĩ năng:Đọc, viết số, nhận biết thứ tự các số trong phạm vi 100. So sánh hai số trong
phạm vi 100. Khái quát hoá cách so sánh ba số trong phạm vi 100 (qua ví dụ cụ thể, không yêu
cầu học sinh nói quy tắc). Vận dụng thứ tự các số trong dãy số, dự đoán quy luật, hoàn thiện dãy
số.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.

46
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,nhân ái.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;bảng con;…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi,
sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các số chẵn từ 2 - Học sinh thực hiện.
đến 100.
2. Luyện tập
* Mục tiêu:Giúp học sinh làm đúng các bài tập
trong sách học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại,
trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Bài 1. Số? a. Bài 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. - Học sinh làm bài, sửa bài, đọc dãy số
- Khi sửa bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc và nói dãy số được xếp theo thứ tự nào.
dãy số và nói dãy số được xếp theo thứ tự nào.
b. Bài 2. Viết số: b. Bài 2:
- Giáo viên đọc số: “mười - Học sinh viết số vào bảng con: 11, 61,
một”, “sáu mươi mốt”, 75, 84, 99, 100.
“bảy mươi lăm”,
“tám mươi tư”,
“chín mươi chín”, “một trăm”.
Nghỉ giữa tiết

47
c. Bài 3. Số? c. Bài 3:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, - Học sinh nhóm đôi tìm hiểu bài, nhận
nhận biết:Mỗi mảnh giấy là một phần của bảng biết yêu cầu và cách làm bài.
các số từ 1 đến 100.Muốn biết số nào thiếu phải
nhớ các số được sắp xếp thế nào (theo hàng?
theo cột?).
- Khi sửa bài, giáo viên khuyến khích học sinh - Học sinh làm bài, sửa bài, giải thích
giải thích cách làm. cách làm (có nhiều cách lập luận).
d. Bài 4. Bình cuối cùng có bao nhiêu viên d. Bài 4:
kẹo?
- Giáo viên hướng dẫn học sinhtìm hiểu bài, - Học sinh nhóm đôi tìm hiểu bài, nhận
nhận biết:Mỗi hàng trong bình có 5 viên kẹo, biết yêu cầu và cách làm bài.
đếm số kẹo có trong mỗi bình.So sánh để nhận
ra thêm 2 viên kẹo vào bình 1 thì được bình 2,
thêm 2 kẹo vào bình 2 thì được bình 3,… bình - Học sinh làm bài, sửa bài, giải thích
cuối cùng có 41 viên kẹo. cách làm (có nhiều cách lập luận).
Hoặc: số kẹo trong bình là dãy đếm thêm 2: 31;
33; 35; 37; 39; 41.
- Khi sửa bài, giáo viên khuyến khích học sinh
giải thích cách làm.
3. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà,
giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu học sinh về nhà cùng người thân Học sinh về nhà thực hiện.
tập đếm thêm, đếm bớt.

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 3


CÁC SỐ ĐẾN 100
BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 ĐẾN 100
Ngày dạy: 15/3/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Như tiết 2, tuần 26.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Như tiết 2, tuần 26.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

48
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi,
sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc, yêu cầu học sinh viết bảng con. - Học sinh thực hiện viết số trên bảng
con.
2. Luyện tập
* Mục tiêu: Giúp học sinh làm đúng các bài tập
trong sách học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại,
trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
e. Bài 5. Điền dấu >, =, <: e. Bài 5:
- Giáo viên nhắc học sinh kiểm tra xem viết dấu - Học sinh lại nói câu: “Hả họng bên
có đúng không. nào, bên đó lớn”.
- Khi sửa bài, giáo viên yêu cầu học sinh giải - Học sinh làm bài, sửa bài giải thích
thích cách so sánh. cách so sánh. Với hai bài cột 3, có thể
lập luận:90 + 4 cũng bằng 4 + 90; 40 + 2
> 40 + 1 vì “cộng 2 sẽ được kết quả lớn
hơn cộng 1”.
g. Bài 6. Tìm số bé nhất, lớn nhất, sắp xếp g. Bài 6:
các số:
- Giáo viên hướng dẫn theo trình tự: - Học sinh sử dụng bảng con, làm bài và
+ Xác định yêu cầu cuối cùng của bài (sắp xếp sửa bài.
các số từ lớn đến bé).
+ Viết dấu phẩy (bảng con) để xác định vị trí ba
số sẽ viết: …, …, …
+ So sánh ba số:So sánh số chục: 62, 58, 67; 5
chục bé hơn 6 chục nên 58 bé nhất. Viết bảng
con: …, …, 58.
+ So sánh số đơn vị: 62, 67; 2 bé hơn 7 nên 62
bé hơn 67; 67 lớn nhất. Viết bảng con: 67, 62, - Kiểm tra với bạn có đúng thứ tự từ lớn
58. đến bé không?
- Kiểm tra: có đúng thứ tự từ lớn đến bé không?
Nghỉ giữa tiết
h. Bài 7. Tìm tuổi mỗi người: h. Bài 7:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh, - Học sinh quan sát tranh, thảo luận

49
nhận biết:Bên trái là hình ảnh Ba, Ông và nhóm đôi để nhận biết yêu cầu bài tập và
Cháu.Bên phải là số tuổi mỗi người (sắp xếp thế cách làm.
nào?). Cần phải tìm xem mỗi người bao nhiêu
tuổi.
- Khi sửa bài: giáo viên khuyến khích học sinh - Học sinh làm bài, sửa bài, giải thích
giải thích cách làm. cách làm.
- Giáo viên lưu ý học sinh: Càng già thì tuổi
càng lớn.
Không lẫn lộn chiều cao với số tuổi.
i. Bài 8. Số? i. Bài 8:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài; - Học sinh quan sát tranh, nhận biết tên
yêu cầu học sinh quan sát tranh, nhận biết tên gọi: Khinh khí cầu; Xe hơi (xe ô tô);
gọi: Khinh khí cầu, Xe hơi (xe ô tô) Thuyền Thuyền buồm.
buồm. - Học sinh nhận ra mỗi dãy phương tiện
- Giáo viên giới thiệu:Đây là một số phương là một dãy số, cần phải tìm số còn thiếu.
tiện giao thông: đường không, đường bộ, đường - Học sinh làm bài, xong một dãy số
thuỷ. phải kiểm tra bằng cách đọc lại toàn bộ
- Giáo viên lưu ý học sinh, xong một dãy số dãy số xem có phù hợp quy luật.
phải kiểm tra bằng cách đọc lại toàn bộ dãy số - Học sinh sửa bài, nói tên dãy số (quy
xem có phù hợp quy luật. luật). Ví dụ:Dãy số tròn chục từ bé đến
- Khi sửa bài, giáo viên khuyến khích học sinh lớn (dãy số đếm thêm 10); Dãy số đếm
nói tên dãy số (quy luật). thêm 2; Dãy số đếm thêm 5.
3. Củng cố
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò
chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Bạn là ai?”. - Học sinh tham gia trò chơi.
- Giáo viênra các lệnh với nội dung về viết, đọc
số, thứ tự số, cấu tạo số. Ví dụ:
+ Tôi là số lớn nhất trong bảng các số từ 1 đến
100.
+ Tôi là số có hai chữ số giống nhau mà khi đọc
có tiếng “lăm”.
+ Tôi là số có 7 đơn vị và 2 chục.
4. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà,
giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.

50
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu học sinh về chơi lại trò chơi Học sinh về nhà thực hiện.
“Tôi là ai?” cùng với người thân trong nhà.

TUẦN 27
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 1
CÁC SỐ ĐẾN 100
CÁC PHÉP TÍNH DẠNG 34 + 23, 57 - 23
Ngày dạy: 20/3/2024

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức: Nhận biết quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trong các trường hợp cụ thể.
2. Kĩ năng: Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100
(đặt tính, tính).Tính nhẩm cộng, trừ với các dạng đã học.Làm quen với việc tính toán trong
trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ.Làm quen việc so sánh kết quả các phép tính.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán;57 khối lập phương; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;20 khối lập phương; ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi,
sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Bạn là ai?”. - Học sinh tham gia trò chơi.
2. Bài học và thực hành
* Mục tiêu:Giúp học sinh nhận biết quan hệ
giữa phép cộng và phép trừ trong các trường
hợp cụ thể. Thực hiện được phép cộng, phép trừ

51
(không nhớ) các số trong phạm vi 100 (đặt tính,
tính). Tính nhẩm cộng, trừ với các dạng đã học.
Làm quen với việc tính toán trong trường hợp
có hai dấu phép tính cộng, trừ. Làm quen việc
so sánh kết quả các phép tính.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại,
trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
2.1. Xây dựng biện pháp cộng (không nhớ) các
số trong phạm vi 100:
- Giáo viên tiến hành theo hình thức: Dạy học
thông qua Giải quyết vấn đề.
a) Bước 1. Tìm hiểu vấn đề:
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm quan sát phép - Các nhóm quan sát phép tính 34 + 23 =
tính 34 + 23 = ? ?
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận, trình
bày nhận biết. - Thảo luận, trình bày nhận biết:Ta phải
b) Bước 2. Lập kế hoạch: tính 34 + 23.
- Giáo viên gợi ý: Dùng các khối lập phương đã
xếp ở phần khởi động thể hiện phép tính 34 + - Học sinh nhận biết, muốn tính 34 + 23
23. phải gộp 3 thanh chục và 4 khối lập
phương với 2 thanh chục và 3 khối lập
phương để tìm số khối lập phương có tất
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận, nêu cả.
cách thức giải quyết, nêu tên cách làm. - Các nhóm thảo luận, nêu cách thức giải
quyết, nêu tên cách làm: Đếm hay Tính.
Các khả năng có thể xảy ra:
+ Đếm:Đếm trên các khối lập phương
(đếm các thanh chục rồi đếm thêm các
khối lập phương rời); đếm trên các ngón

52
tay.…
+ Tính:30 + 20 = 50, 4 + 3 = 7, 50 + 7 =
57 nên 34 + 23 = 57,hoặc : 4 + 3 = 7, 30
c) Bước 3. Tiến hành kế hoạch: + 20 = 50, 7 + 50 = 57 nên 34 + 23 = 57,
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hiện kế …
hoạch. - Các nhóm thực hiện kế hoạch: Viết
- Giáo viên khuyến khích một vài nhóm trình phép tính đã hoàn thiện ra bảng con: 34
bày cách thức giải quyết. + 23 = 57.
- Một vài nhóm trình bày cách thức giải
- Giáo viên tổng kết ngắn gọn cách làm của các quyết: Làm bằng cách nào? (đếm hay
nhóm, giới thiệu biện pháp tính: Để thực hiện tính); Đếm thế nào?Tính thế nào?
phép cộng 34 + 23, ta làm như sau: - Học sinh quan sát, lắng nghe.
+ Đặt tính: viết số 34 rồi viết số 23 dưới số 34
sao cho các chữ số chục thẳng cột với nhau, các
chữ số đơn vị thẳng cột với nhau, viết dấu cộng,
kẻ vạch ngang.
+ Tính từ phải sang trái:
34 4 cộng 3 bằng 7, viết 7
23 3 cộng 2 bằng 5, viết 5.
57 Vậy: 34 + 23 = 57. - Vài học sinh nêu lại cách thực hiện
(Các thao tác trên, giáo viên vừa nói vừa viết.) phép cộng như trên.
d) Bước 4. Kiểm tra:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh cả lớp cùng - Cả lớp cùng đếm theo chục trên các
đếm theo chục trên các khối lập phương và đếm khối lập phương và đếm tiếp các khối
tiếp các khối lập phương rời để khẳng định kết lập phương rời để khẳng định kết quả
quả đúng. đúng.
2.2. Xây dựng biện pháp trừ (không nhớ) các
số trong phạm vi 100:
- Giáo viên đặt vấn đề: 57 – 23 = ? - Học sinh thực hiện phép trừ trên khối
- Giáo viên giới thiệu biện pháp tính lập phương bằng thao tác tách 2 thanh

53
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách đặt chục và 3 khối lập phương sang một
tính trừ rồi tính như cách làm phép cộng ở trên. bên, còn lại 3 thanh chục và 4 khối lập

-
57 7 trừ 3 bằng 4, viết 4 phương rồi nói: 57 - 23 = 34.
23 5 trừ 2 bằng 3, viết 3. - Học sinh đặt tính trừ rồi tính.
34 Vậy: 57 – 23 = 34. - Vài học sinh nêu lại cách thực hiện
- Giáo viên giới thiệu thuật ngữ “Tính viết”: phép trừ như trên.
Việc thực hiện các phép tính bằng cách đặt tính - Học sinh quan sát, lắng nghe.
như trên còn gọi là “tính viết”. Nếu chỉ tính toán
trong đầu thì gọi là “tính nhẩm”.
Nghỉ giữa tiết
2.3. Thực hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh: với mỗi phép - Học sinh thực hiện đặt tính và tính.
tính, học sinh thực hiện từng bước:đặt tính; tính.
- Khi sửa bài, giáo viên cho học sinh nói lại - Học sinh làm bài, sửa bài, nói lại cách
cách đặt tính và tính. đặt tính và tính.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói cách tính - Học sinh nói cách tính các bài ở cột 3.
các bài ở cột 3.Chẳng hạn: 40 + 50

+
40 0 cộng 0 bằng 0, viết 0
50 4 cộng 5 bằng 9, viết 9.
90 Vậy: 40 + 50 = 90.
- Giáo viên lưu ý học sinh có thể cộng nhẩm,
đối chiếu kết quả với cộng viết.
3. Củng cố
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò
chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói lại cách đặt - Học sinh nói lại cách đặt tính và tính
tính và tính khi cộng, trừ các số trong phạm vi khi cộng, trừ các số trong phạm vi 100.

54
100.
4. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà,
giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Học sinh về nhà nói lại cách đặt tính và tính - Học sinh thực hiện ở nhà.
khi cộng, trừ các số trong phạm vi 100cho
người thân trong gia đình cùng nghe.

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 2


CÁC SỐ ĐẾN 100
CÁC PHÉP TÍNH DẠNG 34 + 23, 57 - 23
Ngày dạy: 21/3/2024

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức: Nhận biết quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trong các trường hợp cụ thể.
2. Kĩ năng: Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100
(đặt tính, tính).Tính nhẩm cộng, trừ với các dạng đã học.Làm quen với việc tính toán trong
trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ.Làm quen việc so sánh kết quả các phép tính.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,nhân ái.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán;57 khối lập phương; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;20 khối lập phương; ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi,
sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.

55
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói lại cách đặt - Học sinh thực hiện.
tính và tính khi cộng, trừ các số trong phạm vi
100.
2. Luyện tập
* Mục tiêu: Giúp học sinh làm đúng các bài tập
trong sách học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại,
trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Bài 1. Tính: a. Bài 1:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính. - Học sinh đọc đề bài, nhắc lại cách tính.
- Khi sửa bài, giáo viên cho học sinh nói lại - Học sinh làm bài, sửa bài, nói lại cách
cách tính câu cuối. tính câu cuối: 5 trừ 5 bằng 0, viết 0; 3
trừ 2 bằng 1, viết 1.Vậy 35 – 25 =10.
b. Bài 2. Tính theo mẫu: b. Bài 2:
- Khi phân tích mẫu,giáo viên lưu ý học sinh, ví - Học sinh giải thích tại sao phải viết
dụ: “Tại sao phải viết chữ số 7 dưới chữ số 0?”. chữ số 7 dưới chữ số 0.
- Giáo viên đặt tính, nói cách tính theo mẫu, vừa nói - Học sinh quan sát, lắng nghe, nhắc lại
vừa viết rồi cho học sinh nhắc lại (lần lượt từng lần lượt từng phép tính.
phép tính). - Học sinh làm bài, sửa bài, nói lại cách
- Khi sửa bài, giáo viên cho học sinh nói lại tính.
cách tính.
Nghỉ giữa tiết
c. Bài 3. Số? c. Bài 3:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết yêu - Học sinh đọc đề bài, nhận biết yêu cầu
cầu của bài: Xác định số bút màu trong mỗi của bài.
hình tròn nhỏ, sau đó xác định tổng số bút màu
trong hai hình tròn đó bằng cách đếm.Viết bốn
phép tính thích hợp từ ba số trên.
- Khi sửa bài, giáo viên yêu cầu mỗi tổ học sinh - Học sinh làm bài, sửa bài, mỗi tổ đặt
đặt tính và tính để kiểm tra lại kết quả. tính và tính để kiểm tra lại kết quả.

56
d. Bài 4. Tính nhẩm: d. Bài 4:
- Giáo viên lưu ý học sinh kiểm tra đúng, sai sau - Học sinh làm bài, sửa bài, kiểm tra
mỗi bài. đúng, sai sau mỗi bài.
- Khi sửa bài, Giáo viên lưu ý học sinh hai bài - Học sinh quan sát, lắng nghe.
cột thứ hai (mối quan hệ cộng - trừ).
3. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà,
giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà nói lại mối Học sinh về nhà thực hiện.
quan hệ cộng - trừ cho người thân cùng nghe.

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toán tiết 3


CÁC SỐ ĐẾN 100
CÁC PHÉP TÍNH DẠNG 34 + 23, 57 - 23
Ngày dạy: 22/3/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Nhận biết quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trong các trường hợp cụ thể.
2. Kĩ năng: Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100
(đặt tính, tính).Tính nhẩm cộng, trừ với các dạng đã học.Làm quen với việc tính toán trong
trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ.Làm quen việc so sánh kết quả các phép tính.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,nhân ái.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán;57 khối lập phương; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;20 khối lập phương; ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi,
sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

57
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc, yêu cầu học sinh viết bảng con. - Học sinh thực hiện viết số trên bảng
con.
2. Luyện tập
* Mục tiêu:Giúp học sinh làm đúng các bài tập
trong sách học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại,
trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
e. Bài 5. Tính nhẩm: e. Bài 5:
- Khi sửa bài, giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại - Học sinh đọc đề bài, làm bài và sửa
cách thực hiện, lưu ý, chỉ cần viết kết quả cuối bài, nêu lại cách thực hiện: tính từ trái
cùng. sang phải.
g. Bài 6. Đặt tính rồi tính: g. Bài 6:
- Giáo viên lưu ý học sinh cách đặt tính các - Học sinh đọc đề bài, làm bài và sửa
phép tính 23 + 6, 4 + 75, 57 - 4, 89 - 5. bài.
Nghỉ giữa tiết
h. Bài 7. Điền dấu >, =, <: h. Bài 7:
- Giáo viên giúp học sinh nhận biết thứ tự làm: - Học sinh nhận biết thứ tự làm: Tính rồi
Tính rồi so sánh - Chọn dấu thích hợp. so sánh - Chọn dấu thích hợp.
- Giáo viên cần để ý rằng, những lập luận trên - Để so sánh các kết quả, học sinh có thể
nhiều khi là những cảm nhận mà học sinh chưa thực hiện bằng các cách khác nhau:
nói được rành mạch, giáo viên là người giúp các + Tính ra kết quả rồi so sánh.
em nói lên những suy nghĩ của mình. + Lập luận, chẳng hạn:45 bớt 5 được số
bé hơn 45; vậy 45 – 5 < 45.
i. Bài 8. Số? i. Bài 8:
- Giáo viên giúp học sinh nhận biết thứ tự làm: - Học sinh nhận biết thứ tự làm: Đếm số
Đếm số trứng từng loại, gộp, viết phép tính. trứng từng loại, gộp, viết phép tính.
- Học sinh làm bài, sửa bài.
3. Củng cố
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.

58
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò
chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói lại cách đặt - Học sinh thực hiện.
tính và tính khi cộng, trừ các số trong phạm vi
100.
4. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà,
giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu học sinh nói lại cách đặt tính và Học sinh về nhà thực hiện.
tính khi cộng, trừ các số trong phạm vi 100 cho
người thân trong nhà cùng nghe.

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toán


CÁC SỐ ĐẾN 100
CÁC PHÉP TÍNH DẠNG 34 + 23, 57 - 23 (tiết 3)
Ngày dạy: 22/3/2024
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nhận biết quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trong các trường hợp cụ thể.
2. Kĩ năng:Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100
(đặt tính, tính).Tính nhẩm cộng, trừ với các dạng đã học.Làm quen với việc tính toán trong
trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ.Làm quen việc so sánh kết quả các phép tính.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,nhân ái.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
59
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán;57 khối lập phương; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;20 khối lập phương; ...
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi,
sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc, yêu cầu học sinh viết bảng con. - Học sinh thực hiện viết số trên bảng
con.
2. Luyện tập (18-20 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh làm đúng các bài tập
trong sách học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại,
trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
e. Bài 5. Tính nhẩm: e. Bài 5:
- Khi sửa bài, giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại - Học sinh đọc đề bài, làm bài và sửa
cách thực hiện, lưu ý, chỉ cần viết kết quả cuối bài, nêu lại cách thực hiện: tính từ trái
cùng. sang phải.
g. Bài 6. Đặt tính rồi tính: g. Bài 6:
- Giáo viên lưu ý học sinh cách đặt tính các - Học sinh đọc đề bài, làm bài và sửa
phép tính 23 + 6, 4 + 75, 57 - 4, 89 - 5. bài.
Nghỉ giữa tiết
h. Bài 7. Điền dấu >, =, <: h. Bài 7:
- Giáo viên giúp học sinh nhận biết thứ tự làm: - Học sinh nhận biết thứ tự làm: Tính rồi
Tính rồi so sánh - Chọn dấu thích hợp. so sánh - Chọn dấu thích hợp.
- Giáo viên cần để ý rằng, những lập luận trên - Để so sánh các kết quả, học sinh có thể

60
nhiều khi là những cảm nhận mà học sinh chưa thực hiện bằng các cách khác nhau:
nói được rành mạch, giáo viên là người giúp các + Tính ra kết quả rồi so sánh.
em nói lên những suy nghĩ của mình. + Lập luận, chẳng hạn:45 bớt 5 được số
bé hơn 45; vậy 45 – 5 < 45.
i. Bài 8. Số? i. Bài 8:
- Giáo viên giúp học sinh nhận biết thứ tự làm: - Học sinh nhận biết thứ tự làm: Đếm số
Đếm số trứng từng loại, gộp, viết phép tính. trứng từng loại, gộp, viết phép tính.
- Học sinh làm bài, sửa bài.
3. Củng cố (3-5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò
chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói lại cách đặt - Học sinh thực hiện.
tính và tính khi cộng, trừ các số trong phạm vi
100.
4. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà,
giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu học sinh nói lại cách đặt tính và Học sinh về nhà thực hiện.
tính khi cộng, trừ các số trong phạm vi 100 cho
người thân trong nhà cùng nghe.
TUẦN 28
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 1
CÁC SỐ ĐẾN 100
EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ?- CHIM SÁO
Ngày dạy: 27/3/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Hệ thống kiến thức về các số trong phạm vi 100.
2. Kĩ năng: Ôn tập: đếm, đọc, viết số, phân tích, tổng hợp số theo cấu tạo thập phân của số,
đọc giờ đúng. Giải quyết vấn đề: Làm quen với sơ đồ tách - gộp số dưới hình thức tóm tắt bài toán
(lưu ý chưa dùng thuật ngữ “bài toán”); dựa vào tranh vẽ, nói tình huống phù hợp sơ đồ tách - gộp

61
số; viết phép tính thích hợp. Làm quen: sắp xếp thứ tự thời gian trong ngày. Lắp, ghép, xếp hình theo
yêu cầu.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, nhân ái, có trách nhiệm với bản thân (sinh hoạt nền
nếp, rèn luyện thân thể), yêu nước.
6. Tích hợp: Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán;bộ xếp hình, đồng hồ; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;bảng con;bộ xếp hình, đồng hồ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi,
sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói lại cách đặt - Học sinh thực hiện.
tính và tính khi cộng, trừ các số trong phạm vi
100.
2. Luyện tập
* Mục tiêu: Giúp học sinh đếm, đọc, viết số,
phân tích, tổng hợp số theo cấu tạo thập phân
của số, đọc giờ đúng. Làm quen với sơ đồ tách -
gộp số dưới hình thức tóm tắt bài toán; dựa vào
tranh vẽ, nói tình huống phù hợp sơ đồ tách -
gộp số; viết phép tính thích hợp.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại,
trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Bài 1. Xem tranh “Chim sáo”: a. Bài 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh, - Học sinh quan sát tranh, nhận biết yêu
nhận biết: Tranh vẽ trâu và chim sáo. Chim sáo cầu của đề bài.
bay và chim sáo đậu (trên lưng trâu, để bắt ve
cho trâu).
a) Số?

62
- Giáo viên lưu ý học sinh đếm - Học sinh đếm theo nhóm, mỗi nhóm
theo nhóm, mỗi nhóm theo một trình tự nhất theo một trình tự nhất định.
định.
b)Tìm phép cộng thích hợp: - Học sinh nói một tìnhhuống sử dụng
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài: câu hỏi để tìm “tất cả”.
Dựa vào tranh vẽ và sơ đồ tách - gộp số, giáo - Học sinh nhận biết phải viết phép cộng
viên giúp học sinh nói một tình huống sử dụng để tìm số con sáo có tất cả.
câu hỏi để tìm “tất cả”.Ví dụ: Có 20 con sáo bay - Học sinh viết phép tính: 20 + 8 = 28
và 8 con sáo đậu.Hỏi tất cả có bao nhiêu con hay 8 + 20 = 28.
sáo? (chỉ tay vào dấu hỏi).
- Học sinh giải thích: chọn phép cộng vì
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phép tính. gộp 20 và 8 được “ ? ”.
- Khi sửa bài, khuyến khích học sinh giải thích: - Học sinh nói tình huống, chẳng hạn:Có
chọn phép cộng vì gộp 20 và 8 được “ ? ”. tất cả 28 con sáo, trong đó có 8 con sáo
c) Tìm phép trừ thích hợp: đậu.Hỏi có bao nhiêu con bay?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói tình huống. - Học sinh giải thích: chọn phép trừ vì
- Khi sửa bài, khuyến khích học sinh giải thích. tách 28 thành 8 và “ ? ”.
b. Bài 2. Số? b. Bài 2:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh, quy luật mà các em - Học sinh thực hiện
áp dụng phải phù hợp với tất cả các số đã có sẵntrong theo lưu ý của giáo viên.
dãy số. - Học sinh làm bài, sửa bài và tập nói,
- Khi sửa bài, khuyến khích học sinh tập nói, chẳng hạn:Dãy số tròn chục từ bé đến
chẳng hạn:Dãy số tròn chục từ bé đến lớn.Dãy lớn.Dãy số đếm thêm 1.Dãy số đếm bớt
số đếm thêm 1.Dãy số đếm bớt 1. 1.

Nghỉ giữa tiết


c. Bài 3. Điền dấu <, =, >: c. Bài 3:
* Câu a)
- Giáo viên đưa tay giảlàm miệng cá sấu. - Học sinh đồng thanh: “Hả họng bên
nào, bên đó lớn”.
- Học sinh làm bài, sửa bài, giải thích cách
- Khi sửa bài, khuyến khích các em giải thích cách làm.
làm.
* Câu b)
- Giáo viên giúp học sinh nhận biết thứ tự làm: - Học sinh nhận biết thứ tự làm: Tính rồi
Tính rồi so sánh - Chọn dấu thích hợp. so sánh - Chọn dấu thích hợp.
- Học sinh thực hiện bằng các cách khác

63
- Giáo viên cần để ý rằng, những lập luận trên nhau:Tính ra kết quả rồi so sánh; lập
nhiều khi là những cảm nhận mà học sinh chưa luận, chẳng hạn:75 bớt 2 được số bé hơn
nói được rành mạch, giáo viênj là người giúp 75. Vậy 75 – 2 < 75.
các em nói lên những suy nghĩ của mình.
d. Bài 4. Sắo xếp các số theo thứ tự: d. Bài 4:
- Khi sửa bài, giáo viên khuyến khích các em - Học sinh đọc đề bài, làm bài, sửa bài
giải thích cách làm. và giải thích cách làm.

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 2


CÁC SỐ ĐẾN 100
EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? CHIM SÁO
Ngày dạy: 28/3/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Hệ thống kiến thức về các số trong phạm vi 100.
2. Kĩ năng: Ôn tập: đếm, đọc, viết số, phân tích, tổng hợp số theo cấu tạo thập phân của
số, đọc giờ đúng. Giải quyết vấn đề:Làm quen với sơ đồ tách - gộp số dưới hình thức tóm tắt bài
toán (lưu ý chưa dùng thuật ngữ “bài toán”); dựa vào tranh vẽ, nói tình huống phù hợp sơ đồ tách
- gộp số; viết phép tính thích hợp.Làm quen: sắp xếp thứ tự thời gian trong ngày.Lắp, ghép, xếp
hình theo yêu cầu.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, nhân ái, có trách nhiệm với bản thân (sinh hoạt nền
nếp, rèn luyện thân thể), yêu nước.
6. Tích hợp: Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bộ xếp hình, đồng hồ; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con;bộ xếp hình, đồng
hồ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi,
sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

64
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói lại cách so - Học sinh thực hiện.
sánh các số trong phạm vi 100.
2. Luyện tập
* Mục tiêu: Giúp học sinh làm quen với sắp xếp
thứ tự thời gian trong ngày; lắp, ghép, xếp hình
theo yêu cầu.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại,
trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
e. Bài 5. Kim giờ chỉ số mấy? e. Bài 5:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xoay kim và mô - Học sinh xoay kim và mô tả “8 giờ:
tả “8 giờ: kim phút chỉ số 12, kim giờ chỉ số 8”; kim phút chỉ số 12, kim giờ chỉ số 8”;…

g. Bài 6. Sắp xếp các bức tranh theo thứ tự: g. Bài 6:
- Giáo viên giải thích yêu cầu của bài. - Học sinh quan sát, lắng nghe giáo viên
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4, giải thích yêu cầu của bài.
viết đáp án (c, b, d, a) ra bảng con. - Học sinh thảo luận nhóm 4, viết đáp án
(c, b, d, a) ra bảng con.

- Sửa bài, giáo viên khuyến khích học sinh giải - Học sinh lám bài, sửa bài và giải thích.
thích. Chẳng hạn:
+ Gà gáy, mặt trời đang mọc: Buổi sáng.
+ Mặt trời lên cao, nắng quá gà phải
đứng dưới bóng cây: Buổi trưa
+ Mặt trời đang lặn, gà chui vào chuồng:
Buổi chiều
+ Trăng, sao, gà đang ngủ: Buổi tối.
Nghỉ giữa tiết
h. Bài 7. Xem hình con bướm và hoa sen: h. Bài 7:
- Giáo viên yêu cầu học sinh xếp hình theo mẫu. - Học sinh xếp hình theo mẫu.

65
- Giáo viên lưu ý học sinh tưởng tượng: cánh - Học sinh làm bài, sửa bài, tưởng
bướm, cánh hoa sen, cuống hoa. tượng: cánh bướm, cánh hoa sen, cuống
hoa.
3. Đất nước em - Hoa sen
* Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng kiến thức về
hoa sen ở Đồng Tháp Mười.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò
chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu về bông sen, đặc biệt là vẻ - Học sinh quan sát, lắng nghe.
đẹp của những bông sen nở ở vùng Tháp Mười.
- Giáo viên giới thiệu về công dụng của sen. - Học sinh quan sát, lắng nghe.
4. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà,
giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu học sinh về nhà nói những điều Học sinh về nhà thực hiện.
em biết về hoa sen ở Đồng Tháp mười, công
dụng của hạt sen cho người thân cùng nghe.

BÀI CÁC NGÀY TRONG TUẦN ( thay bài học STEM) Tờ lịch ngày
NGÀY DẠY:29/3/2024
I. Mục tiêu :
1. Phẩm chất:
- Yêu thích học môn toán.
- Bảo quản tốt tờ lịch và thích xem lịch
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự chuẩn bị tờ lịch, tự đọc tờ lịch, tự xác định được các ngày
trong tuần
- Năng lực giao tiếp: HS hợp tác, trao đổi, chia sẻ với các bạn trong nhóm về các ngày trong
tuần.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS biết ngày đi học để chuẩn bị đồ dùng học tập.
2.2. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ: HS trình bày các ngày trong tuần.
- Năng lực toán học: HS biết tính toán để xác định ngày mai, ngày kia, hôm qua, hôm kia...
66
3. Năng lực môn Toán
- HS dựa vào kiến thức đã học để xác định ngày trong tuần, các ngày đi học, ngày nghỉ học.
- HS làm quen các đơn vị đo thời gian: ngày và tuần lễ; nhận biết 1 tuần có 7 ngày; gọi tên các
ngày trong tuần, các ngày đi học và nghỉ học.
- HS biết thứ tự các ngày trong tuần, ngày hôm qua, hôm kia, ngày mai, ngày kia.
- HS biết chia sẻ, trình bày ý kiến với các bạn về các ngày trong tuần.
- HS biết thao tác, đọc đúng tờ lịch.
II. Đồ dùng dạy – học :
- GV :
+ Vật thật: Một quyển lịch bóc hằng ngày
+ Thẻ ghi các ngày trong tuần
- HS: SGK, Bảng con, bút bảng.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Khởi động
a)Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh khi vào bài mới. Ôn
lại các kiến thức đã học. - HS hát bài hát: Cả tuần đều ngoan
GV nhận xét bài kiểm tra tiết trước

2. Hoạt động 2: Giới thiệu tên các ngày trong tuần lễ


a)Mục tiêu: Các em nhận biết các ngày trong tuần .
b)Phương pháp: vấn đáp, trò chơi
c)Các bước tiến hành:
Bạn nào nhớ tên các ngày trong tuần?  1 HS nêu 1 ngày
Bạn nào nói đúng, GV cho lên bảng lấy thẻ mà GV đã
chuẩn bị ghi sẵn các thứ lên đứng hàng ngang.
Sau khi lên đủ 7 bạn. GV chốt:
Vậy 1 tuần lễ có 7 ngày. Đây là tên các ngày trong tuần  HS đọc theo dãy
lễ. (GV ghi tựa)
GV tổ chứ trò chơi  HS tham gia trò chơi
Trò chơi: ĐỦ MỘT TUẦN
Luật chơi: 1 bạn đầu tiên sẽ nói bất kì một ngày trong
tuần, bạn kế bên phải sẽ nói ngày tiếp theo ( nếu người điều
khiển yêu cầu: đếm tới, đủ một tuần) hoặc người bên trái sẽ
lùi lại một ngày ( nếu người điểu khiển yêu cầu đếm lui, đủ
một tuần.
Sau khi nói đủ một tuần thì tất cả 7 bạn vừa chơi đồng
thanh hô: ĐỦ MỘT TUẦN.
GV làm mẫu 1 lần
3. Hoạt động 3:Tập nói các hoạt động theo các ngày
trong tuần
a)Mục tiêu: Các em tập nói các ngày trong tuần .
b)Phương pháp: thảo luận nhóm 4
c)Các bước tiến hành:  Các nhóm thảo luận
 Đây là các bức tranh vẽ hoạt động của các bạn học  HS trình bày và nhận xét
sinh trong tuần. các em hãy quan sát tranh và tập
nói với nhau theo mẫu cô gợi ý:
 Thứ mấy? Làm gì?

67
 Ví dụ: Thứ hai, em đi học.
 Các nhóm thảo luận xong rồi trình bày.
 GV cho các nhóm nhận xét
 GV có thể mở rộng: Em thích ngày nào nhất trong
tuần, vì sao?
4.Hoạt động 4:Tập nói các ngày trong tuần theo lịch in
hình trái cây
a)Mục tiêu: Các em tập nói các ngày trong tuần .  Xem các tờ lịch có in hình trái
b)Phương pháp: thảo luận nhóm. cây và nói theo mẫu
c)Các bước tiến hành:
 Bạn nào nêu cho cô yêu cầu đề bài?
 Cô mời 2 bạn lên làm mẫu cho các lớp nhé:  HS thảo luận nhóm 2
 Thứ mấy có hình dưa hấu?  HS trình bày
 Thứ năm  HS nhận xét
 Tương tự như vậy các em thảo luận nhóm 4 và tập
nói với nhau.
 GV cho các nhóm lên nói trước lớp, có thể mở rộng:
 Em thích ăn trái cây nào nhất? Em chưa ăn loại trái
cây nào? Em còn biết tên loại trái cây nào khác? Ích
lợi của việc ăn trái cây?

5. Củng cố , dặn dò
- HS hát bài: Thứ hai là ngày đầu tuần…..
GV nhận xét – tuyên dương
- Chuẩn bị sưu tầm một tờ lịch hằng ngày mà em thích để
học tiết toán sau

….………………………………..

TUẦN 29
CÁC SỐ ĐẾN 100
TỜ LỊCH CỦA EM ( thay bài học STEM) Tờ lịch ngày
NGÀY DẠY: 03/4/2024
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nhận biết được một số ngày lễ lớn trong năm của Việt Nam và thế
giới.
2. Kĩ năng:Xác định được thứ, ngày khi xem lịch (loại lịch tờ hằng ngày).Làm
quen với lịch học tập hoặc công việc cá nhân trong tuần.Sử dụng các thuật ngữ: hôm qua,
hôm nay, ngày mai kết hợp với tên gọi các ngày trong tuần.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Giao tiếp toán học, tư duy và lập luận toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,nhân ái, yêu đất nước (tự hào
dân tộc), yêu con người (biết ơn thầy cô, cha mẹ).
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật.

68
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán;tranh vẽ tờ lịch theo mẫu như sách
học sinh trang 128; tờ lịch của ngày học hôm đó; bảng thời khoá biểu của lớp; dòng trên
cùng của bảng lớp ghi: Thứ … ngày … (để trống những chỗ chấm); ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con;tờ lịch ngày đã
sưu tầm.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò
chơi.
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hỏi: Hôm nay là thứ mấy? Ngày bao - Học sinhcó thể trả lời nhiều cách, ách tốt
nhiêu? nhất là xem lịch.
- Giáo viên đặt vấn đề: Nếu ta quên (thứ, ngày) thì
phải làm sao?
2. Bài học và thực hành (8-10 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh xác định được thứ, ngày
khi xem lịch (loại lịch tờ hằng ngày).
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
2.1. Giới thiệu tờ lịch ngày và hướng dẫn xem
lịch:
- Giáo viên đưa tờ lịch (đã chuẩn bị) và giới thiệu - Học sinh quan sát và đọc lại tờ lịch: thứ
cho học sinh:Tên: lịch tờ hằng ngày (còn gọi là lịch …, ngày … đọc đúng thứ tự: thứ, ngày.
“bóc”).Công dụng: nhận biết thứ, ngày.Cách xem
lịch (đọc lịch):Thứ → Ngày.
2.2. Thực hành xem lịch:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. - Học sinh đọc các tờ lịch ở thực hành 1
- Giáo viên hoàn thiện dòng đầu trên bảng lớp. (thứ …, ngày …).
- Học sinh (nhóm 4), mỗi bạn đọc tờ lịch
của mình và các tờ lịch của các bạn (thứ …,
ngày …).
- Một vài học sinh đọc lớn tờ lịch của các em;
đọc đồng thanh tờ lịch của ngày học hôm đó.

69
Nghỉ giữa tiết
3. Luyện tập (13-15 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh làm quen với lịch học tập
hoặc công việc cá nhân trong tuần. Nhận biết được
một số ngày lễ lớn trong năm của Việt Nam và thế
giới. Sử dụng các thuật ngữ: hôm qua, hôm nay,
ngày mai kết hợp với tên gọi các ngày trong tuần.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
a. Bài 1. Lịch vui của em: a. Bài 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, giúp - Học sinh tìm hiểu yêu cầu, cách làm và
học sinh nhận biết:Mỗi tờ lịch vui có hai dòng: thứ, làm bài, sửa bài, kiểm tra các thông tin theo
ngày (từ dưới lên).Nhiệm vụ: xác định được thứ, hàng ngang, từ trái sang phải:
ngày trên mỗi tờ lịch vui.Tìm cách làm: Nên bắt + Thứ: có đúng thứ tự các ngày trong tuần?
đầu từ đâu? Vì sao? + Ngày: có phải các số đếm thêm 1?
b. Bài 2. Hôm nay là thứ mấy? b. Bài 2:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài. - Học sinh đọc bảng, nêu yêu cầu của bài.
- Khi sửa bài, giáo viên nên hỏi lại học sinhcon dựa - Học sinh làm bài, sửa bài và giải thích
vào đâu để xác định được ngày như vậy? cách làm.
c. Bài 3. Đọc thời khóa biểu ngày hôm nay: c. Bài 3:
- Giáo viên đưa ra thời khoá biểu của lớp và giới - Học sinh quan sát, đọc thời khoá biểu
thiệu: Đây là thời khoá biểu của lớp. ngày hôm nay của lớp:
- Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu tác dụng
của thời khoá biểu.
- Giáo viên mở rộng: đọc thời khoá biểu để biết
soạn cặp hằng ngày, chuẩn bị bài chu đáo.
3. Củng cố (3-5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh nghe đọc bài thơ “Ngày - Học sinh quan sát, lắng nghe và đọc theo.
hôm qua đâu rồi” kết hợp giáo dục cho học sinh biết
quý trọng thời gian, sắp xếp thời gian học tập vui
chơi hợp lí, làm những việc có ích tuỳ vào sức của
mình.
….………………………………
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM STEM: TỜ LỊCH NGÀY
Lớp 1
Thời lượng: 2 tiết
Ngày dạy: 29/3/2024 và 03/4/2024
Thời điểm tổ chức: Sau khi học sinh đã học bài về thứ, ngày trong tuần lễ trong môn Toán.
NỘI DUNG TÍCH HỢP
Môn học Yêu cầu cần đạt:

70
*Toán:
- Nhận biết được mỗi tuần lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần lễ.
- Xác định được thứ, ngày trong tuần khi xem lịch (loại lịch tờ hàng ngày)
*Mĩ thuật:
- Biết cách sử dụng công cụ phù hợp với vật liệu và an toàn trong thực hành, sáng tạo.
- Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm.
- Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm.
*Tự nhiên và Xã hội
- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình (lịch).
I. Yêu cầu cần đạt (của hoạt động trải nghiệm)
- Nhận biết được mỗi tuần lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần lễ.
- Xác định được thứ, ngày trong tuần khi xem lịch (loại lịch tờ hàng ngày).
- Mô tả được tờ lịch ngày: về vị trí ghi các thông tin, cách ghi số, ghi chữ để thể hiện các thông
tin.
- Vận dụng được đặc tính của vật liệu nam châm lá và bìa nhựa trong; thực hiện được các bước
theo trình tự để làm tờ lịch ngày.
- Tích cực hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời
gian quy định.
- Mạnh dạn trao đổi ý kiến của mình, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác, trung thực
trong đánh giá sản phẩm nhóm mình và nhóm bạn.
- Giữ gìn tốt vệ sinh lớp học, có ý thức bảo quản vật liệu và đồ dùng học tập khi tham gia hoạt
động thực hành làm sản phẩm.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Các phiếu học tâp, phiếu đánh giá (phụ lục);
- Một bản mẫu tờ lịch ngày (giáo viên tự làm).
2. Chuẩn bị của HS
- Mỗi nhóm học sinh cần chuẩn bị thêm: Bộ đồ dùng học tập STEM (bút bảng trắng, bút sáp
màu); 1 tấm bảng cài trong Bộ thực hành Toán và Tiếng Việt lớp 1.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Hoạt động 1. Mở đầu (Xác định vấn đề)
▪ Mục tiêu:
- Tiếp nhận được vấn đề là cần tìm hiểu để làm tờ lịch ngày.
▪ Tổ chức hoạt động
a) Khởi động
- Học sinh đọc Câu chuyện STEM trong sách HS trang 64.
- Học sinh quan sát hình 1 trong sách HS trang 64 và tiếp nhận câu hỏi: “Làm thế nào để có một
tờ lịch ngày dùng nhiều lần và có thể thay đổi được thứ, ngày?”
b) Giao nhiệm vụ
- Học sinh được yêu cầu đọc to các yêu cầu của sản phẩm Tờ lịch ngày ở phần Thử thách STEM
trong sách HS trang 65 và được giải thích để hiểu rõ (nếu cần).
2. Hoạt động 2: Trải nghiệm STEM
▪ Mục tiêu:
- Xác định được thứ, ngày trong tuần khi xem lịch (loại lịch tờ hàng ngày)
- Thực hiện được thí nghiệm đơn giản để phát hiện tính chất của vật liệu nam châm lá và bìa
nhựa trong khi thực hành tạo sản phẩm tờ lịch ngày.
▪ Tổ chức hoạt động
a) Khám phá Tờ lịch ngày
- Học sinh mở sách HS trang 65, quan sát hình 2 và nêu thứ, ngày trong mỗi tờ lịch.

71
- Giáo viên mời một vài học sinh đọc thứ, ngày của mỗi tờ lịch.
- Học sinh nhận xét câu trả lời của nhau, giáo viên chốt lại đáp án của mỗi hình
b) Khám phá vật liệu nam châm lá
- Giáo viên cầm 1 mảnh nam châm lá trên tay và giới thiệu cho học sinh.
- Mỗi nhóm học sinh được nhận: 1 mảnh nam châm lá, 1 mảnh giấy và 1 tấm bảng cài (Bộ thực
hành Toán lớp 1) và phiếu học tập số 1 (phụ lục).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt thực hiện 2 thí nghiệm trong sách HS trang 66: nêu
nhiệm vụ; quan sát tranh minh hoạ; đưa ra dự đoán (đánh dấu x vào phiếu học tập); thực hiện thí
nghiệm để kiểm tra dự đoán.
- Học sinh nêu dự đoán của nhóm và kết quả thực hiện của từng thí nghiệm. Giáo viên thực hiện
lại thí nghiệm này trên bảng lớp (loại bảng từ tính): đặt nam châm lá và mảnh giấy lên và thả tay
ra (nam châm dính lại, mảnh giấy thì rơi xuống), đặt một mảnh giấy lên bảng lớp rồi đặt mảnh
nam châm lá lên thì mảnh nam châm vẫn hút được.
- Học sinh đọc đồng thanh khung ghi nhớ trong sách trang 66. Hoạt động này gợi ý cho học sinh
cách thức để làm các thẻ có thể hút được trên tờ lịch ngày.
c) Khám phá cách dán nam châm lá và giấy bằng băng dính xốp hai mặt
- Mỗi nhóm học sinh được nhận các vật liệu bao gồm: 1 mảnh nam châm lá, 1 đoạn băng dính
xốp và một mảnh giấy (kích thước mảnh giấy bằng mảnh nam châm lá).
- Giáo viên hướng dẫn thao tác dán theo 3 bước trong hình 6, sách học sinh trang 67. Giáo viên
lưu ý học sinh nên dán băng dính xốp sát 2 mép của mảnh nam châm và mảnh giấy để tấm thẻ
được chắc chắn hơn. Sau khi dán xong, học sinh có thể trải nghiệm gắn thẻ vừa tạo ra lên bảng
cài hoặc bảng từ và rút ra nhận xét: thẻ có thể hút được khi đính lên bảng cài. Hoạt động này
nhằm mục đích gợi ý cho học sinh về cách làm các thẻ thứ và thẻ ngày trên tờ lịch ngày.
d) Khám phá bìa nhựa trong
- Được tổ chức làm việc theo nhóm, lấy bút bảng trắng trong bộ đồ dùng STEM và nhận vật liệu
bìa nhựa trong và giấy.
- Học sinh dùng bút bảng trắng viết lên bìa nhựa trong và mảnh giấy, sau đó dùng giẻ lau đi.
Hoạt động thực hành này giúp học sinh khám phá cách thức để làm phần viết ghi chú có thể xoá
được trên tờ lịch ngày.
3. Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng
▪ Mục tiêu:
- Mô tả được tờ lịch ngày: về vị trí ghi các thông tin, cách ghi số, ghi chữ để thể hiện các thông
tin.
- Làm được tờ lịch ngày đáp ứng các tiêu chí trong Thử thách STEM.
- Chia sẻ được công dụng của tờ lịch ngày và biểu diễn thay đổi thứ, ngày trên đó.
- Đánh giá được các tiêu chí mà sản phẩm đã đạt được và đánh giá được mức độ hợp của các
thành viên trong nhóm.
▪ Tổ chức hoạt động
a)Đề xuất và lựa chọn giải pháp
⮚ Em làm gì?
- Học sinh được quan sát tờ lịch ngày thực tế trong hình 8 và lần lượt trả lời các câu hỏi trong
sách HS trang 68 để nhận biết vị trí ghi thứ, ngày và cách ghi (bằng chũ hay bằng số) của thứ,
ngày, từ đó có ý tưởng để bố trí các thông tin này một cách thích hợp khi chế tạo sản phẩm.
- Học sinh được quan sát một bản mẫu của tờ lịch ngày do giáo viên làm sẵn như ở hình 9 và trả
lời các câu hỏi ở trang 69, sách HS để tìm hiểu về vật liệu, các bộ phận của tờ lịch ngày.
- Học sinh đếm số lượng các thẻ thứ và thẻ ngày, GV chốt lại: cần 7 thẻ thứ (học sinh tự nhắc lại
tên các thứ trong tuần) và 13 thẻ: ghi số từ 0 9 và các thẻ 1, 2, 3 được lặp lại để biểu diễn các
ngày như 10, 11,... 20, 21... 30, 31 (Lưu ý: học sinh lớp 1 chưa học thuật ngữ số có 2 chữ số).
⮚ Em làm như thế nào?

72
- Học sinh quan sát hình 10, dựa vào các ý có tính định hướng (như ở trang 69 và 70, sách HS)
để hình thành tiến trình các bước làm sản phẩm.
- Học sinh được yêu cầu nêu các bước làm sản phẩm và giáo viên chốt trình tự thực hiện cũng
như điều chỉnh, bổ sung nếu cần.
b) Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá
⮚ Em tạo sản phẩm
- Mỗi nhóm nhận các đồ dùng, vật liệu; phân công nhiệm vụ (bạn nào làm thẻ thứ, bạn nào làm
thẻ ngày, bạn nào trang trí tờ lịch) và cùng nhau làm tờ lịch ngày của nhóm.
- Trong khi học sinh làm sản phẩm, giáo viên nhắc nhở các nhóm giữ vệ sinh.
⮚ Em kiểm tra
- Học sinh kiểm tra sản phẩm bằng cách gắn rồi thay đổi các thẻ thứ, ngày vào vị trí thích hợp
trên tờ lịch ngày, dùng bút bảng trắng viết lên phần ghi chú rồi xoá đi.
- Học sinh đánh dấu vào Phiếu kiểm tra tiêu chí sản phẩm (Phụ lục) để đánh giá các tiêu chí đã
thoả mãn.
c) Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh
⮚ Em trình diễn
- Sau khi các nhóm hoàn thành tờ lịch ngày, học sinh được đề nghị lần lượt cử đại diện nhóm
lên trước lớp giới thiệu sản phẩm do nhóm thực hiện, đồng thời nêu cách sử dụng tờ lịch ngày,
biểu diễn thay đổi thứ và ngày tương ứng với hôm nay, hôm qua và ngày mai.
- HS thay đổi thứ, ngày trên tờ lịch và đố các nhóm HS khác đọc được thứ, ngày trên tờ lịch của
mình.
- Giáo viên tuyên dương các nhóm có sản phẩm đạt đủ các tiêu chí, khích lệ các nhóm có khó
khăn hay có kết quả còn hạn chế, cho các nhóm này nêu những vấn đề cần điều chỉnh (nếu có).
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm tự đánh giá (phiếu đánh giá).
⮚ Cải tiến – Sáng tạo
- Giáo viên gợi ý hướng cải tiến – sáng tạo: khơi gợi để học sinh về nhà có thể tự làm thêm một
đồng hồ chỉ giờ trên tờ lịch.
- Giáo viên có thể giới thiệu một vài thông tin về lịch điện tử hiện đại có hiển thị và tự điều chỉnh
thứ, ngày, tháng, thời gian và một số thông tin khác như gợi ý trong mục STEM và cuộc sống ở
sách HS trang 71.
IV. Phụ lục
1. Phiếu học tập
2. Phiếu kiểm tra tiêu chí sản phẩm cột đèn giao thông xoay
3. Phiếu đánh giá sự hợp tác (Tham khảo)

THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM EM VÀ CÁC BẠN


NGÀY DẠY: 04/4/2024
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Làm quen cách tóm tắt bài toán bằng ngôn ngữ.
2. Kĩ năng:Đếm (thêm 1; 2; 5 hoặc 10). Chọn được phép tính thích hợp và thực
hiện được phép tính đó (trừ không nhớ trong phạm vi 100). Xem giờ đúng, sử dụng tên
các ngày trong tuần để nói câu thể hiện thời điểm. Sử dụng được các thuật ngữ hôm qua,
hôm nay, ngày mai kết hợp tên các ngày trong tuần để nói.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.

73
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học,
giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,nhân ái, yêu nườc.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tiếng Việt (nói câu), Tự nhiên và Xã hội, Mĩ
thuật.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con; ...
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò
chơi.
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thời khóa biểu của - Học sinhđọc.
ngày hôm nay.
2. Luyện tập (23-25 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh đếm (thêm 1; 2; 5 hoặc
10). Làm quen cách tóm tắt bài toán bằng ngôn ngữ.
Chọn được phép tính thích hợp và thực hiện được
phép tính đó (trừ không nhớ trong phạm vi 100).
Xem giờ đúng, sử dụng tên các ngày trong tuần để
nói câu thể hiện thời điểm. Sử dụng được các thuật
ngữ hôm qua, hôm nay, ngày mai kết hợp tên các
ngày trong tuần để nói.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:

74
a. Bài 1. Số? a. Bài 1:
Giáo viên tổ chức để học sinh đếm số bạn trong
nhóm cụ thể như sau:
* Chuẩn bị: Giáo viên chia lớp thành các nhóm, - Học sinh chia nhóm.
mỗi nhóm có cả nam và nữ và có không quá 10 em
(số lượng học sinh trong các nhóm không nên bằng
nhau, có thể phân 8, 9 hoặc 10 em 1 nhóm).
*Tiến hành:
- Giáo viên giúp học sinh nhận biết yêu cầu của bài. - Học sinh đếm số bạn trong cả nhóm, đếm
- Giáo viên yêu cầu học sinh đếm số bạn trong cả số bạn gái, đếm số bạn trai; viết số bạn để
nhóm, đếm số bạn gái, đếm số bạn trai; viết số bạn hoàn thiện tóm tắt.
để hoàn thiện tóm tắt.
b.Bài 2. Đếm số bàn tay, số ngón tay của 10 bạn: b. Bài 2:
- Giáo viên lưu ý các em:Có nhiều cách đếm (thêm - Học sinh đọc yêu cầu của bài.
1, thêm 2, thêm 5, thêm 10), cân nhắc xem với mỗi - Học sinh trong nhóm thảo luận, nhóm
trường hợp nên đếm theo mấy cách, đó là những trưởng phân việc cho các bạn (chẳng hạn,
cách nào (nên ít nhất là hai cách).Người đếm cứ hai bạn cùng đếm theo một cách (thêm
thường quên không đếm bản thân mình! 1, thêm 2,…), hai bạn viết kết quả đếm.
- Giáo viên giúp đỡ các nhóm còn lúng túng. - Các nhóm thực hiện, thông báo kết quả,
Thông báo kết quả, nhận xét đánh giá. nhận xét đánh giá.
- Giáo viên khái quát các cách đếm bằng cách:Yêu - Học sinh đứng thành hàng ngang trước
cầu một nhóm đứng thành hàng ngang trước lớp, đề lớp.
nghị học sinh đếm đồng thanh theo tay chỉ của giáo - Học sinh đếm đồng thanh theo tay chỉ của
viên (đếm theo nhiều cách).Nhận xét cách nào đếm giáo viên (đếm theo nhiều cách).
nhanh hơn. Đếm bạn: thêm 1, thêm 2.Đếm bàn tay: - Học sinhnhận xét cách nào đếm nhanh
thêm 1, thêm 2 (mỗi bạn đều có hai bàn tay, ta chỉ hơn.
cần chỉ lần lượt vào các bạn và đếm 2, 4, 6,
…).Đếm ngón tay: thêm 1, thêm 2, thêm 5 (Tại
sao?), thêm 10 (Tại sao?).
c. Bài 3: Lớp bạn:
- Từ tình huống cụ thể trong lớp học, giáo viên giúp - Học sinh xác định mục đích của bài
học sinh thu thập các số liệu để hoàn thiện tóm tắt này:Viết được phép tính phù hợp với tóm
của bài toán (học sinh làm quen với tóm tắt bằng tắt.
ngôn ngữ, bước đầu làm quen với cách thể hiện số

75
liệu trên một bảng, tránh bỡ ngỡ khi học Một số yếu
tố thống kê và xác suất ở lớp 2).Viết được phép tính
phù hợp với tóm tắt.
- Dựa vào cấu trúc bài toán trong sách học sinh,
giáo viên khéo léo tạo tình huống để các số liệu phù
hợp với khả năng tính toán của học sinh (cộng, trừ
không nhớ trong phạm vi 100), chẳng hạn:
+ Tạo tình huống: giáo viên yêu cầu một số bạn
ngồi phía trên đứng dậy.
+ Giáo viên viết các số liệu đó vào bảng (đã kẻ sẵn)
+ Lớp mình có tất cả bao nhiêu bạn? - Học sinh ngồi phía trên đứng dậy.
+ Có bao nhiêu bạn đang đứng?
+ Giáo - Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên.
viên viết: - Học sinh: 35 bạn.
12. - Học sinh: 12 bạn.
+ Có bao
nhiêu bạn
ngồi?
(Không yêu cầu trả lời). - 12 bạn ngồi xuống.
+ Giáo viên viết: ... ?
- Giáo viên yêu cầu 12 bạn ngồi xuống và hướng - Học sinh quan sát, lắng nghe.
dẫn cả lớp tìm hiểu tóm tắt. - Học sinh xác định việc phải làm.
- Giáo viên đọc bảng (theo từng hàng, từ trái sang - Học sinh thực hiện phép tính.
phải), diễn đạt thành câu văn ngắn gọn: - Học sinh kiểm tra lại kết quả.
Cả lớp có : 35 bạn
Trong đó có : 12 bạn đứng - 12 học sinh vừa nãy đứng lên, cả lớp đếm
Còn lại bao nhiêu bạn ngồi? các bạn ngồi để kiểm tra kết quả.
- Sau khi sửa bài, giáo viên yêu cầu 12 em vừa nãy - Học sinh nói tình huống và viết phép tính
đứng lên, cả lớp đếm các bạn ngồi để kiểm tra kết thích hợp theo bảng tóm tắt.
quả.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói tình huống và viết
phép tính thích hợp theo bảng tóm tắt trong sách
học sinh trang 130.
d. Bài 4. Quan sát tranh và nói: d. Bài 4:

76
a) Nói các hoạt động của Bình trong tuần theo
mẫu: - Học sinh quan sát tranh.
- Giáo viên giới thiệu khái quát (Các bức tranh nói
về cái gì?).
- Giáo viên lưu ý học sinh khi quan sát tranh:Mấy
giờ? → Buổi nào? → Thứ mấy? → Làm gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh một tranh làm mẫu - Học sinh nhận biết cách làm: dựa vào
theo cấu trúc trên. tranh, dựa vào cấu trúc: Mấy giờ? → Buổi
nào? → Thứ mấy? → Làm gì?
- Học sinh (nhóm 4) thảo luận, tập nói theo
mẫu. Trình bày trước lớp.
- Giáo viên cùng học sinh kiểm tra, đánh giá. - Học sinh cùng giáo viên kiểm tra, đánh
giá.
* Tham khảo một số cách nói của học sinh:
Lúc 7 giờ sáng thứ hai, Bình và các bạn
chào cờ. Lúc 8 giờ sáng thứ ba, Bình và các
bạn học toán. Lúc 4 giờ chiều thứ tư, Bình
và các bạn tan trường. Lúc 7 giờ tối thứ
năm, Bình và ba mẹ ăn cơm.
Lúc 10 giờ tối thứ sáu, Bình đi ngủ.
Lúc 12 giờ trưa thứ bảy, Bình nghe ông bà
kể chuyện. Lúc 9 giờ sáng chủ nhật, Bình
và các bạn đá banh.
b) Tập dùng các từ: hôm nay, hôm qua, ngày mai:
- Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu bài và tập nói - Học sinh tìm hiểu bài và tập nói theo mẫu.
theo mẫu.
3. Củng cố (3-5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng tên các ngày - Học sinh thực hiện.
trong tuần để nói câu thể hiện thời điểm.
….……………………………

77
KIỂM TRA
NGÀY DẠY: 05/4/2024

Tuần 30
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 1
CÁC SỐ ĐẾN 100
ĐỘ DÀI
NGÀY DẠY: 10/4/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Làm quen biểu tượng độ dài qua việc nhận biết “dài hơn”, “ngắn hơn”.
2. Kĩ năng: Sử dụng đúng các thuật ngữ: dài hơn, ngắn hơn, dài nhất, ngắn nhất khi so
sánh độ dài các vật cao hơn, thấp hơn, cao nhất, thấp nhất khi so sánh chiều cao các vật.Biết so
sánh độ dài các vật tuỳ ý bằng hai cách: so sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp qua độ dài trung
gian.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ,
phương tiện học toán.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán;3 băng giấy màu xanh, đỏ, vàng có chiều
dài khác nhau; …..
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bút, kéo, thước, bảng con; …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động

* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi,


sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:


- Giáo viên yêu cầu học sinh dùng các từ: hôm - Học sinh thực hiện, mỗi học sinh dùng
nay, hôm qua, ngày maiđể nói câu. 1 từ, nói 1 câu.

78
2. Bài học và thực hành

* Mục tiêu:Giúp học sinh làm quen biểu tượng


độ dài qua việc nhận biết “dài hơn”, “ngắn
hơn”. Sử dụng đúng các thuật ngữ: dài hơn,
ngắn hơn, dài nhất, ngắn nhất khi so sánh độ dài
các vật cao hơn, thấp hơn, cao nhất, thấp nhất
khi so sánh chiều cao các vật. Biết so sánh độ
dài các vật tuỳ ý bằng hai cách: so sánh trực tiếp
hoặc so sánh gián tiếp qua độ dài trung gian.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại,


trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.

* Cách tiến hành:


2.1. Nhận biết dài hơn, ngắn hơn:

- Giáo viên gắn ba băng giấy màu sắc khác nhau - Học sinh quan sát.
lên bảng, chẳng hạn:

a) Làm sao để biết, băng giấy xanh và băng


giấy đỏ, băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào
ngắn hơn?
- Học sinh lặp lại nhiều lần.
- Giáo viên hướng dẫn hai thao tác (khi so sánh trực
tiếp): - Một học sinh lên bảng thực hiện thao
tác thứ nhất (đặt băng giấy vàng).
+ Đặt hai băng giấy sao cho một đầu bằng nhau.
- Cả lớp kết luận: Băng giấy đỏ dài hơn
+ Mắt nhìn đầu kia, kết luận: Băng giấy xanh
băng giấy vàng. Băng giấy vàng ngắn
dài hơn băng giấy đỏ. Băng giấy đỏ ngắn hơn
hơn băng giấy đỏ.
băng giấy xanh.

b) So sánh băng giấy đỏ và băng giấy vàng:


- Giáo viên hướng dẫn thao tác.
2.2. Thực hành so sánh độ dài, chiều cao:

79
a) Sử dụng hình ảnh trong sách học sinh (trang
132), so sánh độ dài các cây viết chì:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình - Học sinh (nhóm đôi) quan sát hình ảnh,
ảnh, nói được các câu so sánh độ dài bằng cách nói được các câu so sánh độ dài bằng
sử dụng các từ: dài hơn, ngắn hơn. cách sử dụng các từ: dài hơn, ngắn hơn
b) Dài nhất, ngắn nhất:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát ba - Học sinh quan sát ba băng giấy, trả lời
băng giấy, trả lời các câu hỏi: các câu hỏi.
+ Băng giấy nào dài nhất?

+ Băng giấy nào ngắn nhất?


c) So sánh đồ dùng học tập:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng đồ - Học sinh (nhóm đôi) sử dụng đồ dùng
dùng học tập (mỗi lần 2, 3 hoặc 4 đồ dùng), học tập, thực hành theo hai thao tác khi
thực hành theo hai thao tác khi so sánh trực tiếp so sánh trực tiếp độ dài các vật (dùng
độ dài các vật (dùng các từ: dài hơn, ngắn hơn, các từ: dài hơn, ngắn hơn, dài bằng, dài
dài bằng, dài nhất, ngắn nhất). nhất, ngắn nhất).

Nghỉ giữa tiết

2.3. Nhận biết và thực hành so sánh chiều


cao:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh - Học sinh quan sát tranh: Ngựa vằn cao
các con vật: Gọi đúng tên các con vật; so sánh hơn tê giác, tê giác thấp hơn ngựa vằn.
chiều cao các con vật, sử dụng các từ: cao hơn, Hươu cao cổ cao nhất, tê giác thấp nhất.
thấp hơn, cao nhất, thấp nhất. - Học sinh thực hành so sánh chiều cao
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành so sánh với các bạn: Nhóm (3 hoặc 4 bạn) thực
chiều cao với các bạn: giáo viên chọn 3 bạn có hành so sánh chiều cao (sử dụng các từ
chiều cao chênh lệch rõ nhất đứng trước lớp. Giáo cao hơn, thấp hơn, cao bằng, cao nhất,
viên giới thiệu cách so sánh chiều cao và lưu ý về thấp nhất).

80
vị trí đứng, tư thế đứng của học sinh, nhìn vào
đỉnh đầu để kết luận. - Học sinh lắng nghe.

- Giáo viên mở rộng bài học, nói về sự thích


nghi của mỗi con vật trong tranh đối với môi
trường sống, đặc biệt nói về nguy cơ tuyệt
chủng của tê giác do nạn săn trộm để lấy sừng.
3. Củng cố

* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò


chơi.

* Cách tiến hành:


- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện so sánh - Học sinh thực hiện.
trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp qua độ dài trung
gian.
4. Hoạt động ở nhà:

* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối


việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà,
giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.

* Cách tiến hành:


- Học sinh về nhà nói cách so sánh trực tiếp và - Học sinh thực hiện ở nhà.
so sánh gián tiếp qua độ dài trung giancho
người thân trong gia đình cùng nghe.

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 2


CÁC SỐ ĐẾN 100

81
ĐỘ DÀI
NGÀY DẠY: 11/4/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Làm quen biểu tượng độ dài qua việc nhận biết “dài hơn”, “ngắn hơn”.
2. Kĩ năng:Sử dụng đúng các thuật ngữ:dài hơn, ngắn hơn, dài nhất, ngắn nhất khi so
sánh độ dài các vật cao hơn, thấp hơn, cao nhất, thấp nhất khi so sánh chiều cao các vật.Biết so
sánh độ dài các vật tuỳ ý bằng hai cách: so sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp qua độ dài trung
gian.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ,
phương tiện học toán.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,nhân ái.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán;3 băng giấy màu xanh, đỏ, vàng có chiều
dài khác nhau; …..
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;bút, kéo, thước, bảng con; …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi,
sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện so - Học sinh thực hiện.
sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp qua độ
dài trung gian.
2. Luyện tập
* Mục tiêu: Giúp học sinh làm đúng các bài tập
trong sách học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm
thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Bài 1. So sánh độ dài hai chiếc xe: a. Bài 1:

82
- Giáo viên giúp học sinh nhận biết yêu cầu - Học sinh làm cá nhân, sửa bài và nói cách
của bài: So sánh chiều dài 2 xe. làm.
- Khi sửa bài, giáo viên khuyến khích học
sinh nói cách làm.
b. Bài 2. So sánh độ dài hai đoàn tàu: b. Bài 2:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu - Học sinh đọc yêu cầu của bài, nhận biết phải
của bài, nhận biết phải so sánh chiều dài hai so sánh chiều dài hai đoàn tàu (xanh và đỏ) và
đoàn tàu (xanh và đỏ) và giải thích tại sao. giải thích tại sao. Nhóm đôi thảo luận nhanh và
- Khi sửa bài, giáo viên giúp học sinh nhận trả lời ngay.
biết: - Học sinh quan sát, lắng nghe.
+ Do hai đoàn tàu không cùng trên đường
thẳng, nên mặc dù một đầu bằng nhau ta vẫn
không kết luận được.
+ Dựa vào số toa (đều có 1 đầu tàu và 6 toa;
các đầu tàu, các toa xe cùng kích cỡ, chỉ khác
màu), ta biết hai đoàn tàu dài bằng nhau.
- Giáo viên minh hoạ bằng cách dùng hai học
sinh có chiều cao như nhau; một bạn đứng
thẳng, một bạn cong người cúi về phía trước.
Nghỉ giữa tiết
c. Bài 3. So sánh độ dài các vật: c. Bài 3:
- Giáo viên giúp học sinh nhận biết các vật - Học sinh nhận biết các vật dụng trong tranh.
dụng trong tranh. - Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên lưu ý học sinh nhận biết: các vật - Học sinh (nhóm đôi) thảo luận, tập nói
dụng được vẽ trên nền các ô vuông, yêu cầu (dùng các từ đề bài yêu cầu).
học sinh đọc yêu cầu của bài. - Học sinhtự nhận biết cần phải dựa vào số ô
vuông trong các trường hợp so sánh không
trực tiếp.
- Khi sửa bài, khuyến khích các em giải thích. - Học sinh giải thích:Muỗng canh dài hơn 2
ô, muỗng cà phê dài 2 ô. Muỗng canh dài
hơn, muỗng cà phê ngắn hơn.Hai đũa cả dài
bằng nhau (hai đầu bằng nhau hoặc đều dài 6
ô).

3. Đất nước em (3-5 phút):

83
* Mục tiêu:Giáo viên mở rộng kiến thức cho
học sinh về công dụng của cây dừa ở tỉnh
Bến Tre.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói về các chất - Học sinh nói về các chất liệu để làm vật
liệu để làm vật dụng nhà bếp: nhựa, inox, tre, dụng nhà bếp: nhựa, inox, tre, gỗ,…
gỗ,… - Học sinh xem ảnh: một số vật dụng làm từ
- Giáo viên giới thiệu một trong những vật gáo dừa, thân dừa.
dụng thân thiện với môi trường: các sản phẩm
từ cây dừa.Bến Tre là một tỉnh thuộc đồng
bằng sông Cửu Long. Nơi đây trồng rất nhiều
loại cây ăn trái và đặc biệt trồng rất nhiều dừa
nên Bến Tre có biệt danh là “Xứ dừa”.Cây dừa
có rất nhiều công dụng.

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toán tiết 3


CÁC SỐ ĐẾN 100
ĐO ĐỘ DÀI
NGÀY DẠY: 12/4/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Nhận biết nhu cầu cần có đơn vị đo và nhu cầu đo độ dài.
2. Kĩ năng: Làm thước đo, ước lượng, đo độ dài theo đơn vị “khối lập phương”. Thực
hành đo và ước lượng độ dài theo một số đơn vị tự quy ước thông dụng (gang tay, sải tay, bước
chân, viên gạch).
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ
và phương tiện toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán;7 khối lập phương;…..

84
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bút, kéo, thước, bảng con;7
khối lập phương;…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động

* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi,


sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:


- Giáo viên yêu cầu học sinh nói những hiểu - Học sinh thực hiện.
biết của mình về cây dừa ở tỉnh Bến Tre.

2. Bài học và thực hành

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết nhu cầu cần
có đơn vị đo và nhu cầu đo độ dài. Làm thước
đo, ước lượng, đo độ dài theo đơn vị “khối lập
phương”. Thực hành đo và ước lượng độ dài
theo một số đơn vị tự quy ước thông dụng (gang
tay, sải tay, bước chân, viên gạch).

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại,


trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.

* Cách tiến hành:


2.1. Đo độ dài:
a) Tạo tình huống: Nhu cầu xuất hiện đơn vị đo:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết yêu - Nhóm 4 học sinhthảo luận, nhận biết
cầu. yêu cầu: xác định băng giấy ngắn nhất,
- Giáo viên lưu ý, lúc này có ba luồng ý kiến về băng giấy dài nhất trong 4 băng giấy
băng giấy dài nhất: băng xanh dài nhất, băng vàng (cam, hồng, xanh dương, vàng).

85
dài nhất, băng xanh và băng vàng dài bằng nhau - Học sinh quan sát, thảo luận.
và dài nhất. - Các nhóm trình bày kết quả.
b) Giới thiệu đơn vị đo tự quy ước (“khối lập
phương”), dụng cụ đo và cách đo:
- Giáo viên nêu vấn đề:Các băng giấy này - Học sinh quan sát, lắng nghe.
không bóc được ra để đặt một đầu bằng nhau,
không có nền các ô vuông để kết luận.Để biết
chính xác băng giấy nào dài nhất ta sẽ kiểm tra
bằng cách đo.Có thể dùng một que đo (chẳng
hạn bút chì dài).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh:Dùng bút chì đo - Học sinh quan sát, lắng nghe.
băng giấy vàng, bấm đầu móng tay ngón cái giữ
làm mốc đánh dấu (có thể xoay ngược sách học
sinh để dễ đo).Đặt bút chì (có đầu móng cái giữ
mốc) vào băng giấy xanh, kết luận: hai băng
giấy xanh và vàng dài bằng nhau và cùng dài
nhất.Tuy nhiên trong nhiều trường hợp (đo
nhiều vật, cần thông báo mỗi vật dài bao nhiêu,
…) thì cách đo này không thuận tiện.Dùng đơn
vị đo: khối lập phương, đo bằng thước: Để
thuận lợi cho việc đo, người ta thường làm cây
- Học sinh dùng 7 khối lập phương làm
thước đo.
một cây thước.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng 7 khối lập
phương làm một cây thước. - Học sinh thực hành đo các băng giấy
còn lại. Vàng: 6 khối
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đo (trên một
Cam: 3 khối
băng giấy cụ thể: băng giấy vàng).Đặt thước:
Xanh dương: 6 khối Hồng: 1
Đầu thước bằng đầu băng giấy. Mép thước sát
khối.
mép băng giấy.Đọc kết quả đo: Đếm số khối lập
phương theo chiều dài băng giấy. Đọc kết quả: 6 - Quan sát số liệu mới ghi chép, học sinh
khối lập phương.Viết kết quả: Có thể viết tắt, giải thích một số trường hợp.Ví dụ:

86
chẳng hạn, Vàng: 6 khối. Băng cam dài hơn băng hồng vì băng
cam dài 3 khối, băng hồng dài 1 khối.
- Học sinh nêu các băng giấy theo thứ tự
từ ngắn tới dài: Hồng, cam, xanh dương
và vàng hoặc hồng, cam, vàng và xanh
dương.

Nghỉ giữa tiết

2.2. Thực hành đo độ dài:


a) Thực hành 1. Ước lượng, đo độ dài bằng
thước khối lập phương:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mẫu: Khủng
long cam (cùng một con, được vẽ hai lần).

* Hình bên trái: ước lượng (bằng mắt):


- Học sinh quan sát các khối lập phương
- Giáo viên hướng dẫn. trên cây thước, tưởng tượng từ vạch bên
trái sang vạch bên phải ở hình khủng
long sẽ đặt được mấy khối lập phương
sát cạnh nhau. Viết số đo (chẳng hạn: 2
khối,…).

* Hình bên phải: đo bằng thước: - Học sinh dùng thước khối lập phương
đo khủng long. So sánh kết quả đo và
- Giáo viên hướng dẫn.
ước lượng, rút kinh nghiệm.

- Học sinh làm (cá nhân) các câu còn lại.


- Giáo viên mở rộng: học sinh có thể đo để biết (Kết quả đo: a) 2 khối, b) 5 khối, c) 4
một đốt ngón tay của em có độ dài như thế nào khối).
so với một khối lập phương.

87
b) Thực hành 2. Đo độ dài bằng các đơn vị tự quy
ước:
- Giáo viên giới thiệu: gang tay, bước chân, sải - Học sinh quan sát, lắng nghe.
tay, viên gạch (các đơn vị thường dùng trong
cuộc sống).
- Học sinh đo trước lớp.
- Với mỗi đơn vị, giáo viên giới thiệu:độ lớn
của đơn vị, thao tác đo.

+ Gang tay: Độ dài (khoảng cách) từ đầu ngón


cái tới đầu ngón giữa khi căng bàn tay. Khi đo:
Căng bàn tay, sau đó co đầu ngón cái trùng với
đầu ngón giữa, rồi lại căng bàn tay.

+ Bước chân: Độ dài từ mũi chân này tới mũi


chân kia (hoặc từ gót chân này tới gót chân kia)
sau một bước chân. Chuẩn bị đo: Đứng chụm
hai chân bằng nhau sao cho mũi chân (hay gót
chân) vừa chạm vật cần đo.Khi đo: bước chân
bình thường, thoải mái.

+ Sải tay: Độ dài giữa hai đầu ngón giữa khi


dang hai cánh tay. Thao tác đo tương tự khi đo
bằng gang tay.

+ Viên gạch: Chiều dài cạnh ô gạch vuông trong


lớp học.
3. Củng cố

* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò


chơi.

* Cách tiến hành:

88
- Giáo viên yêu cầu học sinh dùng gang tay đo - Học sinh thực hiện.
bàn học của học sinh.
4. Hoạt động ở nhà:

* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối


việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà,
giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.

* Cách tiến hành:


- Học sinh về nhà dùng bước chân để đo độ dài - Học sinh thực hiện ở nhà.
từ cổng vào thềm nhà trước sự chứng kiến của
người thân trong gia đình.

Tuần 31
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toán tiết 1
CÁC SỐ ĐẾN 100
ĐO ĐỘ DÀI
NGÀY DẠY: 17/4/2024

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức: Nhận biết nhu cầu cần có đơn vị đo và nhu cầu đo độ dài.
2. Kĩ năng: Làm thước đo, ước lượng, đo độ dài theo đơn vị “khối lập phương”. Thực
hành đo và ước lượng độ dài theo một số đơn vị tự quy ước thông dụng (gang tay, sải tay, bước
chân, viên gạch).
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ
và phương tiện toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán;7 khối lập phương;…..

89
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bút, kéo, thước, bảng con;7
khối lập phương; …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động

* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi,


sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện so - Học sinh thực hiện.
sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp qua độ
dài trung gian.

2. Luyện tập

* Mục tiêu: Giúp học sinh làm đúng các bài tập
trong sách học sinh.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm


thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

a. Bài 1. Ước lượng, đo, số đo bàn học a. Bài 1:


sinh:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh ước lượng và - Học sinh (nhóm đôi) ước lượng và đo cạnh
đo cạnh dài của bàn học. dài của bàn học.

- Khi sửa bài, giáo viên giải thích tại sao kết
quả các nhóm không giống nhau.

b. Bài 2. Ước lượng, đo, số đo bảng lớp: b. Bài 2:

90
- Giáo viên yêu cầu một học sinh có chiều - Cả lớp ước lượng theo sải tay của bạn đó.
cao trung bình đứng dang tay trước bảng lớp.

Nghỉ giữa tiết

c. Bài 3. Ước lượng, đo, số đo lớp học: c. Bài 3:

- Giáo viên hướng dẫn học sinhcả lớp ước - Cả lớp ước lượng.
lượng. - Học sinh chia việc theo tổ: hai tổ đo theo
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành nhiều chiều ngang (chiều rộng), hai tổ đo theo chiều
lần: đo ở lớp, ở nhà (vào những thời điểm dọc (chiều dài) lớp học.
thích hợp).

3. Khám phá

* Mục tiêu: Giáo viên mở rộng kiến thức cho


học sinh về mối liên hệ giữa chiều cao và độ
dài của sải tay.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinhvề sự liên
quan giữa chiều cao và chiều dài sải tay của
một người.
- Giáo viên làm dấu chiều cao bạn đó. Vẫn - Một học sinh nằm duỗi thẳng trên bàn giáo
em đó được lấy dấu chiều dài sải tay trên mặt viên.
bàn giáo viên. So sánh hai độ dài.
- Giáo viên giúp học sinh nhận biết:Thường thì
- Học sinh quan sát, lắng nghe.
chiều cao và độ dài sải tay của một người bằng
nhau.

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 2


CÁC SỐ ĐẾN 100
XĂNG-TI-MÉT, ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

91
NGÀY DẠY: 18/4/2024

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức: Làm quen với việc nhận biết thuộc tính “dài, ngắn” của một vật. Nhận biết
được đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét: tên gọi, kí hiệu; cách đọc, cách viết; độ lớn.Làm quen với
việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị xăng-ti-mét (trong phạm vi 100).
2. Kĩ năng: Thực hiện được việc ước lượng (phạm vi 20 cm) và đo độ dài bằng thước
thẳng với đơn vị đo là xăng-ti-mét (đo 1 lần, đo liên tiếp, phạm vi 100 cm).So sánh các độ dài
theo đơn vị đo xăng-ti-mét.Đo và ghi nhớ số đo theo xăng-ti-mét một số bộ phận cơ thể: chiều
ngang móng tay, chiều dài ngón trỏ, chiều dài bàn tay, chiều dài gang tay.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán
học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, nhân ái, ham học (thích đọc sách); có trách nhiệm
(có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; thước thẳng có vạch chia thành từng
xăng-ti-mét (nên sử dụng các thước thẳng có vạch chia từ 0 đến 20 cm); …..
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bút, kéo, thước, bảng con; thước
thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét (nên sử dụng các thước thẳng có vạch chia từ 0 đến 20
cm).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi,
sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói về sự tương - Học sinh thực hiện.
quan giữa chiều cao và độ dài sải tay.
2. Bài học và thực hành
* Mục tiêu: Giúp học sinh làm quen với việc
nhận biết thuộc tính “dài, ngắn” của một vật.
Nhận biết được đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét:
tên gọi, kí hiệu; cách đọc, cách viết; độ lớn.
Thực hiện được việc ước lượng và đo độ dài
bằng thước thẳng với đơn vị đo là xăng-ti-mét.
So sánh các độ dài theo đơn vị đo xăng-ti-mét.
Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số
đo theo đơn vị xăng-ti-mét. Đo và ghi nhớ số đo
theo xăng-ti-mét một số bộ phận cơ thể: chiều

92
ngang móng tay, chiều dài ngón trỏ, chiều dài
bàn tay, chiều dài gang tay.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại,
trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
2.1. Giới thiệu đơn vị đo độ dài (cm) và dụng
cụ đo độ dài:
a) Tạo tình huống: nhu cầu xuất hiện đơn vị đo
chuẩn:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu - Học sinh xác định yêu cầu: đo chiều
cầu: đo chiều ngang phòng học bằng bước chân. ngang phòng học bằng bước chân.
- Giáo viên chọn 2 học sinh chênh lệch lớn về - 2 học sinh lên đo.
chiều cao, mỗi học sinh lần lượt đo, sau đó giáo - Học sinh dưới lớp nhận xét các kết quả
viên đo. đo, giải thích: vì bước chân mỗi người
khác nhau.
b) Giới thiệu đơn vị đo:
- Giáo viên giới thiệu:
+ Tên gọi: Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta - Học sinh đọc: xăng-ti-mét (nhiều lần).
cần những số đo độ dài chính xác, ai đo cũng
cho kết quả như nhau, do đó cần có các đơn vị
đo thống nhất cho mọi người. Xăng-ti-mét là
một đơn vị đo độ dài (cả thế giới đều dùng).
+ Kí hiệu: Xăng-ti-mét viết tắt là cm, đọc là xăng- - Học sinhviết và đọc: 5 cm, 8 cm, 12
ti-mét. cm.
+ Độ lớn: Giáo viên giới thiệu cây thước thẳng - Học sinh đặt ngang cây thước trên mặt
có chia vạch xăng-ti-mét và công dụng (kẻ, vẽ, bàn: Các số ở phía trên, số 0 phía ngoài
đo). cùng, bên trái.
- Giáo viên giới thiệu độ lớn của xăng-ti-mét. - Học sinh dùng đầu bút chì kéo từ vạch
này tới vạch khác theo yêu cầu của giáo
viên, đọc độ lớn.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc số đo băng - Học sinh đọc số đo băng giấy vàng,
giấy vàng, băng giấy xanh. băng giấy xanh, trả lời các câu hỏi của
giáo viên.
Nghỉ giữa tiết
2.2. Giới thiệu cách đo độ dài bằng thước
thẳng có vạch chia xăng-ti-mét:

93
a) Giới thiệu cách đo trên một mẫu cụ thể:

Giáo viên hướng dẫn: Cầm thước: Các số ở phía - Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của
trên; số 0 phía ngoài cùng, bên trái. Đặt thước: giáo viên.
vạch 0 của thước trùng với một đầu của băng
giấy, mép thước sát mép (cần đo) của băng giấy.
Đọc số đo: Đầu còn lại của băng giấy trùng
vạch nào trên thước thì đọc số đo theo vạch đó
(mười hai xăng-ti-mét).
- Viết số đo: 12 cm.
- Học sinh viết số đo: 12 cm.
b) Thực hành đo:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành đo. - Học sinh đo băng giấy màu xanh, băng
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình giấy màu hồng.
vẽ, nhận biết băng giấy dài nhất, băng giấy ngắn - Học sinh kiểm tra lại bằng các số đo.
nhất trong ba băng giấy.

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toán tiết 3


CÁC SỐ ĐẾN 100
XĂNG-TI-MÉT, ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
NGÀY DẠY: 19/4/2024

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức: Làm quen với việc nhận biết thuộc tính “dài, ngắn” của một vật. Nhận biết
được đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét: tên gọi, kí hiệu; cách đọc, cách viết; độ lớn. Làm quen với
việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị xăng-ti-mét (trong phạm vi 100).
2. Kĩ năng: Thực hiện được việc ước lượng (phạm vi 20 cm) và đo độ dài bằng thước
thẳng với đơn vị đo là xăng-ti-mét (đo 1 lần, đo liên tiếp, phạm vi 100 cm).So sánh các độ dài
theo đơn vị đo xăng-ti-mét.Đo và ghi nhớ số đo theo xăng-ti-mét một số bộ phận cơ thể: chiều
ngang móng tay, chiều dài ngón trỏ, chiều dài bàn tay, chiều dài gang tay.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán
học.

94
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, nhân ái, ham học (thích đọc sách); có trách nhiệm
(có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; thước thẳng có vạch chia thành từng
xăng-ti-mét (nên sử dụng các thước thẳng có vạch chia từ 0 đến 20 cm); …..
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bút, kéo, thước, bảng con; thước
thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét (nên sử dụng các thước thẳng có vạch chia từ 0 đến 20
cm).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động

* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi,


sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:


- Giáo viên yêu cầu học sinh đo độ dài của - Học sinh thực hiện.
bàn học sinh bằng đơn vị đo xăng-ti-mét.
2. Luyện tập

* Mục tiêu: Giúp học sinh làm đúng các bài tập
trong sách học sinh.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm


thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:


a. Bài 1. Ước lượng rồi đo độ dài các đồ a. Bài 1:
vật:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết cần - Học sinh nhận biết cần ước lượng (bằng
ước lượng (bằng mắt) và đo bằng thước (đơn mắt) và đo bằng thước (đơn vị xăng-ti-mét)

95
vị xăng-ti-mét) và viếtsố đo. và viết

- Giáo viên lưu ý: Ước lượng và đo theo các số đo.


mũi tên màu đỏ. Khi ước lượng: quan sát - Học sinh lắng nghe.
khoảng cách 1 cm trên thước, hình dung xem
mũi tên màu đỏ gồm bao nhiêu khoảng cách
đó (có thể dựa vào các khoảng cách 2 cm, 3
cm, ...).Kết quả ước lượng thường dùng từ
“khoảng” (vì không biết có chính xác không). - Học sinh làm bài, sửa bài, đối chiếu kết quả
ước lượng và đo.
- Khi sửa bài, giáo viên yêu cầu học sinh đối
chiếu kết quả ước lượng và đo; nếu sai lệch
nhiều quá, hướng dẫn ước lượng lại.
b. Bài 2. Dùng thước thẳng đo bàn tay: b. Bài 2:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết: - Học sinh nhận biết:
Chiều dài ngón trỏ: Ngửa bàn tay, đo từ nếp + Chiều dài ngón trỏ: Ngửa bàn tay, đo từ
gấp giữa ngón trỏ và bàn tay tới đầu ngón trỏ. nếp gấp giữa ngón trỏ và bàn tay tới đầu ngón
Chiều dài bàn tay: Ngửa bàn tay, đo từ nếp trỏ.
gấp giữa bàn tay và cổ tay tới đầu ngón giữa.
+ Chiều dài bàn tay: Ngửa bàn tay, đo từ nếp
Chiều dài gang tay: Căng gang tay, đặt úp lên
gấp giữa bàn tay và cổ tay tới đầu ngón giữa.
thước.
+ Chiều dài gang tay: Căng gang tay, đặt úp
- Lưu ý: Chiều ngang bụng ngón trỏ khoảng 1
lên thước.
cm.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh, khi đo nếu


không đúng vạch xăng-ti-mét (các vạch dài
trên thước), quan sát xem gần vạch nào thì
đọc số đo theo vạch đó và dùng từ “khoảng”.

Ví dụ: móng tay rộng khoảng 1 cm.

- Sau khi đo, khuyến khích các em ghi nhớ


- Học sinh thực hành đo, đọc kết quả và ghi
các số đo của mình.

96
nhớ các số đo của mình.

Nghỉ giữa tiết

c. Bài 3. Xếp sách vào ngăn cho phù hợp: c. Bài 3:


- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết: Kệ - Học sinh hoạt động nhóm 4, thảo luận, nêu
sách có ba ngăn, mỗi ngăn đều biết chiều cao. được cách làm: dựa vào chiều cao cuốn sách
Sách trên kệ được xếp đứng, gáy sách xoay ra và chiều cao ngăn sách.
ngoài (dễ dàng khi tìm sách).Mỗi cuốn sách
bên ngoài đều biết chiều cao.

- Yêu cầu của bài: xếp sách nào vào ngăn


nào, giải thích tại sao xếp như vậy.
- Một vài nhóm trình bày bài làm, các nhóm
- Giáo viên lưu ý các em dựa vào dấu hiệu: khác bổ sung, dựa vào dấu hiệu: chiều cao
chiều cao cuốn sách bé hơn chiều cao ngăn cuốn sách bé hơn chiều cao ngăn sách để
sách để kiểm tra đúng, sai, giáo viên có thể kiểm tra đúng, sai.
hỏi lại cách so sánh các số có hai chữ số.
- Học sinh lắng nghe.

- Giáo viên mở rộng: Ích lợi của việc đọc sách


(hiểu biết về cuộc sống xung quanh). Bảo
quản sách (giữ gìn cẩn thận, xếp sách gọn
gàng và đúng cách).
d. Bài 4. Tiếp theo là hình nào? d. Bài 4:
- Lưu ý, khi sửa bài, khuyến khích học sinh - Học sinh tự làm bài, sửa bài, giải thích cách
giải thích cách làm làm.

3. Vui học

* Mục tiêu: Mở rộng kiến thực về xăng-ti-


mét.

97
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.

* Cách tiến hành:


- Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng thước - Học sinh dùng thước đo các băng giấy và
đo các băng giấy: nêu kết quả đo được.

+ Đo mảnh giấy thứ nhất từ vạch 0 tới vạch


7.

+ Đo mảnh giấy thứ hai bắt đầu từ vạch 7 tới


vạch 10.

+ Đo mảnh giấy thứ ba bắt đầu từ vạch 10 tới


vạch 15.

+ Kết luận: Khi chưa cắt, băng giấy dài 15


cm.
4. Củng cố

* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến


thức trọng tâm mới học.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò


chơi.

* Cách tiến hành:


- Giáo viên yêu cầu học sinh ước lượng chiều - Học sinh thực hiện.
dài một số đồ dùng học tập.
4. Hoạt động ở nhà:

* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết


nối việc học tập của học sinh ở trường và ở
nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.

* Cách tiến hành:

98
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm như sau: - Học sinh thực hiện tại nhà với người thân.
+ Bước 1: Nhờ người thân dùng thước dây đo
vòng đầu của học sinh → ghi lại kết quả đo.

+ Bước 2: Dựa vào kết quả đo, học sinh cắt


một băng giấy.Chú ý kích thước:chiều cao
(chiều rộng) băng giấy: 5 cm; chiều dài băng
giấy phải dài hơn số đo vòng đầu 2 cm để
làm mép dán. Trang trí băng giấy: viết tên
lớp, vẽ trang trí (tự sáng tạo).

+ Bước 3: Dán 2 đầu băng giấy, mép dán


rộng 2 cm (phần dư ra để làm mép dán).

Tuần 32
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toán tiết 1
CÁC SỐ ĐẾN 100
EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ?
NGÀY DẠY: 24/4/2024

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học trong học kì II.
2. Kĩ năng: Đếm nhóm đối tượng trong phạm vi 100 (đếm thêm 1, 2, 5, 10). Sắp xếp
nhóm bốn số theo thứ tự. Phân tích số có hai chữ số theo cấu tạo thập phân.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp
toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, nhân ái, trách nhiệm.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; mô hình đồng hồ; …..
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bút, kéo, thước, bảng con; mô
hình đồng hồ; ...

99
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đo độ dài của bàn - Học sinh thực hiện.
học sinh bằng đơn vị đo xăng-ti-mét.
2. Luyện tập
* Mục tiêu: Giúp học sinh đếm nhóm đối tượng
trong phạm vi 100. Sắp xếp nhóm bốn số theo thứ
tự. Phân tích số có hai chữ số theo cấu tạo thập
phân.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại,
trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
2.1. Bài 1. Quan sát bức tranh gạch: 2.1. Bài 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức - Học sinh quan sát bức tường gạch, nhận biết:
tường gạch, nhận biết: có 4 loại gạch (theo màu); có 4 loại gạch (theo màu); số hàng gạch, số viên
số hàng gạch, số viên gạch mỗi hàng. gạch mỗi hàng.
a) Đếm số viên gạch mỗi loại: Câu a)
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận tìm cách - Học sinh thảo luận theonhóm 4 để tìm cách
đếm. đếm theo 4 cách: thêm 1, 2, 5, 10.

- Khi sửa bài, giáo viên khuyến khích học sinh - Học sinh đếm nhanh, số gạch tất cả: 10, 20, 30,
đếm nhanh. …, 90, 100; số gạch xanh lá cây: 10, 20, 21, 22,
- Giáo viên mở rộng: Trong thực tế, khoảng 23, 24, 25, 26.
trống giữa các viên gạch là gì? Tại sao người ta
- Học sinh viết số gạch ra bảng con và đọc số:
thường xếp xen kẽ các viên gạch (giữa các
100, 35, 24, 15, 26.
hàng)?
b) Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn: Câu b)

100
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết các số 35, - Học sinh viết các số 35, 24, 15, 26 theo thứ tự
24, 15, 26 theo thứ tự từ bé đến lớn, có thể làm từ bé đến lớn, có thể làm bằng những cách khác
bằng những cách khác nhau (tìm số bé nhất trước nhau (tìm số bé nhất trước hay tìm số lớn nhất
hay tìm số lớn nhất trước). trước).

- Giáo viên mở rộng:Bốn số vừa viết có liên quan - Học sinh làm bài, sửa bài và trình bày cách làm.
gì tới câu a?Hãy nói các loại gạch từ nhiều tới ít. - Học sinh : đỏ, xanh lá cây, xanh dương - xanh
da trời, vàng.

Nghỉ giữa tiết


c) Số? Câu c)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sơ đồ tách - - Học sinh đọc: 35 gồm 30 và 5; gộp 30 và 5
gộp số 35. được 35.

- Giáo viên nhắc lại: sơ đồ tách - gộp số theo các - Học sinh làm bài.
chục và đơn vị.

- Giáo viên ôn lại mối liên quan giữa các thành


- Học sinh nói và chỉ vào sơ đồ:Có tất cả 24 viên
phần của sơ đồ tách - gộp số.
gạch xanh dương gồm 2 chục viên và 4 viên. Có
2 chục viên và 4 viên, có tất cả 24 viên.Các số
trong hai hình tròn đen gộp lại được số trong
hình tròn đỏ.Hình tròn đỏ là “tất cả”.
3. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp
cha mẹ hiểu thêm về con em.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.

* Cách tiến hành:


- Giáo viên hướng dẫn học sinh về thực hiện tách - Học sinh thực hiện tại nhà với người thân.
- gộp số 35 cho người thân cùng xem.

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 2


CÁC SỐ ĐẾN 100
EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ?
NGÀY DẠY: 25/4/2024

101
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học trong học kì II; bước đầu làm quen bài toán có lời
văn.
2. Kĩ năng: Cộng, trừ nhẩm các số tròn chục. Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi
100.Bước đầu làm quen bài toán có lời văn và giải bài toán có lời văn: viết phép tính, nói câu trả
lời (chưa chính thức giới thiệu thuật ngữ bài toán có lời văn).
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp
toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, nhân ái, trách nhiệm.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; mô hình đồng hồ; …..
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bút, kéo, thước, bảng con; mô
hình đồng hồ; ...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói cách tách - gộp - Học sinh thực hiện.
số 35.
2. Luyện tập
* Mục tiêu:Giúp học sinh cộng, trừ nhẩm các số
tròn chục. Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi
100. Bước đầu làm quen bài toán có lời văn và
giải bài toán có lời văn: viết phép tính, nói câu
trả lời.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại,
trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
2.2. Bài 2. Tính nhẩm: 2.2. Bài 2:
- Khi sửa bài, giáo viên cho học sinh nêu lại cách - Học sinh đọc yêu cầu, làm bài (cột 2 làm từ trái

102
thực hiện. sang phải, chỉ cần viết kết quả cuối cùng), sửa
bài và nêu lại cách thực hiện.
2.3. Bài 3. Tính: 2.3. Bài 3:
- Giáo viên lưu ý học sinh cách đặt tính các phép - Học sinh đọc yêu cầu, làm bài, sửa bài và nói
tính 78 - 7, 5 + 22. lại cách tính.
- Khi sửa bài, khuyến khích nói lại cách tính.
Nghỉ giữa tiết
2.4. Bài 4. Làm theo mẫu: 2.4. Bài 4:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh bước đầu tìm
hiểu và giải bài toán có lời văn.
a) Tìm hiểu bài toán:
- Học sinh lần lượt đọc lớn đề bài, cả lớp đọc
- Giáo viên đọc lớn bài toán 1 lần, giải thích các
thầm, đọc đồng thanh.
từ lạ đối với học sinh.
- Học sinh xác định: bài toán Hỏi gì? Biết gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định: bài
toán Hỏi gì? Biết gì? + Hỏi: có tất cả bao nhiêu bạn cá ngựa?
+ Biết: có 7 bạn đang chơi, thêm 2 bạn cá ngựa.

b) Tìm cách giải: - Học sinh viết vào sơ đồ, nên bắt đầu từ vòng
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết sơ đồ tách - tròn đỏ - thể hiện “tất cả”.
gộp số để tìm hiểu cấu trúc của bài toán, sau - Học sinhdựa vào sơ đồ, xác định tách hay gộp,
đóviết vào sơ đồ, nên bắt đầu từ vòng tròn đỏ - thể chọn phép tính để tìm số bạn cá ngựa có tất cả.
hiện “tất cả”.Dựa vào sơ đồ, xác định tách hay
gộp, chọn phép tính để tìm số bạn cá ngựa có tất
- Học sinh viết phép tính ra bảng con: 7 + 2 = 9
cả.
c) Giải bài toán: và nói câu trả lời (nhiều bạn được nói).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu trả lời.
- Học sinh tự kiểm tra mình và kiểm tra bạn.
d) Kiểm tra lại:
- Giáo viên giúp học sinh kiểm tra cách làm: xem
câu trả lời và phép tính có đúng là để tìm cái mà - Học sinh làm theo nhóm 4, thảo luận và giải bài
đề bài yêu cầu; kiểm tra lại việc tính toán. toán, nói theo trình tự mẫu.
e) Luyện tập:
- Khi các nhóm trình bày, giáo viên khuyến
khích các em nói theo trình tự mẫu.
3. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp

103
cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về thực hiện tách - Học sinh thực hiện tại nhà với người thân.
- gộp số 9 và 14 cho người thân cùng xem.

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 3


CÁC SỐ ĐẾN 100
EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ?
NGÀY DẠY: 26/4/2024

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học trong học kì II.
2. Kĩ năng: Đọc giờ đúng trên đồng hồ. Giải quyết vấn đề có liên quan đến thời gian.
Giải quyết vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến đo độ dài: dùng số đo gang tay theo xăng-ti-
mét, tìm số đo độ dài của vật cụ thể.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp
toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, nhân ái, trách nhiệm.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; mô hình đồng hồ; …..
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bút, kéo, thước, bảng con; mô
hình đồng hồ; ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện tách - gộp - Học sinh thực hiện.
số 9 và 14.

104
2. Luyện tập
* Mục tiêu: Giúp học sinh đọc giờ đúng trên đồng
hồ. Giải quyết vấn đề có liên quan đến thời gian.
Giải quyết vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan
đến đo độ dài: dùng số đo gang tay theo xăng-ti-
mét, tìm số đo độ dài của vật cụ thể.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại,
trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
2.5. Bài 5. Quê em: 2.5. Bài 5:
Ở bài tập này, giáo viên tạo ra một câu chuyện
“Quê em” và là người dẫn chuyện, tổ chức các
hoạt động theo bài học, nhằm tạo hứng thú học
tập.
a) Đọc giờ: Câu a)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói theo câu: - Học sinh nói theo câu: “Em đi từ nhà lúc 6 giờ,
“Em đi từ nhà lúc 6 giờ, em về tới quê lúc 10 em về tới quê lúc 10 giờ”.
giờ”.
b) Viết phép tính rồi nói câu trả lời: Câu b)
- Giáo viên hỏi: Về tới quê! Em thấy ở quê có - Học sinh trả lời: cây dừa, chó, cây xoài, giàn
những gì? mướp,…
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài. - Học sinh tìm hiểu bài, nhận biết hai yêu
cầu:Viết phép tính; Nói câu trả lời.
- Học sinh làm bài, sửa bài.
Nghỉ giữa tiết
c) Viết phép tính, nói câu trả lời: Câu c)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh, - Học sinh quan sát tranh, trả lời các câu hỏi của
gợi ý bằng các câu hỏi: giáo viên:
+ Lúc đầu có mấy con chó? (6 con) + Lúc đầu có 6 con chó.
+ Bây giờ có mấy con? (3 con) + Bây giờ có 3 con con chó.
+ Không biết còn lại mấy con nhỉ? (không cần
trả lời).
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, làm bài và sửa
bài.

105
d) Số? Câu d)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài toán, - Học sinh đọc bài toán, nhận biết yêu cầu của
nhận biết yêu cầu của bài. bài:Xác định số đo quả mướp (theo xăng-ti-mét);
Giải thích được cách tìm ra số đo đó.
- Học sinh làm bài, sửa bài, giúp đỡ các bạn còn
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bằng nhiều
lúng túng.
cách khác nhau, chẳng hạn: Đo liên tiếp ba lần
gang tay theo mép bàn (nhớ làm dấu), dùng thước
thẳng có vạch xăng-ti-mét đo theo mép bàn đã làm
- Một vàihọc sinh nói cảm xúc của mình khi về
dấu.
thôn quê
- Giáo viên mở rộng bài học: yêu cầu một số học (những bạn
sinh nói cảm xúc của mình khi về thôn quê, khen ở quê).
ngợi những cảm xúc tốt đẹp (đặc biệt tôn vinh
những cảm xúc như: thương yêu, quý trọng, biết
ơn,... với những người dân chất phác, hồn hậu ở
thôn quê), điều chỉnh những suy nghĩ sai lệch của
các em.
3. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp
cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu - Học sinh thực hiện.
về cây cối, con vật, mọi thứ xung quanh (kích cỡ,
màu sắc, hình dạng, số lượng,...).

TUẦN 33
Bài: ÔN TẬP CUỐI NĂM (tiết 1)
NGÀY DẠY: 01/5/2024
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng: Ôn tập
+ Đếm, lập số, đọc, viết số trong phạm vi 100
+ Sử dụng những hiểu biết về cấu tạo số:
 Phân loại nhóm các đồ vật: hình dạng, kích cỡ, màu sắc, phương hướng.
+ Nhận dạng các hình phẳng và hình khối đã học
 Nhận diện các hình phẳng đã học ở các mặt của hình khối.
 Giải quyết được vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến khả năng (lăn) của một
hình khối
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:

106
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, hợp tác nhau trong học tập và làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin và giải quyết vấn đề theo
hướng dẫn của GV.
b. Năng lực đặc thù:
- Tư duy và lập luận toán học: Thông qua việc quan sát tranh, mô hình toán học, HS nói được
kết quả của việc quan sát theo từng hoạt động cụ thể
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Nhận biết và sử dụng sơ đồ tách – gộp, khối lập
phương để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Giao tiếp toán học: Biết trình bày, diễn đạt (nói và viết) kết quả để người khác hiểu.
3. Phẩm chất:
- Biết giữ gìn đồ dùng học tập và sắp xếp gọn gang, ngăn nắp.
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
4. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Mĩ thuật, Tự nhiên và xã hội, Tiếng việt.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV: Hình vẽ cho các bài tập
- HS: Tranh bài tập trang148, bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU


TIẾT 1
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Khởi động: (2’) Hát bài: “Những ngón tay ngoan".

Hoạt động 1: Quan sát và phân loại (15’)


1. Mục tiêu: Phân loại nhóm các đồ vật theo hình dạng, kích cỡ, màu sắc, phương hướng.
2. Thiết bị dạy học: tranh bài tập 1/148, bảng con
3. Phương pháp, hình thức: Hỏi đáp, thực hành cá nhân - nhóm
4. Sản phẩm thu được: HS nêu đúng các hình dạng, kích cỡ, màu sắc, phương hướng của các nhóm đồ
vật.

-Gọi Hs đọc yêu cầu


-Hướng dẫn thực hiện câu mẫu: Có tất cả bao nhiêu cái -Quan sát và phân loại những chiếc
bánh? Gồm những loại nào? Mỗi loải có bao nhiêu cái? … bánh.
Yêu cầu HS viết sơ đồ tách – gộp Trao đổi theo nhóm đôi.
- Thực hiện thao tác tách - gộp theo cá
Tương tự theo mẩu nhân.
Cho Hs quan sát tranh và phân loại: màu sắc, kích cỡ, -Viết phép tính
phương hướng (hình a, b, c) Trao đổi theo nhóm
Yêu cầu HS thực hiện tách – gộp ở mỗi trường hợp
-Thực hiện và trình bày
(Lưu ý Hs câu c: xe ô tô quay đầu sang phải hay quay đầu - Nhận xét bổ sung
sang trái)
=> Chốt nội dung, chuyển ý
Hoạt động 2: Nhận diện các hình phẳng và hình khối (11’)
1. Mục tiêu: Nhận diện các hình phẳng và hình khối đã học.
2. Thiết bị dạy học: phiếu bài tập 2/148, bảng con

107
3. Phương pháp, hình thức: Hỏi đáp, thực hành cá nhân - nhóm
4. Sản phẩm thu được: HS tham gia tích cực nhận diện đúng các hình phẳng và hình khối đã học.
- Cho Hs quan sát tranh va nêu tên các đồ vật ở cột bên trái; - Nêu cá nhân
bên trái
- Cho HS đọc yêu cầu – phát phiếu bài tập (nối theo cặp) - Trao đổi và làm bài theo nhón đôi
– Trình bày bài làm
- Gọi Hs giải thích vì sao em chọn
(Lưu ý cho hs nêu các mặt của khối lập phương, hộp sữa là - Nhận xét – sửa sai
hình gì?)
Hoạt động 3: Sắp xếp các đồ dùng (7’))
1. Mục tiêu: Sắp xếp các đồ dùng, vật dụng gọn gàng, ngăn nắp.
2. Thiết bị dạy học: tranh bài tập 3/148, bảng con
3. Phương pháp, hình thức: Hỏi đáp, thực hành cá nhân - nhóm
4. Sản phẩm thu được: HS tham gia tích cực nhận diện đúng các hình phẳng và hình khối đã học.
- Đưa nội dung bài tập - Đọc yêu cầu
-Thảo luận nhóm đôi
-Trình bày trước lớp: (Cần xếp lại: cuộn
giấy, chai nước xanh đậm, quả cam)
- Gọn gang ngăn nắp
- Yêu cầu HS nói lí do tại sao phải xếp lại đồ vật và xếp lại chai nước, cuộn giấy, li nước,… có đáy
như thế nào? hình tròn, quả cam có dạng hình tròn,
những đồ vật này dễ bị lăn
Hoạt động mở rộng: Khi sắp xếp đồ, lưu ý (4’) -Hs lắng nghe
 Những đồ dễ lăn, dễ rớt.
 Xếp gọn gàng
GDHS thường xuyên sắp xếp bàn học ở lớp, ở nhà, dọn dẹp
nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp
….……………………………

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toán


ÔN TẬP CUỐI NĂM (tiết 2)
Ngày dạy: 02/5/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về các bảng cộng, trừ trong phạm vi 6, 7,
8, 9, 10.
2. Kĩ năng:Thành lập lại các bảng cộng, trừ trong phạm vi 6, 7, 8, 9, 10.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Phát triển cả 5 năng lực: tư duy và lập luận toán học; mô
hình hoá toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học; giải quyết vấn đề toán học;
giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, nhân ái, trách nhiệm, yêu đất nước (kính yêu
và biết ơn Bác Hồ).
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật, Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán;...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét; ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

108
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện tách - gộp - Học sinh thực hiện.
số 10 và 14.
2. Luyện tập
* Mục tiêu:Giúp học sinh thành lập lại các bảng
cộng, trừ trong phạm vi 6, 7, 8, 9, 10.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại,
trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
2.4. Bài 4. Chọn hình, viết phép tính theo mẫu: 2.4. Bài 4:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu của - Học sinh đọc yêu cầu của bài, quan sát tranh và
bài, quan sát tranh, giúp các em nhận biết các nhận biết các việc cần làm.
việc cần làm:
* Viết 4 phép tính:
+ Số ở cáo mẹ có liên quan gì với số ở cáo con? + Mỗi cáo con và cáo mẹ tạo thành 1 sơ đồ tách -
+ Cụ thể? gộp số.
+ Mỗi trường hợp cấu tạo của số 6, ta viết được + Cụ thể: 6 gồm 5 và 1; 6 gồm 4 và 2; 6 gồm 3 và 3.
các phép cộng và phép trừ nào. Từ 6 gồm 5 và 1, + Học sinh đọc:
hãyđọc bốn phép tính! 6 gồm 5 và 1;
5 + 1 = 6; 1 + 5 = 6;
6 – 1 = 5; 6 – 5 = 1.
- Hai trường hợp còn lại, giáo viên dùng kĩ thuật - Học sinh thực hiện.
“Các mảnh ghép”: Giáo viên yêu cầu nửa lớp
viết bốn phép tính từ 6 gồm 4 và 2; nửa lớp viết
hai phép tính từ 6 gồm 3 và 3.

Nghỉ giữa tiết


* Bảng cộng, trừ trong phạm vi 6:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bảng cộng - Học sinh đọc bảng cộng trong phạm vi 6 và
trong phạm vi 6 và bảng trừ trong phạm vi 6. bảng trừ trong phạm vi 6:
5 + 1 = 6; 6 – 1 = 5; 1 + 5 = 6; 6 – 5 = 1;
4 + 2 = 6; 6 – 2 = 4; 2 + 4 = 6; 6 – 4 = 2;
3 + 3 = 6; 6 – 3 = 3.
* Tương tự với gia đình mèo, cá, heo, gà:
- Giáo viên phân mỗi tổ làm một câu, trong một - Học sinh thực hiện theo tổ.
tổ, mỗi em làm một trường hợp,....
- Sau khi sửa bài, giáo viên yêu cầu học sinh luân - Học sinh luân phiên đọc các phép tính ở bảng
109
phiên đọc các phép tính ở bảng cộng và bảng trừ cộng và bảng trừ trong phạm vi 6, 7, 8, 9, 10.
trong phạm vi 6, 7, 8, 9, 10.
3. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp
cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhàđọc lại các - Học sinh thực hiện.
bảng cộng, trừ trong phạm vi 6, 7, 8, 9, 10 cho
người thân cùng nghe.

Kế hoạch bài dạy môn Toán


ÔN TẬP CUỐI NĂM (tiết 3)
Ngày dạy: 03/5/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về tìm thành phần chưa biết, so sánh số.
2. Kĩ năng:Tìm thành phần chưa biết (trong mô hình tách - gộp số); giải quyết
được vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến việc so sánh số.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Phát triển cả 5 năng lực: tư duy và lập luận toán học; mô
hình hoá toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học; giải quyết vấn đề toán học;
giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, nhân ái, trách nhiệm, yêu đất nước (kính yêu
và biết ơn Bác Hồ).
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật, Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán;...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét; ...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại các bảng - Học sinh thực hiện.
cộng, trừ trong phạm vi 6, 7, 8, 9, 10.
2. Luyện tập
* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm thành phần chưa
biết (trong mô hình tách - gộp số); giải quyết được
vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến việc so
sánh số.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại,
trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.

110
* Cách tiến hành:
2.5. Bài 5. Xem tranh: 2.5. Bài 5:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài, khi sửa - Học sinh làm bài, sửa bài và trình bày cách làm.
bài, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày cách
làm.
a) Đếm số khúc gỗ: - Học sinh có thể đếm theo các cách khác nhau:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. đếm từng khúc gỗ; đếm theo chục và số khúc gỗ
lẻ.
b) Hoàn thiện sơ đồ tách - gộp:
- Giáo viên giúp học sinh ôn cấu tạo số. - Học sinh hoàn thiện sơ đồ tách - gộp, đọc sơ
đồ.
2.6. Bài 6. Số? 2.6. Bài 6:
- Giáo viên lưu ý học sinh, xong một dãy số phải - Học sinh làm bài, xong một dãy số, kiểm tra
kiểm tra bằng cách đọc lại toàn bộ dãy số xem có bằng cách đọc lại toàn bộ dãy số xem có phù hợp
phù hợp quy luật. quy luật, sửa bài và nói tên dãy số (quy luật):Dãy
- Khi sửa bài, giáo viên khuyến khích học sinh số tròn chục từ bé đến lớn (dãy số đếm thêm 10);
nói tên dãy số (quy luật). Dãy số đếm thêm 1; Dãy số đếm bớt 1.
Nghỉ giữa tiết
2.7. Bài 7. Điền dấu >, =, <; sắp xếp theo thứ 2.7. Bài 7:
tự:
a) Điền dấu >, =, <:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu: “Hả - Học sinh nói câu: “Hả họng bên nào, bên đó
họng bên nào, bên đó lớn”, nhắc học sinh kiểm lớn”, làm bài, kiểm tra xem viết dấu có đúng
tra xem viết dấu có đúng không. không, sửa bài, giải thích cách so sánh: so sánh
số chục (76 - 82; 70 - 59); so sánh số đơn vị (64 -
61); số có 1 chữ số bé hơn số có 2 chữ số (8 -
b) Sắp xếp theo thứ tự: 13).
- Giáo viên lưu ý học sinh tự xác định yêu cầu để
làm bài và tự kiểm tra sau khi làm bài xong. - Học sinh tự xác định yêu cầu (sắp xếp các số
theo thứ tự từ lớn đến bé), làm bài và tự kiểm tra:
có đúng thứ tự từ lớn đến bé không?
2.8. Bài 8. Xe nào chở nhiều dưa hấu nhất? 2.8. Bài 8:
- Giáo viên hỏi: Quan sát hình vẽ, em nhận biết - Học sinh trả lời: Có ba xe chở dưa hấu, số
điều gì? lượng quả dưa hấu mỗi xe được ghi trên xe.
- Bài toán yêu cầu gì? - Bài toán yêu cầu: Tìm xem xe nào chở nhiều
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài, nêu miệng dưa hấu nhất?
kết quả và trình bày cách so sánh. - Học sinh làm việc theo nhóm đôi, nêu miệng
kết quả và trình bày cách so sánh để tìm số lớn
nhất, lập luận vì sao xe xanh lá chở nhiều nhất.
- Giáo viên hỏi để hệ thống lại cách so sánh số có - Học sinh trả lời: So sánh số chục, số đơn vị.
hai chữ số.
3. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp
cha mẹ hiểu thêm về con em.

111
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhànêu lại - Học sinh thực hiện.
cách so sánh số có hai chữ số cho người thân
nghe.
Tuần 34
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toán
ÔN TẬP CUỐI NĂM (tiết 4)
Ngày dạy: 08/5/2024

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 100.
Làm quen tính chất giao hoán của phép cộng, quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các
trường hợp cụ thể.
2. Kĩ năng: Thực hiện cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10; thực hiện cộng, trừ trong
phạm vi 100 (nhẩm, viết); tính toán với các trường hợp có hai dấu phép tính (cộng, trừ).
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Phát triển cả 5 năng lực: tư duy và lập luận toán học; mô
hình hoá toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học; giải quyết vấn đề toán học;
giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, nhân ái, trách nhiệm, yêu đất nước (kính yêu
và biết ơn Bác Hồ).
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật, Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán;...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét; ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại cách so sánh - Học sinh nêu.
số có hai chữ số.
2. Luyện tập
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện cộng, trừ
nhẩm trong phạm vi 10; thực hiện cộng, trừ trong
phạm vi 100 (nhẩm, viết); tính toán với các
trường hợp có hai dấu phép tính (cộng, trừ). Làm
quen tính chất giao hoán của phép cộng, quan hệ
giữa phép cộng và phép trừ qua các trường hợp
cụ thể.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại,

112
trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
2.9. Bài 9. Đặt tính rồi tính: 2.9. Bài 9:
- Trước khi làm bài, giáo viên yêu cầu học sinh - học sinh nhắc lại một số lưu ý về cách đặt tính,
nhắc lại một số lưu ý: tính và kiểm tra kết quả.
+ Đặt tính (số chục dưới số chục, số đơn vị dưới - Học suinh làm bài, sửa bài.
số đơn vị).
+ Tính (từ phải sang trái).
+ Kiểm tra kết quả (kiểm tra các số và dấu phép
tính có đúng như đề bài cho, kiểm tra cách tính
toán, có thể dùng phép cộng để kiểm tra phép
trừ, dùng tính chất giao hoán để thử phép cộng).
2.10. Bài 10. Tính nhẩm: 2.10. Bài 10:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tính từ trái sang - Học sinh tính từ trái sang phải.
phải. Tuy nhiên, khuyến khích các cách làm trên - Học sinh chỉ cần viết kết quả cuối cùng.
cơ sở hiểu tính chất phép tính. Ví dụ: 90 – 20 –
30 = 40. Học sinh có thể lập luận: Trừ 20 rồi trừ
30 tức là trừ 50, 90 trừ 50 bằng 40.
Nghỉ giữa tiết
2.11. Bài 11. Đúng ghi đ, sai ghi s vào ô trống: 2.11. Bài 11:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận và thực - Học sinh làm việc theo nhóm đôi, thảo luận và
hiện. Khi sửa bài, yêu cầu học sinh giải thích thực hiện, sửa bài, giải thích:
theo hai tiêu chí: đặt tính và rính. + Bài thứ nhất: đ vì đặt tính đúng, tính đúng.
+ Bài thứ hai: s vì đặt tính đúng nhưng tính sai
(nhầm phép tính: trừ nhưng làm thành cộng).
+ Bài thứ ba: s vì đặt tính sai (3 đơn vị viết dưới
9 chục).
+ Bài thứ tư: đ vì đặt tính đúng, tính đúng.
2.12. Bài 12. Số? 2.12. Bài 12:
- Guiáo viên giới thiệu: Có bốn chồng gạch được - Học sinh quan
sắp xếp như hình vẽ. Các viên gạch màu đậm đã sát, lắng nghe.
có số, các viên gạch màu nhạt chưa có số.
- Yêu cầu của bài là gì? - Học sinh trả lời: Tìm số cho các viên màu
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận, tìm quy nhạt).
luật xếp gạch. - Học sinhlàm việc theo nhóm 4, thảo luận, tìm
quy luật xếp gạch. Sau khi làm xong, kiểm tra lại
- Giáo viên khuyến khích các em nêu quy luật, xem có đúng như quy luật đưa ra.
thể hiện nội dung bài làm ở hình ảnh đã được vẽ - Các nhóm trình bày trước lớp, nêu quy luật, thể
sẵn trên bảng. hiện nội dung bài làm ở hình ảnh đã được vẽ sẵn
- Giáo viên khái quát (dùng chồng gạch thứ nhất trên bảng.
minh hoạ): Các số trong ba viên gạch này có liên - Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách, chẳng
quan với nhau không? hạn: Giống sơ đồ tách – gộp số; Cộng hai số
- Giáo viên lưu ý học sinh: chỉ có ba viên gạch dưới thì được số trên, …
sắp xếp như vậy thì mới giống sơ đồ tách - gộp - Học sinh lắng nghe.
số.
113
- Giáo viên dùng tay che một trong ba ô, yêu cầu - Học sinh nói cách tìm số bị che dựa vào hai số
học sinh nói cách tìm số bị che dựa vào hai số không che. Cả lớp kiểm tra bài đã làm của các
không che. nhóm ở trên bảng.
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toán
ÔN TẬP CUỐI NĂM (tiết 5)
Ngày dạy: 09/5/2024

I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng: Ôn tập
- Số và phép tính :
+ Đếm, lập số, đọc, viết số trong phạm vi 100
+ Sử dụng những hiểu biết về cấu tạo số:
 Phân loại nhóm các đồ vật theo các tiêu chí: hình dạng, kích cỡ, màu sắc, phương hướng.
 Tìm thành phần chưa biết (trong mô hình tắt – gộp số).
+ Thực hiện cộng, trừ trong phạm vi 100.
+ Tính toán với các trường hợp có hai dấu phép tính (cộng, trừ)
+ Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể
+ Giải toán có lời văn.
5. Năng lực:
c. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, hợp tác nhau trong học tập và làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin và giải quyết vấn đề theo hướng dẫn
của GV.
d. Năng lực đặc thù:
- Tư duy và lập luận toán học: Thông qua việc quan sát tranh, mô hình toán học, HS nói được kết quả
của việc quan sát theo từng hoạt động cụ thể
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Nhận biết và sử dụng sơ đồ tách – gộp, khối lập phương để
thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Giao tiếp toán học: Biết trình bày, diễn đạt (nói và viết) kết quả để người khác hiểu.
6. Phẩm chất:
- Biết giữ gìn đồ dùng học tập và sắp xếp gọn gang, ngăn nắp.
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
7. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Mĩ thuật, Tự nhiên và xã hội, Tiếng việt.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV: Hình vẽ cho các bài tập số 12
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 5
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Khởi động: (3 phút) - Cả lớp hát.
- Cho cả lớp hát bài “ Lý cây xanh ”. - Chú ý lắng nghe và ghi tựa
-GV chuyển ý giới thiệu bài

114
2. Ôn tập:
2.1. Mục tiêu: Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể.
2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS thực hiện theo hiệu lệnh chính xác, nhanh.
2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: Nhận biết và sử dụng sơ đồ tách – gộp, khối lập phương để thực hiện
nhiệm vụ học tập.

Bài 12 Tìm hiểu bài:


-Có 4 chồng gạch được xếp như hình vẽ. Các viên gạch màu
đậm đã có số, các viên gạch màu nhạt chưa có số.
-Yêu cầu của bài là gì ?
-GV yêu cầu HS chia nhóm 4 thảo luận, tìm quy luật xếp -HS: Tìm số cho các viên gạch màu
gạch. nhạt.
-GV yêu cầu các nhóm thực hiện.
- GV sửa bài( dùng chồng gạch thứ nhất minh họa). -HS thảo luận nhóm, đại diện trình bày
* Các số trong 3 viên gạch này có liên quan với nhau không ? trước lớp.
-Giống sơ đồ tách – gộp số. -HS trả lời theo nhiều cách
-Cộng 2 số dưới thì được số trên.
-GV lưu ý HS chỉ có 3 viên gạch sắp xếp như vậy (viên gạch
hàng trên nằm giữa hai viên hàng dưới) thì mới giống sơ đồ
tách - gộp số.
+ GV dùng tay che một trong 3 ô, HS nói cách tìm số bị che
dựa vào 2 số không che.
+ Yêu cầu cả lớp kiểm tra bài đã làm của các nhóm trên bảng.
Bài 13 GV nhắc lại trình tự làm ( Bài 4 SGK trang 176).
-GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân
-GV theo dõi sửa bài, dẫn dắt theo trình tự. -HS làm việc cá nhân
3 Củng cố- dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
HS chuẩn bị bài tiết sau.

Bài: ÔN TẬP CUỐI NĂM (Tiết 6)


NGÀY DẠY: 10/5/2024
I.Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức, kĩ năng: Ôn tập
- Số và phép tính :
+ Giải quyết được vấn đề thực tiễn, đơn giản liên quan đến việc so sánh số
- Hình học và đo lường:
+ Đo đồ vật cụ thể bằng thước có vạch cm
+ Ghi nhớ một vài số đo các bộ phận trên cơ thể.
8. Năng lực:
e. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, hợp tác nhau trong học tập và làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin và giải quyết vấn đề theo
hướng dẫn của GV.
f. Năng lực đặc thù:
- Giao tiếp toán học: Biết trình bày, diễn đạt (nói và viết) kết quả để người khác hiểu.

115
9. Phẩm chất:
- Biết giữ gìn đồ dùng học tập và sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
10. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Mĩ thuật, Tự nhiên và xã hội, Tiếng việt.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- HS: Thước thẳng có vạch chia cm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


1. Khởi động: (3 phút) -Cả lớp cùng chơi.
- Cho cả lớp chơi trò chơi “ dài, ngắn, cao, thấp”
-GV chuyển ý giới thiệu bài
- Chú ý lắng nghe và ghi tựa
2. Trò chơi
2.1. Mục tiêu: Giải quyết được vấn đề thực tiễn, đơn giản liên quan đến việc so sánh số
2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS thực hiện theo hiệu lệnh chính xác, nhanh.
2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS biết so sánh số

2.4. Cách thực hiện


Bài 14 : Trò chơi
GV hướng dẫn HS chơi trò chơi (SGK/154)
- Gọi 2 HS lên bảng chơi trước lớp. - 2 HS lên bảng chơi mẫu
- GV nhận xét trò chơi, chốt lại kết quả đúng - HS chơi trò chơi theo nhóm đôi và ghi lại kết
quả chơi
Bài 15 : Tìm hiểu bài
GV gọi HS đọc nội dung bài 15/154 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm
- HS đọc câu hỏi và các yêu cầu cần thông báo về
số đo.
- ( Khi đọc, thay “?” bằng từ “bao nhiêu”.
VD: Ngón trỏ dài khoảng bao nhiêu xăng-ti-mét? ) \
- Sau mỗi câu hỏi, GV minh họa cụ thể (bằng cách
dùng bàn tay, bước chân, sải tay).
VD: Chiều dài ngón tay là khoảng cách từ đâu tới
đâu (Minh họa trên ngón tay giáo viên).
- GV yêu cầu HS nhận biết cần phải viết các số đo
theo yêu cầu (4 số đo đầu, đơn vị là xăng-ti-mét; số
đo cuối cùng đơn vị là gang tay). - HS thực hiện nhóm đôi
- HS nhớ được số đo nào thì viết ngay, sau đó đo
lại kiểm tra
- GV theo dõi giúp đỡ HS (nếu cần) - Các số đo không nhớ hoặc chưa đo bao giờ
- GV nhận xét kết quả của HS (bước chân, sải tay), các HS giúp nhau đo.
- Với số đo gang tay, có thể tiến hành như sau: - HS thông báo các số đo.
+ Gọi 1 HS có số đo trung bình nói số đo của mỉnh
(chẳng hạn, bạn Nam nói: Gang tay em dài 15cm).
+ Các bạn nào có gang tay dài bằng bạn Nam?
+ Các bạn nào có gang tay ngắn hơn bạn Nam? - HS theo dõi trả lời câu hỏi.
+ Lớp ta, bạn nào có gang tay ngắn nhất?

116
+ Các bạn nào có gang tay dài hơn bạn Nam?
+ Lớp ta, bạn nào có gang tay dài nhất ?
- GV nhắc HS ghi nhớ ít nhất 2 số đo: gang tay,
bước chân.
* Lưu ý: GV luôn nhắc lại độ lớn 1cm khoảng
chiều ngang móng tay ngón trỏ.

Bài 16: Em đo hộp bút của em


- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
+ Yêu cầu HS quan sát hình vẽ để bước đầu nhận
biết 2 kích thước của hộp bút ( chiều dài,chiều -1 HS đọc yêu cầu bài.
rộng). - HS theo dõi, làm theo yêu cầu của GV.
+ Cầm hộp bút bằng 1tay, dùng ngón trỏ bàn tay
còn lại vuốt theo mép hộp bút, nói: dài, rộng ( GV
có làm mẫu ).
+ GV yêu cầu HS không có hộp bút thay bằng SGK
Toán 1.
+ HS nhận biết, cần phải đo hai cạnh hộp bút và - HS thực hành đo, báo cáo kết quả.
viết số đo.

3 Củng cố: Trò chơi : “ Đố bạn” ( 5 phút)


3.1.Mục tiêu: HS biết so sánh số và tham gia chơi vui vẻ.
3.2.Dự kiến sản phẩm học tập: HS biết cách tham gia trò chơi.
3.3.Dự kiến tiêu chí đánh giá: biết so sánh số, đọc số, viết số, tham gia chơi nhiệt tình, vui vẻ.
3.4.Cách thực hiện:
-GV hướng dẫn HS cách chơi. Chú ý lắng nghe.
-Yêu cầu 1 bạn nêu 2 số bất kì, bạn khác sẽ trả lời, so sánh 2 - Thực hiện.
số đó.
-Hướng dẫn cách chơi và cho HS bắt đầu chơi: + HS tham gia chơi
GV và HS nhận xét, tuyên dương.
4.Hoạt động ở nhà:
GV nhắc HS về nhà thực hành đo đồ vật với thước đo xăng-ti-
mét.

Tuần 35
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toán tiết 1
CÁC SỐ ĐẾN 100
ÔN TẬP CUỐI NĂM (tiết 7)
Ngày dạy: 15/5/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về xem giờ và đọc lịch (lịch tờ hằng
ngày).
2. Kĩ năng: Giải quyết được vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến xem giờ đúng
và đọc lịch (lịch tờ hằng ngày).
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.

117
4. Năng lực chú trọng: Phát triển cả 5 năng lực: tư duy và lập luận toán học; mô
hình hoá toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học; giải quyết vấn đề toán học;
giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, nhân ái, trách nhiệm, yêu đất nước (kính yêu
và biết ơn Bác Hồ).
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật, Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán;...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét; ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói số đo của ngón - Học sinh nói.
trỏ, bàn tay, gang tay, bước chân, sải tay của mình.
2. Luyện tập
* Mục tiêu:Giúp học sinh giải quyết được vấn đề
thực tiễn đơn giản liên quan đến xem giờ đúng và
đọc lịch (lịch tờ hằng ngày).
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại,
trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
2.17. Bài 17. Xem lịch, xem giờ: 2.17. Bài 17:
a) Đọc các tờ lịch sau:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu, nhận - Học sinh đọc yêu cầu, nhận biết cần đọc hai
biết cần đọc hai thông tin theo thứ tự: Thứ, ngày thông tin theo thứ tự: Thứ, ngày (đọc tất cả
(đọc tất cả các tờ lịch). các tờ lịch).
- Nếu học sinh lúng túng hoặc sai “Thứ”, giáo viên - Học sinh thực hiện theo nhóm đôi, quan sát
yêu cầu đọc các “Thứ” lần lượt từ trái sang phải và tờ lịch thứ nhất, tìm: thứ, ngày.
dừng lại ở tờ lịch đọc sai.Ví dụ: thứ sáu, thứ bảy, - Hai bạn đọc lịch cho nhau nghe.
chủ nhật, thứ hai, thứ ba. - Học sinh đọc lớn các tờ lịch.
- Nếu học sinh đọc sai “Ngày”, cũng yêu cầu đọc
các ngày từ trái sang phải và dừng lại ở ngày đọc
sai. - Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.
- Giáo viên gợi ý để học sinh nhận biết: 7 tờ lịch
tương ứng với 7 ngày liên tiếp, đó cũng là số ngày
118
của một tuần.
b) Xem thông báo thứ mấy đi tham quan?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh nhận biết hai việc cần làm:Đọc
thông báo; xác định xem thứ mấy đi tham
- Chẳng hạn, hôm nay có thông báo viết trên bảng quan.
lớp. Dòng đầu tiên trên bảng viết gì? +Thứ, ngày.
+Thứ, ngày của hôm nào?
+Hãy nói rõ, Hôm nay là thứ mấy, ngày nào? +Hôm nay.
+Hãy tìm tờ lịch ngày hôm nay. +Hôm nay là thứ sáu, ngày 14.
+ Tờ lịch nào là ngày 19? +Tờ lịch đầu tiên.
- Khi sửa bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc đầy + Tờ lịch áp cuối/áp chót.
đủ thông báo và giải thích tại sao lại là thứ tư. - Học sinh thực hiện theo nhóm đôi, đọc kĩ
thông báo, thảo luận, xác định “Thứ” đi tham
quan, sửa bài, đọc đầy đủ thông báo, giải
- Giáo viên mở rộng:19/5 là ngày gì? thích: dựa vào tờ lịch ngày 19.
+ Tại sao lại đi tham quan bến Nhà Rồng? + Ngày sinh của Bác Hồ.
- Giáo viên nói vắn tắt công lao to lớn của Bác Hồ và + Đây là khu di tích lịch sử:Nơi Bác Hồ
tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi.Tới thứ Tư, xuống tàu vào ngày 05/06/1911, sang Pháp
ngày 19 rồi, cả lớp mình cùng đi tham quan bến Nhà để tìm đường cứu nước.
Rồng.
Nghỉ giữa tiết
c) Quan sát tranh:
- Giáo viên hướng dẫn học sinhquan sát, nói nội - Học sinh quan sát, nói nội dung từng bức
dung từng bức tranh. Chẳng hạn:Lúc 7 giờ, xe tranh (theo gợi ý của bạn Ong).
khởi hành từ trường; lúc 8 giờ, tới bến Nhà Rồng;
lúc 10 giờ, lên xe ra về; lúc 11 giờ, về tới trường. - Học sinh đọc tiếp yêu cầu, nhận biết cần
- Khi sửa bài, giáo viên yêu cầu học sinh giải xác định những chỗ trống được viết gì.
thích. - Dựa vào hình vẽ và nội dung từng bức
tranh, học sinh thực hiện các yêu cầu của bài
rồitrình bày trước lớp, giải thích.

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 2


CÁC SỐ ĐẾN 100
THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM: ONG VÀ HOA
Ngày dạy: 16/5/2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

119
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về đọc, đếm các số trong phạm vi 100;
đếm thêm 2, đếm thêm 5, đếm thêm 10.
2. Kĩ năng:Ôn tập các kĩ năng về đọc, đếm các số trong phạm vi 100; đếm thêm 2,
đếm thêm 5, đếm thêm 10.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học,
giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, nhân ái, trách nhiệm.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán;...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; các đồ dùng học tập hằng ngày; ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hỏi: Tại sao lại đi tham quan bến Nhà - Học sinh trả lời.
Rồng?.
2. Luyện tập
* Mục tiêu: Giúp học sinh đọc, đếm các số trong
phạm vi 100; đếm thêm 2, đếm thêm 5, đếm thêm
10.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại,
trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành: - Học sinh trả lời: tổ ong, trên đó có ghi
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh và những con số các bông hoa màu đỏ, hồng.
trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì?
2.1. Bài 1. Đọc các số theo thứ tự từ 1 đến 100: 2.1. Bài 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu, nhận - Học sinh đọc yêu cầu, nhận biết: Số bé nhất
biết: Số bé nhất trong hình, số lớn nhất trong hình; trong hình (số 1), số lớn nhất trong hình (số
cần đọc theo thứ tự nào? 100); cần đọc theo thứ tự : 1, 2, 3, 4, 5,…,
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm và đọc số, yêu 100.
cầu học sinh vừa đọc vừa chỉ tay vào số đó. - Học sinh làm việc theo nhóm đôi, tìm và
- Giáo viên mở rộng bài học cho học sinh: Ong đọc số (vừa đọc vừa chỉ tay vào số).
sống theo đàn, mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, - Học sinh quan sát, lắng nghe.
ong non... và có sự phân công công việc rõ ràng.
120
Ong làm việc rất chăm chỉ, hút mật hoa, lấy phấn
hoa.
2.2. Bài 2. Viết các số từ 50 đến 59: 2.2. Bài 2:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu và - Học sinh đọc yêu cầu.
làm bài, sửa bài. - Học sinh viết dãy số từ 50 đến 59 vào bảng
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. con và trình bày trước lớp.
- Giáo viên mở rộng: yêu cầu học sinh nhận xét về - Học sinh nhận xét về số chục, số đơn vị của
số chục, số đơn vị của dãy số; cách đọc các số: 51; dãy số; cách đọc các số: 51; 54; 55; nói tách -
54; 55; nói tách - gộp số (cấu tạo một số tuỳ ý). gộp số (cấu tạo một số tuỳ ý).
Nghỉ giữa tiết
2.3. Bài 3. Đếm nhanh: 2.3. Bài 3:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ - Học sinh quan sát tranh và xác định nhiệm
các bông hoa quanh tổ ong, nhận biết: các bông vụ: đếm nhanh.
hoa có hai màu. Các bông hoa đều có đặc điểm: 5 - Học sinh làm việc theo nhóm đôi, tìm cách
cánh. đếm nhanh, thực hành đếm và ghi lại kết quả.
- Học sinh trình bày kết quả đếm và cách
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và hệ thống lại cách đếm, các nhóm bổ sung.
đếm nhanh ở bài này. - Cả lớp cùng đếm.
* Đếm số bông hoa:
- Giáo viên yêu cầu cả lớp cùng đếm (lưu ý thao
tác “làm dấu” khi đếm bằng cách đặt hai đầu ngón
trỏ và ngón giữa vào cặp hoa đang đếm).
* Đếm số cánh hoa đỏ: Thực hiện tương tự. - Học sinh quan sát, lắng nghe.
- Giáo viên mở rộng:Để đếm nhanh, khi nào nên
đếm thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10, cho ví dụ.
Thêm 1: Số lượng trong phạm vi 10.
Thêm 2: Số lượng lớn hơn 10, đặc biệt khi xuất
hiện các “cặp”. Ví dụ: Đếm chân của nhiều con
vật 2 chân (gà, vịt, chim,…)
Thêm 5: Khi có các nhóm 5
Ví dụ: Mỗi hộp có 5 cái bánh,…
Thêm 10: Những thứ để thành từng chục.
Ví dụ: Bó hoa, xâu bánh ú, chục trứng, hộp bút
sáp 10 cái,…

KIỂM TRA CUỐI NĂM

121

You might also like