Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

CHƯƠNG 6: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC

A. PHẦN LÍ THUYẾT

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM BÀI 5: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC

1. Tốc độ phản ứng

* Tốc độ phản ứng của phản ứng hóa học là đại lượng đặc trung cho sự biến thiên
nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm tạo thành trong một đơn vị thời
gian.
Tốc độ phản ứng khí hiệu là v, có đơn vị: (đơn vị nồng độ)/(đơn vị thời gian)
* Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ được tính trong một khoảng thời gian phản
ứng.
* Cho phản ứng tổng quát: aA + bB   cC + dD
Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:
1 C 1 C 1 C 1 C
v . A =  . B = . C = . D
a t b t c t d t
Trong đó: v : tốc độ trung bình của phản ứng;
∆C = C2 – C1: sự biến thiên nồng độ;
∆t = t2 – t1: biến thiên thời gian;
C1, C2 là nồng độ của một chất tại 2 thời điểm tương ứng t1, t2.
2. Biểu thức tốc độ phản ứng (Định luật tác dụng khối lượng)

Phản ứng đơn giản có dạng: aA + bB   cC + dD


* Mối quan hệ giữa nồng độ và tốc độ tức thời của phản ứng hóa học được biểu diễn
bằng biểu thức: v  k.CaA .CbB
Trong đó, k là hằng số tốc độ phản ứng; CA, CB là nồng độ (M) chất A, B tại thời điểm
đang xét.
* Khi nồng độ chất phản ứng bằng đơn vị (1 M) thì k = v, vậy k là tốc độ của phản ứng
và được gọi là tốc độ riêng, đây là ý nghĩa của hằng số tốc độ phản ứng.
* Hằng số k chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất phản ứng và nhiệt độ.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

a. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng

Khi nồng độ chất phản ứng tăng lên, số va chạm giữa các hạt tăng lên, làm số va chạm
hiệu quả cũng tăng lên và dẫn đến tốc độ phản ứng tăng lên.
b. Ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng

Trong hỗn hợp khí, nồng độ mỗi khí tỉ lệ thuận với áp suất của nó. Khi nén hỗn hợp khí
(giảm thể tích) thì nồng độ mỗi khí tăng lên. Việc tăng áp suất hỗn hợp khí cũng tương
tự như tăng nồng độ, sẽ làm tốc độ phản ứng tăng.

Việc thay đổi áp suất không làm ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng không có chất khí
tham gia.
c. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng

- Khi tăng nhiệt độ, các hạt (phân tử, nguyên tử hoặc ion) sẽ chuyển động nhanh hơn,
động năng cao hơn. Khi đó, số va chạm hiệu quả giữa các hạt tăng lên, dẫn đến tốc độ
phản ứng tăng.
- Mối quan hệ giữa nhiệt độ và tốc độ phản ứng hóa học được biểu diễn bằng công thức:
t 2  t1
vt 2
  10
vt1
Trong đó: vt 2 , vt1 là tốc độ phản ứng ở 2 nhiệt độ t1 và t2; γ là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff.

d. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng

Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, số va chạm giữa các chất đầu tăng lên, số va chạm
hiệu quả cũng tăng theo, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.
e. Ảnh hưởng của chất xúc đến tốc độ phản ứng

Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học, nhưng vẫn được bảo toàn về lượng
và chất khi kết thúc phản ứng.
III. ĐỀ TỰ LUYỆN PHẦN LÍ THUYẾT

3.1. Phần tự luận

Câu 1: Cho phản ứng của các chất ở thể khí: 2NO + 2H2   N2 + 2H2O
Hãy viết biểu thức tính tốc độ trung bình theo sự biến đổi nồng độ chất đầu và chất sản
phẩm của phản ứng trên.
Câu 2: Cho phản ứng: 6CH2O + 4NH3   (CH2)6N4 + 6H2O. Hãy viết biểu thức tính tốc độ
trung bình theo sự biến đổi nồng độ chất đầu và chất sản phẩm của phản ứng trên.
Câu 3: Hoàn thành bảng sau, cho biết mỗi thay đổi sẽ làm tăng hay giảm tốc độ của phản ứng?
Yếu tố ảnh hưởng Tốc độ phản ứng
Đun nóng chất tham gia Tăng
Thêm chất xúc tác phù hợp
Pha loãng dung dịch
Ngưng dùng enzyme (chất xúc tác)
Giảm nhiệt độ
Tăng nhiệt độ
Giảm nhiệt tích bề mặt
Tăng nồng độ chất phản ứng
Chia nhỏ chất phản ứng thành mảnh nhỏ
Câu 4: Hoàn thành bảng sau, cho biết yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong từng
trường hợp.
Tình huống Yếu tố ảnh hưởng
Duy trì thổi không khí vào bếp để than cháy đều
Than đá được nghiền nhỏ dùng trong quá trình
luyện kim loại
Thức ăn được tiêu hóa trong dạ dày nhờ acid và
enzyme
Xác của một số loài động vật được bản quản
nguyên vẹn ở Bắc cực và Nam cực hàng ngàn
năm
Vụ nổ bụi xảy ra tại một xưởng cưa
Câu 5: Hoàn thành bảng sau, cho biết yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong từng
trường hợp.
Tình huống Yếu tố ảnh hưởng
Than củi đang cháy, dùng quạt thổi thêm không
khí vào, sự cháy diễn ra mạnh hơn
Phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 diễn ra nhanh
hơn khi có mặt V2O5
Aluminium (Al) dạng bột phản ứng với dung
dịch hydrochloric acid nhanh hơn so với Al
dạng lá
Để thực phẩm trong tủ lạnh giúp cho thực phẩm
được tươi lâu hơn
Sử dụng nồi áp suất để hầm thức ăn giúp thức
ăn nhanh chín
Sử dụng các loại men thích hợp để làm sữa
chua, lên men rượu, giấm,…
Câu 6: Sục khí CO2 vào bình chứa dung dịch Na2CO3.
a) Tốc độ hấp thụ khí CO2 sẽ thay đổi như thế nào nếu thêm các chất sau đây vào dung
dịch Na2CO3?
(i) HCl; (ii) NaCl; (iii) H2O; (iv) K2CO3.
b) Nếu tăng áp suất, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?
Câu 7: Cho các phản ứng hóa học sau:
a) Fe3O4(s) + 4CO(g)   3Fe(s) + 4CO2(g)
b) 2NO2(g) 
 N2O4(g)
c) H2(g) + Cl2(g) 
 2HCl(g)
d) CaO(s) + SiO2(s) 
 CaSiO3(s)
e) CaO(s) + CO2(g) 
 CaCO3(s)
g) 2KI(aq) + H2O2(aq)   I2(s) + 2KOH(aq)
Tốc độ những phản ứng nào ở trên thay đổi khi áp suất thay đổi.
Câu 8: Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) FeCl3 + 3NaOH   Fe(OH)3 + 3NaCl
(2) 3Fe + 2O2 
 Fe3O4
(3) 4K + O2 
 2K2O
(4) CH3COOH + C2H5OH   CH3COOC2H5 + H2O
Ở điều kiện thường, phản ứng nào xảy ra nhanh, phản ứng nào xảy ra chậm?
Câu 9: Cho các phản ứng hóa học sau:
a) CH3COOC2H5(l) + H2O(l)   CH3COOH(l) + C2H5OH(l)
b) Zn(s) + H2SO4(aq) 
 ZnSO4(aq) + H2(g)
c) H2C2O4(aq) + 2KMnO4(aq) + 8H2SO4(aq)   10CO2(g) + 2MnSO4(aq) +
8H2O(l)
Tốc độ các phản ứng trên sẽ thay đổi như thế nào nếu ta thêm nước vào bình phản ứng?
Câu 10: Thực hiện hai thí nghiệm của cùng một lượng CaCO3 với dung dịch HCl (dư) có nồng
độ khác nhau. Thể tích khí CO2 thoát ra theo thời gian được ghi lại trên đồ thị sau:
Phản ứng nào đã dùng HCl với nồng độ cao hơn?
Câu 11: Áp suất ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nào sau đây?
N2(g) + 3H2(g)   2NH3(g)
0
xt, t
(1)
CO2(g) + Ca(OH)2(aq) 
 CaCO3(s) + H2O(l) (2)
SiO2(s) + CaO(s) 
 CaSiO3(s) (3)
BaCl2(aq) + H2SO4(aq)   BaSO4(s) + 2HCl(aq) (4)
Câu 12: Thực hiện hai phản ứng phân hủy H2O2: một phản ứng có xúc tác MnO2, một phản ứng
không có xúc tác. Đo thể tích khí oxygen theo thời gian và biểu diễn trên đồ thị như hình
dưới:

Đường phản ứng nào trên đồ thị tương ứng với có xúc tác, với phản ứng không có xúc
tác?
Câu 13: Hãy cho biết trong các phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ nhanh, phản ứng nào có
tốc độ chậm.
a) Đốt cháy nhiên liệu.
b) Iron (Fe) bị gỉ.
c) Trung hòa acid – base.
Câu 14: Xét phản ứng: H2 + Cl2   2HCl
Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ một chất trong phản ứng theo thời gian, thu được đồ thị
như sau:
a) Đồ thị này mô tả sự thay đổi nồng độ theo thời gian của chất nào?
b) Nêu đơn vị của tốc độ phản ứng trong trường hợp này.
Câu 15: Thực hiện phản ứng: 2ICl + H2   I2 + 2HCl
Nồng độ đầu của ICl và H2 được lấy đúng theo tỉ lệ hợp thức. Nghiên cứu sự thay đổi
nồng độ các chất tham gia và chất tạo thành trong phản ứng theo thời gian, thu được đồ
thị sau:

Cho biết các đường (a), (b), (c), (d) tương ứng với sự biến đổi nồng độ các chất nào
trong phương trình phản ứng trên. Giải thích.
Câu 16: Có hai miếng iron (Fe) có kích thước giống hệt nhau, một miếng là khối Fe đặc (A), một
miếng có nhiều lỗ nhỏ li ti bên trong và trên bề mặt (B). Thả hai miếng Fe vào hai cốc
đựng dung dịch HCl cùng thể tích và nồng độ, theo dõi thể tích khí hydrogen thoát ra
theo thời gian. Vẽ đồ thị thể tích khí theo thời gian, thu được hai đồ thị sau:

Cho biết đồ thị nào mô tả tốc độ thoát khí của miếng Fe (A), miếng Fe (B). Giải thích.
Câu 17: Xúc tác có hiệu quả cao là xúc tác làm tăng nhanh tốc độ phản ứng. Hai chất MnO2 và
Fe2O3 đều có khả năng xúc tác cho phản ứng phân hủy H2O2. Đo nồng độ H2O2 theo
thời gian, thu được đồ thị sau:
Cho biết xúc tác nào có hiệu quả hơn? Giải thích.
Câu 18: Cùng một lượng kim loại Zn phản ứng với cùng một thể tích dung dịch H2SO4 1 M,
nhưng ở hai nhiệt độ khác nhau.
Zn + H2SO4   ZnSO4 + H2
Thể tích khí H2 sinh ra ở mỗi thí nghiệm theo thời gian được biểu diễn ở đồ thị sau:

a) Giải thích vì sao đồ thị màu đỏ ban đầu cao hơn đồ thị màu xanh.
b) Vì sao sau một thời gian, hai đường đồ thị lại chụm lại với nhau?
Câu 19: Cho khoảng 2 gam zinc (Zn) dạng hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 2 M (dư) ở
nhiệt độ phòng. Nếu chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây (các điều kiện khác
giữ nguyên) thì tốc độ phản ứng sẽ thay đổi thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không
đổi)?
a) Thay Zn hạt bằng Zn bột cùng khối lượng và khuấy đều.
b) Thay dung dịch H2SO4 2 M bằng dung dịch H2SO4 1 M có cùng thể tích.
c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 50 ℃).
Câu 20: Enzyme catalase phân hủy hydrogen peroxide thành oxygen và nước nhanh gấp khoảng
107 lần sự phân hủy khi không có xúc tác. Giả sử một phản ứng không có xúc tác phân
hủy một lượng hydrogen peroxide mất 360 ngày, hãy tính thời gian (theo giây) cho sự
phân hủy cùng một lượng hydrogen peroxide đó khi sử dụng enzyme catalase làm xúc
tác.
Câu 21: Hai bạn Tôm và Vừng thực hiện một thí nghiệm về sự phân hủy của hydrogen peroxide
với chất xúc tác manganese dioxide (MnO2). Hai bạn thất rằng phản ứng sủi bọt nhiều
và khí thoát ra mạnh khi thêm manganese dioxide.
Hoàn thành các câu sau đây nói về thí nghiệm của hai bạn.
a) Phương trình của phản ứng là:……
b) Chất khí thoát ra là…… và có thể kiểm tra (nhận biết) ra nó bằng cách……
c) Sau một thời gian nhất định, Vừng nói với Tôm là phản ứng đã kết thúc vì……
d) Hai bạn biết rằng chất xúc tác chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không thay đổi về
bản chất hóa học nên Tôm sẽ thu lại manganese dioxide sau khi phản ứng kết thúc bằng
cách……
Câu 22: Chè (trà) xanh là thực phẩm được dùng phổ biến để nấu nước uống, có tác dụng chống
lão hóa, giảm nguy cơ bị ung thư, phòng một số bệnh về tim mạch và giảm cân,… Tuy
nhiên, uống nhiều nước chè xanh hay nước chè đặc sẽ gây thiếu hụt hồng cầu máu, đau
dạ dày, xót ruột, buồn nôn. Caffeine là chất kích thích cũng có nhiều trong lá chè, làm
thần kinh căng thẳng, mất ngủ, suy giảm trí nhớ và dễ gây nghiện.
Hãy làm rõ yếu tố nồng độ các chất có trong lá chè xanh, caffeine ảnh hưởng đến sức
khỏe con người trong khuyến cáo trên.
Câu 23: Bộ chuyển đổi xúc tác là thiết bị được sử dụng để giảm lượng khí thải từ động cơ đốt
trong của ô tô và các loại phương tiện giao thông hiện đại. Thiết bị có sử dụng các kim
loại platium, rhodium và palladium để thúc đẩy quá trình nhường, nhận electron của
chất trong khí thải, nó hoạt động theo cơ chế phản ứng oxi hóa – khử, chuyển đổi khoảng
98% khí thải độc hại thành khí ít độc hại hoặc không độc hại cho môi trường. Khí thải
chứa các hydrocarbon bị oxi hóa thành carbon dioxide, các oxide của nitrogen và oxygen
giải phóng ra môi trường.

Thiết bị trên vận dụng yếu tố nào để tác động đến phản ứng?
Câu 24: Hệ thống phun nhiên liệu điện tử (Electronic Fuel Injection – EFI) được sử dụng trong
động cơ ô tô, xe máy giúp tiết kiệm nhiên liệu, xe vận hành êm và giảm ô nhiễm môi
trường. Hệ thống sử dụng bộ điều khiển điện tử để can thiệp vào bước phun nhiên liệu
vào buồng đốt, nhiên liệu được phun giọt cực nhỏ (1); hệ thống điều chỉnh chính xác tỉ
lệ nhiên liệu – không khí trước khi phun vào buồng đốt, một cách đồng đều, nhiên liệu
được đốt cháy hoàn toàn (2). Khi phương tiện thay đổi vận tốc (tăng hoặc giảm), hệ
thống sẽ nhanh chóng thay đổi lượng nhiêu liệu – không khí phù hợp để phun vào buồng
đốt (3), nên tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường. Các ý
(1), (2), (3) vận dụng yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Câu 25: Trong công nghiệp, vôi sống được sản xuất bằng cách nung đá vôi. Phản ứng hóa học
xảy ra như sau: CaCO3   CaO + CO2
Khi nung, đá vôi cần phải được đập nhỏ nhưng không nên nghiền mịn đá vôi thành bột.
Giải thích.
Câu 26: Khí oxygen và hydrogen có thể cùng tồn tại trong một bình kín ở điều kiện bình thường
mà không nguy hiểm. Nhưng khi có tia lữa điện hoặc một ít bột kim loại được thêm vào
bình thì lập tức có phản ứng mãnh liệt xảy ra và có thể gây nổ.
a) Tia lửa điện có phải chất xúc tác không? Giải thích.
b) Bột kim loại có phải chất xúc tác không? Giải thích.
Câu 27: Chất độc màu da cam dioxin gây tác hại vô cùng nghiêm trọng đối với môi trường và
sức khỏe con người. Nó phân hủy vô cùng chậm trong đất. Nghiên cứu cho thấy phải
mất 8 năm để lượng dioxin trong đất giảm một nửa. Nếu một mảnh đất có chứa 0,128
mg dioxin thì sau bao lâu lượng dioxin còn lại là 10–6 gam dioxin.

You might also like