Cnghe

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

I.

TRẮC NGHIỆM
BÀI 8 PHẦN II
1. Cách sử dụng trang phục
- Tùy theo hoạt động, thời điểm và hoàn cảnh xã hội cần sử dụng các bộ trang
phục khác nhau.
- Trang phục đi học có kiểu dáng đơn giản, gọn gàng dễ mặc, dễ hoạt động, có
màu sắc hài hòa thường được may từ vải sợi pha.
- Trang phục lao động có kiểu dáng đơn giản, rộng, dễ hoạt động, thường có
màu sẫm, được may từ vài sợi bông.
- Trang phục dự lễ hội có kiểu dáng đẹp, trang trọng, có thể là trang phục
truyền thống, tùy thuộc vào tính chất lễ hội.
- Trang phục ở nhà có kiểu dáng đơn giản, thỏa mái, thường được may từ vải
sợi thiên nhiên.
2. Cách phối hợp về trang phục
* Phối hợp về họa tiết.
- Vải hoa hợp với vải trơn có màu trùng với một trong các màu chính của vải
hoa.
- Không nên mặc áo và quần có hai dạng họa tiết khác nhau.
* Phối hợp về màu sắc
- Sử dụng một màu hoặc kết hợp các sắc độ trong cùng một màu.
- Kết hợp nhiều màu với nhau như: màu đối nhau, các màu cạnh nhau, trên
vòng màu cơ bản.
- Màu trắng, màu đen có thể kết hợp với bất kì màu nào.
BÀI 9: PHẦN I, II
I. Thời trang trong cuộc sống
-Thời trang là những kiểu trang phục được sử dụng phổ biến trong xã hội vào một
khoảng thời gian nhất định.
-Thời trang luôn thay đổi theo thời gian và được thể hiện qua kiểu dáng, màu sắc,
chất liệu, và họa tiết của trang phục.
-Thời trang có các loại : thời trang xuân hè, thời trang thu đông, thời trang công sở,
thời trang trẻ em.

II. Một số phong cách thời trang


- Phong cách thời trang là cách mặc trang phục tạo nên vẻ đẹp nét độc đáo riêng cho
từng cá nhân và được lựa chọn bởi tính cách sở thích của người mặc.
- Phong cách cổ điển là cách mặc trang phục với hình thức giản dị, nghiêm túc lịch
sự.
- Phong cách thể thao là cách mặc trang phục có thiết kế đơn giản, đường nét tạo cảm
giác mạnh mẽ khỏe khoắn, thoải mái khi vận động.
- Phong cách dân gian là cách mặc trang phục có nét đặc trưng của trang phục về hoa
văn, chất liệu, kiểu dáng.
- Phong cách lãng mạn là cách mặc trang phục thể hiện sự nhẹ nhàng, mềm mại,
thông qua các đường cong, đường uốn lượn.
BÀI 10: PHẦN II.
II.Thông số kĩ thuật của đồ dùng điện trong gia đình
-Thông số kĩ thuật của đồ dùng điện bao gồm chung và các đại lượng điện đặc trưng
riêng.
- Đại lượng định mức chung của đồ dùng điện thông thường gồm:
+ Công suất định mức (đơn vị là Oát, kí hiệu là W) .
+ Điện áp định mức (là điện áp để đồ dùng điện hoạt động bình thường và an toàn,
đơn vị là Vôn, kí hiệu là V).
- Thông số kĩ thuật giúp người dùng lựa chọn đồ dùng điện phù hợp và sử dụng an
toàn đúng yêu cầu kĩ thuật.
BÀI 12: PHẦN I, III
I. Cấu tạo nồi cơm điện
Nắp nồi: có chức năng bạo kín và giữ nhiệt.
Thân nồi: có chức năng bao kín, giữ nhiệt và liên kết các bộ phận khác của nồi.
Nồi nấu: phía trong thường được phủ lớp sơn chống dinh
Bộ phận sinh nhiệt: mâm nhiệt hình đĩa đặt ở đáy mặt trong của thân nồi, cung
cấp nhiệt độ cho nồi.
Bộ phận điều khiển: bật, tắt, chọn chế độ nấu, hiển thị trạng thái hoạt động của
nồi.
III. Lựa chọn và sử dụng
1. Lựa chọn
Lựa chọn nồi cơm điện cần quan tâm đến dung tích, chức năng của nồi cơm
điện sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình.
2. Sử dụng
a. Nấu cơm bằng nồi cơm điện: Chuẩn bị và nấu cơm.
b. Một số lưu ý khi dùng
- Đặt nồi cơm điện ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Không dùng tay, vật dụng khác để che hoặc tiếp xúc với van thoát hơi của nồi
cơm điện khi nồi đang nấu.
- Không mở nắp nồi để ktra cơm khi đang nấu.
- Không dùng các vật dụng cứng, nhọn chà xát, lau chùi mặt bên trong của nồi
nấu.
- Không nấu quá lượng gạo quy định.
BÀI 13 PHẦN I, II
I.Cấu tạo
- Mặt bếp: là nơi đặt nồi nấu, có chức năng dẫn nhiệt, thường được làm bằng
kính chịu nhiệt có độ bền cao.
- Bảng điều khiển: là nơi điều chỉnh nhiệt độ, chế độ nấu của bếp
- Thân bếp: là bộ phận có chức năng bao kín, và bảo vệ các bộ phận bên trong
của bếp.
- Mâm nhiệt hồng ngoại: là phần nằm phía bên trong thân bếp và sát với mặt
bếp, có chức năng cung cấp nhiệt cho bếp.
II. Nguyên lý làm việc
-Khi được cấp điện, mâm nhiệt hồng ngoại nóng lên trên truyền nhiệt tới nồi
nấu và làm chín thức ăn.
- Trong quá trình sử dụng, mặt bếp hồng ngoại có nhiệt rất cao và có ánh sáng
màu đỏ.
TỰ LUẬN
1.Em hãy mô tả cấu tạo và nguyên lý làm việc của nồi cơm điện?
a. Cấu tạo nồi cơm điện
Nắp nồi: có chức năng bạo kín và giữ nhiệt.
Thân nồi: có chức năng bao kín, giữ nhiệt và liên kết các bộ phận khác của nồi.
Nồi nấu: phía trong thường được phủ lớp sơn chống dinh
Bộ phận sinh nhiệt: mâm nhiệt hình đĩa đặt ở đáy mặt trong của thân nồi, cung
cấp nhiệt độ cho nồi.
Bộ phận điều khiển: bật, tắt, chọn chế độ nấu, hiển thị trạng thái hoạt động của
nồi.
b. Nguyên lý hoạt động
- Khi bắt đầu nấu, bộ phận điều khiển cấp điện cho bộ phân sinh nhiệt, khi đó
nổi làm việc ở chế độ nấu.
- Khi cơm cạn nước, bộ phận điều khiển làm giảm nhiệt độ của bộ phận sinh
nhiệt, nồi chuyển sáng chế đô giữ ấm.
2. Em hãy mô tả cấu tạo và nguyên lý làm việc của bếp hồng ngoại?
a. Cấu tạo
- Mặt bếp: là nơi đặt nồi nấu, có chức năng dẫn nhiệt, thường được làm bằng
kính chịu nhiệt có độ bền cao.
- Bảng điều khiển: là nơi điều chỉnh nhiệt độ, chế độ nấu của bếp
- Thân bếp: là bộ phận có chức năng bao kín, và bảo vệ các bộ phận bên trong
của bếp.
- Mâm nhiệt hồng ngoại: là phần nằm phía bên trong thân bếp và sát với mặt
bếp, có chức năng cung cấp nhiệt cho bếp.
b. Nguyên lý làm việc
-Khi được cấp điện, mâm nhiệt hồng ngoại nóng lên trên truyền nhiệt tới nồi
nấu và làm chín thức ăn.
- Trong quá trình sử dụng, mặt bếp hồng ngoại có nhiệt rất cao và có ánh sáng
màu đỏ.
3. Nếu được chọn mua một loại bếp điện cho gia đình, em sẽ chọn loại bếp
nào? Giải thích về sự lựa chọn của em.
Nếu được chọn, em sẽ mua bếp hồng ngoại
- Giải thích: vì nhiều sự tiện lợi như sạch sẽ, đun nấu nhanh, giá cả phù hợp với
gia đình.
4. Theo em những biểu hiện nào cho thấy việc sử dụng đồ điện không an
toàn, lãng phí điện năng.
- Vừa dùng điện thoại vừa sạc pin.
- Cắm điện khi tay còn ướt.
- Không tắt quạt khi không sử dụng.
- Cắm chung nhiều đồ dùng điện trên cùng một ổ cắm.
- Đặt đồ dùng điện ở nơi ẩm ướt
5. Em hãy đề xuất những việc làm cụ thể để việc sử dụng điện năng trong
gia đình em được an toàn, tiết kiệm.
- Không được sử dụng điện thoại trong quá trình nạp điện.
- Sửa chữa, bố trí lại vị trí các ở điện sao cho phù hợp.
- Cần tắt hết các thiết bị điện chiếu sáng, ti vi, quạt khi không sử dụng.
- Khuyên bố mẹ sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời để đun nước tắm, để
chiếu sáng.
- Thường xuyên lau chùi, vệ sinh các thiết bị điện, nhắc nhở bố mẹ bảo dưỡng
định kì các thiết bị điện trong gia đình.
- Không cắm điện khi tay còn ướt
- Không cắm chung nhiều đồ dùng điện trên cùng một ổ cắm.

You might also like