Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Mô hình kinh doanh bán hàng của Acecook

Theo số liệu của Hiệp hội mỳ ăn liền Thế giới (WINA), trong năm 2022, sức tiêu thụ mỳ gói tại Thị
trường Việt Nam đã giảm nhẹ 1% so với thời điểm năm trước còn dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên,
người Việt vẫn tiêu thụ hơn 8,48 tỷ gói mỳ, xếp trong top 3 nước tiêu thụ mỳ gói nhiều nhất thế giới.

Top 10 thị trường tiêu thụ nhiều mì ăn liền nhất (Nguồn: WINA)
Việt Nam hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mỳ ăn liền, bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài
nước. Trong nhiều năm, thị trường nằm trong thế "chân vạc", dẫn đầu là Acecook với thương hiệu mỳ
Hảo Hảo, xếp thứ hai là Masan Consumer (thành viên của CTCP Tập đoàn Masan) với các thương hiệu
Omachi, Kokomi và thứ 3 là Asia Food với thương hiệu mỳ Gấu đỏ.
Trong những năm gần đây, Acecook Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định về doanh thu.
Năm 2022, doanh thu thuần của Acecook đạt hơn 14.000 tỷ đồng, tăng 16,3%. Doanh thu công ty đã
tăng trưởng liên tiếp từ năm 2017 đến nay.

Tuy vị thế của Acecook bị lung lay đáng kể với sự vươn lên của các nhà sản xuất khác. Tuy nhiên,
Acecook vẫn tăng trưởng tốt về doanh thu và có được hiệu quả hoạt động cao.

Tổng cộng, đến nay Acecook vận hành 11 nhà máy trên toàn quốc, có 7 chi nhánh với hơn 300 đại lý
trên toàn quốc và xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia: Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Ba Lan,
Thụy Sỹ, Thụy Điển, Na Uy, Cộng Hoà Czech, Nga, Australia, New Zealand, Slovakia, Hàn Quốc,
Singapore, Hồng Kông, Đài loan, Malaysia, Campuchia, Nhật, UAE,…

You might also like