Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

Câu 1: Khái niệm rủi ro?

Phân biệt sự khác nhau giữa rủi ro, hiểm họa,


nguy cơ và cho ví dụ minh hoạ?
*Khái niệm rủi ro:
- Rủi ro là sự không chắc chắn về mặt tổn thất có thể xảy ra trong tương lai.
- Rủi ro là tổng hợp các biến cố ngẫu nhiên có thể dự đoán bằng xác suất.
*Phân biệt sự khác nhau giữa rủi ro, hiểm họa và nguy cơ:
Rủi ro, hiểm họa và nguy cơ đều có 1 điểm chung là mang lại những tổn thất
cho xã hội, tổ chức, con người về tài sản và con người.
Tiêu chí Rủi ro Hiểm hoạ Nguy cơ
Khái - Là sự không chắc chắn về tổn thất - Là nguyên - Là yếu tố làm ảnh
niệm phải gánh chịu trong tương lai. nhân chính gây hưởng đến kết quả
- Là khả năng xảy ra sự cố không ra tổn thất. của rủi ro, làm tăng
may. - Thường nằm khả năng rủi ro.
ngoài tầm kiểm
soát của những
người có liên
quan.
Nguồn - Nguồn gốc tự nhiên: Do con người - Hiểm hoạ tự - Nguy cơ thiên
gốc chưa nhận thức hết các quy luật của nhiên: bão, nhiên: đề cập đến
tự nhiên hoặc không đủ khả năng chế động đất, sóng những thay đổi thất
hết những tác động của tự nhiên dù thần,... thường của thiên
đã nhận biết được quy luật. VD: rủi - Hiểm hoạ do nhiên làm ảnh
ro động đất, rủi ro núi lửa phun trào con người gây hưởng đến sản xuất
- Nguồn gốc KT-XH: Tiến bộ khoa ra: ô nhiễm môi và đe doạ cuộc sống
học kỹ thuật, thúc đẩy KT-XH phát trường, ô nhiễm XH. VD: thiên tai,
triển với việc phát minh ra các máy nguồn nước, ô động đất,..
móc, các phương tiện hiện đại. Tuy nhiễm không - Nguy cơ tai nạn:
nhiên, chính các thành tựu đó lại làm khí, chiến do tính chất tự
nảy sinh các rủi ro đe dọa đời sống tranh,... nhiên.
con người khi có sự mất khả năng - Hiểm hoạ - Nguy cơ kinh tế:
kiểm soát. VD: nổ, đổ vỡ máy móc, kinh tế: khai tăng giảm quy mô
điện giật,.. thác gỗ quá sản xuất, biến động
- Do con người. mức, xây dựng giá cả và lợi nhuận
- Do tai nạn bất ngờ. công trình hoạt động kinh tế
không phù
hợp,...
Nguyên - Nguyên nhân khách quan - Nguy cơ hữu hình
nhân - Nguyên nhân chủ quan - Nguy cơ vô hình
Phân - Rủi ro đầu cơ - Nguy cơ đạo đức:
loại - Rủi ro thuần tuý có chủ đích nhằm
- Rủi ro cơ bản lừa gạt.
- Rủi ro riêng biệt - Nguy cơ tinh thần:
- Rủi ro tài chính vô ý, thờ ơ, bất cẩn.
- Rủi ro phi tài chính - Nguy cơ pháp lý.
- Rủi ro được bảo hiểm
- Rủi ro ko được BH
Ví dụ Một nhà mái lá bị bắt lửa dẫn đến hoả hoạn.
- mái lá: nguy cơ, vì làm gia tăng khả năng gây thiệt hại
- lửa: hiểm hoạ, vì là nguyên nhân gây ra tổn thất
- hoả hoạn: rủi ro
Câu 2: Phân tích khái niệm rủi ro? Phân loại rủi ro theo các tiêu chí và cho
ví dụ minh họa theo các tiêu chí phân loại?
* Phân tích khái niệm rủi ro:
- Thứ nhất, định nghĩa đề cập đến sự không chắc chắn của tổn thất trong tương
lai.
- Thứ 2, những mức độ rủi ro trong mỗi sự kiện là khác nhau. Việc sử dụng
những từ như: khả năng và không thể đoán trước được để chỉ ra sự không chắc
chắn.
- Thứ 3, hậu quả do một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra. Điều này có quan hệ
chặt chẽ với định nghĩa rủi ro là sự không chắc chắn về hậu quả trong một tình
huống cụ thể.
* Phân loại rủi ro theo tiêu chí được bảo hiểm và không được bảo hiểm:
- RR được bảo hiểm: RR thuần tuý, riêng biệt, tài chính
- RR không được bảo hiểm: RR đầu cơ, cơ bản, phi tài chính
RR được bảo hiểm RR không được bảo hiểm
Rủi ro tài VD: tài sản bị hư hỏng sẽ dẫn Rủi ro phi VD: bạn mua một cái xe máy
chính đến thiệt hại về tài chính, đó là tài chính hay đặt một món ăn không
chi phí khôi phục, sửa chữa, hợp sở thích. Đây cũng có thể
thay thế bộ phận bị hỏng,... coi là một rủi ro nhưng hậu
Hoặc những thiệt hại liên quan quả của nó không gây thiệt
đến tổn thất về người như chi hại tài chính mà chỉ làm cho
phí điều trị, thu nhập giảm sút bạn cảm thấy không hài lòng.
do mất khả năng lao động, …
Rủi ro VD: rủi ro tai nạn giao thông, Rủi ro đầu VD: đầu tư vào cổ phiếu. Việc
thuần tuý cháy nhà, mất trộm tài sản hoặc cơ đầu tư này có thể bị lỗ hoặc
bị tai nạn lao động. hoà vốn nhưng mục đích của
nó là kiếm lời.
Rủi ro VD: trộm cướp, thương tích, Rủi ro cơ VD: thiên tai như động đất, lũ
riêng chết người,... bản lụt núi lửa phun …

2
Câu 3: Rủi ro được bảo hiểm có những đặc điểm gì? Phân tích các đặc
điểm này? Hãy cho ví dụ minh hoạ về rủi ro được bảo hiểm và rủi ro
không được bảo hiểm?
● Rủi ro được bảo hiểm phải có các đặc điểm sau:
- Ngẫu nhiên, bất ngờ: phải là rủi ro có yếu tố không chắc chắn về tổn thất mới
có thể xảy ra việc chuyển giao rủi ro. Bất kì thiệt hại sự cố do người được bảo
hiểm cố ý gây ra cũng bị loại trừ. Những hành động cố ý của người khác sẽ
không bị loại trừ vì nó được tính là hoàn toàn ngẫu nhiên so với người được rủi
ro
- Tổn thất phải có thể lượng hóa được bằng phương diện tài chính: Bảo hiểm
không loại trừ được rủi ro nhưng nó lại cố gắng bảo vệ về mặt tài chính trước
những hậu quả có thể xảy ra.
- Không đi ngược với quy định pháp luật và chuẩn mực đạo đức: Công ty bảo
hiểm trên thực tế sẽ không khắc phục hậu quả do rủi ro trái với quy tắc và chuẩn
mực đạo đức của xã hội. Nếu không đặt ra điều kiện này, nhiều người tham gia
bảo hiểm sẽ bất chấp mọi hành động (kể cả vi phạm đạo đức, pháp luật) để đòi
quyền lợi bảo hiểm.
- Tính được tần số xuất hiện, xác suất < 1: Công ty bảo hiểm chỉ lựa chọn
những rủi ro mà họ tính toán được hoặc dự đoán được mức độ tổn thất hay số
tiền cần bảo hiểm khi rủi ro đó xảy ra. Nếu công ty bảo hiểm không tính toán
được mức độ thiệt hại do rủi ro đó gây ra, họ không thể đưa ra mức phí đóng
bảo hiểm.
● Ví dụ:
- Rủi ro được bảo hiểm: người tham gia bảo hiểm gặp tai nạn giao thông
- Rủi ro không được bảo hiểm: rủi ro từ việc đầu tư thua lỗ chứng khoán
Câu 4: Đứng từ quan điểm của nguyên tắc rủi ro có thể được bảo hiểm, so
sánh rủi ro do cháy và rủi ro do chiến tranh?
● Giống nhau: Gây ra những thiệt hại đối với tài sản do cháy
● Khác nhau:
Tiêu chí RR do cháy RR do chiến tranh
Pháp lý Không đi ngược với chuẩn mực Đi ngược với chuẩn mực đạo
đạo đức và quy định pháp luật đức và quy định pháp luật
Tần suất Có khả năng xảy ra cao Có khả năng xảy ra thấp
Phân loại Thuộc vào rủi ro riêng biệt Thuộc vào rủi ro cơ bản
=> Được bảo hiểm => Không được bảo hiểm

3
Câu 5: Đứng từ quan điểm của nguyên tắc rủi ro có thể được bảo hiểm, so
sánh rủi ro do tai nạn và rủi ro do khủng bố?
Rủi ro do tai nạn Rủi ro do khủng bố

Nguyên tai nạn giao thông, cháy nhà, Yếu tố về kinh tế, xã hội, chính
nhân mất trộm tài sản, bị tai nạn lao trị, tôn giáo
động v.v..

Đặc -Gây thiệt hại không ảnh hưởng -Nằm ngoài vòng kiểm soát và
điểm lớn hoặc có thể khắc phục được gây hậu quả cho rất nhiều
trước khi rủi ro xảy ra (hay gọi người, cho xã hội nói chung,
là hoà vốn ban đầu). thường xảy ra trên diện rộng,
-Không có chủ đích hoặc không gây thiệt hại cho nhiều người.
có nhân tố sinh lời bên trong. -Vì vậy người ta cho rằng việc
-Xảy ra sẽ gây thiệt hại cho đối khắc phục loại rủi ro này là
tượng được bảo hiểm và làm trách nhiệm của toàn xã hội,
phát sinh trách nhiệm bồi thường thậm chí phải cần đến trợ cấp
hoặc trả tiền bảo hiểm của doanh của Chính phủ và Quốc tế. Các
nghiệp bảo hiểm. doanh nghiệp bảo hiểm không
đủ sức gánh vác.

Phân loại => Thuộc về Rủi ro riêng biệt => Thuộc về Rủi ro cơ bản
=> Là Rủi ro được bảo hiểm nếu
hội tụ đủ những đặc tính sau:
- Tổn thất phải mang tính chất
ngẫu nhiên
- Dự đoán được mức độ thiệt hại
và khả năng rủi ro.
- Không trái với chuẩn mực đạo
đức của xã hội

Câu 6: Nội dung nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm thương mại? Tại
sao lại nói nguyên tắc đóng góp bồi thường và nguyên tắc thế quyền là hệ
quả của nguyên tắc bồi thường? Cho ví dụ minh họa?
6.1. Nguyên tắc bồi thường được hiểu là khi có rủi ro xảy ra, người được bảo
hiểm phải bồi thường một khoản nào đó để đảm bảo người được bảo hiểm có
thể khôi phục một phần hoặc toàn bộ tài chính trước khi rủi ro xảy ra.
Nội dung của nguyên tắc bồi thường bao gồm :
a. Thời điểm hiệu lực
- Đã giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm đóng đủ phí bảo hiểm theo
hợp đồng;

4
- Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm và bên
mua bảo hiểm có thỏa thuận với nhau về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo
hiểm.
- Có chứng cứ chứng minh rằng hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên
cạnh đó, bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm
b. Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản
- Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản thường có ba yếu tố:
+ Thứ nhất, khi có thiệt hại xảy ra, bồi thường phải được giải quyết theo giá
trị thị trường hiện hành của tài sản, không vượt quá số tiền bảo hiểm.
STBH <= Thiệt hại thực tế; STBT <= GTBT
+ Thứ hai, giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm, nơi xảy ra sự kiện dẫn
đến tổn thất và mức độ thiệt hại trên thực tế là căn cứ để xác định bồi
thường trong quan hệ bảo hiểm tài sản.
+ Thứ ba, mục đích của những quy định về nguyên tắc bồi thường là nhằm
tạo căn cứ để xác định việc bồi thường. Đây cũng là căn cứ quan trọng
nhất để tránh tình trạng trục lợi bảo hiểm.
- Ba hình thức bồi thường chủ yếu: Bằng tiền,Sửa chữa,Thay thế
c. Nguyên tắc bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
- Đối với hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, công ty bảo hiểm sẽ tiến
hành thanh toán tiền bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm thông qua
phương thức đã được quy định trong hợp đồng.
- Số tiền này bao gồm các khoản chi phí (chi phí hợp đồng, phí và lệ phí
hợp pháp của nguyên đơn) có liên quan đến trách nhiệm dân sự do những
thiệt hại, tổn thất gây ra cho bên thứ ba và tài sản của họ.
- Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường: Trách nhiệm bồi thường của
doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh khi người thứ ba tiến hành yêu cầu
người được bảo hiểm, bồi thường những thiệt hại do người đó gây ra cho
người thứ ba, trong thời hạn bảo hiểm.
- Hình thức bồi thường chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
là bồi thường bằng tiền.
6.2. Nguyên tắc thế quyền và nguyên tắc đóng góp bồi thường là hệ quả của
nguyên tắc bồi thường vì chúng ra đời từ nguyên tắc bồi thường và tồn tại để
bảo tồn nguyên tắc bồi thường.
- Theo nguyên tắc thế quyền, sau khi trả tiền bồi thường, DNBH sẽ được
thế quyền người được bảo hiểm truy đòi phần trách nhiệm của người thứ
ba có lỗi. Nguyên tắc thế quyền hợp pháp nhằm vừa đảm bảo quyền lợi
của người được bảo hiểm, vừa đảm bảo nguyên tắc bồi thường.
- Nguyên tắc đóng góp bồi thường áp dụng cho tất cả mọi loại hợp đồng
mang tính bồi thường trong trường hợp người được bảo hiểm tham gia
nhiều hợp đồng bảo hiểm trên cùng một đối tượng được bảo hiểm. Theo
nguyên tắc này, quyền của một DNBH được kêu gọi các DNBH khác
cùng chia sẻ trách nhiệm bồi thường, không nhất thiết chia sẻ trách nhiệm
như nhau đối với cùng một người được bảo hiểm. Tổng số tiền bồi
thường của tất cả các công ty bảo hiểm sẽ không vượt quá thiệt hại thực
tế, các công ty phân chia trách nhiệm của mình theo tỉ lệ. Nếu như một

5
công ty bảo hiểm nào đó đã chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm, công ty đó
quyền yêu cầu các công ty khác bồi thường lại cho mình theo tỉ lệ.
● VD:
- Nguyên tắc bồi thường: một chủ xe máy tham gia bảo hiểm cho toàn bộ chiếc
xe của mình trị giá 20 triệu đồng. Trong một vụ tai nạn, xe bị hư hỏng giá trị
thiệt hại là 8 triệu đồng, STBT mà chủ xe nhận được trong bất kỳ trường hợp
nào cũng chỉ là 8 triệu đồng.
=> Hệ quả:
+ Nguyên tắc thế quyền hợp pháp: Trong vụ tai nạn này, lỗi một phần là của
một xe ô tô đi ngược chiều (70%). Lúc này, với thiệt hại 8 triệu đồng của chủ xe
máy, trách nhiệm của ông chủ xe ô tô sẽ là: 70% x 8 triệu đồng = 5,6 triệu đồng.
Sau khi bồi thường 8 triệu đồng theo HĐBH vật chất xe cho chủ xe máy, doanh
nghiệp bảo hiểm được thay quyền của chủ xe máy này truy đòi trách nhiệm 5,6
triệu từ chủ xe ô tô. Nguyên tắc thế quyền được áp dụng. Và người được bảo
hiểm trong ví dụ này (chủ xe máy) cũng không thể nhận STBT vượt quá thiệt
hại 8 triệu đồng, như vậy nguyên tắc bồi thường được đảm bảo.
+ Nguyên tắc đóng góp bồi thường: Chủ xe đã mua đồng thời hai HĐBH từ hai
CTBH A và B cho cùng một đối tượng là chiếc xe máy. STBH mà người chủ
xe máy nhận được sẽ được phân chia giữa hai công ty A và B theo tỷ lệ trách
nhiệm mà họ đảm nhận trong hợp đồng.
STBH A: 4,5 tr - STBH B : 5tr - Thiệt hại: 8tr
=> Tổng STBT từ hai hợp đồng > Thiệt hại
Áp dụng Nguyên tắc đóng góp bồi thường (Bảo hiểm trùng)
=> Công ty A sẽ trả : 8 x 4,5/9,5 = 3,8
Công ty B sẽ trả : 8 x 5/9,5= 4,2
=> Tổng STBH = 8 tr
Vì STBH trong từng HĐBH của A và B đều không vượt quá thiệt hại 8 triệu,
như vậy nguyên tắc bồi thường được đảm bảo.
Cau 7: Trình bày nguyên tắc bồi thường và cho ví dụ minh họa? Trong bảo
hiểm tài sản, khi người được bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm với số tiền nhỏ hơn
giá trị của tài sản thì áp dụng chế độ bồi thường bảo hiểm nào? Cho ví dụ
minh hoạ?

- Theo nguyên tắc bồi thường, khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi
thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tài chính
như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Các bên không được lợi
dụng bảo hiểm để trục lợi. Mục đích của nguyên tắc bồi thường là khôi phục lại
một phần hoặc toàn bộ tình trạng tài chính như trước khi xảy ra tổn thất cho người
được bảo hiểm. Nguyên tắc bồi thường đảm bảo người được bảo hiểm không thể
nhận được số tiền chi trả nhiều hơn giá trị tổn thất mà họ gánh chịu. Trách nhiệm
bồi thường của công ty bảo hiểm cũng chỉ phát sinh khi có thiệt hại do rủi ro được
bảo hiểm gây ra. Nguyên tắc bồi thường chỉ áp dụng cho hai loại bảo hiểm là bảo
hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự, không áp dụng cho bảo hiểm nhân
thọ và các nghiệp vụ bảo hiểm con người.

6
Ví dụ: Trong trường hợp bảo hiểm nhà, chủ nhà trả phí bảo hiểm cho công ty
bảo hiểm để đổi lấy sự đảm bảo rằng chủ nhà sẽ được bồi thường nếu ngôi nhà
bị thiệt hại do hỏa hoạn, thiên tai hoặc các rủi ro khác được quy định trong hợp
đồng bảo hiểm. Trong trường hợp không may ngôi nhà bị hư hại nghiêm trọng,
công ty bảo hiểm sẽ có nghĩa vụ khôi phục tài sản về trạng thái ban đầu – thông
qua việc sửa chữa của các nhà thầu được ủy quyền hoặc bồi hoàn cho chủ nhà
các chi phí phát sinh cho việc sửa chữa đó.

- Trong bảo hiểm tài sản, khi người được bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm với số tiền
nhỏ hơn giá trị của tài sản thì áp dụng chế độ bồi thường bảo hiểm theo tỷ lệ
giữa số tiền bảo hiểm và giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm
giao kết hợp đồng

Ví dụ: Tài sản của bên được bảo hiểm có giá trị 100 triệu đồng, số tiền bảo
hiểm thỏa thuận trong hợp đồng là 80 triệu đồng, xảy ra sự cố thuộc trách nhiệm
bảo hiểm, chi phí sửa chữa hợp lý phát sinh là 50 triệu đồng

Đây là trường hợp bảo hiểm dưới giá trị tài sản (số tiền bảo hiểm thấp hơn giá
trị bảo hiểm), trừ khi HĐBH có quy định khác, DNBH sẽ xác định số tiền bồi
thường theo công thức:

Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại x (Số tiền bảo hiểm/Giá trị bảo
hiểm)

Như vậy trong trường hợp trên, nếu không có thỏa thuận khác trong HĐBH,
người được bảo hiểm sẽ được nhận khoản tiền bồi thường là: 50.000.000 x
80.000.000/100.000.000 = 40.000.000 đ.

Câu 8: Quyền lợi có thể được bảo hiểm là gì? Quyền lợi có thể được bảo
hiểm phải đảm bảo điều kiện gì và minh chứng của điều kiện này là gì?
Cho ví dụ minh họa?
- Quyền lợi được bảo hiểm:
+ 1 người có quyền lợi được bảo hiểm với tính mạng của mình và vợ/chồng/con
(vợ chồng; bố mẹ con ; ông bà cháu); BH với tính mạng của con nợ. Nhưng
không có quyền lợi được BH với tính mạng của người thân khác trong gia đình
(anh em, …)
+ Người nào có QLCTĐBH ở 1 ĐTBH nào đó: quyền lợi của người đó sẽ được
đảm bảo nếu đối tượng đó được an toàn, và ngược lại, quyền lợi của người đó sẽ
bị phương hại nếu đối tượng bảo hiểm đó gặp rủi ro.
+ Được sử dụng nhằm loại bỏ khả năng BH cho tài sản của người khác hoặc cố
tình gây thiệt hại/tổn thất để thu lợi từ 1 đơn BH
+ Điều kiện: Người tham gia BH phải có một số quan hệ ràng buộc đối với đối
tượng được BH và được pháp luật công nhận
● Trong hợp đồng BH con người: QLCTĐBH gồm: quyền, nghĩa vụ nuôi
dưỡng, cấp dưỡng đối với người được bảo hiểm

7
● Trong hợp đồng BH tài sản: QLCTĐBH gồm: quyền sở hữu, quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền tài sản.
+ Khi RR xảy ra với NĐBH → Phải gây thiệt hại trực tiếp đến bên mua BH,
(vật chất và tinh thần)
+ Tại thời điểm tham gia BH, đối tượng BH phải tồn tại hoặc có khả năng bị rủi
ro đe doạ → Nhằm hạn chế tình trạng gian lận, trục lợi BH
- Minh chứng
+ NLĐ - NSDLĐ : hợp đồng lao động
+ Vợ chồng: giấy đki kết hôn
(Muốn mua BH cho ng khác phải được sự đồng ý của ng đó = văn bản)
VD: Chủ xưởng sửa chữa oto có quyền hợp pháp khi tham gia BH cho chiếc xe
oto mà anh ra đảm nhận sửa chữa (Quyền chiếm hữu)
Đồng thời chủ xe oto cũng có thể tham gia BH cho chiếc xe này (Quyền sở hữu)
Câu 10: Nội dung của nguyên tắc thế quyền? Nguyên tắc này được áp dụng
trong tình huống nào và tại sao? Cho ví dụ minh họa? Tại sao nguyên tắc
này không áp dụng trong bảo hiểm tai nạn con người và bảo hiểm nhân
thọ?
1. Nội dung:
Thế quyền là sau khi BT đầy đủ cho người tham gia BH dựa trên tổn thất có
trong sự kiện BH, DNBH có quyền truy đòi người thứ 3 có lỗi để chịu trách
nhiệm cho phần lỗi mà mình gây ra với ĐTDBH.
2. Nguyên tắc thế quyền áp dụng trong điều kiện:
+ Người gây ra tổn thất thuộc bên thứ ba và có trách nhiệm bồi thường.
+ Những tổn thất có thể bồi thường phải thuộc phạm vi sự kiện bảo hiểm trong
quy định hợp đồng bảo hiểm.
+ Công ty bảo hiểm đã bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm.
+ Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm chỉ áp dụng cho tài sản, không áp dụng
cho con người.
+ Bên có quyền phải thông báo cho bên có nghĩa vụ về việc chuyển giao quyền
yêu cầu.
- Ví dụ: Người tham gia bảo hiểm đang lái xe ô tô và bị một người khác đâm
phải. Khi đó công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho người được
bảo hiểm. Đồng thời thay mặt người được bảo hiểm để lấy lại số tiền bồi thường
từ người gây ra tổn thất trên.
3. Tại sao nguyên tắc này không áp dụng trong bảo hiểm tai nạn con người
và bảo hiểm nhân thọ?
Nguyên tắc thế quyền là hệ quả của nguyên tắc bồi thường. Mà nguyên tắc bồi
thường ko áp dụng cho bảo hiểm tai nạn con người và bảo hiểm nhân thọ. Do
tính mạng của con người là đối tượng được bảo hiểm của bảo hiểm nhân thọ và
bảo hiểm tai nạn con người, mà tính mạng của con người không thể định giá
hay thay thế. Vì vậy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không có mục đích bồi
thường, vì thiệt hại trong trường hợp này không thể quy thành tiền được.
Câu 11: Trình bày nội dung của nguyên tắc trung thực tuyệt đối? Nguyên
tắc này áp dụng với những bên nào? Tại sao?

8
Nội dung: Cả người được bảo hiểm và người bảo hiểm đều phải trung thực
trong tất cả các nội dung liên quan đến giao kết hợp đồng bảo hiểm, bao gồm
bất kỳ yếu tố nào ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng và việc khai thác
viên bảo hiểm đưa ra quyết định bảo hiểm cho rủi ro hay không và theo điều
kiện nào.
Bên DNBH: Nguyên tắc này được thực hiện khi giao dịch giới thiệu để chào
bán các loại hình bảo hiểm với khách hàng. Công ty bảo hiểm (khai thác viên)
phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến
HĐBH như quyền lợi được bảo hiểm, các điểm loại trừ, phí bảo hiểm, số tiền
bảo hiểm…
Bên TGBH: Khai báo đầy đủ và chính xác tất cả các yếu tố quan trọng có liên
quan mà họ biết hoặc có trách nhiệm phải biết, dù được yêu cầu hay không
được yêu cầu.
- Nguyên tắc này áp dụng với bên doanh nghiệp bảo hiểm và bên tham gia bảo
hiểm, vì:
+ Bên tham gia bảo hiểm là bên yếu thế trong quan hệ bảo hiểm về cả địa vị cũng
như hiểu biết về bảo hiểm so với doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy, pháp luật quy
định doanh nghiệp bảo hiểm phải trung thực tuyệt đối để tránh các doanh
nghiệp bảo hiểm vì mục đích lợi nhuận mà xâm phạm quyền của bên tham gia
bảo hiểm.
+ Đảm bảo cho doanh nghiệp bảo hiểm không bị xâm phạm quyền lợi trên thực tế
khi có trường hợp bên mua lợi dụng sơ hở của pháp luật để gian dối nhằm trục
lợi.
+ Đảm bảo quyền lợi cho các bên khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, hạn chế tranh chấp
phát sinh của các bên trong hợp đồng bảo hiểm và đảm bảo an toàn, trật tự xã
hội.
Câu 13: Khiếu nại bảo hiểm là gì? Khi nào một khiếu nại bảo hiểm phát
sinh? Trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong khiếu nại là gì?
1. Khiếu nại bảo hiểm là gì?: Khiếu nại trong BHTM là quá trình người tham gia
bảo hiểm yêu cầu bên DNBH chi trả các quyền lợi cho họ khi có rủi ro xảy ra.
2. Khi nào một khiếu nại bảo hiểm phát sinh?Một khiếu nại bảo hiểm phát sinh
khi người tham gia bảo hiểm yêu cầu bên DNBH chi trả các quyền lợi cho họ
khi có rủi ro xảy ra.
3. Trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong khiếu nại là gì? Trách nhiệm,
quyền lợi các bên:
- Trong BHXH, BHYT, BHTN
+ Bên tham gia BHXH:
● Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH
hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH và những
người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá
nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp
luật về BHXH, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
● Người sử dụng lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân

9
khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về
BHXH, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
+ Các bên liên quan:
● Điều 10. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
XHH về BHXH
● Điều 11. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính về bảo hiểm xã hội
● Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp về bảo hiểm xã hội
- Trong BHTM:
Luật KDBH
Điều 126. Khiếu nại, khởi kiện về quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời gian khiếu nại hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm
hành chính vẫn phải thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính. Khi có quyết
định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án,
quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì thi hành theo quyết định giải
quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo bản án, quyết
định của Toà án.
Trách nhiệm của bên được bảo hiểm:
- Thông báo tổn thất và gửi hồ sơ yêu cầu cho DNBH
- Có biện pháp giảm thiểu tổn thất và thu hồi lại tài sản bị mất
- Cung cấp cho DNBH những chứng cứ tổn thất như nguyên nhân, mức độ thiệt
hại, chứng từ giải trình số tiền yêu cầu bồi thường, các chứng từ khác theo yêu
cầu của DNBH
-NĐBH phải giữ quyền khiếu nại bồi thường đối với người thứ ba gây ra thiệt
hại
- NĐBH hợp tác với DNBH trong việc xem xét và chọn lựa giải pháp/ nhà sửa
chữa/ nhà cung cấp với giá sửa chữa/ thay thế những thiệt hại/ hư hỏng hợp lý
Trách nhiệm của DNBH
- Khi nhận được thông báo tổn thất từ NĐBH, DNBH sẽ tiến hành các bước
giám định
-Sau khi nhận được những chứng từ yêu cầu bồi thường từ, DNBH kiểm tra và
thông báo cho NĐBH biết những chứng từ đó có đầy đủ và hợp lý hay không:
+ Nếu không, DNBH yêu cầu NĐBH cung cấp thêm chứng từ.
+ Nếu đầy đủ hợp lý, DNBH gửi cho NĐBH thông báo giải quyết bồi thường.
- DNBH xem xét và giải quyết khiếu nại bồi thường nếu tổn thất thuộc phạm vi
bảo hiểm
Câu 14: Khi giải quyết khiếu nại, công ty bảo hiểm phải đảm bảo những
điều gì?
Khi giải quyết khiếu nại công ty cần đảm bảo:
- Hợp đồng còn hiệu lực khi tổn thất xảy ra
- Người khiếu nại đúng là người được bảo hiểm
- Rủi ro thuộc phạm vi của hợp đồng bảo hiểm
- Người được BH đã thực hiện các công việc cần thiết để hạn chế tổn thất
- Tất cả các điều kiện đã được tuân thủ

10
- Không thể áp dụng được loại trừ
- Giá trị tổn thất đã được đưa ra là hợp lý
Câu 15: Mức miễn thường có ý nghĩa thế nào trong bảo hiểm? Sự khác
nhau giữa miễn thường có khấu trừ và miễn thường không khấu trừ là gì
và cho ví dụ minh họa?
● Mức miễn thường là giới hạn giá trị tổn thất xác định trên thực tế. Mà tại đó,
công ty bảo hiểm sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường, NDBH sẽ tự chi
trả tổn thất này. (chỉ áp dụng với BHTS)
● Ý nghĩa
- MMT là sự chia sẻ trách nhiệm giữa công ty bảo hiểm và
NĐBH
- Mức miễn thường càng cao thì phí bảo hiểm càng thấp và
ngược lại.
- MMT là tiêu chí để đánh giá mức độ rủi ro của ĐTĐBH
● Phân biệt
MMT có khấu trừ MMT ko khấu trừ
Miễn thường có khấu trừ: là số tiền của Khác với mức miễn thường có khấu trừ,
khiếu nại không được bảo hiểm trong đơn tổn thất vượt mức miễn thường sẽ được bồi
bảo hiểm. Mức miễn thường này được áp thường toàn bộ. Nói một cách khác, công
dụng phổ biến trong bảo hiểm xe. ty bảo hiểm chia sẻ toàn bộ trách nhiệm
bồi thường khi số tiền đó cao hơn mức
miễn thường.
Ví dụ: Nếu khách hàng mua bảo hiểm ô tô Ví dụ: Nếu khách hàng mua bảo hiểm ô tô
với mức miễn thường có khấu trừ 500.000 với mức miễn thường không khấu trừ
đồng. Khi có tổn thất xảy ra cho xe và chi 500.000 đồng. Khi có tổn thất xảy ra cho
phí khắc phục tổn thất là 500.000 đồng trở xe và chi phí khắc phục 500.000 trở xuống
xuống thì khách hàng phải tự thanh toán thì khách hàng phải tự thanh toán chi phí.
chi phí. Khi có tổn thất xảy ra với chi phí Khi có tổn thất xảy ra với chi phí khắc
khắc phục tổn thất trên 500.000 đồng (ví phục lớn hơn 500.000 đồng (ví dụ
dụ 10.000.000 đồng), khách hàng sẽ phải 10.000.000 đồng), khách hàng sẽ không
tự thanh toán 500.000 đồng, công ty bảo phải trả bất kỳ chi phí nào, công ty bảo
hiểm phải thanh toán chi phí còn lại hiểm sẽ chi trả toàn bộ chi phí khắc phục
(9.500.000 đồng). tổn thất (10.000.000 đồng)
Câu 16: Phân tích vai trò kinh tế và vai trò xã hội của bảo hiểm và cho các
ví dụ minh hoạ?
Đối với kinh tế:
1. Góp phần ổn định tài chính và đảm bảo cho các khoản đầu tư.
Đối với các doanh nghiệp, vai trò của bảo hiểm đó là giúp doanh nghiệp
tránh khỏi các sự cố trong quá trình hoạt động kinh doanh, đồng thời bảo đảm
về sự an toàn và ổn định về mặt tài chính. Việc các doanh nghiệp bảo hiểm bồi
thường cho doanh nghiệp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm giúp cho các tổ chức bảo

11
toàn được nguồn vốn, tài sản; đối với các cá nhân và gia đình có thể khắc phục
được các khó khăn về tài chính và tránh rơi vào tình trạng kiệt quệ về cả tinh
thần và vật chất.
VD: Một công ty chuyên sản xuất đồ chơi. Giám đốc nhận thấy rằng rủi ro
có thể đến bất kỳ lúc nào (trộm cắp, hoả hoạn,...), gây tổn thất cho công ty, làm
gia tăng chi phí, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh. Bằng cách tham
gia bảo hiểm, chi phí đầu vào của DN sẽ gia tăng nhưng thay vào đó, họ đã
chuyển phần rủi ro cho công ty bảo hiểm, góp phần ổn định chi phí, thúc đẩy
hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Bảo hiểm là một trong những kênh huy động vốn rất hữu hiệu để đầu tư
phát triển KT-XH.
Bảo hiểm còn có vai trò tập trung nguồn vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp,
điều tiết cung - cầu vốn, chuyển hóa nguồn vốn và đầu tư vốn.
VD: Bảo Việt hàng năm đã thực hiện đầu tư dưới nhiều hình thức trên thị
trường tài chính Việt Nam: Bảo Việt tham gia đầu tư trên thị trường chứng
khoán qua công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt; tham gia góp vốn vào Công
ty vui chơi giải trí Hồ Tây, Ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải, Ngân
hàng thương mại cổ phần Á Châu; mua trái phiếu Kho bạc Nhà nước...
3. Bảo hiểm góp phần ổn định và tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Nhờ có các doanh nghiệp bảo hiểm mà ngân sách Nhà nước chi cho các
khoản như trợ cấp tai nạn, trợ cấp thiên tai,... cũng giảm đáng kể. Không những
thế, ngân sách nhà nước còn tăng thêm nhờ vào những khoản như thuế thu
nhập, thuế giá trị gia tăng,... của các doanh nghiệp bảo hiểm.
VD: Năm 2020, số tiền bồi thường và trả tiền bảo hiểm là 48,768 tỷ đồng, số
tiền này đã góp phần khắc phục và hạn chế những tổn thất cho các đối tượng
tham gia bảo hiểm, giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Những công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm thương mại còn
có trách nhiệm đóng góp vào ngân sách thông qua các loại thuế mà các công ty
phải nộp. Điều này góp phần làm tăng thu cho ngân sách.
4. Thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước.
Bảo hiểm đã góp phần hỗ trợ đàm phán và thực hiện các cam kết hội nhập các
tổ chức thế giới như đàm phán thương mại Việt Nam - Liên minh Châu Âu
(EU), gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)…
Hoạt động bảo hiểm cũng hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và thương
mại. Có nhiều loại hàng hóa và dịch vụ trên thị trường tiêu thụ nhiều hơn nếu
khi kèm theo các hợp đồng bảo hiểm. Nhờ đó mà thúc đẩy trao đổi thương mại,
xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài và hội nhập nền kinh tế quốc tế.
Đối với xã hội:
1. Bảo hiểm góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cho cuộc sống của
con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn.
Trong quá trình tham gia bảo hiểm, các cơ quan, công ty bảo hiểm sẽ phối
hợp với người TGBH để thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất

12
thông qua các hoạt động như: tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng
tránh tai nạn, an toàn lao động, xây dựng thêm các biển báo và các con đường
để giảm bớt tai nạn giao thông, tư vấn và hỗ trợ tài chính để xây dựng và thực
hiện các phương án như tiêm chủng và chăm sóc y tế cộng đồng…
2. Tạo thêm việc làm cho thị trường lao động.
Thị trường bảo hiểm có vai trò quan trọng trong việc giúp giải quyết vấn đề
việc làm cho thị trường lao động. Các công ty bảo hiểm thu hút một lượng lớn
lao động cho hệ thống đại lý, chi nhánh bảo hiểm,.... giúp giảm thiểu tình trạng
thất nghiệp trên thị trường.
VD: Đến cuối năm 2020, thị trường bảo hiểm đã tạo lập công ăn việc làm
cho gần 1.000.000 lao động với thu nhập ổn định, được đào tạo về tài chính,
bảo hiểm.
3. Bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho người tham gia.
VD: Nếu một người giám đốc quan tâm, tham gia bảo hiểm hỏa hoạn, bảo
hiểm hỗn hợp cho cán bộ công nhân viên thì không chỉ lãnh đạo đơn vị mà mọi
thành viên sẽ yên tâm làm việc, phát triển sản xuất kinh doanh dù trong trường
hợp có xảy ra sự cố cháy nổ.
4. Tạo nên nếp sống tiết kiệm trong toàn xã hội.
Bảo hiểm ra đời đã tạo ra một hình thức tiết kiệm linh hoạt, tác động đến tư
duy của các cá nhân, hộ gia đình, chủ doanh nghiệp, góp phần hình thành nên
một ý thức, thói quen về tiết kiệm một phần thu nhập để có một tương lai an
toàn hơn.
VD: Trong bảo hiểm nhân thọ có những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vừa
mang tính bảo vệ, vừa mang tính tiết kiệm. Như các gói bảo hiểm tích luỹ. Khi
không có rủi ro xảy ra, khoản phí bảo hiểm khách hàng đóng có tính chất như
những khoản tiền được tích lũy định kỳ.
5. Góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp đa dạng các loại bảo hiểm,
đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ giúp cho các cá nhân có thêm một hình thức tiết
kiệm tiền linh hoạt. Bên cạnh đó, bảo hiểm cũng tạo ra trạng thái an tâm, giảm
bớt lo âu trước những rủi ro vẫn thường trực.
VD: Như gói bảo hiểm nhân thọ PRU-VUI SỐNG của Prudential là gói bảo
hiểm trực tuyến bảo vệ người tham gia trước 3 bệnh hiểm nghèo như ung thư,
đột quỵ và nhồi máu cơ tim; chi trả tối đa lên đến 405 triệu đồng. Điều này
cũng mang một ý nghĩa khá nhân văn trong xã hội hiện nay.
Câu 17: Ngày ân hạn là gì? Ngày ân hạn có ý nghĩa gì trong bảo hiểm? Cho
ví dụ minh họa về ngày ân hạn và giải thích?
● Thời gian ân hạn: là khoảng thời gian sau thời hạn thanh toán phí của kỳ tiếp
theo (sau ngày tái tục), khách hàng vẫn có thể đóng phí và được bảo vệ. Sau
khoảng thời gian này mà khách hàng không đóng phí, HĐBH mất hiệu lực.
Thời gian ân hạn có thể: 15-30 ngày, trong BHNT có thể kéo dài đến 60 ngày.

13
● Ý nghĩa: Cho phép HĐ vẫn duy trì hiệu lực nếu người mua lỡ kỳ đóng phí vì
các lý do (chủ quan hay khách quan). Thời gian ân hạn cũng giúp người mua
tránh được hai rủi ro lớn:
- Bị từ chối bồi thường nếu sự kiện xảy ra ngay sau thời gian đóng phí
- Bị từ chối hoặc tăng phí hoặc loại trừ quyền lợi khi khôi phục hiệu lực HĐ.
● Ví dụ như đa số công ty bảo hiểm ở VN, số ngày ân hạn phổ biến là 60 ngày.
Trong khoảng thời gian 60 ngày này, hợp đồng được duy trì hiệu lực và toàn bộ
quyền lợi vẫn được đảm bảo, khách hàng (KH) vẫn được bồi thường khi có rủi
ro xảy ra, dù chưa hoàn thành nghĩa vụ đóng phí đúng hạn.

Câu 18: Nêu khái niệm và ý nghĩa của Giấy chứng nhận bảo hiểm và Đơn
bảo hiểm tạm thời?
● Giấy chứng nhận bảo hiểm:
- Là một trong các bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm và doanh nghiệp bảo
hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua bảo hiểm còn bên mua bảo hiểm có
quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp. Nội dung: thỏa thuận bảo hiểm
như thời hiệu, hình thức, giá trị bảo hiểm, …
- Giấy chứng nhận bảo hiểm xác minh sự tồn tại của hợp đồng bảo hiểm và tóm
tắt các khía cạnh và điều kiện chính của hợp đồng bảo hiểm, bao gồm: Thời
hiệu, hình thức, giá trị bảo hiểm, điều kiện và điều khoản, DNBH, bên mua BH,
đối tượng BH,...
- Ý nghĩa: Giấy chứng nhận bảo hiểm bảo vệ cả khách hàng và doanh nghiệp bảo
hiểm, mang lại sự an tâm và trước khi làm việc cùng nhau theo bất kỳ hình thức
nào, giúp hiển thị bằng chứng bảo hiểm dễ dàng hơn.
● Đơn bảo hiểm tạm thời:
- Là văn bản mang tính pháp lý ghi nhận yêu cầu của người tham gia bảo hiểm
trong việc ký kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm, thường được
lập theo mẫu in sẵn do doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp.
- Ý nghĩa:
+ Khẳng định hiệu lực của BH từ khi thỏa thuận xong các điều khoản của
HDBH cho đến khi có hợp đồng BH chính thức được cấp hoặc bị từ chối.
+ Có thể được thay thế cho văn bản hợp đồng bảo hiểm nếu xác định đầy đủ
quyền, nghĩa vụ của các bên và người có đủ tư cách pháp lý ký kết.
Câu 19:Bảo hiểm trùng là gì? Nếu xảy ra bảo hiểm trùng thì xử lý như thế
nào? Cho ví dụ minh hoạ?
* Bảo hiểm trùng:
Là trường hợp ĐTBH được mua bảo hiểm 2 lần cho cùng 1 RR với những
doanh nghiệp BH khác nhau. Những hợp đồng bảo hiểm này có điều kiện bảo
hiểm giống nhau, thời hạn bảo hiểm trùng nhau, và tổng số tiền bảo hiểm từ tất
cả những hợp đồng này lớn hơn giá trị của đối tượng bảo hiểm.
* Nếu xảy ra bảo hiểm trùng thì xử lý như thế nào:
Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện
BH, mỗi DN chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã

14
thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo
hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm
không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.
* Ví dụ:
Anh A sở hữu xe ô tô có giá trị thị trường là 450 triệu VNĐ, chiếc xe này đã
được anh A mua bảo hiểm vật chất xe tại công ty X. Tuy nhiên, vợ anh A cũng
đã mua bảo hiểm vật chất cho xe tại công ty Y. Đặt trong trường hợp hai công
ty bảo hiểm có điều kiện bảo hiểm như nhau, xe của anh A đã mua bảo hiểm
trùng với tổng số tiền tại 2 công ty là 900 triệu VNĐ.
Theo đó, hai công ty X, Y có trách nhiệm sẽ bồi thường tối đa 450 triệu VNĐ/
900 triệu VNĐ khi có sự kiện bảo hiểm gây tổn thất cho ô tô của anh A.
Câu 20: So sánh sự khác nhau giữa BHXH và BHTM?
Giống nhau:
- Phương thức hoạt động của hai loại hình bảo hiểm này đều mang tính “cộng
đồng – lấy số đông bù số ít” tức là dùng số tiền đóng góp của số đông người
tham gia để bù đắp, chia sẻ cho một số ít người gặp phải biến cố rủi ro gây ra
tổn thất.
- Nguyên tắc hoạt động đều là: có tham gia đóng góp bảo hiểm thì mới được
hưởng quyền lợi, không đóng góp thì không được đòi hỏi quyền lợi
-Mục đích hoạt động: đều nhằm để bù đắp tài chính cho các đối tượng tham gia
bảo hiểm khi họ gặp phải những rủi ro gây ra thiệt hại trong khuôn khổ bảo
hiểm đang tham gia.
BHTM BHXH
Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm 2010 Luật bảo hiểm xã hội 2014
pháp lý
Khái niệm BHTM là các hoạt động bảo BHXH là tổng thể các mối quan hệ giữa
hiểm được thực hiện bởi DN bảo Nhà Nước, Người lao động, Người sử
hiểm nhằm mục đích sinh lợi, dụng lao động; là sự đảm bảo thay thế,
theo đó DN bảo hiểm chấp nhận bù đắp một phần thu nhập cho người
rủi ro của người được bảo hiểm, lao động khi họ gặp phải những biến cố
trên cơ sở bên mua bảo hiểm làm giảm hoặc mất khả năng lao động,
đóng phi bảo hiểm để DN bảo mất việc làm trên cơ sở hình thành một
hiểm trả tiền bảo hiểm cho người quỹ tiền tệ tập trung, nhằm góp phần
thụ hưởng hoặc bồi thường cho đảm bảo an toàn đời sống của người lao
người được bảo hiểm khi xảy ra động và gia đình họ, góp phần đảm bảo
sự kiện bảo hiểm an toàn xã hội.
Mục đích Lợi nhuận Phi lợi nhuận và an sinh xã hội
Hình thức -Theo đối tượng BH:BHTS, BHXH bắt buộc và tự nguyện
triển khai BHTNDS, BHCN
-Theo hình thức triển khai: Tự

15
nguyện, Bắt buộc
-Theo kỹ thuật quản lý: BH theo
Kỹ thuật phân chia, BH theo Kỹ
thuật tồn tích
Phạm vi Diễn ra ở tất cả các quốc gia và Diễn ra ở từng quốc gia và chỉ liên quan
hoạt động mọi lĩnh vực của đời sống kinh đến người lao động
tế - xã hội
Đối tượng Tài sản, trách nhiệm dân sự, con Thu nhập người lao động
bảo hiểm người
Đối tượng Cá nhân, tổ chức trong xã hội Người lao động, người sử dụng lao
tham gia động
Chủ thể Doanh nghiệp bảo hiểm trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam
thực hiện nước và nước ngoài hoạt động ở
bảo hiểm Việt Nam.
Đối tượng Người tham gia hoặc người được Người lao động hoặc thành viên gia
được chỉ định có ghi rõ trong hợp đình họ khi thỏa mãn đầy đủ các điều
hưởng đồng bảo hiểm. kiện BHXH theo quy định của pháp luật
bảo hiểm
Thời hạn Mối quan hệ này chỉ phát sinh và Mối quan hệ giữa người tham gia BH
bảo hiểm tồn tại trong 1 khoảng thời gian với cơ quan BH là dài hạn, trọn đời
xác định kể từ khi người tham (lương hưu, trợ cấp hằng tháng), tương
gia BH ký kết hợp đồng BH, thời đối ổn định.Sau khi xảy ra rủi ro,
hạn có thể là ngắn hạn, dài hạn BHXH vẫn tiếp tục tồn tại chứ không
tùy thuộc vào từng nghiệp vụ chấm dứt.
BH và lựa chọn của bên tham gia
BH
Phí đóng Phí đóng do DNBH tính toán: Dựa trên tiền lương hằng tháng của
bảo hiểm -Dựa trên cơ sở xác suất xảy ra NLĐ; quỹ lương NSD LĐ tham gia
rủi ro của đối tượng BH. BHXH với 1 tỷ lệ nhất định do Nhà
-Dựa trên phạm vi BH, giá trị nước quy định
BH, số tiền BH (do thỏa thuận
giữa 2 bên
Cơ quan + Cơ quan quản lý nhà nước: Bộ + Cơ quan quản lý nhà nước: Bộ LĐ-
quản lý tài chính và ngân hàng. TBXH
+ Doanh nghiệp quản lý sự + Cơ quan quản lý sự nghiệp: cơ quan
nghiệp: Các doanh nghiệp bảo bảo hiểm xã hội VN
hiểm.
Nguồn Hình thành từ sự đóng góp phí Người lao động, người sử ̣ dụng lao

16
hình của những người tham gia, được đông, Nhà nước ̣ bù thiếu và nguồn
thành quỹ bổ sung từ lãi đầu tư quỹ nhàn khác (lãi đầu tư quỹ nhàn rỗi, ủng hô ̣
rỗi, dự phòng bảo hiểm. của các tổ chức...).
Mục đích - Chi bồi thường - Chi xây dựng cơ bản
sử dụng - Chi quản lý - Chi đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm
quỹ - Chi dự phòng xã hội
- Chi đề phòng hạn chế tổn thất - Chi cho công tác quản lý quỹ bảo
- Chi đầu tư hiểm xã hội
- Chi Thuế - Chi trả trợ cấp cho các chế độ bảo
- Chi khác hiểm xã hội: Trợ cấp ngắn hạn, Trợ cấp
dài hạn, Trợ cấp TNLĐ và BNN

17
Câu 21: So sánh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ?
Điểm giống nhau
Điểm giống nhau cơ bản của 2 sản phẩm này đều là bảo hiểm tự nguyện,
giúp người tham gia giảm bớt khó khăn khi xảy ra các rủi ro khó lường trước.
Bên cạnh đó, bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ đều có đối tượng
được bảo hiểm, người thụ hưởng, phạm vi bảo vệ... được quy định rõ ràng trên
hợp đồng.
Điểm khác nhau

18
Loại bảo Bảo hiểm nhân thọ Bảo hiểm phi
hiểm nhân thọ

Phạm vi bảo Con người. Con người, tài sản


hiểm và trách nhiệm
dân sự.

Tính chất - Bảo vệ đối tượng được bảo hiểm trước rủi ro Bảo vệ đối tượng
- Tiết kiệm được bảo hiểm
- Đầu tư sinh lời. trước rủi ro.

Hình thức - Đóng phí một lần duy nhất. Đóng phí một lần.
đóng phí phổ hoặc
biến - Đóng phí định kỳ theo tháng, quý hoặc năm.

Thời hạn Thường kéo dài từ 10 – 20 năm hoặc trọn đời. 1 - 2 năm hoặc
đóng phí ngắn hơn.

Yếu tố ảnh - Tuổi tác (tuổi càng cao thì mức phí đóng càng cao). - Xác suất rủi ro
hưởng đến - Tình trạng sức khỏe (tham gia lúc còn khỏe mạnh là - Số tiền bảo hiểm
phí cách tốt nhất để tối ưu phí đóng). - Chế độ bảo
- Giới tính (mức phí đóng của nam giới thường cao hiểm.
hơn so với nữ giới).
- Nghề nghiệp (ngành nghề có mức độ rủi ro cao thì
mức phí cao hơn những ngành nghề khác).

Người tham - Sự kiện bảo hiểm xảy ra (sự kiện khách quan được Chỉ chi trả chi có
gia được chi thỏa thuận trong hợp đồng). rủi ro xảy ra.
trả quyền lợi - Đáo hạn hợp đồng (kết thúc hợp đồng).
khi

Người thụ - Người mua bảo hiểm Là nạn nhân trực


hưởng - Người được bảo hiểm tiếp hoặc gián tiếp
- Hoặc bất kỳ ai được đề cập trong hợp đồng. của sự cố.

Câu 22: Trong bảo hiểm thương mại nói chung, phí bảo hiểm phải đủ để
trang trải những khoản chi phí nào? Mô tả ngắn gọn các khoản chi phí
này.
Cơ cấu phí bảo hiểm gồm 2 phần
P=f+d Trong đó: P Phí bảo hiểm toàn bộ
f : Phí thuần
d : Phụ phí

19
- Phí thuần (D) là khoản phí phải thu cho phép công ty bảo hiểm đảm bảo chi trả
bồi thường cho các tổn thất được bảo hiểm có thể xảy ra. Khoản phí này thường
chiếm vị trong lớn trong tổng phí toàn bộ và được tính căn cứ một số yếu tố sau:
+ Xác suất xảy ra rủi ro: Khả năng xảy ra tổn thất phải bồi thường.
+ Cường độ tổn thất: tính khốc liệt, mức độ trầm trọng của tổn thất. + SINH
+ Thời hạn bảo hiểm.
+ Lãi suất đầu từ: Đặc biệt chi phối phí thuần trong BHNT
- Phụ phí (đ) là khoản phí cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo cho các
khoản chi trong hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm
+ Chi hoa hồng ; Chi quản lý hành chính ; Chi đề phòng hạn chế tổn thất ; Chi
thuế Nhà nước.
● Phí bảo hiểm phải đủ để chi trả :
- Bồi thường các khiếu nại dự tính trong suốt thời gian bảo hiểm
+ Ước tính mức độ bồi thường có thể phát sinh
+ Dùng các số liệu liên quan để đánh giá tương đối chi phí bồi
thường
- Ước tính về khiếu nại chưa giải quyết
+ Không phải mọi khiếu nại đều được giải quyết trong năm thanh toán
phí bảo hiểm mà cần tính đến những Knai sẽ giải quyết vào cuối
năm ( đặc biệt những khiếu nại về thương tích cá nhân)
- Cung cấp 1 khoản dự phòng
+ Dùng cho các trường hợp ngẫu nhiên, ngoài tầm kiểm soát và có liên quan đến trách
nhiệm của công ty BH
- Bù đắp phí hđ kinh doanh
+ Chi trả những khoản nhất định trong hđkd: lương nhân viên, chi phí
văn phòng, chi phí quảng cáo, chi hoa hồng…
- Đem lại lợi nhuận
+ Đảm bảo phí bảo hiểm đem lại 1 khoản lợi nhuận hợp lý
+ Đa số công ty BH phải chịu trách nhiệm trước các cổ đông và phải
tạo ra lợi nhuận hợp lý cho sự đầu tư của họ
+ Với công ty tương hỗ, các thành viên cũng muốn có số dư hợp lý
nhằm đáp ứng mục tiêu tương hỗ
● Để tính phí BH, không chỉ cần áp dụng công thức mà còn cần cân nhắc
nhiều yếu tố thương mại:
- Lạm phát: Giá trị đồng tiền luôn thay đổi. Phí bảo hiểm thu ngày hôm nay sẽ
được sử dụng để bồi thường khiếu nại xảy ra trong tương lai. Chi phí giải quyết
khiếu nại có thể tăng không phải do sự gia tăng khiếu nại mà do giá trị đồng tiền.
- Lãi suất: Công ty bảo hiểm là người đầu tư qũy nên lãi suất cũng cần được chú ý
khi tính phí bảo hiểm
- Cạnh tranh: Việc cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Tính phí bảo hiểm quá
cao dẫn đến mất dịch vụ; tính phí quá thấp dẫn đến thua lỗ.
Câu 23: Trong bảo hiểm phi nhân thọ, phí bảo hiểm phải đủ để trang trải
những khoản chi phí nào? Mô tả ngắn gọn các khoản chi phí này?
- Chi phí để bồi thường tổn thất tài sản theo khiếu nại

20
- Chi phí trách nhiệm dân sự: Là khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm phải bồi
thường do yêu cầu của bên thứ ba - người phải chịu tổn thất gây ra bởi tài sản
thuộc sở hữu của người tham gia bảo hiểm hoặc chính người tham gia bảo hiểm
- Chi phí cho công tác quản lý bảo hiểm phi nhân thọ
Câu 24: Trong bảo hiểm nhân thọ, phí bảo hiểm phải đủ để trang trải
những khoản chi phí nào? Mô tả ngắn gọn các khoản chi phí này?
- bồi thường khiếu nại phát sinh khi một người chết: trường hợp ngẫu nhiên
ngoài tầm kiểm soát và có liên quan tới trách nhiệm công ty thì công ty sẽ phải
trích quỹ phòng để chi trả.
- bồi thường cho khiếu nại theo hợp đồng nhân thọ hỗn hợp có kỳ hạn do
người còn sống sau một số năm nhất định: khi đến thời hạn hợp đồng, doanh
nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả quyền lợi đáo hạn cho người thụ hưởng, giúp họ có
được nguồn tài chính tốt nhất, đảm bảo cho các kế hoạch trong tương lai.
- Tỷ lệ tử vong
+ Liên quan đến rủi ro các chết
+ Dựa trên bảng tỷ lệ tử vong tổng hợp cho những ng có độ
tuổi khác nhau, cho ta biết số người trong nhóm còn sống
qua 1 số năm nhất định và từ những số liệu thanh toán viễn
BH nhân thọ xác định được rủi ro phải thanh toán
- Chi phí
- Đầu tư
- Các trường hợp đột biến
Câu 25: Bảo Hiểm Y Tế:
- Khái niệm: Đây là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bao
gồm các chi phí để điều trị y tế. Công ty bảo hiểm sẽ trả một phần hoặc toàn bộ
chi phí khám, chữa bệnh, chi phí thuốc men,... Bảo hiểm y tế Nhà nước không
vì lợi nhuận mà là một chính sách xã hội.
- Phân loại:
Tiêu chí Bảo hiểm y tế tự nguyện Bảo hiểm y tế bắt buộc
Khái Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức Là hình thức bảo hiểm bắt buộc
niệm bảo hiểm do nhà nước thực hiện không được áp dụng đối với các đối tượng
vì mục đích lợi nhuận để mọi người theo quy định của luật Bảo hiểm y
dân đều được chăm sóc sức khỏe khi tế năm 2014 để chăm sóc sức khỏe
đau ốm, bệnh tật từ Quỹ bảo hiểm y tế. không vì mục đích lợi nhuận do nhà
nước tổ chức thực hiện
Đối - Người chưa tham gia bảo hiểm y tế - Nhóm cho người lao động và
tượng bắt buộc. người sử dụng lao động đóng;
tham gia - Người có tên trong sổ hộ khẩu, sổ - Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội
tạm trú. đóng;
- Chức sắc chức việc nhà tu hành. - Nhóm do ngân sách nhà nước
- Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ đóng;

21
xã hội mà không được ngân sách nhà - Nhóm được ngân sách nhà nước
nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế. hỗ trợ mức đóng;
- Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo
hộ gia đình;
Mức - Khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được - Mức lương từ 80 đến 100% tùy
hưởng quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 80% chi nhóm đối tượng.
phí khám chữa bệnh.
- Khám bệnh trái tuyến sẽ được hỗ trợ
40% chi phí điều trị nội trú tại tuyến
trung ương.
+ Tỉnh là 100%.
+ Huyện làm 100%.
Phương Định kỳ 3, 6, 12 tháng người đại diện Đóng định kỳ hàng tháng trích
thức hộ gia đình nộp tiền cho cơ quan bảo lương Người Lao Động ảnh hoặc
đóng hiểm xã hội hoặc đại lý thu bảo hiểm y đóng 3 tháng hoặc 6 tháng 1 lần.
tế tại xã
B. BT tình huống:
1. Một cơn bão làm đổ bức tường của một tòa nhà bằng gỗ vào hệ thống
dây điện và gây ra hiện tượng chập mạch dẫn đến ngôi nhà bị cháy. Cứu
hỏa đến và phun nước vào tòa nhà cháy và 2 tòa nhà 2 bên, gây ra thiệt hại
cho các tài sản không bị cháy trong bản thân tòa nhà bị cháy và 2 tòa nhà 2
bên.
Nguyên nhân nào được coi là nguyên nhân gần của thiệt hại gây ra do nước
cứu hỏa? Tại sao?
Nguyên nhân gần của thiệt hại gây ra bởi nước cứu hỏa là hiện tượng bão làm
đổ tường; bởi đây là nguyên nhân chủ động, hữu hiệu, mạnh nhất và chi phối sự
việc nước cứu hỏa gây tổn thất ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, do chuỗi sự kiện
xảy ra liên tục, công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường cho tổn thất đầu
tiên gây ra: bão làm đổ tường.
2. Một trận hỏa hoạn làm cháy một ngôi nhà 5 tầng, sau đám cháy, tòa nhà
vẫn tồn tại nhưng không an toàn về kết cấu do hỏa hoạn. 3 tháng sau bão
xảy ra và làm đổ tòa nhà này vào ngôi nhà bên cạnh gây thiệt hại cho tòa
nhà bên cạnh.
Nguyên nhân nào được coi là nguyên nhân gần của thiệt hại của toàn nhà
bên cạnh? Tại sao?
Nguyên nhân gần của thiệt hại của tòa nhà bên cạnh là do cơn bão. Bởi vì cơn
bão là nguyên nhân chủ động, hữu hiệu và mạnh nhất chi phối sự việc làm đổ
tòa nhà gây thiệt hại cho tòa nhà bên cạnh. Bên cạnh đó, do chuỗi sự kiện xảy ra
gián đoạn nên nguyên nhân gần nhất của tổn thất được xác định là nguyên nhân
xảy ra sau sự gián đoán cuối cùng: cơn bão.

22
3. Những ai là người có quyền lợi có thể được bảo hiểm, cần giấy tờ gì để
minh chứng cho quyền lợi có thể được bảo hiểm trong 2 tình huống sau
đây:
- Một ngôi nhà được đem thế chấp cho một khoản vay.
Chủ sở hữu của căn nhà và người chịu trách nhiệm thế chấp đều có quyền lợi có
thể được bảo hiểm vì người đem đi thế chấp có quyền sở hữu, còn người chịu
trách nhiệm thế chấp có quyền chiếm hữu. Trong trường hợp này, cần có giấy tờ
minh chứng quyền sử dụng đất (sổ đỏ của căn nhà), hợp đồng bảo hiểm tài sản,
hợp đồng vay thế chấp.
- Một chiếc đồng hồ có giá trị được đem thế chấp cho một khoản vay.
Cả người đem đi thế chấp (chủ sở hữu), người chịu trách nhiệm thế chấp
(người cho vay) đều có quyền lợi có thể được bảo hiểm vì người đem đi thế
chấp có quyền sở hữu, còn người chịu trách nhiệm thế chấp có quyền chiếm
hữu. Trong trường hợp này, cần có giấy tờ minh chứng quyền sở hữu chiếc
đồng hồ hoặc hóa đơn khi mua chiếc đồng hồ, giấy xin thế chấp đồng hồ.
- Một chiếc ô tô được gửi đến sửa chữa tại 1 gara ô tô.
Cả chủ ô tô và gara sửa chữa ô tô đều có quyền lợi được bảo hiểm. Vì chủ ô tô
có quyền sở hữu, nếu không may có tổn thất xảy ra, thì chủ ô tô phải chịu thiệt
hại. Ngoài ra, khi ô tô được gửi ở gara sửa chữa, nếu ô tô bị hỏng hoặc bị phá
hủy, thì gara cũng phải chịu thiệt hại, và phải đền bù hoặc thay thế chiếc xe đó
vì gara có quyền chiếm hữu.
Giấy tờ minh chứng cho quyền lợi có thể được bảo hiểm: Đăng ký xe và hợp
đồng bảo hiểm tài sản hoặc hợp đồng bảo hiểm thiệt hại, biên lai sửa chữa của
gara.
4. Những ai là người có quyền lợi có thể được bảo hiểm, cần giấy tờ gì để
minh chứng cho quyền lợi có thể được bảo hiểm trong 2 tình huống sau
đây:
- Ông A đang vay nợ ông B.
Ông B có quyền lợi có thể được BH cho ông A vì theo nguyên tắc quyền lợi
có thể được BH, người cho vay có thể mua BH cho con nợ.
Cần hợp đồng vay nợ, giấy ghi nợ.
- Một ngôi nhà của bà C đang được thuê bởi ông D.
Bà C và Ông D có quyền lợi có thể được bảo hiểm qua hợp đồng bảo hiểm tài
sản.
Đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được
bảo hiểm khi có quyền sở hữu; quyền khác đối với tài sản; quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu. Cần giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đối với bà C và hợp đồng cho thuê đối với ông D.
5. Một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực bắt đầu trong trường hợp
nào dưới đây và tại sao:

23
- Bên bảo hiểm nhận khoản phí đầu tiên và giấy yêu cầu bảo hiểm.
Lý do: Điều khoản hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của Công ty bảo hiểm đã xác
định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng như sau: “Nếu người được bảo hiểm
được công ty chấp nhận bảo hiểm, ngày hiệu lực của hợp đồng là ngày người
tham gia bảo hiểm điền đầy đủ vào hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và nộp đủ phí bảo
hiểm đầu tiên theo yêu cầu của công ty.
6. Trong bảo hiểm nhân thọ, quyền lợi có thể được bảo hiểm phải tồn tại
khi nào và tại sao:
- Trước khi ký hợp đồng bảo hiểm
- Khi yêu cầu bảo hiểm và tại thời điểm hợp đồng bảo hiểm được ký kết
- Trước khi ký hợp đồng bảo hiểm và trong suốt thời gian hợp đồng bảo
hiểm
- Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
Giải thích: Trong bảo hiểm nhân thọ, quyền lợi có thể được bảo hiểm phải
tồn tại trước khi ký hợp đồng bảo hiểm và trong suốt thời gian hợp đồng bảo
hiểm có hiệu lực. Vì theo quy định của điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Kinh
doanh bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực nếu tại thời điểm giao
kết hợp đồng bảo hiểm bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm
nhưng trong quá trình thực hiện, quyền lợi có thể được bảo hiểm đã không còn
tồn tại. Vậy nên quyền lợi có thể được bảo hiểm phải tồn tại trong suốt thời gian
hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực.
8. Một hợp đồng bảo hiểm xe ô tô có hiệu lực bắt đầu trong trường hợp nào
dưới đây và tại sao:
- Bên bảo hiểm chào phí.
- Ngày giờ có hiệu lực ghi trên hợp đồng.
- Ngày hợp đồng bảo hiểm được giao cho người mua bảo hiểm.
- Khi người được bảo hiểm yêu cầu bồi thường.
Đáp án:

- Ngày giờ có hiệu lực ghi trên hợp đồng.

Lý do: Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc được ghi trên Hợp đồng bảo
hiểm/Giấy chứng nhận bảo hiểm/Đơn bảo hiểm, và chỉ được tính khi người mua
bảo hiểm đã thanh toán đầy đủ phí bảo hiểm cho CTBH, trừ trường hợp có thỏa
thuận bằng văn bản khác

9. Trong bảo hiểm phi nhân thọ, quyền lợi có thể được bảo hiểm phải tồn
tại khi nào và tại sao:
- Trước khi ký hợp đồng bảo hiểm và trong suốt thời gian hợp đồng bảo
hiểm có hiệu lực

24
Trong bảo hiểm tài sản, người mua bảo hiểm và đối tượng bảo hiểm sẽ có mối
liên hệ với nhau và được công nhận bởi luật pháp. Thứ nhất là quyền của chủ sở
hữu, thứ hai là quyền và trách nhiệm trước tài sản đó.Theo quy định của khoản
1 Điều 22 Luật KDBH, hợp đồng bảo hiểm sẽ bị tuyên bố vô hiệu nếu tại thời
điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể
được bảo hiểm. Chúng tôi cho rằng, bên mua bảo hiểm chỉ được mua bảo hiểm
nếu chứng minh được quyền lợi có thể được bảo hiểm đang tồn tại tại thời điểm
giao kết hợp đồng bảo hiểm. Có nghĩa là, nếu bên mua bảo hiểm có khả năng dự
báo về một quyền lợi có thể bị “tổn thất” trong tương lai thì họ hoàn toàn có
quyền “đầu tư” để hạn chế những tổn thất như vậy có thể xảy ra

25
HỌC KĨ: các nguyên tắc bảo hiểm - 4 cơ bản ;
- số đông
- trung thực tuyệt đối
- đóng hưởng
- quyền lợi có thể được BH
ngoài ra : bồi thường ; khoán
- bồi thường : áp dụng cho BH phi nhân thọ (TS, TNDS, chi phí YT)
BT ko áp dụng cho BHNT vì BT phải tương xứng với thiệt hại nhưng
trong các BH tai nạn, nhân thọ, tính mạng con ng ko đo được = tiền
hệ quả của NT bồi thường : NT thế quyền, NT đóng góp bồi thường
- khoán : chỉ áp dụng trong BH tai nạn con ng, BHNT
(được phép BH trùng)
trong TS ko được BH trùng (nhưng trong thực tế vẫn xảy ra → sd NT đóng góp
bồi thường)
- miễn thường (có/ko KT)
- BT theo tỷ lệ (trong TH giá trị TS lớn hơn STBH)
VD: xe 1 tỷ nhưng chỉ BH 800tr → áp dụng BT theo tỷ lệ
STBH/gtri TSTTT
200tr còn lại phải tự chi trả
- NT NNG
trong tình huống NN liên tiếp nhau, nếu chuỗi đó ko dùng, ko bị ngắt quãng thì
NNG là cái đầu tiên . nếu chuỗi NN bị ngắt quãng r thì NNG là cái đầu tiên sau
khi bị ngắt quãng
- BH tài sản: Phải tồn tại trong thời gian xảy ra tổn thất.
- BH nhân thọ: Quyền lợi có thể được BH làm sao nữa quên r…
- Có câu hỏi về BH y tế, quy định pháp luật về BH y tế.
- Covid không được BH vì dịch bệnh ảnh hưởng đến số đông làm mất khả năng
thanh toán của CTY BH. Các rủi ro đi ngược lại chuẩn mực đạo đức cũng ko
được BH.
- Tai nạn giao thông được BH vì nó là rủi ro riêng biệt, có thể định giá được
bằng tiền. Rủi ro do tai nạn giao thông là rủi ro thuần túy.
- Ôn cả hợp đồng (hiệu lực hợp đồng, khi nào có hiệu lực: Được giao kết và bên
mua BH đã đóng phí đầy đủ; Có thỏa thuận bằng văn bản về việc giao kết và
bên mua đóng phí đầy đủ; Có thỏa thuận về giao kết và chấp nhận nợ phí)

26
4.1 BH là biện pháp đối phó rủi ro chủ động và hiệu quả nhất?
Đúng , vì bh là 1 dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những chí phí mất mát ko
mong đợi, là biện pháp xử lí rủi ro mà việc phân tán, chuyển giao rủi ro trong
từng nhóm người được thực hiện thông qua hoạt động của DNBH
4.2: bhxh là đầu tư có lợi nhuận
Sai, vì hoạt động bhxh ko vì mục tiêu lợi nhuận mà là sự bảo đảm thay thế hoặc
bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập
4.3: BH thất nghiệp đc triển khai ở VN từ 1/1/2008
Sai, luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 lần đầu tiên ghi nhận chế độ "bảo hiểm thất
nghiệp". Luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, nhưng thời điểm
bắt đầu áp dụng bảo hiểm thất nghiệp là từ 01/01/2009. Như vậy, bảo hiểm thất
nghiệp chính thức có từ năm 2009.

27

You might also like