Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Thuyết trình về Đền Thượng

Xin chào các bạn.


Nơi chúng ta đang đứng ở đây là Đền Thượng.

Đền Thượng là đền cao nhất trong quần thể Đền Hùng, nằm trên đỉnh núi, có tên chữ là
Kính Thiên Lĩnh điện (Điện cầu trời) hoặc Cửu trùng thiên điện (Điện giữa chín tầng mây).
Tương truyền rằng khi xưa đây là nơi các vua Hùng tổ chức lễ tế trời đất và thần lúa để cầu
mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh. Trên đỉnh núi xưa có
mảnh vỏ trấu khổng lồ, có chiếc thuyền gắn với truyền thuyết hạt lúa thần, phản ánh mơ
ước về cuộc sống ấm no.
Đồng thời, đây cũng là nơi gắn với sự tích Hùng Vương thứ 6 lập đàn cầu trời ban cho
người tài ra giúp nước đánh thắng giặc Ân. Sau khi Thánh Gióng dẹp giặc và bay về trời,
vua cho lập đền thờ vọng trên đỉnh núi. Về sau, nhân dân đặt bài vị vua Hùng vào để thờ
cúng.
Đền Thượng đến thế kỉ XV được xây dựng quy mô vào thời Nguyễn, triều đình cấp tiền cử
quan về giám sát việc đại trù tu.
Hiện nay đền có kiến trúc theo kiểu chữ “vương”, được trang trí đơn giản, không chạm trổ
cầu kỳ và gồm có 4 cấp: cấp I – nhà chuông trống, cấp II – đại bái, cấp III – tiền tế và cấp
IV – hậu cung.
Bên trái đền có một cột đá thề hình vuông, cao 1,3m, rộng 0,3m. Tương truyền cột đá này
do An Dương Vương Thục Phán dựng lên để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước và đời
đời trông nom miếu vũ họ Vương khi được Hùng Vương thứ 18 truyền ngôi.
Phía đông Đền Thượng Đền Hùng là Lăng Hùng Vương có địa thế đầu đội sơn, chân đạp
thủy, mặt hướng về phía Đông Nam. Tương truyền đây là mộ của vua Hùng thứ 6. Ban đầu
đây là mộ đất, đến năm Tự Đức thứ 27 (1870) được xây mộ dựng lăng và trùng tu lại vào
năm Khải Định thứ 7 (1922).

You might also like