Chính Sách Giảm Nghèo

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 116

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

* *

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÂM VĨNH ÁI

CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG


ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

ĐĂKLĂK - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
* *

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÂM VĨNH ÁI

CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG


ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG


Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 60 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ

ĐĂKLĂK - NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các thầy
cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, những ý kiến đóng góp quý báu của nhiều cá
nhân và tập thể để hoàn thành bản luận văn này. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà, người đã trực tiếp hướng dẫn đề
tài cho tôi với tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm.
Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp chân thành của các
thầy, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Phú
Yên; các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh; các phòng, Trung tâm trực thuộc
Văn phòng UBND tỉnh; người thân, bạn bè, đồng nghiệp, luôn quan tâm, tạo
điều kiện, chia sẽ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng luận văn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý của quý
thầy, cô và bạn bè.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn./.
Phú Yên, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Lâm Vĩnh Ái
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
Thạc sĩ Quản lý công “Chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào
dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Yên” là hoàn toàn trung thực và không
trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./.

Tác giả luận văn

Lâm Vĩnh Ái
MỤC LỤC

Mở Đầu.............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài luận văn ............................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ..................................... 5
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ............................................................. 7
3.1. mục đích nghiên cứu: ................................................................................. 7
3.2. nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................. 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................... 8
4.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................... 8
4.2. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................... 8
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ...................... 8
5.1. Phương pháp luận: ..................................................................................... 8
5.2. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................... 9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 9
6.1. Ý nghĩa lý luận: .......................................................................................... 9
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: ....................................................................................... 9
7. Cơ cấu của luận văn .................................................................................... 10
Chương 1 ......................................................................................................... 11
Những vấn đề chung về chính sách giảm nghèo và giảm nghèo bền vững đối
với đồng bào dân tộc thiểu số.......................................................................... 11
1.1. Khái quát chung về chính sách giảm nghèo và giảm nghèo bền vững .... 11
1.2. Nội dung chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu
số hiện nay ....................................................................................................... 17
1.3. Ý nghĩa của chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc
thiểu số ............................................................................................................ 23
1.4.Các yếu tố tác động đến chính sách giảm nghèo bền vững ................... 24
1.5. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số từ
thực tiễn ở việt nam ......................................................................................... 27
Chương 2 ......................................................................................................... 34
Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân
tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Yên ............................................................ 34
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số
của tỉnh phú yên .............................................................................................. 34
2.2. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc
thiểu số từ thực tiễn tỉnh phú yên trong thời gian qua .................................... 43
2.3. Đánh giá chung về công tác giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân
tộc thiểu số ...................................................................................................... 61
Chương 3 ......................................................................................................... 70
Các giải pháp hoàn thiện việc thực hiệnchính sách giảm nghèo bền vững đối
với đồng bào dân tộc thiểu số.......................................................................... 70
3.1. Quan điểm, mục tiêu thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với
đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh phú yên ........................................................... 70
3.2. Các giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
đối với đồng bào dân tộc thiểu số ................................................................... 75
3.4. Một số kiến nghị....................................................................................... 85
Kết Luận .......................................................................................................... 92
Tài Liệu Tham Khảo ....................................................................................... 95
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLĐTBXH : Bộ Lao động Thương binh và Xã hội


BTC : Bộ Tài chính
DTTS : Dân tộc thiểu số
ĐCĐC : Định canh định cư
ĐBKK : Đặc biệt khó khăn
CTMTQG : Chương trình mục tiêu quốc gia
CBCCVC : Cán bộ công chức, viên chức
ESCAP : Ủy ban kinh tế xã hội Châu Á Thái Bình
Dương Liên Hiệp quốc.
HĐND : Hội đồng nhân dân
KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình
KT-XH : Kinh tế - Xã hội
MTTQVN : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
NSTW : Ngân sách Trung ương
NĐ-CP : Nghị định – Chính phủ
NQ-CP : Nghị quyết – Chính phủ
NQ-HĐND : Nghị quyết – Hội đồng nhân dân
NQ/TU : Nghị quyết/ Tỉnh ủy
PRPP : Dự án hỗ trợ giảm nghèo
QĐ-TTg : Quyết định – Thủ tướng Chính phủ
QĐ-UBND : Quyết định - Ủy ban nhân dân
TTLT-BTC-BLĐTBXH: Thông tư liên tịch-Bộ Tài chính
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
TTLT-BYT-BTC : Thông tư liên tịch - Bộ Y tế - Bộ Tài chính
UBND : Ủy ban nhân dân
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Bảng số liệu tình hình giảm nghèo của 03 huyện miền núi tỉnh Phú
Yên giai đoạn 2011 - 2015.............................................................................42
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài Luận văn


Đói nghèo là một phạm trù lịch sử có tính tương đối ở từng thời kỳ và ở
mọi quốc gia. Đói nghèo là một hiện tượng mang tính toàn cầu, nó không chỉ
tồn tại ở những nước nghèo có thu nhập thấp, mà ngay cả ở những nước có
nền kinh tế phát triển vẫn có một tỷ lệ dân số sống trong tình trạng nghèo nàn
cả về vật chất và tinh thần. Do đó, xóa đói giảm nghèo phải được xác định là
một chiến lược lâu dài và thường xuyên của mọi quốc gia. Đói nghèo Việt
Nam nói riêng, xóa đói giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn được Đảng và
Nhà nước xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển Kinh tế -
Xã hội của đất nước.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến chính
sách xóa đói giảm nghèo đã trở thành Chương trình mục tiêu quốc gia và
được đưa vào kế hoạch định kỳ 05 năm của Chính phủ và các địa phương, đến
nay đã thực hiện qua 03 giai đoạn (1998-2000, 2001-2006, 2006-2010), hiện
nay đang thực hiện giai đoạn 2011-2015 và định hướng giai đoạn 2015-2020.
Để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đồng thời
phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã ban
hành nhiều văn bản quan trọng để hiện thực hóa trong cuộc sống, với hệ
thống các chương trình, chính sách, từ những chương trình, chính sách mà tên
gọi đã trở nên rất đỗi thân quen, gần gũi như “134”, “135”,... và cùng với
chương trình có ý nghĩa đột phá như Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày
27/12/2008 của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62
huyện nghèo và mới đây nhất là Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của
Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm
2020.

1
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2011-2015, cùng với cả nước nói chung, tỉnh Phú Yên cũng đã triển
khai thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ về định hướng giảm
nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020, Chương trình mục tiêu
Quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020; đến
nay toàn tỉnh Phú Yên đã giảm được số hộ nghèo đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo từ
16,96% vào đầu năm 2011 còn lại 15,82% (cuối năm 2012) giảm xuống
1,14% so với năm 2011; còn 13,03% (cuối năm 2013) giảm 2,66% so với
năm 2012; còn 10,73% (cuối năm 2014) giảm 3,30% so với năm 2013; còn
7,72% (cuối năm 2015) giảm 3,01% so với năm 2014. Trong đó tỷ lệ hộ
nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ 19.040% vào cuối năm 2011 xuống
còn 13.152% cuối năm 2015[11].
Có thể khẳng định, chủ trương, chính sách về giảm nghèo bền vững
được Đảng, Nhà nước ta tập trung quan tâm nhất đến vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, với mong muốn rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc;
giảm dần vùng đặc biệt khó khăn; từng bước hình thành các trung tâm kinh tế,
văn hóa, khoa học vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát triển nguồn nhân lực
và tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người đồng
bào dân tộc thiểu số; củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giữ vững khối đại đoàn
kết các dân tộc, đảm bảo ổn định an ninh, quốc phòng.
Từ năm 1998 đến nay, giảm nghèo ở Việt Nam luôn là vấn đề được sự
quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế. Thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo là chính sách xuyên suốt của
Đảng và Nhà nước ta, tuy nhiên chính sách giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay
vẫn còn nhiều vấn đề đang được quan tâm như: Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh
nhưng kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững; số hộ thoát nghèo có nguy
cơ tái nghèo cao; các chương trình giảm nghèo bền vững triển khai trong thời

2
gian qua chưa toàn diện; nhiều chính sách, chương trình giảm nghèo bền vững
đã được ban hành nhưng còn mang tính ngắn hạn, chồng chéo, chưa tạo sự
gắn kết chặt chẽ và lồng ghép tập trung vào mục tiêu giảm nghèo; công tác
tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế,
tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, vào cộng đồng vẫn còn phổ biến ở
nhiều địa phương. Đồng thời một số hộ nghèo có tâm lý không thích thoát
nghèo để được hưởng chính sách của Nhà nước, những điều như trên cũng đã
ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
hiện nay. Chính vì vậy, trong giai đoạn đến (2016-2020) Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 về Phê duyệt
Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn
chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020’’.
Phú Yên thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, có diện tích tự nhiên
5.060 km2 , vùng miền núi của tỉnh có diện tích 3.679 km2, chiếm 72% diện
tích toàn tỉnh. Trong đó, có 30 dân tộc thiểu số với 58.656 người chiếm
khoảng 6% dân số toàn tỉnh, chủ yếu tập trung ở 03 huyện miền núi Sông
Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân. Trong đó, dân tộc Ê đê: 23.535 người, chiếm
40,07%; Chăm: 21.579 người, chiếm 36,74%; Ba Na: 4.661 người, chiếm
7,94%; Tày: 2.626 người, chiếm 4,47%; Nùng: 2.372 người, chiếm 4,1%;
Hoa: 2.285 người, chiếm 3,9% và các dân tộc khác chiếm 3,18%[5].
Trong năm năm 2011-2015, toàn tỉnh đã có hơn 37.614 hộ thoát
nghèo; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,72% vào cuối năm 2015 đạt 118% kế
hoạch. Đặc biệt, huyện miền núi huyện Sơn Hòa hộ nghèo trên địa bàn
huyện giảm từ 27,38% cuối năm 2010 xuống còn 11% cuối năm 2015[ 5].
Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo trong
đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng cao; việc lòng ghép
chính sách, cân đối nguồn lực và công tác quản lý điều hành thực hiện chính

3
sách giảm nghèo còn hạn chế, chưa tạo động lực để người nghèo, hộ nghèo
vươn lên thoát nghèo.
Để chính sách giảm nghèo bền vững đem lại hiệu quả trong giai đoạn
đến, việc nghiên cứu, đánh giá thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững
đối với cả nước nói chung và với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên nói
riêng là thật sự cần thiết. Hiệu quả của chính sách giảm nghèo bền vững ở
nước ta phải được phân tích, đánh giá tích cực đầy đủ và phải có một phương
pháp phân tích, nghiên cứu, đánh giá phù hợp. Nhưng, cho đến nay các cơ
quan, đơn vị, các ngành chức năng có trách nhiệm triển khai thực hiện
Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu
số trên địa bàn tỉnh Phú Yên vẫn chưa tiếp cận được các phương pháp để
phân tích, đánh giá một cách cụ thể chính sách giảm nghèo bền vững đang
thực thi hiện nay. Bên cạnh đó, việc tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, do đó
hiệu quả trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững mang lại chưa cao.
Xuất phát từ những vấn đề về chính sách giảm nghèo bền vững đang
được quan tâm như nêu trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài“Chính sách giảm
nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Yên”
làm luận văn thạc sĩ Quản lý công. Với mong muốn là đề tài này sẽ góp phần
nâng cao nhận thức trong các cấp, các ngành, các địa phương về phương pháp
tiếp cận các lý luận về chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam; đồng
thời, qua nghiên cứu thực trạng tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo
bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Phú Yên sẽ rút ra
được những thành tựu, những mặt còn hạn chế, những bất cập từ chính sách
giảm nghèo bền vững đang thực thi ở tỉnh Phú Yên hiện nay, từ đó có thể đưa
ra giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững trong thời gian
đến, góp phần đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác giảm nghèo bền

4
vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Phú Yên và sẽ đóng góp thêm
kinh nghiệm về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số cho
các địa phương khác trên cả nước.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn
Liên quan đến công tác xóa đói giảm nghèo, trong những năm qua, vấn
đề đói nghèo vẫn luôn thu hút sự quan tâm của nhiều học giả với nhiều bài
viết trên các báo, tạp chí, nhiều luận văn, các đề tài khoa học và các công
trình dưới dạng tài liệu tham khảo như:
Thực thi chính sách giảm nghèo của Nhà nước đối với đồng bào dân
tộc KHMer tỉnh Sóc Trăng (nghiên cứu trường hợp thực thi QĐ 74/2008/QĐ-
TTg), luận văn thạc sĩ hành chính công của Mã Chí Thanh, năm 2010: Đề tài
đã nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách xóa đói giảm nghèo đối với đồng
bào dân tộc thiểu số; phân tích kết quả thực hiện và đánh giá các chính sách
xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, tìm ra được những tồn tại và nguyên
nhân của từng chính sách; đề ra được một số giải pháp để hoàn thiện chính
sách xóa đói giảm nghèo của tỉnh trong thời gian đến.
Quản lý Nhà nước về công tác giảm nghèo đối với đồng bào thiểu số
trên địa bàn tỉnh Đắc Nông, luận văn thạc sĩ hành chính công của Trần Thị
Diễm Thúy, năm 2013: Đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận về xóa đói giảm
nghèo; công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đắc Nông;
đánh giá những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong quản lý nhà nước đối với
công tác xóa đói giảm nghèo; đưa ra phương hướng và giải pháp để hoàn
thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
Trong sách chuyên khảo “Chính sách xóa đói giảm nghèo -Thực trạng và
giải pháp” của PGS.TS. Lê Quốc Lý chủ biên, xuất bản năm 2012: Đã nêu một
số lý luận về xóa đói, giảm nghèo; những chủ trương, đường lối của Đảng và
chính sách của Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo; Thực trạng đói nghèo ở Việt

5
Nam; chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010; một số
chương trình xóa đói giảm nghèo điển hình của Việt Nam thời gian qua; đánh
giá tổng quát thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam giai đoạn
2001-2010; định hướng và mục tiêu xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam trong thời
gian tới; một số cơ chế nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói, giảm
nghèo ở Việt Nam; giải pháp xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam thời gian tới. Đây
là cuốn sách bổ sung luận cứ cho công tác hoạch định chính sách xóa đói, giảm
nghèo, bổ sung tư liệu cho công tác đào tào, nghiên cứu về chính sách xóa đói,
giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian đến [16]
Đề tài “Chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc
thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Yên”, từ trước đến nay, hằng năm các cơ quan
nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên đều có các báo cáo đánh giá chung tình
hình thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, trong đó có vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và đề ra nhiệm vụ thực hiện cho năm sau. Những báo cáo
phần nào đã phản ánh thực trạng và giải pháp thực hiện các chương trình,
chính sách giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển Kinh tế - Xã hội.
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên, về phần lý luận chỉ mới
đề cập đến lý luận về xóa đói, giảm nghèo, quan niệm về nghèo, đói ở Việt
Nam, chưa đề cập đến lý luận về chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt
Nam. Kết quả thực hiện các chính sách và đánh giá chính sách giảm nghèo
mới chỉ nghiên cứu kết quả của từng chính sách giảm nghèo ở thời điểm
năm 2012 trở về trước. Đối với tỉnh Phú Yên, từ khi triển khai thực hiện
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền
vững đối với 62 huyện nghèo và Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ về
định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020, cho
đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá một cách đầy đủ, toàn
diện từng chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số

6
đang thực thi trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn hướng nghiên
cứu đề tài về những vấn đề lý luận về chính sách giảm nghèo và chính sách
giảm nghèo bền vững ở Việt Nam; thực trạng thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Phú Yên,
kết quả thực hiện từng chính sách giảm nghèo bền vững từ năm 2011 đến
năm 2015; đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền
vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian đến.
3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng những lý luận về chính sách giảm nghèo bền vững để thực
hiện tốt các chương trình, dự án phát triển KT-XH, từ đó giảm tỷ lệ hộ nghèo
đến mức thấp nhất, tiến tới thoát nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc
thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Tìm ra những bất cập của chính sách giảm
nghèo bền vững hiện nay và đề xuất giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện
chính sách giảm nghèo bền vững hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững
đối với đồng bào dân tộc thiểu số của nước ta trong những năm đến.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình thực hiện luận văn là nghiên cứu
những vấn đề lý luận về chính sách giảm nghèo bền vững và chính sách giảm
nghèo bền vững ở Việt Nam. Tìm hiểu thực trạng thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Phú Yên,
từ đó đánh giá kết quả thực hiện giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân
tộc thiểu số tại tỉnh Phú Yên hiện nay, đề ra mục tiêu, định hướng, giải pháp
hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
trong thời gian đến.

7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các chính sách về công tác giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân
tộc thiểu số của Nhà nước ta hiện nay đang thực thi trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Quá trình thực hiện đề tài sẽ tập trung nghiên cứu việc cụ thể hoá, tổ chức
triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương, địa phương
về công tác giảm nghèo bền vững; nghiên cứu việc thực hiện các chương trình
mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, những kết quả đạt được, cũng
như những hạn chế trong thời gian qua, làm cơ sở đề ra giải pháp thực hiện tốt
hơn công tác giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo bền
vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
- Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2012 đến năm 2017 với tầm nhìn 2025.
- Về địa bàn nghiên cứu: Tại tỉnh Phú Yên.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận văn
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận kinh tế chính trị Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách về xóa đói
giảm nghèo của Đảng, Nhà nước để nghiên cứu.
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp tổng quát bao gồm quan điểm duy vật
biện chứng duy vật lịch sử để thấy rõ các hiện tượng kinh tế - xã hội trong
trạng thái vận động và các mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nó cho phép phân
tích, đánh giá một cách khách quan các vấn đề nghiên cứu như cơ cấu kinh tế
của địa phương, cơ sở vật chất kỹ thuật có ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ
cấu kinh tế đó, phong tục tập quán liên quan trực tiếp đến xóa đói giảm
nghèo.

8
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu
thập số liệu, thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu, liệt kê và khai thác thông
tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn
kiện, tài liệu, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ ngành ở Trung
ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê
của chính quyền, ban ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp tới vấn đề giảm nghèo bền vững ở nước ta nói chung và tỉnh Phú Yên
nói riêng. Đồng thời, thu thập các tài liệu của các tổ chức và học giả trong và
ngoài nước liên quan đến đề tài trong thời gian qua.
Các phương pháp luôn được phối hợp với nhau một cách chặt chẽ, linh
hoạt tạo nên hệ thống các vấn đề được trình bày theo một trình tự lô gíc, diễn
giải trong quá trình phân tích, đánh giá chính sách.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận văn này có ý nghĩa về mặt lý luận, người học nghiên cứu, bổ
sung kiến thức lý thuyết về chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam;
đồng thời biết vận dụng các lý thuyết về quy trình phân tích chính sách công,
đánh giá chính sách công để đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS ở địa phương.
- Kết quả nghiên cứu luận văn minh chứng cho việc vận dụng các lý
thuyết phân tích chính sách công, đánh giá chính sách công là cần thiết trong
quá trình nghiên cứu thực tiễn thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối
với đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó góp phần hoàn thiện chính sách giảm
nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả của chính sách giảm nghèo bền vững đã ban hành.

9
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn, trước hết là góp phần nâng cao nhận
thức đối với các đồng chí lãnh đạo chính quyền, các hội đoàn thể các cấp từ
tỉnh, huyện đến cơ sở và người dân hiểu rõ hơn về thực tiễn thực hiện chính
sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam, xem xét giữa lý luận và thực tiễn từ
kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc
thiểu số tại tỉnh Phú Yên, từ đó định hướng góp phần hoàn thiện chính sách
giảm nghèo bền vững, nâng cao hiệu quả chất lượng của chính sách giảm
nghèo bền vững ở Việt Nam trong những năm tiếp theo và tiến tới thoát
nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
- Kết quả nghiên cứu khi đưa ra giải pháp chính sách giảm nghèo bền
vững phù hợp hơn, việc thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững đem
lại hiệu quả thiết thực, giúp người nghèo có khả năng tiếp cận các chính sách
giảm nghèo bền vững và có thể dùng làm cơ sở để các cấp lãnh đạo, các
ngành tham khảo để ra những quyết định trong thay đổi chính sách, cũng như
triển khai thực hiện nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững nói chung và
đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Yên nói riêng hiệu quả hơn,
góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tiến đến
thoát nghèo bền vững.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo,
luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về chính sách giảm nghèo và giảm
nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối
với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên.
10
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH
GIẢM NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. Khái quát chung về chính sách giảm nghèo và giảm nghèo bền
vững
1.1.1. Một số khái niệm về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững
1.1.1.1. Một số khái niệm liên quan về giảm nghèo
Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính chất toàn cầu.
Nó không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển mà còn tồn
tại ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, tùy thuộc vào
điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc
gia mà tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia cũng khác nhau. Nhìn
chung, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nghèo, tuy nhiên, thông thường
nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo không
chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận các
dịch vụ cơ bản của xã hội như: giáo dục, y tế, văn hoá; không những thiếu
tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống mà còn thiếu thể chế
kinh tế thị trường hiệu quả, trong đó có cả thị trường đất đai, vốn và lao động
cũng như các thể chế nhà nước được cải thiện có trách nhiệm giải trình và vận
hành trong khuôn khổ pháp lý minh bạch cũng như một môi trường kinh
doanh thuận lợi. Tình trạng nghèo còn đe dọa làm con người bị mất những
phẩm chất quý giá, đó là lòng tin và lòng tự trọng.
Tại hội nghị bàn về xóa đói giảm nghèo do Ủy ban kinh tế xã hội khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan
tháng 9/1993 đã đưa ra khái niệm về nghèo đói như sau: Đói nghèo là tình
trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ

11
bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh
tế - xã hội và phong tục tập quán của các địa phương. Theo định nghĩa này thì
mức độ nghèo đói ở các nước khác nhau là khác nhau.
Trong khi đó, theo Biên niên sử Liên hiệp quốc ngày 01/12/2002 thì
nghèo đói là sự thiếu hoàn toàn cơ hội, đi kèm với mức độ cao của nghèo đói,
suy dinh dưỡng, mù chữ, thiếu giáo dục, các bệnh về thể chất và tinh thần, bất
ổn về tình cảm và xã hội, bất hạnh, đau khổ và tuyệt vọng cho tương lai. Một
trong những đặc trưng của nghèo đói là thiếu hụt lâu dài sự tham gia kinh tế,
xã hội và chính trị, đẩy các cá nhân đến chỗ bị loại ra khỏi xã hội, ngăn cản
tiếp cận với những lợi ích của phát triển kinh tế - xã hội và do đó hạn chế sự
phát triển văn hóa của họ.
Việt Nam đã thừa nhận định nghĩa về đói nghèo do Hội nghị chống đói
nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như sau: Nghèo là tình trạng một
bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con
người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát
triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
1.1.1.2. Khái niệm về chính sách giảm nghèo bền vững
Để hiểu được khái niệm chính sách giảm nghèo bền vững, trước hết cần
nghiên cứu khái niệm: Chính sách công là gì?
Về khái niệm chính sách, chính sách ở đây được hiểu là chính sách công.
Hiện nay trên thế giới khái niệm chính sách công cũng được hiểu theo nhiều
cách khác nhau. Qua nghiên cứu, khái niệm chính sách công mà chúng ta có
thể chấp nhận được đối với Việt Nam đó là: “Chính sách công là một tập hợp
các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu
cụ thể và giải pháp, công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo
mục tiêu tổng thể đã xác định”[14].
Từ cách tiếp cận về nghèo, giảm nghèo và chính sách công ở Việt Nam

12
như nêu trên, ta có thể hiểu khái niệm về chính sách giảm nghèo bền vững ở
Việt Nam như: Chính sách giảm nghèo bền vững là tập hợp các quyết định
của Chính phủ nhằm đưa ra các giải pháp, công cụ chính sách để giải quyết
các vấn đề về cải thiện đời sống vật chất và tinh thần đối với người nghèo,
góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và
thành thị, giữa các vùng, miền, các dân tộc và các nhóm dân cư, để thực hiện
mục tiêu giảm nghèo bền vững của cả nước.
1.1.2. Các tiêu chí xác định chuẩn nghèo
Ngày 30/01/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng
cho giai đoạn 2011 - 2015.
Trong đó, hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ
400.000 đồng/người/tháng (4,8 triệu/năm) trở xuống; ở thành thị có mức thu
nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (6 triệu/năm) trở xuống. Như
vậy so với mức thu nhập để xác định chuẩn nghèo cho giai đoạn 2006 - 2010
(200.000 đồng/người/tháng ở nông thôn và 260.000 đồng/người/tháng ở
thành thị) thì mức thu nhập để xác định chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015
được điều chỉnh lên gấp 2 lần.
Cũng theo Quyết định này thì hộ cận nghèo ở nông thôn có mức thu
nhập bình quân từ 401.000 đồng/người/tháng đến 520.000 đồng/người/tháng;
ở thành thị có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng/người/tháng đến
650.000 đồng/người/tháng. Mức chuẩn hộ nghèo, cận nghèo nêu trên là căn
cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chính sách kinh tế - xã hội khác
và được áp dụng kể từ ngày 01/01/2011 (giai đoạn 2011-2015).
Trong giai đoạn đến (2016-2020) Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 về Phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển
đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng

13
cho giai đoạn 2016-2020“ và ngày 19/11/2015 Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận
đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 là:
Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và
900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị;
Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và
1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
1.1.3.Tính đa dạng của chính sách giảm nghèo bền vững
Không đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng: Một trong những đặc điểm cơ bản
của nghèo là tình trạng không đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm dẫn
đến thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng của một bộ phận dân cư, đặc biệt là trẻ
em và phụ nữ nghèo tại các vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Tại Việt
Nam, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa cao
hơn thành thị, ở đồng bào dân tộc thiểu số cao hơn dân tộc Kinh, mặc dù
những năm gần đây Nhà nước triển khai nhiều chương trình y tế quốc gia,
trong đó có tập trung vào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và đồng bào dân
tộc thiểu số.
Môi trường sống không thuận lợi: Hầu hết các hộ gia đình nghèo phải
chấp nhận môi trường sống không thuận lợi, nhưng một bộ phận người dân
vượt trên chuẩn nghèo cũng phải chịu cảnh chung đó mà bản thân họ tuy có
thu nhập cao hơn chuẩn nghèo nhưng cũng không có khả năng tự vượt qua
như họ phải sống trong các ngôi nhà dột nát, xiêu vẹo, thiếu nước sạch, v.v...
Tại Việt Nam, ngày nay đói nghèo còn là nguyên nhân và hậu quả của thiên
tai và tính dễ bị tổn thương ngày càng tăng trước thảm họa thiên nhiên và biến
đổi khí hậu.
Bất bình đẳng giới xảy ra phổ biến: Tình hình bất bình đẳng giới xảy ra
khá phổ biến ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và vùng đồng bào dân tộc

14
thiểu số và không chỉ đối với hộ nghèo mà còn xảy ra ở những hộ có mức thu
nhập trên chuẩn nghèo. Thông thường thì phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi hơn
nam giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ, dành ưu tiên nhiều hơn cho con trai
trong việc học hành, tham gia các hoạt động xã hội cũng như việc đưa ra các
quyết định trong gia đình (trừ đồng bào dân tộc thiểu số theo tập tục mẫu hệ).
Khả năng tìm kiếm, nắm bắt cơ hội việc làm thấp: Người nghèo nói riêng
và người có thu nhập thấp nói chung luôn là đối tượng yếu thế trong thị
trường lao động vì họ có trình độ học vấn thấp, chưa được đào tạo nghề hoặc
trình độ tay nghề chưa đáp ứng nhu cầu. Một số người có thu nhập thấp trên
chuẩn nghèo nhưng do công việc không ổn định nên họ có thể bị mất việc bất
cứ lúc nào.
Vốn xã hội của người nghèo chưa được phát huy: Vốn xã hội là khái
niệm chỉ một loại tài sản phi vật chất của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, cộng
đồng hay một quốc gia được tạo dựng qua các quá trình thực hiện giữa các
chủ thể xã hội (cá nhân, gia đình, cộng đồng, nhà nước). Chỉ số đo lường vốn
xã hội được thể hiện qua mức độ hợp tác, sự hỗ trợ từ bên ngoài và độ bền
vững của các mối quan hệ xã hội.
Qua phân tích tính đa dạng của giảm nghèo bền vững cho thấy Nhà nước
cần phải có những chính sách hợp lý, ngoài chính sách chung cần phải có những
chính sách cụ thể, phù hợp với từng đối tượng, từng vùng để hỗ trợ và khắc phục
những hạn chế về nhu cầu dinh dưỡng, sự bất bình đẳng giới, môi trường sống,
khả năng tìm kiếm nắm bắt cơ hội việc làm để hộ nghèo có điều kiện vươn lên
thoát nghèo bền vững.
1.1.4. Chủ thể tham gia việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
Trong giai đoạn hiện nay, ở nước ta có thể xem như: “Có ba chủ thể chính
sách giảm nghèo bền vững: Một là, cơ quan nhà nước; hai là, người nghèo; ba là,
các tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị”[16] .

15
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là một chương trình mục
tiêu quốc gia nên cơ quan nhà nước các cấp tham gia với tư cách tổ chức điều
hành. Hình thức được tổ chức: Ủy ban nhân dân các cấp quyết định thành lập
Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp gồm các thành viên kiêm nhiệm lấy từ các
cơ quan chức năng của Nhà nước như: Lao động-Thương binh và Xã hội; Tài
chính Kế hoạch, Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế hạ tầng, Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội, mời Mặt trận và các hội
đoàn thể cùng cấp tham gia giám sát, tuyên truyền vận động để thực hiện các
chính sách giảm nghèo bền vững.
“Người nghèo có thể tham gia chính sách ở tư thế cung cấp thông tin xác
định mức đói nghèo, đối tượng đói nghèo, thông tin về kết quả chính sách,
thông tin về tác động của công cụ chính sách... Thông tin do người nghèo
cung cấp có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định, thực thi và đánh giá chính
sách xóa đói, giảm nghèo bởi đây là các thông tin gốc, phản ảnh trung thực
tình hình thực tế”[16].
“Các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội có thể tham gia chính sách giảm
nghèo với tư cách nhà tài trợ hoặc tư cách phối hợp hành động. Đa số các doanh
nghiệp thích hình thức tài trợ hơn vì họ không có thời gian và không có khả năng
tham gia trực tiếp vào các hoạt động chính sách... Các tổ chức Mặt trận và các
hội đoàn thể (thanh niên, phụ nữ, hội nông dân... ) do bản chất chính trị xã hội,
tham gia tích cực vào hoạt động giảm nghèo. Các hội đoàn thể có thế mạnh ở bộ
máy tổ chức hoàn chỉnh, lãnh đạo thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến tận cơ
sở nên dễ dàng tiếp cận và hỗ trợ người nghèo. Tuy nhiên, họ gặp khó khăn về
tài chính, thường phải xin tài trợ của các tổ chức khác hoặc phối hợp thụ động
theo chương trình của cơ quan khác”[16] .

16
1.2. Nội dung chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân
tộc thiểu số hiện nay
Chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên
cả nước hiện nay được thực hiện song song với chính sách giảm nghèo bền
vững chung. Đồng thời giai đoạn trước chính sách đối với đồng bào dân tộc
thiểu số cũng đã triển khai nhiều chính sách như: Chương trình 134,
135…Nhưng gần đây, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP
ngày 27/12/2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với
62 huyện nghèo và mới đây nhất là Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về
định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020. Trên cơ
sở định hướng của Đảng về giảm nghèo bền vững, Chính phủ ban hành các
chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo để thực hiện mục tiêu giảm nghèo
bền vững trên phạm vi cả nước. Một số chính sách giảm nghèo bền vững đối với
đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay đang thực thi, triển khai thực hiện như:
1.2.1. Chính sách tín dụng đối với hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số
Trong giai đoạn 2001 đến 2010 chính sách tín dụng đối với hộ nghèo đã
được chú trọng thực hiện và giai đoạn 2011 đến nay vẫn còn hiệu lực, được
sử dụng để thực hiện chủ trương giảm nghèo bền vững của Đảng và Nhà nước
ta. Chính sách tín dụng dành cho hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số là
chương trình được triển khai rộng rãi, đáp ứng một lượng lớn nhu cầu vốn của
hộ nghèo, tác động trực tiếp và mang lại hiệu quả thiết thực cho đồng bào, là
một trong những điểm sáng trong các chính sách giảm nghèo bền vững.
Chính sách tín dụng cho người nghèo được thể hiện qua một số các văn
bản: Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín
dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong Chương trình
mục tiêu quốc gia về giảm nghèo; Quyết định số 54/2012/QĐ-CP ngày
04/12/2012 của Chính phủ về việc ban hành chính sách cho vay vốn phát triển

17
sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015
(thay thế Quyết định 32/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007); Quyết định số
157/2007/QĐ-CP ngày 27/9/2007 của Chính phủ về tín dụng đối với học sinh,
sinh viên; Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo.
1.2.2. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
Chính sách hỗ trợ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số về nhà ở nhằm
mục đích cùng với việc thực hiện các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 (trong giai đoạn này thực hiện theo
Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ đã
hỗ trợ 12.542 hộ xây dựng nhà ở), Nhà nước trực tiếp hỗ trợ các hộ nghèo để có
nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm
nghèo. Chính sách này được thực hiện theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày
12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
Tiếp đó ngày 29/10/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
67/2010/QĐ-TTg để bổ sung thêm đối tượng là các hộ nghèo, có khó khăn về
nhà ở.
Thực hiện chính sách này, Nhà nước sẽ hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách cho
mỗi hộ gia đình từ 7,2 – 8,4 triệu đồng. Đồng thời các hộ dân sẽ được vay vốn
8 triệu đồng với lãi suất ưu đãi (3%/năm) từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Ngoài ra, chính sách cũng nêu rõ cộng đồng, địa phương huy động sức người
sức của giúp người nghèo để xây dựng được một ngôi nhà diện tích khoảng
24m2. Chính sách hỗ trợ nhà ở đã phát huy được hiệu quả tích cực trong thực
tế, nhờ đó đời sống của hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ chính sách có công,
hộ nghèo đã từng bước được ổn định, nhiều hộ gia đình từ chỗ không có nhà
ở hoặc nhà tạm bợ nay có nhà ở khang trang hơn, vững chắc hơn, bảo đảm

18
tiêu chuẩn 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng), từ đó ổn định
cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
1.2.3. Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo với mục đích nhằm hỗ trợ
miễn phí 100% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo là đồng bào dân
tộc thiểu số để người nghèo được khám, chữa bệnh, đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất, trang thiết bị, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người nghèo.
Chính sách này thực hiện theo Nghị định 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều Luật bảo hiểm Y tế;
Thông tư số 09/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính
về hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế; Quyết định 538/2013/QĐ-TTg ngày
29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến
tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và năm 2020; Quyết định
705/QĐ-TTg ngày 08/5/2013 của Chính phủ về nâng mức hỗ trợ đóng thẻ bảo
hiểm y tế cho một số đối tượng người thuộc hộ cận nghèo.
1.2.4. Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo
Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo trong giai đoạn này được
thực hiện theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ
và Nghị định 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của
Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế
thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
từ năm học 2010-2011 đến năm 2014-2015 (có hiệu lực từ 01/9/2013).
Đồng thời, khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho
lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày
27/11/2009, công tác dạy nghề cho thanh niên đã được chú trọng; các huyện
đã xây dựng kế hoạch và tập trung đào tạo các ngành, nghề: Phòng chống

19
dịch cho gia súc, gia cầm; phòng và điều trị bệnh cho trâu, bò; nuôi lợn nái
sinh sản, v.v… bước đầu phát huy hiệu quả, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo
bền vững, vươn lên làm giàu.
1.2.5. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt
Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt được thực hiện theo Quyết
định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính
sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Chính sách này được thực
hiện chủ yếu từ đầu năm 2014.
1.2.6. Hỗ trợ về trợ giúp pháp lý đối với người nghèo
Chính sách hỗ trợ người nghèo về trợ giúp pháp lý là một trong những
chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn
phí cho người nghèo, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu
số, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng chính sách khác. Đây là một
trong những chính sách được triển khai thực hiện trong các Chương trình hỗ
trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo theo tinh thần
Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ (tỉnh Phú
Yên có 03 huyện nghèo theo Nghị quyết và hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số
của tỉnh tập trung tại các huyện này). Để thực hiện chính sách này, Quốc hội
đã ban hành Luật trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006, đồng thời ngày 18/8/2010
Chính phủ ban hành Quyết định số 52/2010/QĐ-CP về chính sách hỗ trợ
pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng
bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 - 2020. Ngày
10/5/2011 Chính phủ ban hành Quyết định số 678/QĐ-TTg phê duyệt Chiến
lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030.

20
- Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP của Chính phủ
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2008 đã đề ra mục tiêu tổng quát
của Chương trình là: “Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất,
tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo,
bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ
phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa,
khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và
các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội
nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi
trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng”.
Nội dung cụ thể của Chương trình gồm 4 hợp phần chính: Hỗ trợ sản
xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề,
nâng cao dân trí; Chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo; Chính sách, cơ
chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và huyện.
- Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững theo Quyết định
số 1489/2012/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững theo
Quyết định 1489/2012/QĐ-TTg của Chính phủ đã đề ra mục tiêu: “Cải thiện
và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, ưu tiên người nghèo
là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo thuộc huyện nghèo, xã biên giới,
xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và
hải đảo; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở
các vùng nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống
giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân

21
cư”. Nội dung chính của chương trình này là các dự án thành phần của
Chương trình bao gồm 04 Dự án hợp phần cơ bản:
Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó
khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo bao gồm 02 tiểu dự án: Tiểu dự án 1 là hỗ
trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo nhằm thực hiện mục tiêu: Tăng cường
cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và dân sinh ở các
huyện nghèo, thực hiện mục tiêu theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính
phủ đến năm 2015; tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát
huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát
huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Tiểu dự án 2 là
hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và
hải đảo nhằm thực hiện mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ
sản xuất, kinh doanh và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven
biển và hải đảo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống
của người dân, giảm nghèo nhanh và bền vững. Đối tượng là các xã đặc biệt khó
khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Dự án 2: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên
giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn, với mục tiêu là tăng
cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và dân sinh ở
các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt
khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của
người dân, giảm nghèo nhanh và bền vững. Đối tượng là các xã đặc biệt khó
khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Dự án 3: Nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả, phù hợp nhằm nâng
cao năng lực sản xuất, kinh doanh và đa dạng hóa về thu nhập cho người
nghèo, hộ nghèo; tạo cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các chính sách,
nguồn lực thị trường (thị trường vốn, lao động, đất đai, khoa học kỹ thuật -

22
công nghệ và thị trường hàng hóa đầu vào, đầu ra...) hướng đến phát triển
sản xuất và dịch vụ, tăng nhanh thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và
bền vững. Đối tượng là người nghèo, hộ nghèo, ưu tiên chủ hộ là nữ và hộ
nghèo đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, thôn,
bản đặc biệt khó khăn.
Dự án 4: Hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát
đánh giá thực hiện Chương trình nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
giảm nghèo các cấp; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, người
dân, các cấp, các ngành về ý nghĩa và tầm quan trọng của giảm nghèo và cách
tiếp cận về giảm nghèo bền vững; thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng
bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý, thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày
19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm
2011 đến năm 2020 (sau đây viết tắt là Nghị quyết 80)[8].
1.3. Ý nghĩa của chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào
dân tộc thiểu số
Chương trình giảm nghèo luôn được coi là chương trình trọng tâm trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Những năm qua, tuy kinh tế còn
gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Phú Yên vẫn luôn quan tâm và dành nhiều
nguồn lực ưu tiên cho công tác giảm nghèo; thể hiện qua hệ thống các văn
bản chỉ đạo và các chính sách ban hành hướng tới người nghèo, người cận
nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội tiến tới
giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.
Thực hiện chỉ đạo Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung
ương, các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh về phát triển kinh tế- xã hội,
về giảm nghèo, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kịp thời các quyết định, kế
hoạch cụ thể để triển khai tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo. Các văn
bản, chính sách hỗ trợ, trợ giúp người nghèo, người cận nghèo được ban hành

23
đúng pháp luật, đáp ứng được yêu cầu và phù hợp điều kiện phát triển kinh tế
xã hội trong từng giai đoạn cụ thể; đồng thời, hệ thống các văn bản được ban
hành đã cơ bản có sự thống nhất so với mục tiêu chung của chương trình giảm
nghèo.
Cùng với việc xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo, Tỉnh
cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về giảm nghèo.
Chính vì vậy, công tác tuyên truyền luôn là một trong những nội dung được các
cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các Hội đoàn thể đã quan tâm
chỉ đạo, thực hiện nhằm tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đến
người dân, đặc biệt là người nghèo, người thuộc hộ cận nghèo, làm chuyển
biến và nâng cao ý thức thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo và ý chí vươn
lên thoát nghèo, làm giàu của nhân dân nhất là với các hộ nghèo. Nội dung
công tác tuyên truyền, vận động của các cấp, các ngành tập trung vào việc
triển khai, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèo của cấp
uỷ, chính quyền địa phương, trách nhiệm tham gia của người dân, người
nghèo trong các hoạt động giảm nghèo, các chế độ, chính sách về giảm
nghèo, giới thiệu kinh nghiệm làm ăn, kiến thức khoa học kỹ thuật, cách làm
hay, mô hình giảm nghèo hiệu quả để nhân rộng.
1.4. Các yếu tố tác động đến chính sách giảm nghèo bền vững
Những nguyên nhân có thể dẫn đến nghèo của một quốc gia là: chiến
tranh, cơ cấu kinh tế thể hiện ở sự phân bố thu nhập không cân bằng; tham
nhũng, nợ quá nhiều, nền kinh tế không có hiệu quả, thiếu những nguồn lực
có thể trả tiền được; thất bại quốc gia; tụt hậu về công nghệ; tụt hậu về giáo
dục; thiên tai, dịch bệnh; dân số phát triển quá nhanh và không có bình đẳng
nam nữ. Trên thế giới, nghèo đói còn xuất phát từ hiện tượng di dân từ vùng
núi về đồng bằng, từ nông thôn ra thành thị, từ các nước thứ ba về các nước

24
phát triển gây nên hiện tượng thuyền nhân (những người nhập cư bất hợp
pháp, người tị nạn xuất cư bằng thuyền).
Ở Việt Nam, nguyên nhân chính gây ra đói nghèo có thể phân theo 3
nhóm nguyên nhân:
- Nhóm nguyên nhân điều kiện tự nhiên: Khí hậu khắc nghiệt, thiên tai,
bão lũ, hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó
khăn đã và đang kìm hãm sản xuất, gây ra tình trạng đói nghèo cho cả một
vùng, khu vực.
- Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo: Thiếu kiến thức làm ăn,
thiếu vốn, đông con, thiếu lao động, không có việc làm, mắc các tệ nạn xã
hội, chay lười lao động, ốm đau, rủi ro tai nạn, v.v..
- Nhóm các nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không
đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó
khăn, khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách khuyến khích
sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ngư, chính
sách trong giáo dục đào tạo, y tế, giải quyết đất đai, định canh định cư, kinh tế
mới và nguồn lực đầu tư còn hạn chế.
Từ cách tiếp cận nêu trên có thể thấy rằng vấn đề nghèo đói của đồng
bào dân tộc thiểu số xuất phát từ những yếu tố tác động chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phần lớn thiếu nguồn lực
(vốn) để phát triển kinh tế. Do điều kiện điểm xuất phát thấp, dân cư sống tập
trung vào sản xuất nông nghiệp manh mún, chủ yếu tự cung, tự cấp, ít tích tụ
vốn, do vậy đồng bào dân tộc thiểu số thiếu các nguồn lực để phát triển tế - xã
hội.
Thứ hai, đồng bào dân tộc thiểu số thiếu phương tiện để sản xuất, thiếu
đất để canh tác, thiếu lao động để nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất,
trồng trọt. Do điều kiện đất đai phần lớn là đồi núi cao, đất xấu, nên người

25
dân trong tình trạng thiếu đất sản xuất. Diện tích đất chưa đáp ứng được nhu
cầu sử dụng nên người dân thiếu việc làm, cuộc sống bấp bênh. Việc giao đất,
giao rừng cho người dân vẫn còn nhiều bất cập. Tiến độ thu hồi và giao đất
trên thực tế còn chậm, diện tích đất được giao sau khi thu hồi vẫn chưa phù
hợp, phần lớn đất giao cho người dân đều là rừng đặc dụng, xa khu dân cư,
không có đường giao thông đi lại, đất trên núi đá, khe suối, v.v.. nên người
dân cũng không thể sử dụng được. Thiếu đất sản xuất không chỉ là nguyên
nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nghèo đói của người dân tại các địa phương
mà còn dẫn đến các hệ lụy như tranh chấp, chặt phá rừng tự nhiên để khai
thác gỗ trái phép.
Thứ ba, đồng bào miền núi thiếu khoa học và công nghệ. Các hoạt động
trồng trọt và chăn nuôi chủ yếu vẫn theo cách làm cũ, ít áp dụng tiến bộ khoa
học, kỹ thuật. Tuy có các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm nhưng cũng
còn nhiều hạn chế, thường không được duy trì thường xuyên. Kỹ thuật canh
tác truyền thống vẫn là phát nương làm rẫy; cây trồng, vật nuôi chưa được đa
dạng hóa, v.v.. nên giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích còn thấp. Vì
vậy, có thể nói những hộ nghèo chưa có đủ điều kiện và khả năng để tự vượt
nghèo bằng nội lực của chính mình.
Thứ tư, đồng bào dân tộc thiểu số miền núi chưa biết cách làm ăn, không
có việc làm hoặc do ốm đau. Hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số
thường đông con, đa phần có từ 5 đến 6 con; lao động chính trong nhà có học
vấn thấp, khó có cơ hội tìm được việc làm có thu nhập khá và ổn định. Những
hạn chế về kinh tế chính là cản trở đối với người nghèo trong việc tiếp cận các
điều kiện phúc lợi trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt văn hóa, v.v..
Chính vì thế, họ lại càng ít có cơ hội để thoát nghèo.
Thứ năm, nhận thức và năng lực tự vươn lên thoát nghèo của người dân
còn hạn chế. Có một thực tế là không ít người đồng bào dân tộc thiểu số trong

26
tỉnh còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà ít vươn
lên trong lao động sản xuất để thoát nghèo bền vững và làm giàu. Vì vậy mà
có hiện tượng “xin vào hộ nghèo, xã nghèo”, không muốn thoát nghèo.
1.5. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc
thiểu số từ thực tiễn ở Việt Nam
1.5.1.Kinh nghiệm giảm nghèo từ tỉnh Quảng Ngãi
Thời gian qua, công tác xóa đói giảm nghèo ở Quảng Ngãi được triển
khai đồng bộ và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Một bộ phận hộ nghèo tổ
chức sản xuất có hiệu quả và vươn lên thoát nghèo. Giai đoạn 2006 đến 2010,
bình quân mỗi năm có hơn 6.400 hộ thoát nghèo. Các chính sách, dự án thuộc
chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đã được các cấp, ngành quan tâm
triển khai tốt, tác động trực tiếp đến đời sống người nghèo, giúp hộ nghèo
phát triển kinh tế, ổn định đời sống, hạn chế những rủi ro bất khả kháng, tiến
đến thoát nghèo bền vững. Có thể nói, phần lớn các hộ nghèo đã được tiếp
cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản, như vay vốn tín dụng, chăm sóc sức khỏe,
miễn giảm học phí, nhà ở, đào tạo nghề, khuyến nông - lâm - ngư, nước sạch
sinh hoạt. Các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu đã đáp ứng
nhu cầu đi lại, sinh hoạt và phát triển sản xuất của nhân dân thuộc các vùng
dự án. Nhiều công trình đã đáp ứng nhu cầu và thu lợi rõ rệt về kinh tế, góp
phần cải thiện đời sống cho nhân dân, xóa đói giảm nghèo, bộ mặt nông thôn
có nhiều khởi sắc.
Những biện pháp mà Quảng Ngãi đã thực hiện là tích cực lồng ghép
công tác giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số với các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương như: Chính sách hỗ trợ
người nghèo, trong đó đặc biệt quan tâm về sản xuất và nhà ở cho hộ nghèo
chính sách, hộ nghèo người dân tộc thiểu số và hộ nghèo đặc biệt khó khăn;
đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu, nhiệm vụ, chủ trương, chính sách giảm

27
nghèo bền vững đến mọi cấp, ngành, tầng lớp nhân dân, đồng thời, khơi dậy ý
chí chủ động vươn lên của người nghèo, triển khai thực hiện hợp lý các nguồn
vốn đầu tư từ các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững, gắn trách nhiệm
các cơ quan liên quan trong triển khai thực hiện các dự án giảm nghèo một
cách liên thông thống nhất. Đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra,
giám sát nhằm giúp hộ nghèo tiếp cận các chính sách hiện có, nhất là đối với
chính sách hỗ trợ về giáo dục, y tế, trợ cấp đời sống và nhà ở. Xây dựng các
chương trình lồng ghép giữa giảm nghèo bền vững với các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang
ven biển, các xã, thôn nghèo đặc biệt khó khăn, góp phần hoàn thành chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
1.5.2. Kinh nghiệm giảm nghèo từ tỉnh Ninh Bình
Sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế Ninh Bình đã có nhiều bước phát triển
mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các
nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển tăng nhanh; cơ sở vật chất – kỹ
thuật được tăng cường; văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân
được cải thiện, bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều đổi mới; an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được tăng cường; hệ thống
chính trị được củng cố. Các chỉ tiêu do Đại hội XIV của Đảng bộ tỉnh đề ra cơ
bản hoàn thành, nhiều chỉ tiêu hoàn thành vượt mức, trong đó đạt được nhiều
kết quả quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế gắn với
xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội.
Từ thực tiễn xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua,
nhất là trong 5 năm trở lại đây, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:
Xây dựng và triển khai đồng bộ các chính sách, dự án về giảm nghèo,
lồng ghép có hiệu quả với chính sách kinh tế - xã hội khác của tỉnh. Phân

28
công trách nhiệm rõ ràng cho các cấp, các ngành trong việc xây dựng và tổ
chức thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo
Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình đã tạo bước đột phá mới trong chỉ đạo phát
huy sức mạnh và sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, gắn trách
nhiệm của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để đạt và
vượt mục tiêu xóa đói giảm nghèo đã đề ra; đẩy mạnh phong trào “Ngày vì
người nghèo” đến mọi tổ chức kinh tế xã hội, các tầng lớp dân cư.
Chủ trương gắn xóa đói giảm nghèo với giải quyết việc làm tại chỗ ở
khu vực nông thôn, thực hiện hiệu quả các đề án, dự án phát triển nông
nghiệp, nông thôn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tổ chức sản
xuất, cung ứng và quản lý giống, kiên cố hóa kênh mương, phát triển đa dạng
hóa ngành, nghề ở nông thôn…
Đối với khu vực thành thị, thực hiện hiệu quả đề án phát triển các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp và ngành tiểu thủ công nghiệp, phát triển
thương mại, du lịch. Có cơ chế, chính sách khuyến khích việc thành lập hoặc
mở rộng các cơ sở sản xuất với quy mô ngành nghề đa dạng, thu hút được
nhiều lao động tại chỗ.
Đẩy mạnh việc nhân rộng các mô hình xóa đói giảm nghèo có hiệu
quả, nhất là mô hình xóa đói giảm nghèo tại các vùng đặc thù, khó khăn như
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào theo đạo
Thiên Chúa; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo phương châm: cộng đồng, dòng
họ, bản thân hộ nghèo và Nhà nước cùng lo.
Tăng cường hiệu quả công tác đào tạo nghề cả về số lượng và chất
lượng, đặc biệt quan tâm tới việc dạy nghề cho đối tượng thanh niên, nông
dân, bộ đội xuất ngũ, người tàn tật, hướng dẫn cách làm ăn để nâng cao chất
lượng lao động, chú trọng tới đối tượng người nghèo ở vùng nông thôn, vùng
đô thị hóa, khu công nghiệp.

29
Tổ chức bồi dưỡng tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực cho cán bộ
làm công tác xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở cơ sở. Gắn kết giữa chương
trình xóa đói giảm nghèo với tạo việc làm, tăng thu nhập; gắn việc thực hiện
chương trình 135 với các chương trình, dự án khác trên địa bàn, bảo đảm đạt
hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đồng thời cụ thể hóa các chỉ tiêu, mục tiêu, kế
hoạch đến cơ sở xã, phường, thôn để mọi người dân nắm được và tích cực
tham gia thực hiện.
1.5.3. Kinh nghiệm giảm nghèo từ tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai được xem là một trong những địa phương thành công nhất
trong việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo. Năm 2000 toàn tỉnh có
12,26% hộ nghèo thì nay chỉ còn 0,87% (theo chuẩn nghèo cũ). Từ quá trình
đi lên của Đồng Nai, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Thực hiện chủ trương “đem cái chữ đến cho người nghèo”. Trước khi
triển khai các giải pháp nâng cao dân trí cho người nghèo, tỉnh đã có nhiều
nghị quyết, chỉ thị về xây dựng trường lớp ở nông thôn, các vùng khó khăn và
tiến đến kiên cố hóa. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tác động mạnh mẽ đến ý
thức của người dân, đặc biệt là nông dân trong việc chăm lo cho sự nghiệp
giáo dục và đào tạo. Nhờ vậy, đến nay hầu hết các em tuổi từ 18 trở xuống
đều có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở.
Một trong những điểm nổi bật của công tác nâng cao dân trí góp phần
xóa đói giảm nghèo là việc tỉnh chủ trương đẩy mạnh giáo dục thường xuyên,
tổ chức hàng loạt các lớp bổ túc văn hóa ở vùng nông thôn, thu hút sự tham
gia của các doanh nghiệp trong việc mở các khóa bổ túc văn hóa cho công
nhân. Toàn tỉnh hàng năm có khoảng 16.500 người được theo học lớp bổ túc
văn hóa các cấp, trong đó phần đông là những người có hoàn cảnh khó khăn
và công nhân lao động.

30
Quan tâm đến công tác dạy nghề để giúp người dân có việc làm, thu
nhập ổn định, thoát nghèo bền vững. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
cùng ngành giáo dục đào tạo đã tổ chức nhiều khóa đào tạo nghề ngay tại các
doanh nghiệp, tại các xã vùng sâu, vùng xa để người dân nghèo có trình độ
văn hóa chưa cao được học những nghề phù hợp.
Tiến hành nhiều chương trình dạy nghề và giới thiệu việc làm cho con
em đồng bào dân tộc, gia đình chính sách. Bình quân mỗi năm có trên 1.000
học viên được đào tạo miễn phí và giới thiệu việc làm có thu nhập ổn định.
Chính sách “đưa ngân hàng, nhà máy về với nông thôn”. Chương trình
cung ứng vốn cho người nghèo của tỉnh Đồng Nai đã triển khai thực hiện từ
năm 1994. Năm 2003, Ngân hàng chính sách xã hội ra đời với mạng lưới
điểm giao dịch rộng khắp từ tỉnh, huyện tới cấp xã để tiếp cận người dân. Mở
rộng cho vay bằng các hình thức liên kết với Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông
dân, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh… để mở ra những kênh chuyển tải
vốn đến người vay nhanh chóng, kịp thời. Năm 2001 đến nay đã có trên
49.000 lượt hộ được vay vốn xóa đói giảm nghèo với số tiền lên đến hàng
trăm tỷ đồng, người dân vay vốn đã sử dụng đúng mục đích và hiệu quả, góp
phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện cuộc sống đáng kể.
Chủ trương “gắn sản xuất công nghiệp với chương trình xóa đói giảm
nghèo”. Đồng Nai có diện tích cây Điều đứng thứ hai cả nước và dẫn đầu về
năng suất. Cây Điều từng được mệnh danh là “cây của người nghèo”, “cây
xóa đói giảm nghèo” giờ đây có tên mới là “cây để làm giàu”. Chủ trương của
tỉnh đối với các doanh nghiệp hoạt động tại các khu công nghiệp trên địa bàn
cần ưu tiên gắn chế biến với vùng nguyên liệu nông sản. Chủ trương này
không chỉ tạo ra một số lượng lớn việc làm tại chỗ cho lao động địa phương
mà còn hỗ trợ nông dân từ khâu cung ứng giống, hướng dẫn kỹ thuật đến bao
tiêu toàn bộ sản phẩm, tạo điều kiện cho hộ trồng điều có cơ hội phát triển.

31
1.5.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các tỉnh
Một là, trong quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
huyện cần xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm ưu
tiên. Phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành đoàn thể trong xây dựng kế hoạch
thực hiện việc giảm nghèo tại địa phương. Tăng cường sự tham gia hiệu quả
của người dân trong việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung
cũng như kế hoạch giảm nghèo nói riêng.
Hai là, trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phát
triển công nghiệp nhưng vẫn cần chú trọng phát triển nông nghiệp và nông
thôn; phát triển cân đối, hợp lý từng giai đoạn, từng thời kỳ giữa công nghiệp
và nông nghiệp nhằm xóa đói giảm nghèo cho nhân dân ở khu vực nông thôn.
Ba là, coi trọng việc phát triển giao thông nông thôn ở các vùng miền núi,
dân tộc thiểu số góp phần cải thiện điều kiện đi lại, sinh hoạt cho nhân dân.
Bốn là, phân bố cơ sở sản xuất công nghiệp về khu vực nông thôn
nhằm thu hút lao động ở khu vực nông nghiệp, khắc phục tình trạng lao động
di cư vào các thành phố kiếm việc làm, làm tăng thu nhập cho người dân.
Năm là, duy trì và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tạo cơ sở vật chất để
đầu tư cơ sở hạ tầng và giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần thực hiện
chương trình giảm nghèo có hiệu quả.
Sáu là, xây dựng những giải pháp giảm nghèo bền vững phải xuất phát
từ điều kiện thực tế của từng địa phương trên mọi khía cạnh: tự nhiên, thực
trạng phát triển kinh tế xã hội, trình độ dân trí, khả năng tiếp cận các biện
pháp hỗ trợ…
Bảy là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến nâng cao hiểu biết
cho người dân về ý nghĩa, mục đích của công tác giảm nghèo, ý thức tự vươn
lên thoát nghèo, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả để mọi người
dân đều được học hỏi.

32
Trong công cuộc giảm nghèo hiện nay, việc tham khảo và học tập kinh
nghiệm từ các địa phương khác là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên việc vận
dụng những kinh nghiệm đó cần linh hoạt và chủ động điều chỉnh phù hợp
với tình hình thực tế, nhằm thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững tại
địa phương, đồng thời tránh được những hậu quả tiêu cực trong quá trình
thực hiện.

33
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN
VỮNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc
thiểu số của tỉnh Phú Yên
2.1.1. Khái quát về đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn
tỉnh nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng
2.2.1.1. Khái quát về đặc điểm, tình hình trên địa bàn tỉnh
Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ. Diện tích tự
nhiên toàn tỉnh là 5.060 km2, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp
tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đông giáp biển
Đông. Phú Yên có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển
kinh tế - xã hội.
Toàn tỉnh có 07 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố, vùng miền núi dân tộc
của tỉnh có 03 huyện miền núi (Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân) và 09 xã
miền núi của 04 huyện, thị xã có xã miền núi thuộc huyện Tây Hòa, Phú Hòa,
Tuy An và Thị xã Sông Cầu. Với diện tích tự nhiên 3.679 km2, chiếm 72%
diện tích toàn tỉnh. Hiện nay, vùng dân tộc-miền núi tỉnh Phú Yên có 45 xã,
thị trấn, trong đó có 19 xã ĐBKK theo Quyết định 2405/QĐ-TTg ngày
10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, có 34 thôn, buôn đặc biệt khó khăn ở
xã khu vực I, II được đầu tư Chương trình 135 theo Quyết định số 582/QĐ-
UBDT ngày 18/12/2013 của Ủy ban Dân tộc, có 02 huyện Đồng Xuân và
Sông Hinh được hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương đầu tư cơ sở hạ
tầng theo Quyết định 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính
phủ được áp dụng cơ chế chính sách quy định của Nghị quyết 30a/2008/NQ-

34
CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, về chương trình hỗ trợ giảm nghèo
nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.
Được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành Trung
ương, sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã
tập trung phối hợp thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách
của Nhà nước, nhất là việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đầu
tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc
thiểu số từng bước tăng trưởng khá, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên: 1,3%; tỷ lệ lao động qua đào tạo: 26,43%, trong đó đào tạo nghề
16,36%; giải quyết việc làm cho lao động hàng năm: 3.500 người/năm. Tốc
độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm khu vực miền núi đạt 13%, GDP
bình quân đầu người ở khu vực miền núi từ 11-13 triệu đồng/người/năm, ở
khu vực có đồng bào dân tộc sinh sống đạt gần 9 triệu đồng/người/ năm (riêng
đồng bào dân tộc thiểu số 6-8 triệu đồng/người/năm). Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đời sống vật chất và tinh thần
của đồng bào miền núi được cải thiện, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được
tôn trọng, đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường, góp phần quan trọng vào
thành tựu chung của tỉnh. Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, trật tự an
toàn xã hội và an ninh quốc phòng được giữ vững[13].
Về phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Đã tạo được sự
chuyển biến về nhận thức, nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất
mới cho đồng bào dân tộc thiểu số, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; từng bước hình thành nhiều
vùng chuyên canh tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa các loại cây công
nghiệp có giá trị kinh tế cao như: sắn, mía, cao su…, tạo điều kiện cho các hộ
nghèo có cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật, như cung cấp vật tư, giống, công

35
cụ sản xuất, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
đồng bào dân tộc thiểu số miền núi một cách bền vững.
Về kết cấu hạ tầng: Được quan tâm đầu tư của Trung ương, nhiều công
trình giao thông, thủy lợi, điện, nước… hoàn thành đưa vào sử dụng tạo điều
kiện mở rộng sản xuất nâng cao đời sống, phát triển kinh tế, cải thiện bộ mặt
nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng phát triển.
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở vùng miền
núi được đẩy mạnh. Nhiều thôn, buôn được công nhận đạt chuẩn văn hóa.
Bản sắc văn hóa truyền thống đặc trưng các mỗi dân tộc được kế thừa, bảo
tồn và phát huy; các thôn, buôn đều có đội văn nghệ cồng chiêng. Công tác
sưu tầm văn hoá các dân tộc được chú trọng, tạo điều kiện cho các nghệ nhân
bảo tồn và lưu truyền các di sản văn hoá phi vật thể của các dân tộc thiểu số
(DTTS) trên địa bàn.
Tuy nhiên, vùng miền núi dân tộc của tỉnh vẫn đang là vùng khó khăn
nhất, tỷ lệ hộ nghèo ở vùng dân tộc còn cao so với mặt bằng chung của cả
nước, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ tái nghèo hàng năm
còn nhiều. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng dân tộc còn chậm, quy mô sản xuất nhỏ,
còn manh mún. Tình trạng dân thiếu đất sản xuất, điện, nước sinh hoạt, du
canh, du cư vẫn tồn tại ở một số nơi. Hoạt động văn hóa, thông tin tuyên
truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cơ sở chưa
đáp ứng được yêu cầu, mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số
còn thấp. Năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc ở các địa phương còn
hạn chế.
2.2.1.2. Khái quát về đặc điểm, tình hình vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- Tình hình chung

36
Dân số vùng miền núi là 236.350 người, (57.973 hộ), chiếm 26,6% dân
số toàn tỉnh; trong đó dân tộc thiểu số 58.012 người (13.589 hộ), chiếm tỷ lệ
24,9% dân số vùng miền núi và 6,6% so với dân số toàn tỉnh) với 31 dân tộc
sinh sống, chủ yếu là Ê đê, Bana, Tày, Nùng, Giao, Thái,… Vùng miền núi có
15.682 hộ nghèo (63.934 khẩu), chiếm tỷ lệ 27,05% trên tổng số hộ toàn vùng
và chiếm tỷ lệ 60,33% so với tổng hộ nghèo toàn tỉnh (tổng số hộ nghèo toàn
tỉnh cuối năm 2016 là 25.992 hộ, chiếm tỷ lệ 10,32%)[5].
Theo Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, Phú Yên có 45 xã khu vực I, II, III và 263 thôn
ĐBKK thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015. Đồng thời, theo
Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh
Phú Yên có 19/141 xã đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình
135 năm 2014 và năm 2015.
Theo kết quả điều tra hộ nghèo tiêu chí giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh có
45.606 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo là 19,46 %; trong đó 43 xã nghèo, xã miền
núi, xã vùng khó khăn có 19.028 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo 37,85%, cao gấp
đôi so với tỷ lệ bình quân chung của cả tỉnh và gấp 2,7 lần so với khu vực
đồng bằng. Toàn tỉnh có 41 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25%, trong đó có hơn
92% các xã thuộc khu vực miền núi và vùng khó khăn (riêng 02 huyện miền
núi Sông Hinh và Đồng Xuân tỷ lệ hộ nghèo trên 50%)[5].
Trong nhiều năm qua, tỉnh đã có nhiều chính sách và dành nhiều nguồn
lực để ưu tiên phát triển vùng này, nhưng mức độ chuyển biến còn chậm, đời
sống của nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng vẫn còn
nhiều khó khăn. Chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa
được thu hẹp, đặc biệt là ở những địa bàn khó khăn, miền núi. Nguy cơ tái
nghèo còn cao, một số chính sách hỗ trợ triển khai còn chậm và chưa có hiệu
quả.

37
Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do địa hình khó
khăn, diện tích tự nhiên rộng nhưng diện tích đất canh tác ít; điều kiện thời
tiết không thuận lợi, thường xuyên bị ảnh hưởng của lũ lụt, triều cường, sản
xuất chủ yếu từ nông nghiệp - lâm nghiệp và ngư nghiệp nhưng trình độ sản
xuất còn thấp. Kết cấu hạ tầng đầu tư nhưng chưa đồng bộ, nhiều tuyến giao
thông nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và thông thương hàng hóa
giữa các vùng, một số công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt chưa đảm bảo
và chưa phát huy hiệu quả sử dụng, nhiều trường học chưa được kiên cố hóa,
trang thiết bị ở các cơ sở y tế tuyến xã còn thiếu. Nguồn vốn hỗ trợ của Nhà
nước còn phân tán, chưa hỗ trợ đúng mức cho phát triển sản xuất; đội ngũ cán
bộ cơ sở có mặt còn yếu và thiếu cán bộ khoa học, kỹ thuật. Bên cạnh đó, vẫn
còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước ở một bộ
phận cán bộ và nhân dân, nên đã hạn chế phát huy nội lực và sự nỗ lực vươn
lên.
- Tình hình kinh tế, chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số
+ Về kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có sự
phát triển so với trước, cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, chợ, công
trình nước sạch, đập tưới nước được đầu tư xây dựng, khai hoang đất sản
xuất, cùng với các chính sách hỗ trợ khác như nhà ở, cho vay vốn sản xuất,
học hành, khám chữa bệnh, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, v.v.. đã
làm cho bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số có bước khởi sắc,
đời sống kinh tế được nâng lên rõ rệt.
Tuy nhiên, kinh tế miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển
nhưng chưa mạnh, chưa có yếu tố mới mang tính đột phá. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch chậm. Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều bất
cập; chất lượng nhiều công trình đưa vào sử dụng hiệu quả thấp công tác thực

38
hiện về đất đai, giao đất, giao rừng còn nhiều hạn chế, nhất là ở các nông, lâm
trường. Chất lượng giáo dục còn hạn chế; cơ sở vật chất, trang thiết bị trường
học chưa đáp ứng đủ và kịp thời; tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao; thực hiện một
số chính sách hỗ trợ cho học sinh miền núi còn quá chậm. Chất lượng dịch vụ
y tế chưa đáp ứng nhu cầu, trang thiết bị vẫn còn lạc hậu, thiếu thốn. Đời sống
của bộ phận nhân dân vùng cao còn nhiều khó khăn, kết quả giảm nghèo chưa
thực sự vững chắc; nội lực và sức phát triển của cộng đồng còn quá chậm, sản
xuất chưa nhạy bén với nền kinh tế thị trường, giá trị chất lượng hàng hoá
không cao, v.v..
+ Về chính trị - tư tưởng
Đồng bào dân tộc thiểu số có ý thức chính trị tốt, chấp hành nghiêm các
chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, có
tinh thần đoàn kết và tính cộng đồng cao do vậy đã tích cực hưởng ứng tham
gia và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách cũng như nghĩa vụ tại địa
phương. Tỷ lệ đảng viên là người đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng tăng,
chi bộ thôn/bản dần được củng cố, kiện toàn và phát triển, cộng đồng không
ngừng nỗ lực vươn lên xóa đói giảm nghèo.
+Về giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Chất lượng giáo dục tiếp tục được cải thiện, đến cuối năm 2015 đã hoàn
thành công tác phổ cập giáo dục trung học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục
Trung học cơ sở. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường các bậc
học tăng hàng năm, năm 2014-2015, mầm non đạt 99,2%, Trung học đạt 80%,
Trung học cơ sở đạt 95%, Trung học phổ thông đạt 47% so với năm học
trước; dự kiến đến năm 2016, bậc mầm non có 100%, Trung học có 81%,
Trung học cơ sở có 95%, Trung học phổ thông có 80% học sinh độ tuổi đến
trường [5].

39
Trình độ học vấn và dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số từng bước
được cải thiện. Mặc dù cơ sở vật chất được tăng cường và có sự đầu tư nhưng
vẫn không thể đảm bảo yêu cầu, nhất là phòng bộ môn, phòng thí nghiệm;
chất lượng giáo dục còn thấp, không ổn định. Điều này ảnh hưởng nhiều đến
việc thực hiện công tác giảm nghèo bền vững đối với vùng đồng bào dân tộc
thiểu số.
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020, công tác dạy nghề cho thanh niên đã được chú trọng; các huyện đã xây
dựng kế hoạch và tập trung đào tạo các ngành, nghề: Phòng chống dịch cho
gia súc, gia cầm; phòng và điều trị bệnh cho trâu, bò; nuôi lợn nái sinh sản;
trồng cây lương thực thực phẩm; sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi; điện
dân dụng; tin học, kỹ thuật xây dựng, v.v…
+ Về văn hóa
Mặc dù đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng công tác bảo tồn,
phát triển các giá trị văn hóa vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số được các tổ
chức trong hệ thống chính trị các cấp và đồng bào quan tâm thông qua việc tổ
chức nhiều đợt sưu tầm tài liệu, hiện vật, hình ảnh có giá trị lịch sử; tôn tạo,
phục dựng, tu sửa nhiều bia bảng, phù điêu; hoàn thành hồ sơ các di tích xếp
hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh.
- Công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số
Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm đúng mức,
phòng chống dịch bệnh được tăng cường, truyền thông về dân số, kế hoạch
hoá gia đình đạt nhiều kết quả. Tại các huyện đều có bệnh viện tuyến huyện,
các xã đều có trạm y tế. Năm 2012 có 11/67 xã, đạt tỷ lệ 16,42%, năm 2013
có 20/67 xã, đạt tỷ lệ 29,85% và năm 2014 30/67 xã, đạt tỷ lệ 44,7% số xã đạt
chuẩn bộ tiêu chí quốc gia về y tế; hiện có 26,48 giường bệnh/vạn dân; tỷ lệ

40
suy dinh dưỡng trẻ em năm 2012 giảm còn 39,3% và năm 2013 đạt tỷ lệ
38,6% và năm 2014 đạt tỷ lệ 37,2%[12].
2.1.2. Kết quả giảm nghèotại tỉnh Phú Yên trong thời gian qua
Thực hiện các chính sách của Nhà nước về giảm nghèo, đồng thời với sự
huy động của xã hội cùng nhau thực hiện nhiệm vụ này trong thời gian qua đã
đạt được những kết quả ấn tượng.
Năm 2011 toàn tỉnh có 234.403 hộ, trong đó 45.606 hộ nghèo, chiếm tỷ
lệ 19,46%; 33.473 hộ cận nghèo, chiếm 14,28%; 5.433 hộ thoát nghèo, đồng
thời có 1.060 hộ nghèo tái nghèo. Tính đến thời điểm 31/12/2011, toàn tỉnh
còn 41.233 hộ nghèo, chiếm 17,08% tỷ lệ cuối năm.
Năm 2012 tổng số hộ nghèo của tỉnh giảm xuống còn 36.729 hộ, tỷ lệ
14,77%; hộ cận nghèo là 29,628 hộ, tỷ lệ 12,27%. Trong đó, 5.624 hộ thoát
nghèo, đồng thời có 1120 hộ tái nghèo.
Năm 2013 toàn tỉnh có 248.677 hộ, trong đó 36.729 hộ nghèo, chiếm
14,77%; 25.666 hộ cận nghèo, chiếm 10,32%; 5.810 hộ thoát nghèo, đồng
thời có 1.170 hộ tái nghèo. Tính đến thời điểm 31/12/2013 toàn tỉnh còn
32.089 hộ nghèo, chiếm 12,53% tỷ lệ hộ nghèo cuối năm.
Năm 2014 toàn tỉnh có 256.138 hộ, trong đó 32.089 hộ nghèo, chiếm tỷ
lệ 12,53%; 21.586 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 8,43%; 5.958 hộ thoát nghèo,
đồng thời có 1180 hộ tái nghèo. Tính đến thời điểm 31/12/2014 toàn tỉnh còn
27.311 hộ nghèo, chiếm 10,35% tỷ lệ hộ nghèo cuối năm.
Năm 2015 toàn tỉnh có 263.823 hộ, trong đó 27.311 hộ nghèo, chiếm
10.35%; 17.385 hộ cận nghèo, chiếm 6,59%; 6.131 hộ thoát nghèo, đồng thời
có 1210 hộ tái nghèo. Tính đến 31/12/2015 toàn tỉnh còn 22.390 hộ nghèo,
chiếm 8,24% tỷ lệ hộ nghèo cuối năm [5].

41
Bảng 2.1:Bảng số liệu tình hình giảm nghèo của 03 huyện miền núi tỉnh
Phú Yên giai đoạn 2011 - 2015
Năm Số hộ nghèo Tỷ lệ
2011 46.497 19.046
2012 45.043 16.876
2013 43.828 15.671
2014 42.551 14.430
2015 41.312 13.152
(Nguồn Niên giám thống kê qua các năm tỉnh Phú Yên)
* Vấn đề nghèo đói ở tỉnh Phú Yên:
Tỉnh Phú Yên cho đến nay vẫn là một trong những huyện có tỷ lệ hộ
nghèo cao, qua nghiên cứu, phân tích tình hình từ thực tiễn tỉnh Phú Yên, vấn
đề nghèo đói ở tỉnh Phú Yên hiện nay bao gồm các vấn đề sau:
- Thu nhập của hộ nghèo còn thấp.
- Người nghèo không có vốn để sản xuất và không biết cách làm ăn để
tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo.
- Người dân không đất để sản xuất, không có nơi để trồng trọt để tạo ra
sản phẩm nuôi chính bản thân mình.
- Người dân không có việc làm để tạo ra thu nhập nuôi bản thân và
gia đình.
- Đa số người nghèo là người cao tuổi nên không còn khả năng lao
động, không tạo ra thu nhập.
* Nguyên nhân nghèo tại tỉnh Phú Yên:
Tình trạng nghèo ở tỉnh Phú Yên được tổng kết là do 10 nguyên nhân
sau:
- Thiếu vốn sản xuất
- Thiếu đất canh tác
42
- Thiếu phương tiện sản xuất
- Thiếu lao động chính
- Không biết cách làm ăn
- Đông con
- Không có việc làm
- Chây lười, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước
- Ốm đau nặng, bị bệnh hiểm nghèo, mắc các tệ nạn xã hội
- Nguyên nhân khác.
2.2. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân
tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Phú Yên trong thời gian qua
Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú yên lần thứ XVIII (tháng
10/2015) đã nêu quan điểm: Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu
quốc gia về giải quyết việc làm và giảm nghèo. Tập trung triển khai đồng bộ
chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững ở 03 huyện miền núi [1]. Nhằm
thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng về giảm nghèo
bền vững, Nghị quyết số 80/2011/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về
định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ năm 2011 đến năm 2020.
Tỉnh ủy Phú Yên khóa XVIII (2011-2015) đã ban hành Nghị quyết số 04-
NQ/TU ngày 13/10/2011 về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu giảm
nghèo nhanh, bền vững ở 03 huyện miền núi giai đoạn 2011-2015 và định hướng
đến 2020 [30].
Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND ngày 27/10/2011 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Phú Yên về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu giảm
nghèo nhanh và bền vững 03 huyện miền núi tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-
2015 và định hướng đến năm 2020.
Ngày 20/12/2011, UBND tỉnh Phú Yên đã phê duyệt Quyết định số
280/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu giảm nghèo nhanh

43
và bền vững tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2011-2015.
Ngày 27/12/2011, UBND tỉnh Phú Yên đã phê duyệt Quyết định số
297/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội,
phấn đấu giảm nghèo nhanh và bền vững ở 03 huyện miền núi của tỉnh Phú
Yên giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
Trên cơ sở định hướng của Chính phủ, của Đảng bộ tỉnh Phú Yên, mục
tiêu, nội dung chính sách giảm nghèo bền vững tỉnh Phú Yên thể hiện thông
qua Chương trình mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững tỉnh Phú Yên giai
đoạn 2011-2015 theo 02 Quyết định số 280/QĐ-UBND ngày 10/12/2011 và
Quyết định số 297/QĐ-UBND ngày 27/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Phú Yên.
Về mục tiêu tổng quát: “Tạo cơ hội phát triển để người nghèo, hộ nghèo
ổn định và đa dạng hóa sinh kế, tăng thu nhập, vượt qua nghèo đói, vươn lên
khá giả, giàu có; tăng cường và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu
phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân ở
vùng nghèo, giảm thiểu tình trạng gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và mức
sống giữa các vùng miền và nhóm dân cư”.
Về mục tiêu cụ thể: (a) Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo
tăng lên 2 lần, riêng huyện nghèo tăng lên 3 lần so với năm 2010. Điều kiện
sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế, giáo dục, văn
hóa, nước sinh hoạt, nhà ở, người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi với các
dịch vụ xã hội cơ bản. (b) Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã
nghèo, thôn đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được tập
trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết
yếu, như giao thông, điện, nước sinh hoạt. (c)Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân
mỗi năm 4-5%, vùng miền núi giảm 6-7% (theo chuẩn nghèo hiện hành); (d)
Tranh thủ nguồn vốn trung ương để đáp ứng vốn cho hộ nghèo và sinh viên

44
hộ cận nghèo có nhu cầu và có đủ điều kiện vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân
hàng chính sách xã hội; (e) 100% người nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế;
hỗ trợ 50% mệnh giá mua thẻ Bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo mua thẻ Bảo
hiểm y tế tự nguyện; (g)100% trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên
thuộc diện hộ nghèo; các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn, giảm học phí và được hỗ
trợ chi phí học tập; (h) 100% hộ nghèo có nhà ở đơn sơ, tạm bợ, dột nát được
hỗ trợ làm nhà ở; (i) 95% hộ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt
hợp vệ sinh; (k) 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp được tập
huấn nâng cao năng lực giảm nghèo [30].
Chính sách giảm nghèo bền vững được thực hiện đã phát huy hiệu quả,
nhanh chóng đi vào cuộc sống và trở nên quen thuộc đối với đồng bào dân tộc
thiểu số các dân tộc miền núi, với những cái tên như “134”, “135”, “167”,
“30a”, NQ 80… Những chính sách trên là động lực thúc đẩy phát triển Kinh
tế xã hội.
Trong quá trình triển khai thực hiện, Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã liên
tục nỗ lực, phấn đấu, kiên trì thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền
vững. Các công trình đầu tư đã đáp ứng một phần nhu cầu cấp thiết của nhân
dân, giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Công tác giảm nghèo bền
vững đã tạo được sự đồng thuận hưởng ứng của toàn dân, thu hút sự quan tâm
các ngành, các cấp và sự giúp đỡ hỗ trợ vật chất từ cộng đồng xã hội.
Trình độ dân trí, kiến thức và kỹ năng lao động của đồng bào dân tộc
thiểu số còn thấp so với các khu vực nông thôn và thành thị và với người
Kinh là những yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu quả
trong thực hiện công tác giảm nghèo, nhất là giảm nghèo theo hướng bền
vững.

45
Thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh hiện là một trong những vấn đề
trung tâm trong chương trình nghị sự toàn cầu và trong thực tế đã bắt đầu tác
động đáng kể đến nhiều vùng dễ bị ảnh hưởng của thiên tai ở Việt Nam, nhất
là tại các khu vực miền núi còn nhiều khó khăn và điều kiện thiên nhiên khắc
nghiệt. Vấn đề này sẽ càng trở nên cấp thiết hơn trong thời gian tới.
Những tác động xã hội ảnh hưởng đến công cuộc giảm nghèo bền vững
sau khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cùng với mặt
trái của kinh tế thị trường tiếp tục bộc lộ và trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống
vật chất và văn hóa, tinh thần của người nghèo. Theo dự báo, kinh tế của tỉnh
sẽ tiếp tục tăng trưởng cao nhưng khoảng cách phân tầng xã hội giữa hai cực
giàu và nghèo có xu hướng ngày càng giãn rộng.
Nguồn vốn đầu tư để thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững còn
hạn chế, không tập trung, nhất là trong điều kiện tình hình kinh tế trong nước
có nhiều khó khăn như hiện nay do tác động của suy thoái kinh tế thế giới,
ảnh hưởng đến lộ trình, mục tiêu giảm nghèo bền vững đã đề ra.
2.2.1. Thực hiện chính sách về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo
Trong 5 năm 2011 - 2015, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh
đã triển khai cho vay vốn tín dụng đối với hộ nghèo, cận nghèo là 75.082 hộ,
doanh số cho vay 1.313.796 triệu đồng [12], trong đó:
+ Cho vay phát triển sản xuất 47.801 hộ, doanh số 842.623 triệu đồng,
dư nợ 48.803 hộ, số tiền 884.420 triệu đồng.
+ Cho vay học sinh, sinh viên 25.726 lượt, với doanh số cho vay 458.532
triệu đồng, nâng tổng dư nợ hiện nay là 536.220 triệu đồng/25.860 sinh viên,
học sinh.
+ Cho vay hộ nghèo xóa nhà tạm (theo Chương trình 167) 1.455 hộ,
doanh số 11.641 triệu đồng, dư nợ 2.703 hộ, số tiền 21.588 triệu đồng.

46
+ Cho vay nhà chống lũ 100 hộ, tổng số tiền 1.000 triệu đồng, dư nợ 100
hộ, số tiền 1.000 triệu đồng.
Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội
tỉnh đã giúp bà con hộ nghèo dần xóa bỏ tự ti, mạnh dạn vay vốn, làm ăn, đã
giúp cho hàng nghìn hộ nghèo có điều kiện tổ chức sản xuất, giải quyết việc
làm, cải thiện thu nhập, hàng nghìn học sinh, sinh viên được vay vốn, giảm
bớt khó khăn, áp lực đè nặng trên vai nguời nghèo, tạo điều kiện cho con em
hộ nghèo có điều kiện đi học, tìm kiếm việc làm và vươn lên thoát nghèo bền
vững.
- Đánh giá môi trường thể chế chính sách giảm nghèo bền vững đối với
đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Phú Yên
Nghị quyết số 80/2011/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định
hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ năm 2011 đến năm 2020 và thực trạng
hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên qua tổng điều tra, rà soát
hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, UBND tỉnh Phú
Yên đã ban hành Chương trình mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững thời
kỳ 2011-2020 tỉnh Phú Yên. Chương trình được HĐND tỉnh khóa XI, tại kỳ
họp thứ 3 thông qua và ban hành Nghị quyết chuyên đề số 24/2011/NQ-
HĐND ngày 27/10/2011; UBND tỉnh đã phê duyệt và giao nhiệm vụ cho các
sở, ngành, địa phương thực hiện Chương trình tại Quyết định số 280/QĐ-
UBND ngày 20/12/2011.
Nội dung từng chính sách trong Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền
vững tỉnh Phú Yên đều dựa trên cơ sở các văn bản của Bộ ngành cấp trên, đây
là điểm thuận lợi cho UBND các huyện và cấp xã, phường, thị trấn thực hiện
chính sách đảm bảo trong hành lang chính sách giảm nghèo bền vững đúng
theo quy định chung của Bộ, ngành Trung ương.
Các chính sách giảm nghèo bền vững ngày càng được hoàn thiện, Nhà

47
nước có nhiều ưu đãi hơn cho các chương trình, dự án thuộc chương trình
mục tiêu giảm nghèo bền vững. Chính sách, chương trình, dự án được tổ chức
triển khai thực hiện một cách công khai, minh bạch, dân chủ, nhận thức của
các cấp ủy đảng, chính quyền, các hội đoàn thể trong thực hiện các chính sách
trong chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững được rõ hơn, giúp người
nghèo ngày càng được thụ hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Việc thành lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo từ tỉnh, huyện đến xã, phường,
thị trấn gồm các thành phần: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND làm Trưởng
Ban Chỉ đạo, Trưởng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội làm Phó ban
chỉ đạo (thường trực), các thành viên tham gia gồm Trưởng các cơ quan: Tài
chính - Kế hoạch, Tài nguyên môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Thống kê, Kinh tế hạ tầng, Giáo dục và Đào tạo, Trạm khuyến nông,
mời Ủy ban MTTQVN, các hội đoàn thể. Sự thống nhất về mặt thành phần
trong Ban Chỉ đạo có sự tham gia rất đầy đủ các cơ quan, ban, ngành, Mặt
trận, các hội đoàn thể từ tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn là một trong những
thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách, góp phần thực hiện đạt mục tiêu
giảm nghèo bền vững các địa phương đã đề ra hằng năm.
2.2.2. Thực hiện chính sách về hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
Đã hỗ trợ xây dựng 4.784 nhà với tổng kinh phí hỗ trợ 101.228 triệu
đồng [12], trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 18.009 triệu đồng;
+ Ngân sách địa phương: 3.593 triệu đồng;
+ Các nguồn hỗ trợ khác: 79.626 triệu đồng.
Công tác huy động nguồn lực ngoài ngân sách tiếp tục được phát huy
hiệu quả, chương trình đã và đang được sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp
nhân dân, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, các nhà từ thiện.
Chương trình đã từng bước đi vào xã hội hóa. Trách nhiệm của cộng đồng, họ

48
tộc và bản thân người nghèo đã được nâng lên, quy trình triển khai thực hiện
chặt chẽ. Công tác bình xét lựa chọn đối tượng được thực hiện công khai, dân
chủ và có sự tham gia của người dân, nên chưa có khiếu nại, khiếu kiện trong
nhân dân. Chất lượng nhà ở được nâng lên so với những năm trước đây. Diện
tích nhà bình quân khoảng 32m2, tổng số tiền xây dựng bình quân từ 30-40
triệu đồng/nhà.
- Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chính sách giảm nghèo bền vững
đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2011-
2015 đề ra mục tiêu: “Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 3-4%/năm (vùng đồng
bằng giảm từ 2-3%/năm; vùng miền núi giảm từ 4-5%/năm (vùng có đồng
bào dân tộc thiểu số tỉnh sinh sống).
Thực hiện các mục tiêu chính sách, dự án, chương trình giảm nghèo bền
vững qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 đối với đồng bào dân tộc
thiểu số của tỉnh cũng đã giảm được hộ nghèo đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo toàn
tỉnh giảm bình quân mỗi năm 3%; miền núi giảm bình quân mỗi năm 6,43%.
Kết quả tổng điểu tra, rà soát cuối năm 2010 (chuẩn nghèo mới giai đoạn
2011-2015), số hộ nghèo 45.606 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 19,46%, trong đó hộ
nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số 12.894 hộ, tỷ lệ 22,5%; cuối năm 2011
giảm còn 40.524 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 16,96%; số hộ nghèo giảm đến cuối
năm 2012 còn 38.101 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo là 15,82%; số hộ nghèo giảm
đến cuối năm 2013 còn 37.805 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo là 15,69%; số hộ
nghèo đến cuối năm 2014 hộ nghèo đã giảm xuống còn 27.645 hộ nghèo, tỷ lệ
hộ nghèo là 11,42%, và đến cuối năm 2015 hộ nghèo giảm xuống còn
242.010 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 9,73%.
Kết quả đánh giá thực hiện mục tiêu giảm nghèo trong 05 năm qua từ
2011 đến 2016 là đạt được so với mục tiêu giảm nghèo đã đề ra theo từng

49
năm mà kế hoạch giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
chung của tỉnh [11].
2.2.3. Thực hiện chính sách về hỗ trợ về y tế cho người nghèo
Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ y tế cho hộ nghèo và đồng bào dân
tộc thiểu số sinh sống tại các địa bàn khó khăn. Kết quả có 484.193 lượt
người được cấp thẻ bảo hiểm y tế, trong đó hộ nghèo 315.081 lượt người và
169.112 lượt là đồng bào dân tộc thiểu số. Tổng kinh phí là 204.755 triệu
đồng.
Từ năm 2011 đến 2015 có 608.309 lượt người nghèo được khám chữa
bệnh, với tổng kinh phí thực hiện hơn 102.992 triệu đồng [5].
Công tác khám chữa bệnh cho người nghèo đã được đưa về tuyến cơ sở
xã, phường, thị trấn, nên tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các dịch vụ
y tế, thuận lợi trong khám và chữa bệnh. Đặc biệt, việc cấp và phát hành thẻ
BHYT cho người nghèo đã được phân cấp về cho huyện, thị xã, thành phố tự
in và phát hành, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng trong việc
điều chỉnh, cấp phát mới, bổ sung hoặc giải quyết cho những trường hợp mất
thẻ kịp thời.
Đánh giá kết quả Thực hiện chính sách về hỗ trợ về y tế cho người
nghèo
Nhìn chung, tất cả các đối tượng người nghèo thuộc diện đều có thẻ
bảo hiểm y tế. Riêng đối tượng cận nghèo mặc dù đã được Nhà nước hỗ trợ
70% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế nhưng chỉ khoảng 6% đối tượng thuộc diện
tham gia.
Trong 05 năm qua đã bảo đảm người nghèo là đồng bào DTTS đều có thẻ
bảo hiểm y tế, đã giúp người nghèo và cận nghèo tiếp cận với các dịch vụ y tế, an
tâm khám chữa bệnh khi ốm đau. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau như ý thức
của người dân, chất lượng của dịch vụ bảo hiểm y tế… đối với nhóm đối tượng

50
cận nghèo mặc dù đã được Nhà nước hỗ trợ 70% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế
nhưng hàng năm chỉ khoảng 15% đối tượng thuộc diện hộ cận nghèo tham gia
mua bảo hiểm y tế [5].
2.2.4. Thực hiện chính sách về hỗ trợ giáo dục cho người nghèo
Số học sinh được hỗ trợ giáo dục: 313.733 lượt với tổng kinh phí hỗ trợ:
105.134 triệu đồng [5], trong đó:
+ Miễn giảm học phí: 80.820 lượt học sinh;
+ Hỗ trợ chi phí học tập: 213.218 lượt học sinh;
+ Cấp bù học phí: 19.695 lượt sinh viên.
Chính sách hỗ trợ giáo dục cho các nhóm đối tượng có điều kiện khó
khăn theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP là một chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước, đã tạo điều kiện cho hàng chục ngàn học sinh nghèo, học sinh mồ
côi tàn tật, học sinh có cha mẹ sinh sống tại các vùng khó khăn, học sinh là
con của đối tượng chính sách ưu đãi người có công …. có điều kiện đến
trường, giảm bớt khó khăn, góp phần ổn định đời sống và đảm bảo an sinh xã
hội theo chủ trương của Chính phủ. Tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện,
vẫn còn một số khó khăn vướng mắc, cụ thể như sau:
- Nguồn kinh phí thực hiện miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập
chủ yếu từ nguồn ngân sách trung ương, nên rất bị động trong việc hỗ trợ cho
các đối tượng.
- Sự phối hợp giữa các phòng ban cấp huyện chưa được chặt chẽ, nên
gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tổng hợp báo cáo, xây dựng dự toán,
phân bổ và giao dự toán để thực hiện; cơ chế điều hành và tổ chức triển khai
chính sách còn nhiều bất cập. Một chính sách nhưng lại phân chia nhiều
ngành và nhiều cấp thực hiện, do vậy công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát và
đôn đốc triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn.

51
Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Phú Yên
- Tác động của tăng trưởng kinh tế đến đói nghèo
Tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến công tác thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Thực tiễn thực hiện chính
sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Phú Yên
cho thấy, vấn đề xóa đói, giảm nghèo trong những năm qua do đổi mới các
mô hình kinh tế, đổi mới tư duy và phương pháp quản lý của các cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển chung của cả nước. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm là rất lớn,
người dân không có thu nhập rơi vào nghèo đói là rất cao, nhất là vùng miền
núi, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đây cũng là một trong
những nhân tố đã ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
đối với đồng bào DTTS tại tỉnh Phú Yên.
- Phát triển các khu công nghiệp, đô thị gây ra đói nghèo
Trong những năm trở lại đây, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số của tỉnh đã kêu gọi đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, các cụm công
nghiệp, việc thu hồi đất của nhân dân để phát triển các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp trên địa bàn tỉnh, người dân đang sinh sống di chuyển vào khu tái
định cư để sinh sống, trong khi chính sách hậu tái định cư còn nhiều bất cập,
không có đất để sản xuất, chưa thực hiện chuyển đổi ngành nghề hoặc không
có việc làm khi đến nơi ở mới nên không làm gì để có thu nhập nên có nguy
cơ rơi nghèo, tái nghèo là rất cao.
- Môi trường bị ô nhiễm, thiên tai bão lũ, một nguyên nhân gây ra
nghèo đói nghèo
Ở nước ta hiện nay, mức độ tàn phá môi trường ngày càng nghiêm
trọng là một nhân tố trực tiếp làm tăng mức độ và phạm vi của đói nghèo là

52
rất cao. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng đặc biệt nghiêm trọng là
một nhân tố trực tiếp. Tỉnh Phú Yên cũng không tránh khỏi tình trạng chung
của cả nước.
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu kinh tế, một số nhà máy, xí nghiệp (xi măng, nhiên liệu, luyện cán thép,
nhà máy chế biến đông lạnh, các nhà máy chế biến gỗ dăm...) đóng trên địa
bàn tỉnh do được bố trí gần khu dân cư nên đã gây ảnh hưởng đến người dân,
ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, kết quả làm bệnh tật gia tăng đối với công nhân
và dân cư trên địa bàn các khu công nghiệp của tỉnh, chi phí cho sức khỏe và
bệnh tật khiến người lao động và nhân dân sống gần khu công nghiệp ngày
càng cao, người dân có nguy cơ rơi nghèo hoặc nghèo vĩnh viễn nếu thường
xuyên đau ốm, bệnh tật.
Trong những năm qua thiên tai bão lũ ở các tỉnh Miền Trung nói chung
và tỉnh Phú Yên nói riêng ngày càng gây ra thiệt hại nhiều về tài sản và con
người ở tỉnh. Người nghèo có nhà cửa tạm bợ lại bị thiệt hại nhiều hơn, dẫn
đến đời sống kinh tế vô cùng khó khăn sau bão lũ, nhất là vùng đồng bào dân
tộc thiểu số.
Trong thời gian qua tình trạng chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy làm
cho môi trường bị ô nhiễm đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân, đặc
biệt là người nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh.
- Sự hạn chế về năng lực tổ chức, quản lý của bộ máy nhà nước các
cấp ảnh hưởng đến đói nghèo
Hiện nay cán bộ làm công tác giảm nghèo bền vững từ tỉnh, đến huyện,
đến cấp xã, phường, thị trấn đều chủ yếu là kiêm nhiệm, không có bộ phận
chuyên trách riêng; Trong khi đó chính sách giảm nghèo rất rộng, có liên
quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan. Trên thực tế Cơ quan
Thường trực Chương trình giảm nghèo các cấp không có đủ điều kiện, khả

53
năng để điều phối, xâu đầu mối các hoạt động của Chương trình nên tổng hợp
các chính sách của Chương trình giảm nghèo bền vững thường không đầy đủ,
kịp thời, việc đề xuất, kiến nghị để có một chính sách phù với thực tế của địa
phương còn nhiều hạn chế.
Năng lực quản lý của cán bộ làm công tác giảm nghèo còn yếu, không
đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, đó là làm thế nào để chính sách giảm
nghèo ngày càng phát huy hiệu quả.
Thể chế nói chung và các chính sách về giảm nghèo bền vững nói riêng
chưa hoàn thiện, còn có những quy định chồng chéo, chưa thống nhất. Nhất là
chính sách giảm nghèo bền vững theo thống kê hiện nay có hơn 100 chính
sách, tản mạn, gây khó khăn cho quá trình tổ chức triển khai thực hiện, cũng
như việc lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền
vững.
2.2.5. Thực hiện chính sách về hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt
Thực hiện quyết định số 1592/QĐ-TTg (nay là quyết định 755/QĐ-TTg)
Tổng vốn kế hoạch từ năm 2011-2015 theo Quyết định 1592/QĐ-TTg:
15.500 triệu đồng, chủ yếu thực hiện đầu tư công trình nước theo chỉ đạo của
Ủy ban Dân tộc. Đã thực hiện đầu tư xây dựng: 30 công trình giếng nước tập
trung (phục vụ cho 245 hộ) tổng kinh phí thực hiện 792 triệu đồng; 20 công
trình nước tập trung (phục vụ cho 1.992 hộ) kinh phí thực hiện 14.708 triệu
đồng (năm 2013,2014 không được giao kế hoạch vốn).
Tổng vốn kế hoạch giao năm 2015 thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản
xuất, đất ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ
nghèo trên địa bàn tỉnh là 15.000 triệu đồng. Phân bổ cụ thể như sau:
- Hỗ trợ giải quyết nhu cầu thiếu đất sản xuất: 3.494 triệu đồng, cụ thể:
+ Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất cho 179 hộ, kinh phí 2.689 triệu đồng.

54
+ Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề mua nông cụ sản xuất cho 161 hộ với
161 lao động, kinh phí 805 triệu đồng.
- Hỗ trợ giải quyết nước sinh hoạt: 6.506 triệu đồng, trong đó: Hỗ trợ đầu
tư 09 công trình nước sinh hoạt tập trung: 5.000 triệu đồng và hỗ trợ đào
giếng nước phân tán cho 812 hộ, kinh phí thực hiện 1.506 triệu đồng.
- Vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội đề án thực hiện quyết định
755/QD-TTg: 5.000 triệu đồng, đã được phân bổ cho các địa phương và đang
được chuyển khai thực hiện [12].
Thực trạng thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo bền vững theo Quyết định 1489/2012/QĐ-TTg
Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn; thôn đặc
biệt khó khăn (Chương trình 135)- Triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở
hạ tầng và phát triển sản xuất cho 10 xã và 65 thôn buôn đặc biệt khó khăn
theo Chương trình 135. Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2011-2016: 83.400
triệu đồng (trong đó: Ngân sách trung ương hỗ trợ: 78.500 triệu đồng, vốn
viện trợ: 4.900 triệu đồng). Từ năm 2011-2016 đã hỗ trợ sản xuất cho người
dân với số tiền 10.900 triệu đồng; Đầu tư xây dựng 58 công trình giao thông,
32 công trình trường học, xây dựng 1 và sửa chữa 2 công trình thủy lợi, 10
công trình điện, 20 công trình nước sinh hoạt, xây dựng mới 1 công trình chợ,
xây dựng mới và nâng cấp 30 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng,…với tổng
chi phí thực hiện 69.700 triệu đồng.
- Đánh giá thực hiện dự án: Việc đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển
sản xuất cho hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã nghèo và vùng
khó khăn đã giúp cho đời sống của nhân dân các xã miền núi, vùng xa được
cải thiện, thu nhập bình quân của nhân dân tăng lên đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo
bình quân mỗi năm giảm từ 3-4% (riêng đồng bào dân tộc giảm từ 4-5%). So

55
với thời điểm năm 2010 ( tỷ lệ hộ nghèo 56,2%) đến nay tỷ lệ hộ nghèo ở các
xã vùng dân tộc miền núi giảm còn 28,97%.
Bên cạnh đó còn những khó khăn tồn tại hạn chế như:
- Kết cấu hạ tầng được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, nhiều tuyến giao
thông nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và thông thương hàng hóa
giữa các vùng; một số công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt chưa phát huy
hiệu quả; nhiều trường học chưa được kiên cố hoá; đội ngũ y, bác sỹ và trang
thiết bị ở các cơ sở y tế tuyến xã còn thiếu;
- Đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số có cải thiện nhưng
còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao so bình quân chung của cả tỉnh.
Nguy cơ tái nghèo của hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn lớn, một số chính
sách hỗ trợ cho miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số triển khai chậm.
Dự án 2: Dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt
khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo
- Tổng số xã nghèo đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển được đầu
tư cơ sở hạ tầng là 16 xã.
- Tổng kinh phí thực hiện 2011-2015: 54.298 triệu, trong đó nguồn ngân
sách Trung ương 48.852 triệu đồng, ngân sách địa phương là 5.446 triệu
đồng. Đã xây dựng mới và nâng cấp đưa vào sử dụng 73 công trình và duy tu,
sửa chữa 16 công trình với tổng kinh phí 54.298 triệu đồng, trong đó ngân
sách Trung ương là 48.852 triệu đồng, ngân sách địa phương là 5.446 triệu
đồng.
Được sự quan tâm của các Bộ ngành Trung ương, UBND tỉnh đã chỉ đạo
các sở ngành phối hợp cùng các địa phương có dự án tổ chức triển khai
chương trình bước đầu đem lại hiệu quả tốt. Các công trình đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng thiết yếu đã đáp ứng nhu cầu đi lại, sinh hoạt và phát triển sản
xuất của nhân dân thuộc các vùng dự án. Nhiều công trình đã đáp ứng nhu cầu

56
và thu lợi rõ rệt về kinh tế, giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá thu mua sản
phẩm, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt là
đối với các hạng mục xây dựng chợ, bộ mặt nông thôn vùng biển có nhiều
khởi sắc, góp phần đáng kể về phục vụ sinh hoạt đời sống, phát triển kinh tế -
xã hội ở địa phương. Các hệ thống kênh mương thủy lợi, chủ động tưới tiêu,
giúp nhân dân có điều kiện sản xuất ổn định, với hơn 8.800 người dân sản
xuất nông nghiệp được hưởng lợi từ các công trình nêu trên.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện, hiện nay đang gặp một số khó khăn:
- Mức hỗ trợ đầu tư còn thấp, trong khi đó giá cả vật tư, nhân công liên
tục tăng cao, ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thực hiện.
- Cơ cấu nội dung thực hiện dự án chỉ đầu tư cơ sở hạ tầng mà không có
nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất, nên điều kiện sinh kế đối với hộ nghèo
thuộc vùng dự án gặp khó khăn.
Dự án 3: Dự án Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo
Thực hiện Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho 23 huyện
có tỷ lệ hộ nghèo cao (đối với 2 huyện Đồng Xuân và Sông Hinh) được áp
dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành
Trung ương, UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban ngành có liên quan và UBND
huyện Sông Hinh và huyện Đồng Xuân tập trung nghiên cứu, xây dựng Đề án
Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững đã
được các Bộ, ngành Trung ương phê duyệt giai đoạn 2013-2017 với tổng kinh
phí là: 317.840 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương 262.532 triệu
đồng; Ngân sách địa phương là 42.808 triệu đồng và vốn lồng ghép khác là:
12.500 triệu đồng. Trong năm 2015, nguồn kinh phí Trung ương đã phân bổ
về cho địa phương 36 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay 02 huyện Đồng Xuân và

57
huyện Sông Hinh chưa triển khai thực hiện vì chưa có quyết định của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt các hạng mục công trình đầu tư.
Dự án 4: Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững
Đã triển khai thực hiện 32 mô hình, gồm 11 mô hình trồng trọt và 21 mô
hình chăn nuôi, với 494 hộ nghèo tham gia, tổng kinh phí hỗ trợ là 5.520 triệu
đồng, trong đó: Ngân sách trung ương hỗ trợ 3.520 triệu đồng, ngân sách địa
phương 2.000 triệu đồng.
Qua kiểm tra thực tế tại địa phương, đến nay đã có nhiều dự án bước đầu
đem lại hiệu quả. Trong 26 hộ chăn nuôi bò sinh sản được hỗ trợ năm 2010
đến nay đã phát triển thêm 18 bê con, nâng tổng đàn bò lên 44 con. Riêng đối
với dự án trồng mía, do được đầu tư chăm sóc đúng quy trình kỷ thuật, lựa
chọn giống có chất lượng, nên đã giúp hộ nghèo chăm sóc tốt và có hiệu quả,
năng suất thu hoạch bình quân đã nâng lên từ 48-50 tấn/ha lên 75-80 tấn/ha,
giúp cho mỗi hộ nghèo tham gia dự án sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư đã
thu lãi hơn 30 triệu đồng/năm và đã có nhiều hộ nghèo thoát nghèo bền vững.
2.2.6. Thực hiện Chính sách về trợ giúp pháp lý đối với người nghèo
Tuy nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý
(theo Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg) này còn nhiều hạn chế nhưng trong
các năm qua, theo tinh thần Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP đã triển khai hoạt
động trợ giúp pháp lý cho hơn 510 người (về lĩnh vực đất đai, hình sự, khiếu
nại, tố cáo, hôn nhân gia đình, giao thông, chính sách…).
Đồng thời, thực hiện các chính sách, dự án theo Nghị quyết 80/NQ-CP
của Chính phủ, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch tại Quyết định số 280/QĐ-
UBND, song chưa có kinh phí bố trí riêng để thực hiện gồm: Trợ giúp pháp lý
cho người nghèo, hỗ trợ khuyến nông-lâm-ngư, hỗ trợ nước sinh hoạt, hỗ trợ
đất sản xuất, dạy nghề cho người nghèo và hỗ trợ người nghèo thụ hưởng văn
hóa thông tin. Việc thực hiện các nội dung này đối với người nghèo được lồng

58
ghép thông qua các chương trình kinh tế, xã hội, chương trình mục tiêu quốc
gia khác. Cùng với, các ngành, địa phương chưa phân định được số người
nghèo, hộ nghèo được hưởng lợi thông qua cơ chế lồng ghép này.
Đánh giá vai trò của các chủ thể tham gia thực hiện chính sách
Ban Chỉ đạo Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững các cấp và
chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình
- Cấp tỉnh
Uỷ ban nhân dân tỉnh đã củng cố và kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện
chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, Tổ chuyên viên thực hiện
Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2011-2015 tại Quyết
định số 597/QĐ-UBND ngày 19/4/2013 và Quyết định số 1188/QĐ-UBND
ngày 06/08/2012 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo và tổ công tác thực hiện
Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 6 huyện nghèo của tỉnh
theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP (vùng đồng bào DTTS của tỉnh).
Các sở, ban, ngành, hội đoàn thể tỉnh có liên quan đã có nhiều văn bản
hướng dẫn thực hiện và tổ chức kiểm tra, giám sát các ngành, địa phương tổ
chức triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình theo chức năng
nhiệm vụ của cơ quan mình.
- Ở cấp huyện, thành phố
Các huyện, thành phố đã quán triệt chỉ đạo của UBND tỉnh xây dựng
và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua chương trình giảm nghèo
nhanh và bền vững của địa phương. Đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo triển
khai thực hiện chương trình và Tổ chuyên viên giúp việc cho Ban Chỉ đạo.
Các xã phường, thị trấn đều củng cố bộ máy và bố trí cán bộ làm công tác
giảm nghèo chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để theo dõi việc thực hiện chương
trình.
Về công tác tổ chức bộ máy nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà

59
nước về giảm nghèo
Cấp tỉnh, Sở Lao động –Thương binh và Xã hội được UBND tỉnh giao
nhiệm vụ là cơ quan thường trực của Chương trình giảm nghèo nhanh và bền
vững chung cả tỉnh.
Ở cấp huyện, thành phố cơ quan thường trực chương trình giảm nghèo
là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có từ 1 đến 2 cán bộ kiêm nhiệm
hoặc chuyên trách làm công tác giảm nghèo.
Tại 112 xã, phường trong tỉnh, hiện có khoảng 88 xã, phường giao
nhiệm vụ làm công tác giảm nghèo cho cán bộ làm công tác Lao động –
Thương binh và Xã hội, số còn lại giao cho công chức văn hoá xã hội kiêm
nhiệm, tuy nhiên đội ngũ cán bộ này thường không ổn định nên việc cập nhật
chính sách, quy định về giảm nghèo bền vững không kịp thời, chưa tích luỹ
được nhiều kỹ năng, cũng như kinh nghiệm nên ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả
trong quản lý về giảm nghèo bền vững ở cơ sở.
Nhận thức, năng lực, trách nhiệm về thực hiện giảm nghèo bền vững tiếp
tục được nâng cao cả trong cán bộ, đảng viên và cộng đồng khu dân cư. Tạo
được phong trào giảm nghèo bền vững trong cả tỉnh theo phương châm xã hội
hoá, phát huy nội lực và có sự hỗ trợ của nhà nước thu hút sự tham gia thực
hiện của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức
đoàn thể, các tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang, cộng đồng, các tầng lớp dân
cư.
Nhìn chung, công tác chỉ đạo, điều hành triển khai, thực hiện Chương
trình giảm nghèo nhanh và bền vững, cũng như giảm nghèo bền vững đối với
đồng bào dân tộc thiểu số đã được tổ chức triển khai, thực hiện từ cấp tỉnh
đến cơ sở dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng.

60
2.3. Đánh giá chung về công tác giảm nghèo bền vững đối với đồng
bào dân tộc thiểu số
2.3.1. Những kết quả đạt được
Được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, sự
chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã tập trung
phối hợp thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về đầu tư kết cấu hạ
tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất nên kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số
tăng trưởng khá, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh (bình quân mỗi năm giảm từ 4-
5%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,3%; tỷ lệ lao động qua đào tạo: 26,43%
(trong đó đào tạo nghề 16,36%); giải quyết việc lamfcho lao động hang năm:
2.500 người/năm. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm khu vực
miền núi đạt 13%-14%, thu nhập bình quân đầu người đạt từ 17-24 triệu
đồng/người, khu vực có đồng bào dân tộc sinh sống đạt gần 12-14 triệu
đồng/người/năm (riêng đồng bào dân tộc thiểu số 6 -8 triệu đồng/người/năm).
Cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, bộ mặt nông thôn vùng miền núi ngày
càng khang trang, hiện đại hơn, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội. Phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng sản xuất hang hóa gắn với thị trường. Bản sắc văn hóa truyền thống
của các dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát huy. Đời sống vật chất và tinh
thần của đồng bào miền núi được cải thiện, quyền bình đẳng giữa các dân tộc
được tôn trọng, đoàn kết các dân tộc được tăng cường. Hệ thống chính trị cơ
sở được cũng cố, trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng được giữ
vững,.. góp phần quan trọng vào thành tựu chung của tỉnh.
Mặc dù, điều kiện kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nổ
lực phấn đấu của các cấp, các ngành, mặt trận và đoàn thể từ tỉnh đến địa
phương cơ sở, nên công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hộitrên địa bàn tỉnh đã
được tổ chức triển khai đồng bộ và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, một

61
bộ phận hộ nghèo tổ chức sản xuất có hiệu quả và vươn lên thoát nghèo.
Trong 05 năm 2011- 2015 đã có gần 33.000 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo
giảm từ 19,46% đầu năm 2011, xuống còn 9,73% vào cuối năm 2015. Ước
đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 9% (đạt và vượt chỉ tiêu Nghị
quyết của HĐND tỉnh). Các chính sách, dự án thuộc chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo đã được các cấp, các ngành quan tâm tổ chức triển khai
tốt, tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực của đời sống người nghèo, giúp hộ
nghèo phát triển kinh tế, ổn định đời sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội
trên địa bàn. Tính bền vững trong công tác giảm nghèo đã được cải thiện đáng
kể, tỷ lệ hộ tái nghèo và nghèo phát sinh mới năm 2015 chỉ chiếm 4,24% so
với tổng số hộ nghèo, giảm 11,83% so với năm 2010 (tỷ lệ tái nghèo và nghèo
phát sinh của năm 2010 là 16,07%) [5].
Các mục tiêu, chỉ tiêu đạt được
- Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế: chương trình đã tạo
được sự chuyển biến về nhận thức, nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán
sản xuất mới cho đồng bào dân tộc thiểu số, tạo sự chuyển biến về sản xuất,
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với
thị trường; từng bước hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung theo hướng
sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ với các loại cây công nghiệp có
giá trị kinh tế cao như sắn, mía,…; tạo điều kiện cho các hộ nghèo có cơ hội
tiếp cận kỹ thuật sản xuất mới, cung cấp vật tư, giống, công cụ sản xuất cho
đồng bào; góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã, thôn buôn đặc biệt khó khăn một cách bền
vững.
- Đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng: Các công trình được đầu tư theo quy
hoạch và triển khai trên địa bàn các xã, thôn buôn đặc biệt khó khăn đều có sự
tham gia góp ý của nhân dân; khi đưa vào sử dụng đảm bảo khai thác có hiệu

62
quả công năng sử dụng của công trình; cơ sở hạ tầng các xã, thôn buôn đặc
biệt khó khăn từng bước được hoàn thiện, tạo sự chuyển biến tích cực về kiến
trúc hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế và dân sinh; diện mạo các buôn làng và
các xã vùng khó khăn thay đổi từng ngày góp phần tích cực trong việc phát
triển kinh tế - xã hội vùng miền núi dân tộc;
- Dự án nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn buôn và cộng đồng đã góp
phần đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ xã, thôn buôn có đủ năng lực để dần đảm
nhận năng sự phân cấp, phân quyền, tham gia tổ chức, quản lý, thực hiện các
hoạt động của Chương trình, dự án. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn tham
gia học hỏi kinh nghiệm cho cộng đồng, để trang bị cho người dân bước đầu
có một kiến thức cơ bản nhằm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, giúp người
dân bước đầu có một kiến thức cơ bản nhằm thay đổi tập quán sản xuất lạc
hậu, giúp người dân có kiến thức mới trong tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp
theo hướng phát triển sản xuất hang hóa; trang bị cho thanh niên dân tộc thiểu
số các nghề cơ bản để làm nghề nuôi sống bản than và gia đình; nâng cao một
bước về kiến thức phát triển hộ gia đình trong tình hình mới;
- Phát triển văn hóa, xã hội: Cùng với sự đầu tư của các chương trình
mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác lồng ghép trên địa bàn đã có tác
động tích cực đến các xã, thôn buôn vùng miền núi dân tộc. Đời sống văn
hóa, xã hội của nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ phủ sống phát thanh,
truyền hình và các loại hình văn hóa đến với vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số ngày càng cao. Các phong tục tập quán lạc hậu được dần thay đổi
bằng cách tiếp thu các hoạt động văn hóa, tinh thần lành mạnh; nếp sống văn
hóa mới dần hình thành trong cộng đồng dân cư; bản sắc văn hóa truyền
thống tốt đẹp của các dân tộc được giữ gìn, bảo tồn và phát triển;
- Về giáo dục, y tế: Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục đào tạo
ở các xã, thôn buôn đặc biệt khó khăn dần được hoàn thiện, đầy đủ hơn, tạo

63
điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng ca nhân lực cho
vùng dân tộc thiểu số; hệ thống y tế cơ sở đã phủ đều 100% số xã đặc biệt khó
khăn, cán bộ y tế thôn bản được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, góp phần
chăm sóc sức khỏe tại chỗ cho đồng bào;
- Nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ đói nghèo: thu nhập bình quân của nhân
dân ở các xã vùng dân tộc miền núi tăng lên đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo bình
quân mỗi năm giảm từ 3-4% (riêng vùng đồng bào dân tộc giảm từ 4%-5%),
đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; so với thời điểm đầu từ năm
2010 (tỷ lệ hộ nghèo 56,2%) đến nay tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn buôn vùng
dân tộc giảm còn 33,4%; tỷ lệ hộ có thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/năm
tăng 45,5% (năm 2010) lên 65,8% [5].
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
- Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Mặt dù đạt được
những kết quả khả quan trong việc dần thay đổi tập quán sản xuất của người
dân vùng dân tộc miền núi, cùng với hộ nghèo được tiếp cận, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất để góp phần cải thiện đời sống, dần thoát
nghèo. Tuy nhiên, một số hộ đồng bào dân tộc còn quan niệm, giữ lề lối canh
tác truyền thống, sản xuất tự cấp, tự túc, chưa mạnh dạn ứng dụng khoa học
kỹ thuật vào trong chăn nuôi và trồng trọt nên hiệu quả kinh tế không cao.
- Đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng: Các công trình hạ tầng: Các công
trình hạ tầng tuy được đầu tư nhiều, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế -xã hội của vùng miền núi nói chung và các xã, thôn buôn đặc biệt khó
khăn nói riêng nhưng còn mang tính dàn trải, không đồng bộ. Nhiều chỉ tiêu
còn đạt thấp như: hệ thống trạm y tế xã đạt chuẩn chỉ đạt 37,8%; các công
trình thủy lợi nhỏ ở các xã đạt thấp 62,7%; tỷ lệ xã có đủ trường lớp học 85%;
chỉ tiêu về sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt thấp 74,8% [5].

64
- Y tế, giáo dục: Cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục hiện nay tương đối
đầy đủ nhưng chưa được kiên cố hóa, nhiều công trình xây dựng từ giai đoạn
I (2006-2010) đến nay đã xuống cấp, hư hỏng nặng cần sửa chữa, hoặc xây
dựng mới,… Hệ thống trạm y tế xã tuy được đầu tư đầy đủ nhưng thiếu trang
thiết bị chuyên dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc khám chữa bệnh tại chỗ
cho nhân dân.
- Kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh của các sản phẩm trên thị trường còn thấp. Ứng dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất còn hạn chế, tiềm năng chưa được khai thác đúng mức, còn có
khoản cách lớn về phát triển miền núi và vùng đồng bằng;
- Kết cấu hạ tầng được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, nhiều tuyến giao
thông nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và thông thường hàng hóa
giữa các vùng; một số công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt chất lượng xây
dựng chưa bảo đảm và chưa phát huy hiệu quả sử dụng; nhiều trường học
chưa được kiên cố hóa; đội ngũ y, bác sỹ và trang thiết bị ở các bệnh viện
huyện và các trạm y tế xã còn thiếu nhiều;
- Trình độ dân trí của người dân còn thấp, nhất là vùng đồng bào dân tộc
thiểu số; tỷ lệ lao động qua đào tạo còn rất thấp, thiếu lực lượng lao động kỷ
thuật, công nhân lành nghề nên rất khó giải quyết việc làm cho khu vực miền
núi;
- Tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với bình quân cung của cả tỉnh, nguy cơ tái
nghèo của hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn lớn, một số chính sách hỗ trợ cho
miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số triển khai chậm. Các tập tục lạc hậu
chưa được xóa bỏ hẳn, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số chưa được
phát huy đúng mức, mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào còn thấp so với
mặt bằng chung.

65
- Một số ít địa phương cơ sở, có lúc chưa thực sự quan tâm chỉ đạo đối
với công tác giảm nghèo, nhất là công tác đánh giá điều tra rà soát hộ nghèo
và cận nghèo cuối năm. Công tác phối kết hợp đối với một số Sở, ngành, đơn
vị liên quan đôi lúc chưa được chặt chẽ và kịp thời.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp cơ sở thường xuyên thay
đổi, ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện chính sách giảm
nghèo ở địa phương.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về công tác
giảm nghèo ở một số địa phương chưa được thường xuyên; công tác vận động
các nguồn lực còn hạn chế, một số cơ chế chính sách chưa phù hợp nên một
bộ phận hộ nghèo đã và đang xảy ra tư tưởng ỷ lại, ngại lao động sản xuất,
chưa tự lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo.
- Nguồn lực để thực hiện xóa đói giảm nghèo phần lớn là vốn trung ương
hỗ trợ và ngân sách tỉnh. Nguồn huy động tại cộng đồng và bản thân tự lực
của người nghèo còn hạn chế. Việc lồng ghép chương trình giảm nghèo với
các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác còn nhiều lúng túng, thiếu
hiệu quả; nội dung thực hiện, đối tượng lồng ghép còn mang tính chung
chung hoặc không đến được với người nghèo.
2.3.3. Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan
- Do điều kiện sống của đồng bào dân tộc thiểu số phần lớn tập trung ở
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, địa hình tương đối phức tạp, bất lợi trong
giao thông nên việc phát triển Kinh tế – xã hội có nhiều hạn chế, chủ yếu là
trồng trọt và chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ, tự cung tự cấp. Khu vực thực hiện
các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững không thuận lợi cho việc tiếp
cận, triển khai, nhất là trong mùa mưa. Diện tích có khả năng sản xuất nông
nghiệp ít, manh mún, điều kiện canh tác phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.

66
- Xuất phát điểm của nền kinh tế cũng như trình độ dân trí của các huyện
miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số thấp so với mặt bằng chung của
tỉnh; nhận thức của nhân dân về sản xuất hàng hóa còn hạn chế, thiếu vốn,
thiếu cơ chế phù hợp với điều kiện của huyện vùng cao; nhiều sản phẩm hàng
hóa chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường; thiên tai, dịch bệnh thường xuyên
xảy ra, gây thiệt hại lớn về sản xuất, làm cho đời sống của một bộ phận đồng
bào dân tộc thiểu số càng thêm khó khăn. Khả năng nắm bắt thông tin, ứng
dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế. Đội ngủ cán bộ miền núi
và vùng dân tộc còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực tổ chức, chỉ đạo thực
hiện; công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ người dân tộc thiểu số chưa
được quan tâm đầy đủ.
- Trình độ quản lý của cán bộ làm công tác giảm nghèo chưa đáp ứng
được yêu cầu; chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chủ yếu là lao động
chân tay nên không đáp ứng được với đòi hỏi công việc có trình độ chuyên
môn kỹ thuật ngày càng cao dẫn đến người lao động không tìm được việc làm
hoặc có việc làm nhưng với mức lương thấp không ổn định.
- Nhận thức của các cấp, các ngành về vấn đề dân tộc, chính sách dân
tộc, công tác dân tộc chưa sâu sắc, chưa toàn diện. Một số chính sách dân tộc
chưa được cụ thể hóa và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của địa
phương, việc triển khai thực hiện một số chính sách đối với đồng bào dân tộc
thiểu số ở vùng miền núi.
- Công tác tuyên truyền chưa thật sự sâu rộng đến với các tầng lớp nhân
dân còn mang tính hình thức, nội dung chưa đảm bảo chất lượng;
- Năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo chưa đáp ứng được
với nhu cầu trong tình hình mới;
- Nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo còn manh mún, chủ yếu
dựa vào ngân sách nhà nước. Việc huy động nguồn lực trong nhân dân chưa

67
được đẩy mạnh. Ý thức trách nhiệm và sự tham gia của một bộ phận người
dân trong việc triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo còn thiếu tính tự
giác và chưa được thường xuyên đẩy mạnh.
- Công tác sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện còn chậm, công tác
phối hợp, điều phối, theo dõi giám sát giữa các Sở, ban ngành và các đơn vị,
địa phương có lúc, có nơi chưa thật tốt.
- Nguyên nhân chủ quan
- Giải pháp giảm nghèo bền vững quan trọng là đào tạo nghề nhằm tạo
điều kiện, cơ hội để người nghèo có khả năng tìm kiếm việc làm, tạo thu nhập
ổn định chưa được chú trọng nên tính bền vững trong giảm nghèo bền vững
chưa cao, trong giai đoạn 2006-2010 có đến 1.060 hộ tái nghèo (cả tỉnh là
234.403 hộ) và trong 5 năm 2011-2015 lại có 1.210 hộ nghèo mới phát sinh.
- Công tác truyền thông, vận động tuy được các sở, ngành và địa phương
chú trọng, nhưng chưa được sự phối hợp và hỗ trợ tích cực của Mặt trận và
hội đoàn thể các cấp, nhất là cấp cơ sở, vì vậy còn một bộ phận cán bộ, nhân
dân và người nghèo chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền
lợi của mình trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Do mặt trái và
tác động ngược của chính sách hỗ trợ, một bộ phận người nghèo không muốn
thoát nghèo, thậm chí có tình trạng "tìm mọi cách" để được vào danh sách
nghèo, để được thụ hưởng chính sách của Nhà nước, gây không ít khó khăn
cho cán bộ trong thực hiện rà soát, bình xét xác định hộ nghèo hàng năm.
- Trong thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo, một số địa phương
không chủ động xây dựng kế hoạch và giải pháp cụ thể trong việc thực hiện có
hiệu quả các chương trình (đôi khi chú trọng công tác giải ngân mà không xem
xét, đánh giá hiệu quả đạt được sau khi kết thúc); chưa phát huy tốt vai trò của
các tổ chức đoàn thể trong việc vận động để tăng cường sự tham gia của người
dân từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến lập kế hoạch, triển khai thực hiện,

68
quản lý nguồn lực và giám sát, đánh giá; Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và
huy động của xã hội đầu tư trên địa bàn hàng năm còn quá thấp so Đề án được
phê duyệt và yêu cầu của phát triển Kinh tế - xã hội.
- Nguyên nhân chủ yếu của hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số của
tỉnh thể hiện qua số liệu nghiên cứu từ kết quả tổng điều tra, rà soát hộ nghèo,
cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 (quá trình điều tra, rà soát
cuối năm 2014), theo đó có 10 nguyên nhân nghèo: thiếu vốn sản xuất, thiếu
đất canh tác, thiếu phương tiện sản xuất, thiếu lao động, không biết cách làm
ăn do không có nghề, đông người ăn theo, lao động nhưng không có việc làm,
chây lười và các nguyên nhân khác... Đồng thời, điều đáng nói ở đây là do ốm
đau nặng hoặc mắc các tệ nạn xã hội.

69
Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNGĐỐI VỚI ĐỒNG BÀODÂN
TỘC THIỂU SỐ

3.1. Quan điểm, mục tiêu thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên
3.1.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với
đồng bào dân tộc thiểu số
Giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và là sự
nghiệp của toàn dân, là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, đặt dưới sự lãnh đạo
trực tiếp của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể và đồng bộ của các
cấp chính quyền, sự phối hợp tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
nhân dân; đồng thời, phải phát huy vai trò làm chủ của người dân từ khâu xây
dựng kế hoạch, đến tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả.
Giảm nghèo bền vững không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, của toàn
xã hội, mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo, phụ thuộc vào sự nỗ
lực phấn đấu thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo, động viên người nghèo,
hộ nghèo tăng cường phát huy nội lực, chủ động, có niềm tin và ý chí vươn
lên thoát nghèo bền vững. Nhà nước trợ giúp người nghèo biết cách tự thoát
nghèo và tránh tái nghèo thông qua các cơ chế, chính sách phát triển Kinh tế -
xã hội.
Phải huy động nguồn lực tổng hợp của Nhà nước, của xã hội và của
người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương
phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, trong đó Nhà nước đóng vai
trò chủ đạo trong đầu tư, hỗ trợ, trong chỉ đạo và xúc tiến khơi nguồn. Ưu tiên

70
các nguồn lực cho các địa bàn khó khăn, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số.
Việc thực hiện công tác giảm nghèo bền vững phải được kết hợp một
cách chặt chẽ, đồng bộ giữa việc phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn
dân cư, của từng huyện, xã và của toàn tỉnh; đồng thời có cơ chế, chính sách
giảm nghèo bền vững phù hợp.
Thực tiễn thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào
dân tộc thiểu số tại tỉnh Phú Yên đã cho thấy những vấn đề đặt ra đối với
chính sách giảm nghèo bền vững hiện nay. Tiêu chí hộ nghèo tính theo thu
nhập bình quân vẫn còn một số bất cập. Về các chính sách, dự án, chương
trình giảm nghèo hiện nay cần phải được rà soát lại, để hạn chế sự chồng
chéo, dàn trãi, kém hiệu quả. Về khâu tổ chức thực hiện cũng cần xem lại
khâu nào tổ chức thực hiện hiệu quả, khâu nào chưa tốt cần điều chỉnh, sửa
đổi; liên quan đến cơ quan, tổ chức tham gia thực hiện chính sách như thế nào
cũng cần phải được xem xét một cách toàn diện hơn. Trong quá trình triển
khai không ít vấn đề vướng mắc không chỉ ở địa phương mà còn ở sự chưa
nhất quán giữa các bộ, ngành cấp Trung ương.
Việc triển khai thực hiện giảm nghèo bền vững ở một số nơi, cấp ủy,
chính quyền ở một số nơi chưa nhận thức được tầm quan trọng trong công tác
giảm nghèo, chưa thật sự sâu sát với thực tế của người nghèo, chưa đẩy mạnh
các biện pháp để hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Người nghèo thoát nghèo nhưng lại có nguy cơ tái nghèo cao, do không
được hỗ trợ vốn tiếp tục duy trì sản xuất, không được hỗ trợ về mặt pháp lý để
thực hiện việc mua bán, sản xuất kinh doanh, không được hỗ trợ khâu đầu ra
của sản phẩm mà họ tạo ra.
Cần hạn chế những nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo như giảm thiểu
biến đổi khí hậu, chống lại sự phá hủy môi trường, giải quyết sự cân bằng hài

71
hòa giữa con người với tự nhiên.
Từ thực tiễn vấn đề chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào
dân tộc thiểu số ở tỉnh Phú Yên, những hạn chế cần khắc phục trong chính
sách giảm nghèo bền vững được đặt ra, sự chồng chéo hay giàn trãi nguồn lực
vốn đầu tư từ các chính sách, dự án giảm nghèo, một số chính sách giảm
nghèo tính hiệu quả chưa cao, kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm có
nơi thực hiện vì mục tiêu giảm nghèo theo nghị quyết cấp ủy đảng đề ra chứ
chưa sát đúng với thực tế của địa phương, thực tế hộ nghèo còn cao hơn, hộ
nghèo thoát nghèo nhưng chưa bền vững, có nguy cơ rơi nghèo, số hộ nghèo
ở ngưỡng nghèo, cận nghèo cũng rất cao.
Về dự báo trong thời gian đến: Nghèo đói là vấn đề mang tính chính trị,
kinh tế - xã hội sâu sắc; giải quyết vấn đề nghèo đói là nhiệm vụ lâu dài, bền
bỉ của toàn Đảng, toàn dân ta. Do những nguyên nhân khách quan (điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội...), nên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, luôn
tồn tại một bộ phận người có thu nhập thấp hơn mức trung bình của dân cư
(chiếm khoảng 20%-25% dân số), đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước
nhằm hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo.
Hộ nghèo có xu hướng tập trung rõ rệt vào vùng nông thôn, vùng nông
thôn khó khăn, vùng miền núi và bãi ngang ven biển, hải đảo, vùng chịu tác
động nặng nề của biến đổi khí hậu, nhất là tập trung một số xã, huyện đặc biệt
khó khăn ở miền núi, vùng bãi ngang ven biển và ở một số nhóm đối tượng
như đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em, phụ nữ.
Nguy cơ tái nghèo có thể tăng do thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả,
tác động của hội nhập và phát triển kinh tế thị trường; cơ hội của người nghèo
về việc làm ngày càng khó khăn hơn do đổi mới khoa học, công nghệ, biến
động về đầu tư phát triển kinh tế giữa các vùng không đồng đều.

72
Như vậy, bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo
bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Phú Yên nói riêng và cả
nước nói chung, vẫn còn những bất cấp trong thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững và dự báo tình hình nghèo đói ở nước ta. Việc đánh giá chính
sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn để hoàn thiện chính sách giảm nghèo
bền vững trong thời gian đến là hết sức cần thiết. Chính vì vậy nhu cầu hoàn
thiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số là rất
thiết thực đối với chính sách giảm nghèo bền vững ở từng địa phương và đối
với cả nước.
3.1.2. Mục tiêu thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với
đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên
- Mục tiêu chung
Phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm
2015 theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Quốc
hội khóa 13 đề ra và đặc biệt quan tâm tới yêu cầu bền vững đối với tỉnh Phú
Yên theo Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.
Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững nhằm
cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở
khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với vùng thành thị và nông thôn, giữa
các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận
trực tiếp các dịch vụ xã hội, tự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo; giảm tỷ
lệ hộ nghèo hàng năm bền vững, hạn chế thấp nhất hộ nghèo mới, hộ tái
nghèo.Hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản
xuất hàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ

73
cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây
dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được
nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc
phòng.
- Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả tỉnh mỗi năm 4-5%, vùng
miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số giảm 5-7% (theo chuẩn nghèo hiện
hành). Phấn đấu trong 05 năm (2011-2015) cả tỉnh giảm 45.606 hộ nghèo
trong năm 2011 xuống còn 23.556 hộ nghèo năm 2015 (giảm 22.050 hộ
nghèo), tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm từ 19,46% năm 2011 xuống còn
9,73% cuối năm 2014; miền núi và dân tộc thiểu số giảm 16.518 hộ nghèo
(56.874 khẩu), chiếm tỷ lệ 28,97% trên tổng dố hộ toàn vùng (tỷ lệ hộ nghèo
toàn tỉnh cuối năm 2013 là 13,03%). Trong đó, hộ nghèo dân tộc thiểu số:
6.616 hộ (26.859 khẩu), chiếm tỷ lệ 51,30% so với tổng hộ dân tộc thiểu số;
Tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm từ 3-4% (toàn tỉnh là 366%), riêng
đồng bào dân tọc thiểu số giảm từ 4-5% [5].
Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo đến năm 2015 tăng 2
lần, riêng vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số tăng 3 lần so với năm
2010. Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y
tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo được tiếp cận ngày
càng thuận lợi với các dịch vụ xã hội cơ bản.
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã nghèo, thôn đặc biệt khó
khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là
hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước sinh hoạt.
Phấn đấu 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu vay vốn, có điều
kiện tiếp cận và được tín chấp vay vốn phát triển sản xuất tăng thu nhập.

74
100% người nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế; hỗ trợ 50% mệnh giá
mua thẻ Bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo mua thẻ Bảo hiểm y tế.
100% trẻ em mẫu giáo và học sinh, sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số
được miễn, giảm học phí và được hỗ trợ chi phí học tập.
100% hộ nghèo có nhà ở tạm bợ, dột nát được hỗ trợ làm nhà ở.
Trên 95% hộ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch hoặc nước sinh
hoạt hợp vệ sinh; đến hết năm 2015 giải quyết được 70% số hộ thiếu đất ở,
đất sản xuất.
100% cán bộ tham gia công tác giảm nghèo ở các cấp được tập huấn
nâng cao năng lực giảm nghèo bền vững [5].
3.2. Các giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
3.2.1. Hoàn thiện thể chế chính sách
Để hoàn thiện thể chế chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào
dân tộc thiểu số trong thời gian đến, trước hết chúng ta cần rà soát lại các
chính sách, công cụ giảm nghèo bền vững để loại bỏ sự trùng lắp, sự không
hiệu quả, không phù hợp của chính sách giảm nghèo bền vững hiện nay. Đối
với bộ máy thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững: Cần tăng cường hơn
nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đồng
thời Mặt trận, các hội đoàn thể như: phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh phải
phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác vận động nhân dân trong thực
hiện công tác giảm nghèo bền vững.
Để giảm nghèo nhất là giảm nghèo bền vững, cũng như thực hiện tốt
công tác giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo chúng
tôi cần phải tiến hành các giải pháp chung cơ bản sau:
Một là, vấn đề quan trọng nhất theo chúng tôi là thể chế về giảm nghèo bền
vững của Nhà nước, hay nói cách khác là việc xây dựng, ban hành và tổ chức,

75
triển khai thực hiện các chính sách, quy định của Nhà nước về công tác giảm
nghèo bền vững.
Đối với nước ta, các chính sách giảm nghèo bền vững của Trung ương
phải đồng bộ, thống nhất, hạn chế đầu mối, giúp cho cấp địa phương, nhất là
ở cơ sở dễ thực hiện. Các chính sách phải thiết lập khung và cơ chế thực hiện
thống nhất, tránh mỗi chính sách mỗi kiểu áp dụng, mỗi bộ, ngành mỗi cách
thực hiện khác nhau. Chính sách ban hành phải ổn định trong ít nhất giai đoạn
5 năm. Các chính sách, dự án, chương trình giảm nghèo bền vững phải sát với
nhu cầu và nguyện vọng của cộng đồng, nhân dân. Phương thức thực hiện
phải cổ vũ cho việc hình thành ý thức tự lực, khuyến khích nỗ lực vươn lên
của đối tượng hưởng lợi.
Đối với tỉnh, cần xây dựng và ban hành cơ chế ưu đãi đặc biệt thu hút
đầu tư vào khu vực miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó tập
trung vào các lĩnh vực có tiềm năng và thế mạnh của miền núi. Ban hành quy
chế thực hiện tốt việc lồng ghép vốn thực hiện chương trình, dự án; quy định
về phân cấp quản lý đầu tư, cơ chế đầu tư, đấu thầu, cơ chế tài chính, giám
sát, phù hợp với đặc thù và năng lực tổ chức thực hiện ở các huyện miền núi;
ban hành chính sách khuyến khích đối với các xã thoát khỏi Chương trình
135, cũng như hộ thoát nghèo để các xã, các hộ nghèo có điều kiện phát triển
bền vững.
Hoàn thiện chính sách cán bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng
đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đủ phẩm chất, bảo đảm tiêu chuẩn chung
và tiêu chuẩn chức danh, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực đảm
nhiệm chức trách, nhiệm vụ được giao trong hệ thống chính trị, trong các đơn
vị sự nghiệp. Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ có
phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu của địa phương. Cần thực hiện
tốt hơn công tác điều động, luân chuyển, thu hút cán bộ, với việc ban hành cơ

76
chế đối với cán bộ được điều động, luân chuyển về miền núi; chính sách đối
với những người có uy tín.
Hai là, đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí; thực
hiện tốt công tác y tế và chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa và
tinh thần cho nhân dân. Đây là giải pháp rất cơ bản, có ý nghĩa tạo động lực
trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Giáo dục - đào tạo là khâu đột phá,
là cơ sở và là con đường cơ bản để phát triển nguồn nhân lực miền núi. Cần
thực hiện hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở; nâng cao chất lượng
và hiệu quả giáo dục, đào tạo; đẩy mạnh việc hướng nghiệp dạy nghề. Thực
hiện nghiêm túc chính sách thu hút và luân chuyển giáo viên công tác tại miền
núi; chính sách hỗ trợ cho các cháu mẫu giáo và học sinh con hộ nghèo các
cấp phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn và thôn đặc biệt khó khăn.
Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho nông thôn. Đổi mới và phát
triển đào tạo nghề theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo
điều kiện thuận lợi để lao động tham gia học nghề phù hợp với trình độ học
vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình. Gắn liền với đó nâng
cao chất lượng lao động và tăng số lượng lao động ở các huyện miền núi tham
gia xuất khẩu lao động, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập.
Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tiếp tục đưa bác
sĩ về công tác tại các trạm y tế ở xã, đi đôi với phát triển y tế thôn, bản, thực
hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Tập trung xây dựng, mở rộng cơ sở
y tế, khám chữa bệnh; đảm bảo đồng bào được sử dụng các dịch vụ y tế; thực
hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm y tế cho đồng bào.
Trong xây dựng trung tâm cụm xã, các điểm sinh hoạt văn hóa tại các
thôn, bản nên kết hợp xây dựng khu sinh hoạt thể dục, thể thao nhằm khuyến
khích phong trào rèn luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, thể lực. Hỗ
trợ các hộ đồng bào dân tộc thiểu số di dời chuồng trại, xây dựng nhà vệ sinh,

77
cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, thực hiện ăn chín, uống sôi, sinh hoạt
hợp vệ sinh; giảm thiểu tình trạng mất vệ sinh nơi sinh sống. Đẩy mạnh công
tác truyền thông, vận động kết hợp cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia
đình để nâng cao chất lượng dân số ở miền núi.
Ba là, chú trọng việc thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với điều
kiện tự nhiên, tiềm năng từ đất, từ rừng của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi.Hỗ trợ sản xuất phải sát với nhu cầu và nguyện vọng của cộng đồng,
nhất là đối với các đối tượng là cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng cao,
vùng sâu. Cần định hướng được thị trường tiêu thụ sản phẩm gắn với thực
hiện tốt công tác qui hoạch sản xuất; sản xuất phải gắn với thị trường, định
hướng thị trường. Không phải cứ sản xuất, chăn nuôi sản phẩm mà không cần
biết thị trường cần gì, quan trọng là phải biết thị trường cần gì để đáp ứng.
Đồng thời, xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, mô hình nông dân chủ
chốt, các nhóm hỗ trợ để nhân rộng, hướng dẫn và cùng nhau hỗ trợ thực
hiện; có thể kết hợp định canh, định cư xen kẻ giữa người Kinh và đồng bào
dân tộc thiểu số để tạo động lực hỗ trợ nhau trong sản xuất, phát triển kinh tế.
Bốn là, tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp, đào tạo nghề và giải
quyết việc làm cho người lao động. Đồng thời, phát triển các loại hình kinh tế
hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa của người nghèo, hộ nghèo, phát triển kinh
tế hộ gia đình. Tiếp tục đẩy mạnh cho vay vốn từ các nguồn vốn ưu đãi của
quỹ giảm nghèo, quỹ quốc gia về việc làm, ngân hàng chính sách xã hội và
quỹ tín dụng của các đoàn thể. Gắn cho vay vốn với hướng dẫn hộ nghèo cách
làm ăn theo hướng điều chỉnh cơ cấu vay vốn ngành nghề có hiệu quả, phù
hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương và theo khả năng
quy mô, trình độ sản xuất từng hộ.
Năm là, huy động các nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
nhất là việc lồng ghép các nguồn vốn cùng tạo nên “một dòng chảy” mạnh mẽ

78
để thực hiện mục tiêu giảm nghèo; thu hút các thành phần kinh tế đầu tư sản
xuất, kinh doanh, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nhất là
những lĩnh vực, ngành nghề truyền thống có nguồn nguyên liệu dồi dào,
những sản phẩm độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số. Cần triển khai
công tác xúc tiến và chuẩn bị đầu tư để tranh thủ các nguồn vốn cho phát triển
và xóa đói, giảm nghèo; ưu tiên đầu tư giải quyết tốt công tác định canh định
cư gắn với phát triển kết cấu hạ tầng cho vùng nghèo.
Sáu là, áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
Tăng thêm cán bộ khuyến nông, khuyến lâm; thường xuyên tập huấn cho đội
ngũ này để có năng lực tiếp cận thực tiễn, có năng lực chuyên môn, hiểu biết
phong tục tập quán, ngôn ngữ và văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số để
hướng dẫn cho đồng bào thuần thục kỹ thuật canh tác các loại cây trồng, vật
nuôi, nhất là kỹ thuật trồng lúa nước và thâm canh cây trồng cạn. Thường
xuyên tổ chức tham quan học tập, xây dựng mô hình trình diễn để đồng bào
dân tộc thiểu số “mắt thấy, tai nghe”, khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số
vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bảy là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy trách nhiệm của Mặt
trận và các Hội, đoàn thể trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền
vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các cấp ủy đảng tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng các nhiệm vụ trọng tâm cho từng thời kỳ về xây
dựng, quản lý và phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng xây dựng chính quyền,
đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực
hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.
Tám là, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, gắn với công khai, minh
bạch, mở rộng dân chủ. Công tác tuyên truyền về chính sách giảm nghèo bền
vững phải được nâng cao chất lượng qua nhiều hình thức, đặc biệt là ở cấp cơ
sở để vận động, quán triệt đúng và đầy đủ hơn nữa tinh thần và nội dung

79
chính sách, pháp luật giảm nghèo cho các cấp, các ngành và người dân có
nhận thức rõ và thống nhất để huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và
người dân trong việc tổ chức, triển khai, thực hiện.
Chín là, yếu tố quan trọng để thực hiện giảm nghèo bền vững là Nhà
nước tạo động lực giảm nghèo bền vững thông qua các chính sách phát triển
kinh tế - xã hội và ý chí vượt nghèo của người nghèo. Các chương trình giảm
nghèo và phát triển kinh tế xã hội cần được nhân dân trong cộng đồng tham
gia, thảo luận và quyết định, qua đó nâng dần nhận thức về vai trò và trách
nhiệm của người nghèo, hộ nghèo trong việc triển khai các chương trình giảm
nghèo bền vững cho chính mình. Người dân trong tâm thế người sản xuất
làm chủ, điều đó cũng đồng nghĩa với việc phát huy được năng lực của bản
thân người nghèo. Đồng thời, phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra” phải được thực hiện xuyên suốt trong các hoạt động của chương
trình giảm nghèo bền vững ở từng địa phương.
3.2.2. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện chính sách
Vai trò của cán bộ làm công tác giảm nghèo bền vững trong thực hiện
các chính sách để xóa đói giảm nghèo là rất quan trọng, đòi hỏi phải đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, vì vậy để góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc
giảm nghèo bền vững thì việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là cần thiết, đặc biệt
là cán bộ thôn, bản. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải có kế hoạch, phân loại đối
tượng phù hợp.
Chính quyền địa phương các cấp từ tỉnh đến huyện, xã cần tăng cường
cán bộ cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở tại chỗ trong các cơ quan, ban,
ngành, đoàn thể ở cấp tỉnh, cũng như cấp huyện để tham gia làm công tác
giảm nghèo bền vững.
- Rà soát, phân loại hộ nghèo để tìm ra nguyên nhân cũng như nguyện
vọng của người nghèo để có biện pháp hỗ trợ phù hợp

80
Để giảm nghèo bền vững có hiệu quả cần phải hiểu biết sâu sắc và đầy
đủ về người nghèo, hộ nghèo. Do đó cần chú ý tổ chức bộ máy làm công tác
giảm nghèo bền vững đồng bộ và bố trí cán bộ chuyên trách có tâm huyết, có
tinh thần trách nhiệm và năng lực phù hợp để triển khai thực hiện chương
trình đến tận thôn, bản; kiên trì gắn bó, sâu sát với người nghèo. Chú ý điều
tra, phúc tra, nắm chắc thực trạng đói nghèo của từng địa phương cơ sở, thấu
đáo hoàn cảnh cuộc sống và quá trình chuyển biến cụ thể của từng người
nghèo, hộ nghèo. Từ đó có cơ sở phân tích, đánh giá, xác định mục tiêu,
nhiệm vụ và triển khai các giải pháp, chính sách hỗ trợ, chăm lo hộ nghèo,
người nghèo thiết thực và phù hợp.
- Tổ chức lồng ghép, khắc phục tình trạng chồng chéo trong đầu tư các
chương trình, dự án và chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững
Bên cạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2011-2015 nói chung và các chính sách, dự án giảm
nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng của Chính phủ, cần thực
hiện lồng ghép các chính sách, dự án giảm nghèo của tỉnh nhằm đạt hiệu quả
cao nhất, tránh thất thoát, lãng phí.
Cần xác định quan niệm về “lồng ghép”. Lồng ghép được thực hiện trên
cùng một địa bàn đầu tư, hay lồng ghép trong cùng một dự án. Qua nghiên
cứu cho thấy, lồng ghép trên cùng một địa bàn tương đối thuận lợi hơn. Để
tiến hành lồng ghép các chương trình, dự án trước hết cần đánh giá thực trạng,
xem xét nguồn lực, trên cơ sở đó xác định các địa phương, vùng lãnh thổ, hay
dự án cần lồng ghép. Các Sở Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính và sở chuyên
ngành cần phối hợp, có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh
xem xét, quyết định nội dung lồng ghép một cách cụ thể.
Tóm lại, những giải pháp nêu trên cần phải tiến hành đồng bộ, bằng sự
nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, cần

81
phải nhận rõ giải pháp mang tính đột phá đối với giảm nghèo bền vững và
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, thiết nghĩ
cần thực hiện tốt công tác giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; hỗ
trợ phát triển sản xuất và phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, thủy
lợi. Đây có thể được xem như những yếu tố mang tính động lực, đảm bảo cho
mục tiêu giảm nghèo và giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số
ở tỉnh Phú Yên.
3.2.3.Nhóm giải pháp về điều kiện đảm bảo thực hiện chính sách
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững cần tính toán cụ thể nhu cầu
về nguồn kinh phí cho kế hoạch hàng năm và trung hạn, trong đó có nguồn
vốn từ ngân sách trung ương, địa phương, vốn vay, vốn huy động đóng góp
của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư hưởng lợi. Trên cơ sở đó, dự kiến
phân bổ cho các chương trình, dự án cụ thể. Trong phân bổ nguồn lực, tập
trung ưu tiên đầu tư nguồn lực cho các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng
có tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là đối với những chính sách, dự án phù hợp với
điều kiện tự nhiên, xã hội của mỗi vùng. Các địa phương có điều kiện như
nhau phân bổ đảm bảo công bằng theo số lượng đối tượng và mức độ khó
khăn.
- Tăng cường phân cấp quản lý
Cấp tỉnh, huyện: Lập kế hoạch giảm nghèo bền vững của địa phương;
huy động bổ sung nguồn lực và chủ động phân bổ cho cấp xã; hướng dẫn và
giám sát thực hiện của cấp xã; xác nhận xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo; công
nhận xã thoát nghèo.
Cấp xã: Xác định hộ nghèo, công nhận hộ thoát nghèo, huy động nguồn
lực tại chỗ, tổ chức thực hiện các chính sách và dự án trên địa bàn, tự giám sát
đánh giá.

82
- Kế hoạch hoá việc thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo bền
vững
Các hoạt động về giảm nghèo bền vững phải được xây dựng kế hoạch
hàng năm từ xã đến tỉnh trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương và của các ngành. Các huyện căn cứ vào chương trình của tỉnh và tình
hình thực tế của địa phương để xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện
chương trình giảm nghèo bền vững của địa phương. Định kỳ hàng quý, 6 tháng,
hàng năm, sơ kết, tổng kết và thông báo công khai kết quả thực hiện chương
trình trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các sở, ngành có liên quan xây
dựng kế hoạch triển khai, hướng dẫn các địa phương thực hiện các hoạt động
giảm nghèo bền vững đã được phân công theo chức năng.
- Tổ chức, kiện toàn hệ thống tổ chức chỉ đạo thực hiện ở các cấp
Kiện toàn Ban Chỉ đạo và cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo làm công tác
giảm nghèo từ cấp tỉnh tới cấp xã. Phân công các thành viên Ban Chỉ đạo cấp
tỉnh phụ trách các địa bàn lồng ghép với sự phân công các lãnh đạo phụ trách
các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020. Hình thành và củng cố
hệ thống bộ phận giúp việc ở 2 cấp: tỉnh và huyện. Đối với cấp xã, lồng ghép
thực hiện Đề án Phát triển nghề công tác xã hội để có cán bộ hoặc cộng tác
viên chuyên trách bảo đảm hiệu lực chỉ đạo điều hành và sự phối kết hợp giữa
các cơ quan quản lý các hợp phần của chương trình.
- Phân công trách nhiệm giữa các ngành
Các sở, ban ngành tỉnh theo chức năng của từng ngành và nhiệm vụ được
phân công có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch và phối hợp với
Ủy ban nhân dân các huyện triển khai thực hiện các chính sách và dự án giảm
nghèo do ngành quản lý, theo dõi, nhất là trong công tác triển khai thực hiện
và kiểm tra, giám sát cần có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, thực hiện

83
thường xuyên, liên tục, kịp thời báo cáo kết quả cũng như giải quyết những
khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.
- Phát huy vai trò tích cực của các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện
chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững
Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh với Ban Chỉ
đạo Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững các huyện tập trung chỉ đạo
giúp đỡ, hỗ trợ các xã nghèo, hộ nghèo.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp
chủ trì, phối hợp với chính quyền và đoàn thể các cấp tổ chức tuyên truyền,
vận động toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giảm nghèo
như phong trào “Ngày vì người nghèo”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, “xây dựng nông thôn mới”; động
viên, phát huy tính tự chủ của người dân vươn lên thoát nghèo. Các tổ chức
hội, đoàn thể cấp tỉnh duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được, tích cực
giúp đỡ những hội viên nghèo, yếu thế của tổ chức mình trong việc tiếp cận
các chính sách ưu đãi, nhất là chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận
nghèo.
3.2.4. Nhóm giải pháp thanh tra kiểm tra
Các hoạt động về giảm nghèo bền vững phải có sự tham gia của người
dân, đặc biệt là người nghèo. Đồng thời với công tác giám sát và đánh giá,
trên cơ sở thông tin đầy đủ tới người dân về chủ trương, chính sách và sự hỗ
trợ của Nhà nước trong công tác giảm nghèo; tổ chức cho nhân dân tham gia
các hoạt động giảm nghèo, đảm bảo tính công khai, dân chủ, minh bạch.
Hàng năm, tổ chức sơ kết và thông báo công khai kết quả thực hiện các
hoạt động giảm nghèo bền vững. Tăng cường công tác giám sát của các sở,
ban, ngành tại các huyện và báo cáo về cơ quan thường trực Chương trình (Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân

84
tỉnh và Bộ, ngành Trung ương về tình hình thực hiện chương trình, chính sách
giảm nghèo bền vững.
Thực hiện hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá phù hợp ở các cấp từ tỉnh
đến xã. Các địa phương tự tổ chức giám sát, đánh giá và báo cáo theo định kỳ
6 tháng, hàng năm và 5 năm. Tạo cơ chế thuận lợi để phát huy giám sát của
cộng đồng: gồm giám sát của các tổ chức đoàn thể và của người dân.
Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện nghiêm túc cải
cách hành chính, rút ngắn thời gian làm các thủ tục đầu tư và xây dựng, tạo
điều kiện thuận lợi và cùng với chủ đầu tư tháo gỡ những vướng mắc trong
việc thực hiện. Thường xuyên kiểm tra, giám sát để đảm bảo thực hiện đúng
mục đích, kế hoạch, tránh thất thoát và đảm bảo sử dụng nguồn vốn hiệu quả
cao. Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng, sản xuất và
tiêu dùng để tăng tích lũy ở cả 3 khu vực Nhà nước, doanh nghiệp và dân cư.
Công tác kiểm tra, giám sát đầu tư của cơ quan chức năng, chủ đầu tư,
cộng đồng dân cư vùng dự án sẽ góp phần chấn chỉnh công tác quản lý và
nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư trên địa bàn. Các cơ quan chức năng của
tỉnh và các địa phương cần tăng cường trách nhiệm trong hoạt động thanh tra,
kiểm tra, giám sát để bảo đảm chất lượng công trình xây dựng; xử lý nghiêm
theo quy định của pháp luật những trường hợp vi phạm. Giám sát thường
xuyên, trực báo định kỳ, báo cáo công khai, khách quan kết quả giám sát là
những hoạt động cần được tiến hành nghiêm túc, thực sự có những chuyển
biến tích cực sau giám sát để bảo đảm cho chương trình, dự án, chính sách
được thực hiện đúng tiến độ, đúng qui định và hiệu quả.
3.4. Một số kiến nghị
3.4.1. Đối với Trung ương
Để đảm bảo phát triển khinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số bền vững,
đề nghị các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu và xây dựng hệ thống chính

85
sách thực hiện công tác dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số vùng miền núi mang
tính ổn định trong thời gian dài, tác động trực tiếp đến mục tiêu giảm nghèo;
hạn chế những chính sách hỗ trợ ngắn hạn, nhỏ lẻ, làm cho nguồn lực phân
tán, hiệu quả giảm nghèo thấp. Đặc biệt cần tăng nguồn vốn cho hỗ trợ phát
triển sản xuất, giúp hộ nghèo ở vùng dân tộc miền núi có điều kiện tổ chức
sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Xem xét bổ sung một số chính sách đối với các hộ cận nghèo và hộ mới
thoát nghèo ở vùng dân tộc miền núi, vùng đặc biệt khó khăn nhất là chính
sách phát triển sản xuất, hỗ trợ xóa nhà ở tạm, đất ở, đất sản xuất và nước sinh
hoạt, giáo dục đào tạo, y tế và các chính sách an sinh xã hội khác, nhằm tạo
điều kiện để hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo hạn chế tái nghèo nhằm
thoát nghèo bền vững.
Vùng miền núi dân tộc là khu vực còn nhiều tiềm năng nhưng cũng còn
nhiều khó khăn, Trung ương cần quan tâm có cơ chế, chính sách hỗ trợ, tăng
suất đầu tư và tạo thuận lợi cho việc thu hút các thành phần kinh tế tham gia
đầu tư các dự án phát triển sản xuất kinh doanh, sử dụng lao động tại địa
phương là người dân tộc thiểu số,..
Tiếp tục đầu tư vốn cho các chương trình, dự án đã khẳng định được
hiệu quả và tính đúng đắn trong giai đoạn 2011-2015 như: Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (CT 135); Chính sách hỗ trợ giải quyết đất
sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt cho hộ dân thiểu số nghèo và hộ nghèo (QĐ
755/QĐ-TTg); Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ dân vùng khó khăn theo
Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg; Chính sách định canh định cư theo Quyết
định số 33/QĐ-TTg; Chính sách huyện nghèo theo Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP;... đồng thời nghiên cứu, rà soát loại bỏ các chính sách
không còn phù hợp ra khỏi diện đầu tư tập trung nguồn lực nhằm đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc miền núi bền vững.

86
Nghiên cứu tăng định mức hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội để phù
hợp với tình hình thực tế hiện nay như: Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ
nghèo vùng khó khăn, chính sách hỗ trợ di dân định canh định cư, chính sách
cho vay vốn đối với hộ dân tộc đặc biệt khó khăn,...
Chính phủ nên nghiên cứu lồng ghép để xây dựng một chương trình mục
tiêu quốc gia tổng thể về giảm nghèo đa chiều để tập trung nguồn lực, ưu tiên
cho các địa bàn nghèo, địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số, hạn chế
tình trạng các chương trình và dự án chồng chéo, phân tán và ngắn hạn như
trong thời gian qua. Tăng cường đa dạng hóa các hình thức quản lý, trong đó
có sự kết hợp giữa quản lý của Nhà nước và của xã hội.
Đổi mới việc xây dựng và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
nhằm giảm đói nghèo. Các chương trình cần tập trung hơn nữa vào đối tượng
nghèo nhất thông qua việc tăng định mức phân bổ ngân sách cho các vùng
nghèo và bảo đảm phân bổ đúng cho các đối tượng nghèo.
Chính sách giảm nghèo bền vững khác với chính sách bảo trợ xã hội,
nghĩa là không phải cho người nghèo “cá” mà phải là cho họ “cần câu”.
Nghiên cứu nghiêm túc, cách đi thực tế đối với giảm nghèo bền vững, không
phải là cách áp đặt từ trên xuống dưới mà phải từ thực tiễn, trả lời cho câu
hỏi: giảm nghèo cho ai; do ai làm; ai hưởng lợi ? Phải “đưa cuộc sống đi vào
chính sách”.
Cần đánh giá lại công tác quản lý, thực hiện đối với các chính sách,
chương trình, dự án. Hiện tại, tồn tại quá nhiều đầu mối các Bộ, ngành, cơ
quan Trung ương đối với các chính sách, chương trình đã ảnh hưởng không
nhỏ đến công tác quản lý, điều hành, triển khai thực hiện.
Cần đẩy mạnh phân cấp quản lý về các địa phương gắn với tăng cường
trách nhiệm để công tác quản lý được thông suốt, đảm bảo tính tự chủ, linh

87
hoạt và sử dụng các nguồn lực đầu tư phù hợp với thực tế của từng địa
phương, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
Đối với tỉnh Phú Yên đề nghị bố trí vốn thực hiện với quy mô thích hợp
cho các chương trình vì hiện nay nguồn vốn bố trí thực hiện quá thấp so với
kế hoạch (đặc biệt là Chương trình theo Nghị quyết 30a) nên khó đạt mục tiêu
giảm nghèo bền vững. Đồng thời tăng và nâng mức hỗ trợ đảm bảo đủ định
mức và thời gian thích hợp để hộ nghèo thoát nghèo bền vững.
Cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ các hộ cận nghèo nhiều hơn nhằm tạo
mọi điều kiện thuận lợi để họ thoát nghèo bền vững, tránh nguy cơ tái nghèo
như hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật. Đồng thời, cho phép thực hiện chính
sách đối với hộ vừa mới thoát nghèo trong thời gian 02 năm đầu thực hiện
được hưởng mức 50% như các chính sách đối với hộ nghèo.
Nghiên cứu ban hành cơ chế lồng ghép và quản lý ngân sách đối với các
chính sách, chương trình, dự án để các địa phươngcó cơ sở thực hiện, đảm
bảo được khả năng huy động, điều tiết nguồn vốn thực hiện mục tiêu đầu tư
đồng bộ, phát huy hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án.
Đề nghị có quy định thống nhất trong cả nước từ Trung ương đến cơ sở
về bộ máy quản lý nhà nước chuyên trách trong thực hiện các chương trình
phục vụ công tác giảm nghèo bền vững (quản lý chương trình, phân bổ vốn,
tổ chức thực hiện) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong quá
trình triển khai thực hiện và đánh giá kết quả.
3.4.2. Đối với địa phương
Để nâng cao hiệu quả các chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững
cần phải có sự lãnh đạo chặt chẽ hơn nữa của các cấp ủy đảng, chính quyền,
sự phối hợp đồng bộ của các sở, ban, ngành và địa phương trong chỉ đạo, điều
hành, triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo, gắn với việc xây dựng hệ
thống chỉ tiêu, theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện ở các cấp. Chú trọng

88
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường công tác đào tạo cán bộ nắm
vững nghiệp vụ, cần bố trí cán bộ quản lý theo dõi chuyên trách về lĩnh vực
công tác giảm nghèo bền vững tại cơ sở.
Tiếp tục cũng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công
tác dân tộc cấp huyện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong
quá trình chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thục hiện các chính sách dân tộc, các
chương trình, dự án vùng đồng bào dân tộc không ngừng học hỏi, nâng cao
trình độ năng lực hoạt động của đội ngũ làm công tác dân tộc ở các cấp.
Thường xuyên có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán
bộ làm công tác dân tộc.
Đẩy mạnh đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc miền
núi. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong từng giai đoạn. Chú trọng công tác quy
hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ trẻ người dân tộc thiểu số đã được chọn lựa
nhằm sớm cải thiện trình độ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Có chính
sách đặc thù để thu hút đội ngũ trí thức trẻ và công tác tại các xã đặc biệt khó
khăn. Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo của các
cấp ủy, năng lực điều hành của chính quyền các cấp và sự phối hợp với tổ
chức đoàn thể, phát huy có hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân trong việc
thực hiện các nhiệm vụ chính trị địa phương. Bảo đảm an ninh quốc phòng,
trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về đường lối, chủ trương của Đảng, cơ
chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững của Nhà nước để năng cao nhận
thức của cộng đồng xã hội về tầm quan trọng, tính thiết thực trong công tác
giảm nghèo, qua đó động viên toàn xã hội chăm lo cho người nghèo, làm
chuyển biến nhận thức của người nghèo, không ỷ lại trông chờ vào Nhà nước,
có ý thức tự lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo bền vững.

89
Tập trung hơn nữa việc chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế - xã hội vùng
đồng bào dân tộc. Ưu tiên vốn và huy động các nguồn lực, phối hợp lồng
ghép có hiệu quả các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia của Trung
ương với nguồn vốn địa phương và các nguồn vốn huy động khác để tiếp tục
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu vùng đồng bào dân
tộc thiểu số. Ngoài nguồn vốn được Trung ương đầu tư, hàng năm ngân sách
tỉnh phải dành một phần vốn thích hợp để đầu tư phát triển miền núi, nhất là
vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn: đường giao thông nông thôn, giao
thông nội đồng, trường học, trạm y tế, các công trình thủy lợi, nước sạch…
Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nhằm
tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí. Đẩy mạnh công tác khuyến nông –
khuyến lâm, thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao ứng dụng các
tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào phục vụ sản xuất. Xây dựng các chính sách
khuyến khích, thu hút đầu tư vào các dự án trồng cây công nghiệp mang tính
chiến lược, trồng rừng, xây dựng thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, chế
biến nông, lâm sản, dịch vụ du lịch… nhằm tạo ra những tác động mang tính
động lực làm thay đổi nhanh cơ cấu sản xuất và tạo việc làm cho đồng bào
miền núi. Sử dụng tốt các nguồn lực lao động để đầu tư phát triển kinh tế và
các lĩnh vực văn hóa – xã hội.
Tăng cường sự tham gia của người dân từ việc xác định đối tượng thụ
hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện ở thôn, bản; đảm bảo tính công
khai, dân chủ, minh bạch. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn
lực, đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng, không thất thoát; kiên quyết xử lý
các tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí của chương trình không đúng mục
đích, không có hiệu quả.
Cần có sự lồng ghép đồng bộ trong thực hiện giữa các chính sách, dự án
hỗ trợ để các chương trình tác động, hỗ trợ lẫn nhau, tạo cho các đối tượng

90
thụ hưởng đủ điều kiện phát triển kinh tế gia đình, từng bước vươn lên thoát
nghèo bền vững. Kết hợp các chương trình, dự án giảm nghèo với việc thực
hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Nguồn vốn đầu tư cho chương trình từng bước đáp ứng nhu cầu kế hoạch
trong từng giai đoạn cụ thể, trong đó ưu tiên những chương trình mang tính
cấp thiết và tạo nền cơ bản cho phát triển, vì vậy cơ cấu nguồn vốn phải phân
bổ hợp lý (đặc biệt ở cấp cơ sở, chú trọng trong việc đánh giá điều kiện của
từng hộ để lựa chọn, hỗ trợ đúng đối tượng).
Thường xuyên cập nhật, phân tích diễn biến, nguyên nhân, xác định danh
sách cụ thể của người nghèo, vùng nghèo để có kế hoạch hỗ trợ phù hợp với
thực tế, xây dựng lộ trình thực hiện các chính sách, cơ chế đặc thù, các biện
pháp đột phá nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, làm cơ sở để
đảm bảo tính giảm nghèo bền vững.
Ủy ban nhân dân tỉnh cần ban hành một số chính sách về thu hút đầu tư
nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong
nước, nước ngoài đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất. Tiếp
tục xây dựng và thực hiện một số chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc
thiểu số như: chính sách đối với người có uy tín; chính sách tín dụng đối với
đồng bào sản xuất kinh doanh giỏi; chính sách cử tuyển, bố trí sử dụng cán
bộ, v.v..

91
KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Phú Yên cho
thấy, giảm nghèo bền vững là một trong những vấn đề vừa cấp bách, vừa
cơ bản lâu dài, là một chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước, là chủ
trương và nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh.
Thực tế cho thấy, việc triển khai thực hiện các chính giảm giảm nghèo
bền vững đã giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh xóa đói, giảm
nghèo, tiếp cận được các thành quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội,
thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. Tuy chưa theo kịp tốc độ của
vùng đồng bằng, vùng đô thị, của người Kinh, song đời sống của đồng bào
dân tộc thiểu số đã có những thay đổi tích cực, kết cấu hạ tầng phát triển, thị
trường hàng hóa đã bắt đầu hình thành, dần dần thay thế nền kinh tế tự cung,
tự cấp trước đây.
Tuy nhiên, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển
còn chậm, đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận
nghèo còn cao, thoát nghèo chưa bền vững, công cuộc giảm nghèo còn nhiều
thách thức. Chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực còn thấp; năng lực, trình
độ của đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ người đồng bào dân tộc thiểu số ở một số
địa phương chưa đáp ứng yêu cầu; công tác quản lý nhà nước thực hiện về
giảm nghèo bền vững còn nhiều hạn chế và bất cập, cần tiếp tục chấn chỉnh,
đổi mới.
Để thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, tiến đến giảm nghèo bền
vững cho đồng bào dân tộc thiểu số cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp,
với sự vào cuộc của nhiều cấp, nhiều ngành, huy động đóng góp của toàn xã
hội, trong đó nguồn lực và sự quản lý của Nhà nước vẫn là chủ yếu, nội lực và

92
quyết tâm thoát nghèo của bản thân mỗi người dân là quyết định.
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc
thiểu số phải kiên trì, bền bỉ và lâu dài, cần phải có lộ trình thích hợp. Nhà
nước, xã hội và cộng đồng cần nhận thức đúng trách nhiệm thực hiện giảm
nghèo bền vững, cùng chung tay hỗ trợ người dân thoát nghèo bền vững; đặc
biệt là việc tự giác, chủ động thực hiện, có trách nhiệm hơn nữa để vươn lên
thoát nghèo của người dân.
Hy vọng với chủ trương đúng đắn của Tỉnh ủy, sự quản lý điều hành có
hiệu lực và hiệu quả của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh, sự tích cực
tham gia, tập hợp, vận động của Mặt trận và các hội đoàn thể, nhất là với
truyền thống đoàn kết, nỗ lực vươn lên, trong thời gian đến, đồng bào dân tộc
thiểu số nói riêng và người dân trong tỉnh Phú Yên nói chung sẽ sớm thoát
nghèo bền vững, vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, như mong
muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ
ăn thì khá giả, người khá giàu thì giàu thêm.
Trong những năm tới, Đảng và Nhà nước ta xác định đảm bảo an sinh xã
hội là mục tiêu hàng đầu, tập trung đảm bảo mức sống tối thiểu cho người dân
là việc làm cấp bách. Để đạt được mục tiêu này, việc nghiên cứu, rà soát lại
các chính sách giảm nghèo bền vững trong thời gian qua là thật sự cần thiết.
Nhìn một cách tổng quan, các chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng
bào DTTS ở nước ta hiện nay là rất rộng, giàn trãi ở nhiều lĩnh vực, nhưng
phân tán, hiệu quả hạn chế, chưa thực sự khuyến khích các hộ nghèo vươn
lên. Hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, các Bộ ngành Trung ương cần
rà soát lại các chính sách giảm nghèo bền vững hiện nay, nhằm hoàn thiện
chính sách giảm nghèo bền vững thật phù hợp với từng vùng, từng địa
phương, bên cạnh đó cần thiết kế khung giám sát, đánh giá, xây dựng đội ngũ
nhà chính sách, giúp Đảng và Nhà nước ta hoạch định một cách chính xác các

93
chính sách giảm nghèo phù hợp với từng giai đoạn, điều kiện từng địa phương
đem lại hiệu quả cao nhất cho mục tiêu giảm nghèo bền vững ở Việt Nam,
cũng như ở tỉnh Phú Yên.

94
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Yên (2010), Văn kiện Đại hội Đại
biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010-2015, Công ty cổ phần in –
Thương mạiPhú Yên.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2000), Quyết định số
1143/2000/QĐ- LĐTBXH ngày 01/11/2000 về việc điều chỉnh chuẩn hộ
nghèo giai đoạn 2001 - 2005.
3. Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Thông tư liên tịch
số:10/2009/TTLT-BKH-BTC ngày 30/10/2009 quy định lồng ghép các
nguồn vốn thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững
trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày
27/12/2008 của Chính phủ.
4. Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Thông tư liên tịch số
02/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 10/02/2014 của Bộ Tài chính-Bộ Kế
hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương
trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo.
5. Ban dân tộc tỉnh Phú Yên (2015), Báo cáo số 317/BC-BDT ngày
19/10/2015 về Tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị định số
05/2011/NĐ-CP ngày 14/11/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc.
6. Ban dân tộc tỉnh Phú Yên (2016), Báo cáo số 516/BC-BDT ngày
08/12/2016 về Kết quả tổng hợp xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc
khu vực I, II, III vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Phú Yên giai đoạn
2016-2020.
7. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định
hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ 2011-2020.
8. HĐND tỉnh Phú Yên (2013), Báo cáo số 108/BC-HĐND ngày

95
29/11/2013 về kết quả giám sát việc thực hiện Nghị định số 134/2006/NĐ-
CP của Chính phủ.
9. HĐND tỉnh Phú Yên (2013), Báo cáo số 112/BC-HĐND ngày
29/11/2013 về kết quả giám sát tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ sản
xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và
dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135.
10. HĐND tỉnh Phú Yên (2013), Báo cáo số 123/BC-HĐND ngày
01/12/2013 về kết quả giám sát việc thực hiện các Chương trình đầu tư
phát triển trên địa bàn 03 huyện miền núi từ năm 2006 - 2012.
11. UBND tỉnh Phú Yên (2015), Báo cáo số 247/BC-UBND, ngày
28/12/2015 về kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận 5 năm 2011-2015 của
tỉnh Phú Yên.
12. UBND tỉnh Phú Yên (2016), Báo cáo số 200/BC-UBND ngày
18/11/2016 về tình hình thực hiện công tác dân tộc và các chương trình,
chính sách dân tộc miền núi năm 2016.
13. UBND tỉnh Phú Yên (2016), Báo cáo số 199/BC-UBND ngày
18/11/2016 về kết quả thực hiện Chương trình giải quyết việc làm, giảm
nghèo năm 2016 phương hướng giải quyết việc làm, giảm nghèo năm
2017 tỉnh Phú Yên.
14. Đỗ Phú Hải (2013), Tập bài giảng Tổng quan về chính sách công.
15. Nguyễn Thị Hằng (1997), Xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta
hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Lê Quốc Lý (2012), Chính sách xóa đói giảm nghèo – Thực trạng và
giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
17. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên (2013), Báo cáo
tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo từ năm 2005 đến
năm 2012 tỉnh Phú Yên.

96
18. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên (2014), Báo cáo
tình hình, kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
năm 2011-2013.
19. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên (2015), Báo cáo
tình hình, kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
theo Nghị quyết 30a.
20. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày
12/12/2008 về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
21. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày
30/01/2011 về việc ban hành chuẩn nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai
đoạn 2011-2015.
22. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1200/QĐ-TTg ngày
31/8/2012 về việc phê duyệt khung kế hoạch triển khai Nghị quyết số
80/NQ-CP.
23. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày
8/10/2012 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2012-2015.
24. Thủ tướng Chính phủ (2012),Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày
04/12/2012 về việcban hành chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối
với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015.
25. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 2052/QĐ-TTg ngày
10/11/2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú
Yên đến năm 2020.
26. Thủ tướng Chính phủ(2012),Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày
04/12/2012 về việcban hành chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối
với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015.
27. Thủ tướng Chính phủ(2015),Quyết định số1614/QĐ-TTg ngày

97
15/9/2015 về Phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận
đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-
2020.
28. Thủ tướng Chính phủ(2015),Quyết định số59/2015/QĐ-TTg ngày
19/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho
giai đoạn 2016-2020.
29. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày
8/10/2012 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2012-2015.
30. Tỉnh ủy Phú Yên (2011), Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 13/10/2011 về
đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu giảm nghèo nhanh và bền
vững ở 03 huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến
năm 2020.
31. Ủy Ban thường vụ Quốc hội (2014), Báo cáo số 595/BC-ĐGS ngày
10/02/2014 Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm
nghèo, giai đoạn 2005-2012 tại tỉnh Phú Yên.
32. Ủy ban Dân tộc (2013), Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013
về công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân
tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015.
33. UBND tỉnh Phú Yên (2011), Quyết định số 280/QĐ-UBND ngày
20/12/2011 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu giảm nghèo nhanh và
bền vững tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2011-2015.
34. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Nhà xuất bản
chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), Nhà xuất bản
chính trị quốc gia, Hà Nội.

98
36. Văn phòng Chính phủ (2013), Thông báo số 186/TB-VPCP ngày
03/5/2013 thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội
nghị đánh giá và triển khai thực hiện chính sách vùng dân tộc và miền núi.

99
Bảng 1.1. THỰC TRẠNG HỘ NGHÈO VÀ HỘ CẬN NGHÈO GIAI ĐOẠN 2011-2016

STT Huyện/TX/TP Tổng Hộ nghèo Hộ cận nghèo Nhân khẩu


Nhân khẩu
Số hộ Tổng Tỷ lệ Tổng Số hộ Tỷ lệ nghèo
cận nghèo
Số hộ
1 TP. Tuy Hòa 42.898 2.559 5,97 3.829 8,93 10.236 13.916
2 TX. Sông Cầu 24.942 3.905 15,66 5.482 21,98 15.620 21.928
3 H. Phú Hòa 28.114 4.716 16,77 5.799 20,63 18.864 23.196
4 H. Tây Hòa 31.437 4.245 13,50 4.481 14,25 16.980 17.924
5 H. Đông Hòa 31.525 4.266 13,53 2.962 9,40 17.064 11.848
6 H. Tuy An 34.175 7.869 23,03 5.732 16,77 31.476 22.928
7 H. Đồng Xuân 16.181 8.126 50,22 2.133 13,8 32.504 8.632
8 H. Sơn Hòa 13.842 3.791 27,39 1.985 14,34 15.164 7.940
9 H. Sông Hinh 11.289 6.129 54,29 1.420 12,58 24.516 5.680
Tổng cộng 234.403 45.606 19,46 33.823 14,43 182.424 133.992
Bảng 1.2. THỐNG KÊ GIẢM HỘ NGHÈO NĂM 2011

STT Huyện/TX/TP Tổng Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ thoát Số hộ tái Số hộ Tỷ lệ hộ


Số hộ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ nghèo trong nghèo còn lại nghèo
số hộ số hộ năm trong cuối cuối năm
năm năm
1 TP. Tuy Hòa 42.898 2.559 5,97 3.479 8,11 393 50 2.216 5,01
2 TX. Sông Cầu 24.942 3.905 5,66 5.482 21,98 619 120 3.406 13,26
3 H. Phú Hòa 28.114 4.716 16,77 5.799 20,63 702 140 4.154 14,65
4 H. Tây Hòa 31.437 4.245 3,50 4.481 14,25 622 150 3.773 11,65
5 H. Đông Hòa 31.525 4.266 13,53 2.962 9,4 623 150 3.793 11,68
6 H. Tuy An 34.175 7.869 23,03 5.732 16,77 1.024 170 7.015 19,93
7 H. Đồng Xuân 16.181 8.126 50,22 2.133 13,18 585 100 7.641 45,84
8 H. Sơn Hòa 13.842 3.791 27,39 1.985 14,34 423 80 3.445 24,16
9 H. Sông Hinh 11.289 6.129 54,29 1.420 12,58 439 100 5.790 49,8
Tổng cộng 234.403 45.606 19,46 33.473 14,28 5.433 1.060 41.233 17,08
Bảng 1.3. THỐNG KÊ GIẢM HỘ NGHÈO NĂM 2012
STT Huyện/TX/TP Tổng Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ Số hộ Số hộ Tỷ lệ
Số hộ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ thoát tái còn lại hộ
số hộ số hộ nghèo nghèo cuối nghèo
trong trong năm cuối
năm năm năm
1 TP. Tuy Hòa 44.185 2.216 501 3.050 6,9 433 80 1.863 4,09
2 TX. Sông Cầu 55.690 3.406 13,26 4.858 18,91 634 120 2.892 10,93
3 H. Phú Hòa 28.957 4.154 14,34 5.096 17,6 719 140 3.575 11,99
4 H. Tây Hòa 32.380 3.773 11,65 1.009 12,38 646 160 3.287 9,86
5 H. Đông Hòa 35.200 7.015 19,93 5.049 14,34 1.060 180 6.135 16,92
6 H. Tuy An 16.666 7.641 45,84 1.890 11,34 600 100 7.141 41,6
7 H. Đồng Xuân 14.257 3.445 24,16 1.777 12,47 436 80 3.089 21,03
8 H. Sơn Hòa 11.628 5.790 49,8 1.251 10,76 449 100 5.441 45,43
9 H. Sông Hinh 11.628 5.790 49,8 1.251 10,76 449 100 5.441 45,43
Tổng cộng 241.435 41.233 17,08 29.628 12,27 5.624 1120 36.729 14,77
Bảng 1.4. THỐNG KÊ GIẢM HỘ NGHÈO NĂM 2013

STT Huyện/TX/TP Tổng Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ Số hộ tái Số hộ Tỷ lệ hộ


Số hộ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ thoát nghèo còn lại nghèo
số hộ số hộ nghèo trong cuối cuối năm
trong năm năm năm
1 TP. Tuy Hòa 45.511 1.863 4,09 2.608 5,73 454 90 1.499 3,2
2 TX. Sông Cầu 26.461 2.892 10.93 4.216 15,93 659 130 2.363 8,67
3 H. Phú Hòa 29.826 3.575 11,99 4.372 14,66 747 150 2.978 9,7
4 H. Tây Hòa 33.351 3.287 9,86 3.523 10,56 670 170 2.787 8,11
5 H. Đông Hòa 33.445 3.306 9,88 2.322 6,94 672 170 2.804 8,14
6 H. Tuy An 36.256 6.135 16,92 4.345 11,98 1.086 180 5.229 14
7 H. Đồng Xuân 17.166 7.141 41,6 1.640 9,55 615 100 6.626 37,48
8 H. Sơn Hòa 14.685 3.089 21,03 1.563 10,64 447 80 2.722 18
9 H. Sông Hinh 11.977 5.441 45,43 1.077 8,99 459 100 5.082 41,19
Tổng cộng 248.677 36.729 14,77 25.666 10,32 5.810 1.170 32.089 12,53
Bảng 1.5. THỐNG KÊ GIẢM HỘ NGHÈO NĂM 2014

STT Huyện/TX/TP Tổng Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ Số hộ tái Số hộ Tỷ lệ hộ


Số hộ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ thoát nghèo còn lại nghèo
số hộ số hộ nghèo trong cuối cuối
trong năm năm năm năm
1 TP. Tuy Hòa 46.876 1.499 3,2 2.153 4,59 465 90 1.124 2,33
2 TX. Sông Cầu 27.255 2.363 8,67 3.554 13,04 685 140 1.818 6,48
3 H. Phú Hòa 30.721 2.978 9,7 3.626 11,8 764 150 2.364 7,47
4 H. Tây Hòa 34.352 2.787 8,11 3.023 8,8 685 170 2.272 6,42
5 H. Đông Hòa 34.448 2.804 8,14 1.988 5,77 687 170 2.287 6,45
6 H. Tuy An 37.344 5.229 14 3.620 9,69 1.114 180 4.295 11,17
7 H. Đồng Xuân 17.681 6.626 37,48 1.383 7,82 630 100 6.096 33,47
8 H. Sơn Hòa 15.126 2.722 18 1.343 8,88 458 80 2.344 15,04
9 H. Sông Hinh 12.336 5.082 41,19 897 7,27 470 100 4.712 37,08
Tổng cộng 256.138 32.089 12,53 21.586 8,43 5.958 1180 27.311 10,35
Bảng 1.6. THỐNG KÊ GIẢM HỘ NGHÈO NĂM 2015

STT Huyện/TX/TP Tổng Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ Số hộ tái Số hộ Tỷ lệ hộ


Số hộ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ thoát nghèo còn lại nghèo
số hộ số hộ nghèo trong cuối cuối năm
trong năm năm năm
1 TP. Tuy Hòa 48.282 1.124 2,33 1.684 3,49 486 100 738 1,48
2 TX. Sông Cầu 28.073 1.818 6,48 2.873 10,23 701 140 1.257 4,35
3 H. Phú Hòa 31.643 2.364 7,47 2.858 9,03 793 160 1.31 5,31
4 H. Tây Hòa 35.383 2.272 6,42 2.508 7,09 701 170 1.741 4,78
5 H. Đông Hòa 35.481 2.287 6,45 1.644 4,63 702 170 1.755 4,8
6 H. Tuy An 38.464 4.295 11,17 2.873 7,47 1.152 190 3.333 8,41
7 H. Đồng Xuân 18.200 6.096 33,47 1.118 6,14 646 100 5.550 29,59
8 H. Sơn Hòa 15.580 2.344 15,04 1.116 7,16 469 80 1.955 12,18
9 H. Sông Hinh 12.706 4.712 37,08 712 5,6 481 100 4.331 33.09
Tổng cộng 263.823 27.311 10,35 17.385 6,59 6.131 1210 22.390 8,24
Bảng 1.7. KẾT QUẢ GIẢM NGHÈO CỦA CÁC HUYỆN THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
Từ năm 2011-2015
Tỷ lệ hộ Tỷ lệ Tỷ lệ hộ Tỷ lệ Tỷ lệ hộ Tỷ lệ Tỷ lệ hộ Tỷ lệ Tỷ lệ hộ Tỷ lệ Kết quả
Tỷ lệ
nghèo giảm nghèo giảm nghèo giảm nghèo giảm nghèo giảm giảm
ST Huyện, thị xã, hộ
cuối nghèo cuối nghèo cuối nghèo cuối nghèo cuối nghèo nghèo
T thành phố nghèo
năm năm năm năm năm năm năm năm năm năm trong 05
đầu kỳ
2011 2011 2012 2012 2013 2013 2014 2014 2015 2015 năm

1 Thành phố Tuy Hòa 5.97 5.21 0.76 4.54 0.67 3.86 0.68 3.10 0.76 2.67 0.43 3.30

2 Thị xã Sông Cầu 15.66 13.06 2.60 11.11 1.95 8.70 2.41 6.23 2.47 4.98 1.25 10.68

3 Huyện Phú Hòa 16.77 13.28 3.49 11.05 2.23 8.82 2.23 4.99 3.83 3.86 1.13 12.91

4 Huyện Đồng Xuân 50.22 44.07 6.15 50.55 6.48 44.91 5.64 37.05 7.86 30.41 6.64 19.81
5 Huyện Tây Hòa 13.50 11.54 1.96 8.60 2.94 6.78 1.82 4.77 2.01 3.30 1.47 10.20
6 Huyện Sơn Hòa 27.39 22.01 5.38 19.60 2.41 17.02 2.58 13.51 3.51 11.00 2.51 16.39

7 Huyện Sông Hinh 54.29 51.09 3.20 50.05 1.04 41.87 8.18 32.58 9.29 26.33 6.25 27.96

8 Huyện Tuy An 23.03 20.59 2.44 18.04 2.55 14.88 3.16 10.63 4.25 7.52 3.11 15.51
9 Huyện Đông Hòa 13.53 11.84 1.69 10.55 1.29 8.13 2.42 5.31 2.82 4.48 0.83 9.05

TỔNG CỘNG 19.46 16.96 2.50 15.69 1.27 13.03 2.66 9.73 3.30 7.72 2.01 11.74
Bảng 1.8. BẢNG TỔNG HỢP DỰ ÁN NHÂN RỘNG MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
GIAI ĐOẠN 2011-2015
Đối tượng Tổng kinh phí thực hiện (triệu đồng)
Tổng số Tổng số
Tổng hộ lao
số động Vốn
ĐƠN VỊ
nghèo Vốn hỗ Ghi
STT Hộ Hộ Vốn hỗ đối
mô tham tham Vốn ngân trợ của chú
gia dự gia dự nghèo nghèo Tổng cộng trợ ứng
hình sách tỉnh huyện,
án án Dân tộc khác (TW) hộ

dân

1 Huyện Đông Hòa 3 36 47 36 475 200 100 175


2 Huyện Tây Hòa 6 40 78 40 775 200 200 375
3 Huyện Phú Hòa 5 57 84 9 48 729 270 200 259
4 Huyện Sơn Hòa 7 94 194 54 40 1,893 678 499 716
5 Huyện Sông Hinh 9 127 302 116 11 1,516 900 396 70 150
6 Huyện Đồng Xuân 7 121 281 28 93 1,964 900 500 564
7 Huyện Tuy An 6 102 181 102 1,513 550 400 36 527
8 TX. Sông Cầu 6 64 128 64 840 100 500 240
9 TP. Tuy Hòa 2 20 37 20 310 200 110
TỔNG CỘNG 51 661 1,332 207 454 10,015 3,998 2,795 106 3,116

You might also like