Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 49

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


TIỂU LUẬN CÁ NHÂN


CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ BÀI: CÓ Ý KIẾN CHO RẰNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT (CỦA NGƯỜI VIỆT) KHÓ CÓ CƠ HỘI ĐI RA
THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU. ANH/CHỊ NGHĨ GÌ VỀ QUAN ĐIỂM TRÊN ? TỪ
3 GÓC ĐỘ: CẠNH TRANH NGÀNH, NĂNG LỰC VÀ NGUỒN LỰC ĐẶC
THÙ CỦA DOANH NGHIỆP, CÁC ĐIỀU KIỆN THỂ CHẾ VÀ ĐIỀU CHỈNH

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ THANH TRÂM

MSSV: 030837210249

GV: NGUYỄN XUÂN ĐẠO

TP. HCM, tháng 01/2024

MỤC LỤC
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................4

PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................................................5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................................................................................................5

1. MÔ HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA PORTER..........................................................5

2. NGUỒN LỰC VÀ NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP................................................................7

2.1 Khái niệm nguồn lực..................................................................................................................7

2.2 Khái niệm năng lực.....................................................................................................................7

2.3 Đánh giá nguồn lực doanh nghiệp theo khung VRIO...............................................................8

2.3.1 Khái niệm khung VRIO.....................................................................................................8

2.3.2 Các thành phần của mô hình VRIO...................................................................................8

3. CÁC ĐIỀU KIỆN THỂ CHẾ VÀ ĐIỀU CHỈNH....................................................................9

3.1 Thể chế chính thức......................................................................................................................9

3.2 Thể chế phi chính thức................................................................................................................9

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẢU VIỆT NAM VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ
NĂNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ VIỆT NAM.....................................10

1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM..........................................10

1.1 Cơ cấu các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 2010-2020......................................10

1.2 Top 10 nước, vùng lãnh thổ Việt Nam xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất năm 2020...................11

1.3 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam 2010-2020.........................................................................12

2. ĐÁNH GIÁ HẠN CHẾ SẢN PHẨM, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM KHI RA THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI.................................................16

2.1 Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp Việt Nam qua mô hình Porter.....16

2.2.1 Sức mạnh cạnh tranh giữa các đối thủ (Rivalry competitors)...........................................17

2.2.2 Mối đe dọa từ đối thủ mới (Threat of entrants)................................................................20

2.2.3 Sức mạnh thương lượng của nhà cung cấp (Bargaining power of suppliers)...................22

2.2.4 Sức mạnh thương lượng của khách hàng (Bargaining power of buyers)..........................22

2.2.5 Mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế (Threat of substitutes)...........................................23

2.2 Đánh giá năng lực và nguồn lực đặc thù của doanh nghiệp Việt Nam theo khung VRIO.......24

1.3.1 Valuable (giá trị)....................................................................................................................24

2
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

1.3.2 Rate (hiếm có).......................................................................................................................27

1.3.3 Inimitable (duy nhất hoặc khó bắt chước).............................................................................28

1.3.4 Organization (tổ chức)...........................................................................................................29

2.3 Các điều kiện thể chế và điều chỉnh.........................................................................................32

2.3.1 Thể chế chính thức...........................................................................................................32

2.3.2 Thể chế phi chính thức.....................................................................................................35

CHƯƠNG III: HƯỚNG GIẢI QUYẾT.............................................................................................39

1. ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA..............................................................39

1.1 Về phía nhà nước......................................................................................................................39

1.2 Về phía doanh nghiệp...............................................................................................................43

2. ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ...................................................................43

PHẦN KẾT LUẬN...............................................................................................................................46

3
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc đưa sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ ra thị trường toàn cầu là một mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp
Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng to lớn, doanh nghiệp Việt cũng phải
đối mặt với nhiều thách thức, khiến cho việc thâm nhập thị trường toàn cầu trở nên
khó khăn nhất là những thị trường khó tính như EU và Mỹ. Trên con đường đưa sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ ra toàn cầu, Việt Nam phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh
tranh có thế mạnh về chi phí, giá cả, mẫu mã đa dạng lại chất lượng, đó lại là điểm yếu
của hàng hóa nước ta. Ngoài ra, những thể chế và điều chỉnh của nhà nước vẫn chưa
tạo nhiều điều kiện thuận lợi để đưa hàng hóa Việt Nam ra toàn cầu. Bài tiểu luận này
sẽ phân tích khả năng cạnh tranh toàn cầu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam
từ 3 góc độ:

Cạnh tranh ngành: Phân tích tình hình cạnh tranh của các ngành hàng xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

Năng lực và nguồn lực đặc thù của doanh nghiệp: Đánh giá năng lực và nguồn lực đặc
thù của doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia thị trường toàn cầu.

Các điều kiện thể chế và chính sách: Phân tích các điều kiện thể chế và chính sách tác
động đến khả năng cạnh tranh toàn cầu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam.

Dựa trên phân tích từ 3 góc độ trên, bài tiểu luận sẽ đưa ra kiến nghị, đề xuất giải pháp
để nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam

4
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. MÔ HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA PORTER

 Sức mạnh cạnh tranh giữa các đối thủ (Rivalry competitors)

Đây là yếu tố nói về sự cạnh tranh cạnh tranh cao và gay gắt khi có nhiều đối thủ cùng
cung cấp một ngành hàng hoặc một sản phẩm. Vì khi đó người tiêu dùng có thể dễ
dàng lựa chọn chuyển sang sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ mà các đối thủ cạnh tranh
cung cấp. Vì vậy, cần chú ý các yếu tố sau để nâng cao năng lực và sức mạnh cạnh
tranh: sự khác biệt về chất lượng, sự khác biệt trong quy trình sản xuất, quy mô sản
xuất, lòng trung thành thương hiệu, thị phần và tốc độ tăng trưởng của từng đối thủ,
các chiến lược cạnh tranh của đối thủ…

 Mối đe dọa từ đối thủ mới (Threat of entrants)

Mối đe dọa từ các đối thủ mới đề cập đến mức độ khó khăn của việc các công ty mới
tham gia vào một ngành đang tồn tại, và cạnh tranh với các công ty hiện có trên thị
trường. Những công ty mới tham gia thị trường có thể đe dọa số lượng hàng bán và thị
phần của thương hiệu. Tuy nhiên, nếu thị trường càng khó gia nhập, thì thương hiệu
của bạn càng dễ duy trì vị thế.

5
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đe dọa từ đối thủ mới bao gồm:

- Vốn đầu tư: Nếu ngành đòi hỏi các chi phí khởi đầu cao, đối thủ mới sẽ gặp khó
khăn trong việc thu hút đầu tư cần thiết để tham gia vào thị trường.
- Điều kiện kinh doanh phức tạp: Nếu ngành đòi hỏi các kỹ năng kinh doanh đặc
biệt, quy trình sản xuất và quy trình cấp phép phức tạp… đối thủ mới có thể gặp
khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu này.
- Sức cạnh tranh mạnh từ các đối thủ hiện tại: Nếu ngành đang đối mặt với cạnh
tranh cao độ từ các đối thủ hiện tại, đối thủ mới sẽ gặp khó khăn trong việc
giành được thị phần.
- Những rào cản pháp lý và quy định chính phủ: Nếu ngành đang đối mặt với
những rào cản pháp lý hoặc quy định chính phủ khắt khe, đối thủ mới sẽ gặp
khó khăn trong việc thâm nhập vào thị trường.
 Sức mạnh thương lượng của nhà cung cấp (Bargaining power of suppliers)

Sức mạnh thương lượng của nhà cung cấp là khả năng nhà cung cấp tác động đến giá
cả và chất lượng của sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp. Khi có ít nhà cung cấp và
một sản phẩm là mới hoặc độc quyền, việc chuyển đổi nhà cung cấp có thể khó khăn
và tốn kém cho một công ty.

Sức mạnh thương lượng của nhà cung cấp với doanh nghiệp bao gồm các yếu tố: Số
lượng và quy mô của các nhà cung cấp, độ độc quyền sản phẩm/dịch vụ của nhà cung
cấp, sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào nhà cung cấp, khả năng thay thế nhà cung
cấp, chi phí chuyển đổi, thay thế nhà cung ứng

 Sức mạnh thương lượng của khách hàng (Bargaining power of buyers)

Sức mạnh thương lượng của người mua là khả năng mà người mua có thể đẩy giá sản
phẩm xuống thấp hơn hoặc cao hơn. Sức mạnh thương lượng của người mua cao khi
có ít khách hàng và nhiều nhà cung cấp cùng một sản phẩm. Nếu có sẵn nhiều thông
tin, người mua có thể tìm kiếm các nguồn cung cấp khác, điều này có thể dẫn đến rủi
ro mất khách hàng của các thương hiệu.

6
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

Các yếu tố quyết định sức mạnh của người mua gồm: số lượng khách hàng, quy mô
đặt hàng, sự khác biệt giữa các đối thủ cạnh tranh, độ độc quyền của sản phẩm/dịch vụ
của doanh nghiệp, độ tin cậy của khách hàng và sự thay đổi của nhu cầu khách hàng…

 Mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế (Threat of substitutes)

Đây là yếu tố đánh giá mức độ ảnh hưởng của các sản phẩm hoặc dịch vụ có thể thay
thế cho sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty đang hoạt động trên thị trường. Điều này
có thể làm giảm sức mạnh của công ty trong việc tăng giá cả và tạo ra lợi nhuận. Mối
đe dọa từ sản phẩm thay thế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

- Tính tương đương của các sản phẩm


- Tính độc quyền và khác biệt của sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp
- Sự thay đổi nhu cầu của thị trường
- Sự sẵn có của sản phẩm thay thế
- Giá sản phẩm thay thế
- Loại hàng hóa (ví dụ: hàng hóa nhu yếu phẩm thì dễ dàng thay thế hơn hàng
hóa xa xỉ, cao cấp).
2. NGUỒN LỰC VÀ NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP

2.1 Khái niệm nguồn lực


Nguồn lực: Nguồn lực bao gồm tất cả các tài sản mà tổ chức sở hữu. Đây có thể là
những tài sản hữu hình như cơ sở hạ tầng vật chất, vốn tài chính và công nghệ hoặc tài
sản vô hình như sở hữu trí tuệ, danh tiếng thương hiệu và vốn nhân lực. Nguồn lực là
nền tảng để xây dựng năng lực và năng lực của tổ chức.

Nguồn lực cung cấp những nguyên liệu thô thiết yếu để tạo ra giá trị. Nguồn lực giúp
đỡ các tổ chức bằng cách cung cấp nền tảng để các tổ chức xây dựng hoạt động của
mình, tạo điều kiện cho các tổ chức có cơ hội phát triển và giảm thiểu rủi ro.

2.2 Khái niệm năng lực


Năng lực: Năng lực là khả năng của tổ chức trong việc sử dụng các nguồn lực của
mình một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu chiến lược. Trong khi nguồn lực là
những gì tổ chức có thì năng lực là những gì tổ chức có thể làm với những gì tổ chức
có. Khả năng thường bắt nguồn từ sự kết hợp của các nguồn lực và chúng xác định thế
7
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

mạnh riêng của tổ chức. Ví dụ: hệ thống quản lý chuỗi cung ứng đẳng cấp thế giới
hoặc đội ngũ R&D có tay nghề cao là những ví dụ về năng lực.

Năng lực cho phép các tổ chức cung cấp giá trị cho khách hàng, đáp ứng những thay
đổi của thị trường và vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Năng lực giúp các tổ chức
thúc đẩy hiệu quả, nâng cao khả năng thích ứng và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

2.3 Đánh giá nguồn lực doanh nghiệp theo khung VRIO

2.3.1 Khái niệm khung VRIO


Khung VRIO được phát triển vào năm 1991 bởi Jay Barney. Khung VRIO là một công
cụ dùng để phân tích các nguồn lực hay nguồn tài nguyên và năng lực bên trong của
doanh nghiệp nhằm xác định xem chúng có thể là nguồn tạo ra lợi thế cạnh tranh bền
vững hay không.

2.3.2 Các thành phần của mô hình VRIO


 Value (Giá trị)

Nguồn lực có giá trị là nguồn lực cho phép công ty khai thác cơ hội bên ngoài hoặc đối
phó với mối đe dọa bên ngoài. Điều này có tác động tích cực đến lợi thế cạnh tranh
của một công ty. Đặc biệt, một nguồn lực có giá trị cho phép một công ty tăng khả
năng tạo ra giá trị kinh tế.

 Rare (Hiếm có)

Sản phẩm là hiếm nếu chỉ có một hoặc một vài công ty sở hữu nó. Nếu nguồn lực là
chung, nó sẽ dẫn đến cạnh tranh hoàn hảo, nơi không hãng nào có thể duy trì lợi thế
cạnh tranh. Một nguồn tài nguyên có giá trị nhưng không hiếm có thể dẫn đến sự cân
bằng cạnh tranh tốt nhất. Một công ty đang trên con đường đạt được lợi thế cạnh tranh
chỉ khi nó sở hữu một nguồn tài nguyên quý hiếm.

 Imitability (Khả năng bắt chước)

Sản phẩm khó sao chép hay tốn kém để bắt chước nếu các công ty khác khó có thể sở
hữu tài nguyên hoặc không thể mua được với giá hợp lý. Nếu nguồn lực được đề cập
là có giá trị, hiếm và tốn kém để bắt chước, thì đó là sức mạnh nội tại và năng lực cốt

8
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

lõi. Nếu các đối thủ cạnh tranh của công ty không thể sao chép chiến lược dựa trên
nguồn tài nguyên quý giá, hiếm và khó bắt chước, thì công ty có thể đạt được lợi thế
cạnh tranh tạm thời.

 Organization (Tổ chức)

Tiêu chí cuối cùng về việc liệu một nguồn tài nguyên hiếm, có giá trị và tốn kém để
bắt chước có thể tạo thành cơ sở của lợi thế cạnh tranh bền vững hay không phụ thuộc
vào cấu trúc bên trong của công ty. Để khai thác triệt để tiềm năng cạnh tranh của các
nguồn lực, khả năng và năng lực của mình, một công ty phải được tổ chức để nắm bắt
giá trị – nghĩa là, công ty phải có một cơ cấu tổ chức và các hệ thống điều phối hiệu
quả.

3. CÁC ĐIỀU KIỆN THỂ CHẾ VÀ ĐIỀU CHỈNH

3.1 Thể chế chính thức


Các thể chế chính thức là những thể chế được xác định rõ ràng, được hệ thống hóa và
được thực thi bởi một số cơ quan có thẩm quyền, chẳng hạn như nhà nước, luật pháp
hoặc thị trường. Các thể chế chính thức bao gồm luật pháp, quy định, hợp đồng, quyền
tài sản, thuế và tiền tệ. Các thể chế chính thức được thiết kế để tạo ra động lực, giảm
bớt sự không chắc chắn và điều phối hành động tập thể. Chúng thường dựa trên tính
hợp lý, hiệu quả và tính phổ quát. Các thể chế chính thức có thể tạo điều kiện thuận lợi
cho tăng trưởng kinh tế, thương mại và đổi mới, nhưng chúng cũng có thể tạo ra sự bất
bình đẳng, xung đột và tham nhũng.

3.2 Thể chế phi chính thức


Các thể chế không chính thức là những thể chế được hiểu ngầm, bất thành văn và tự
thực thi bởi các thành viên của một nhóm, chẳng hạn như gia đình, cộng đồng hoặc
mạng lưới. Các thể chế không chính thức bao gồm phong tục, truyền thống, chuẩn
mực, giá trị, niềm tin và thói quen. Các thể chế không chính thức dựa trên văn hóa,
lịch sử và bản sắc. Chúng có thể thúc đẩy sự tin tưởng, hợp tác và đoàn kết nhưng
cũng có thể hạn chế sự thay đổi, sự đa dạng và tính sáng tạo. Các thể chế phi chính
thức có thể bổ sung hoặc mâu thuẫn với các thể chế chính thức, tùy thuộc vào bối cảnh
và các chủ thể tham gia.
9
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẢU VIỆT NAM VÀ
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
VIỆT NAM
1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

1.1 Cơ cấu các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 2010-2020

Kim ngạch xuất khẩu nhóm 5 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam giai đoạn 2010-2020

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam hiện chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công
nghiệp, chủ yếu sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học. Năm
2022, xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện đứng thứ 2 trong 8 nhóm hàng đạt kim
ngạch trên 10 tỷ USD của Việt Nam là: Điện thoại và linh kiện; điện tử, máy vi tính và
linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; dệt may; giầy dép; gỗ và sản phẩm
gỗ; phương tiện vận tải và phụ tùng và thủy sản.

10
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

1.2 Top 10 nước, vùng lãnh thổ Việt Nam xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất năm
2020

Thống kê Top 10 nước, vùng lãnh thổ Việt Nam xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất trong
năm 2020 có tổng giá trị 203,56 tỷ USD, chiếm 72% tổng xuất khẩu cả nước.
Có 5 thị trường mang lại kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD cho Việt Nam: Mỹ đạt
gần 77,1 tỷ USD; Trung Quốc 48,9 tỷ USD; Nhật Bản 19,3 tỷ USD; Hàn Quốc 19,1 tỷ
USD; Hong Kong 10,4 tỷ USD. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam, chiếm 28,6% tổng kim ngạch xuất khẩu và có mức tăng trưởng xuất khẩu lớn
nhất trong các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

11
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

1.3 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam 2010-2020

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010-2022

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 72,24 tỷ USD năm 2010 lên
336,31 tỷ USD trong năm 2021. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu gấp 4,7 lần sau 11
năm. Trung bình trong cả giai đoạn kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng
187,14 tỷ USD/năm.

Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đạt 336,31 tỷ USD, Việt Nam có 8 mặt hàng xuất
khẩu top đầu đạt trên 10 tỷ USD, chiếm tới 69,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
của cả nước. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có mức tăng trưởng vượt bậc điển
hình như sắt thép các loại tăng 124,3%; xơ, sợi dệt các loại tăng 50,2%; máy móc, thiết
bị, dụng cụ phụ tùng tăng 41%,…
Xét về tốc độ tăng trưởng, tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2010-2021 đạt trung bình
16,2%/năm.
Giai đoạn 2012-2015, tăng tưởng xuất khẩu giảm hơn so với giai đoạn trước. Theo
Tổng cục thống kê, tăng tưởng xuất khẩu trong giai đoạn giảm này vì sản xuất công

12
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ
công ở Châu Âu. Lúc này, nền kinh tế thế giới chưa được hồi phục hoàn toàn. Theo
đó, nhu cầu xuất khẩu giảm nên mức tăng thấp so với những năm trước đó.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010-2021

Năm 2019 và 2021, do chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19 nên tăng trưởng xuất
khẩu của Việt Nam giảm so với các năm trước. Cụ thể, tăng trưởng xuất khẩu năm
2019 và 2020 đạt lần lượt là 8,58% và 6,36%. Tuy nhiên, đến năm 2021, tăng trưởng
xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu hồi phục, đạt 19,5%.

Riêng đối với ngành dịch vụ, xuất khẩu dịch vụ đóng vai trò quan trọng đối với sự
phát triển của kinh tế của một quốc gia. Ở các nước phát triển, khu vực dịch vụ chiếm
tỷ trọng trên 60% trong cơ cấu GDP, chỉ tiêu này đạt khoảng 50% ở các nước đang
phát triển, nhưng trong năm 2022, khu vực dịch vụ chỉ chiếm 41.33% trong cơ cấu
GDP của Việt Nam (Tổng cục Thống kê, 2023).

13
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2012- 2022

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2023

Theo Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2012-2019, xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam
tăng trưởng liên tục, từ 9.62 tỷ USD năm 2012 lên 20.42 tỷ USD năm 2019 (gấp 2.1
lần), trung bình cả giai đoạn đạt hơn 11%.Việt Nam đã vô cùng nỗ lực khi giữ cho kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa vẫn tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu
dịch vụ sụt giảm 68.37%, từ 20.42 tỷ USD năm 2019 xuống còn 9.84 tỷ USD năm
2020 và 5.26 tỷ USD vào năm 2021 (tương đương giả 46.54%). Năm 2022, xuất khẩu
dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, với tốc độ tăng trưởng lên đến 145.25%, kim
ngạch xuất khẩu đạt 12.9 tỷ USD.

Tỷ trọng các loại dịch vụ khác đều chiếm tỷ trọng rất thấp. Xuất khẩu dịch vụ tài chính
được kỳ vọng phát triển trong thời đại số hiện nay, tuy nhiên, tỷ trọng lại sụt giảm liên
tục, dù số liệu cho thấy nó chỉ dao động trong khoảng 0.77 - 2.57% giai đoạn 2010-
2019 (Tổng cục Thống kê, 2020).

14
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải và dịch vụ du lịch giai đoạn 2012-2022

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2023

Việt Nam là một trong những quốc gia nhập siêu dịch vụ trong suốt nhiều năm liền.
Sau khi gia nhập WTO vào năm 2007, tình trạng nhập siêu dịch vụ của Việt Nam liên
tục gia tăng, từ 0.96 tỷ USD năm 2008 lên 3.2 tỷ USD năm 2011. Đến năm 2012, tình
trạng này có phần được cải thiện, khi Việt Nam chỉ nhập siêu 1.43 tỷ USD nhưng chỉ
số này lại tiếp tục tăng trong 3 năm tiếp theo. Cán cân thương mại dịch vụ Việt Nam
cho thấy sự khởi sắc khi tình trạng nhập siêu liên tục giảm từ năm 2016. Đến năm
2019, Việt Nam chỉ nhập siêu dịch vụ 0.95 tỷ USD, với kim ngạch xuất khẩu, nhập
khẩu lần lượt là 20.42 tỷ USD và 21.37 tỷ USD.

Năm 2020, xuất khẩu dịch vụ Việt Nam đạt 9.84 tỷ USD, trong khi nhập khẩu dịch vụ
giữ mức 20.31 tỷ USD, cả năm nhập siêu 10.47 tỷ USD, hơn cả kim ngạch xuất khẩu
dịch vụ. Năm 2021 nhập siêu dịch vụ lên tới 15.4 tỷ USD, gấp gần 3 lần kim ngạch
xuất khẩu dịch vụ. Tuy đã có nhiều nỗ lực và đang dần phục hồi, nhưng Việt Nam vẫn
tiếp tục nhập siêu dịch vụ khi kim ngạch nhập khẩu gần gấp đôi kim ngạch xuất khẩu.

15
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

Năm 2020, xuất khẩu dịch vụ Việt Nam đạt 9.84 tỷ USD, trong khi nhập khẩu dịch vụ
giữ mức 20.31 tỷ USD, cả năm nhập siêu 10.47 tỷ USD, hơn cả kim ngạch xuất khẩu
dịch vụ. Năm 2021 nhập siêu dịch vụ lên tới 15.4 tỷ USD, gấp gần 3 lần kim ngạch
xuất khẩu dịch vụ. Tuy đã có nhiều nỗ lực và đang dần phục hồi, nhưng Việt Nam vẫn
tiếp tục nhập siêu dịch vụ khi kim ngạch nhập khẩu gần gấp đôi kim ngạch xuất khẩu

Cán cân thương mại dịch vụ Việt Nam giai đoạn 2008-2022

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2023

2. ĐÁNH GIÁ HẠN CHẾ SẢN PHẨM, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI RA THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI
2.1 Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp Việt Nam qua
mô hình Porter

Cộng đồng người Việt có mặt tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó tập trung
đông ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU và Đông Âu. Tuy nhiên, có một nghịch lý
là phần lớn hàng hoá mà kiều bào ta đang kinh doanh và phân phối lại là hàng Trung

16
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ..., còn hàng Việt Nam muốn thâm nhập các thị trường
này lại gặp rất nhiều khó khăn.

2.2.1 Sức mạnh cạnh tranh giữa các đối thủ (Rivalry competitors)

Phải thừa nhận rằng khi Việt Nam hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, hàng
Việt Nam đi khắp thế giới, cạnh tranh là không tránh khỏi bởi rất nhiều sản phẩm
chúng ta làm được thì nước khác cũng làm được.

Điển hình như dệt may Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ, sang EU nhưng cũng
phải chịu sự cạnh tranh của rất nhiều nước. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Trung Quốc,
ngoài ra có thể kể đến Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan,... Ngay trong khu vực ASEAN,
dệt may Việt Nam cũng phải đối mặt sự cạnh tranh mạnh mẽ với hàng của Campuchia,
Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan...

Cụ thể Trung Quốc và Bangladesh là những đối thủ lớn được biết đến với giá cả cạnh
tranh và có thể cung cấp nhiều loại sản phẩm ở các mức giá khác nhau. Ví dụ, Trung
Quốc có điểm mạnh về quy mô và sự đa dạng của hàng hóa; giá cả rất cạnh tranh;
công nghệ sản xuất phát triển do có đầu tư đáng kể vào công nghệ và tự động hóa.

Về phía Việt Nam, lợi thế cạnh tranh của ta có thể dựa trên chất lượng, tính linh hoạt
trong sản xuất và tuân thủ các tiêu chuẩn lao động. Dệt may Việt Nam đã được công
nhận về chất lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này có thể thu hút người
tiêu dùng ở Pháp, những người ưu tiên chất lượng sản phẩm và sản xuất có đạo đức.
Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược quảng bá rộng rãi hơn về những
thế mạnh này tại Pháp. Bên cạnh đó, EVFTA mang lại cho Việt Nam lợi thế cạnh tranh
lớn thông qua ưu đãi giảm hoặc xóa bỏ thuế quan, giúp sản phẩm Việt Nam hấp dẫn
hơn tại thị trường Pháp. Tuy nhiên, dù Dệt may Việt Nam đã có những bước tiến đáng
kể nhưng vẫn gặp phải khó khăn khi đối mặt với những thách thức trong việc bắt kịp
quy mô sản xuất của Trung Quốc để có mức giá hấp dẫn hơn khi thâm nhập thị trường
Pháp.

Tương tự, mặt hàng thủy sản gặp cạnh tranh với Trung Quốc. Ấn Độ cũng là đối thủ
rất lớn với thủy sản Việt Nam, rồi tới Indonesia, Bangladesh, Ecuador,... Giày dép Việt
Nam thì đối thủ lớn là Trung Quốc và nhiều nước châu Âu như Hà Lan, Ý, Bỉ, Đức...
17
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

Hàng hóa Việt Nam đi khắp thế giới thì phải chấp nhận cạnh tranh, nhưng điều đáng
nói là áp lực cạnh tranh ngày càng tăng lên. Ngày càng có nhiều nước đang phát triển
gia nhập đội ngũ các quốc gia xuất khẩu, đặc biệt là với những ngành sử dụng nhiều
lao động.

Bên cạnh đó Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực vào
01/01/2022 cũng đặt xuất khẩu Việt Nam vào thế cạnh tranh cao hơn trên thị trường
các nước thành viên, đặc biệt là với thị trường xuất khẩu mà trước đây Trung Quốc
chưa có hiệp định thương mại như thị trường Nhật Bản, trong khi Nhật Bản là thị
trường truyền thống lớn thứ ba của Việt Nam ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Sau khi RCEP có hiệu lực, hàng hóa Trung Quốc cũng được hưởng ưu đãi thuế quan ở
Nhật Bản, nên hàng xuất khẩu của nước ta sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn. Đồng thời,
quy định hài hòa hóa quy tắc xuất xứ và nguồn cung đầu vào giá rẻ ngay tại nội khối
sẽ kích thích doanh nghiệp trong nước nhập khẩu nguyên liệu đầu vào thay cho việc
sản xuất trong nước. Điều này làm gia tăng mức độ phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu
nhập khẩu của hàng hóa xuất khẩu nước ta, và là rào cản lớn cho phát triển ngành công
nghiệp phụ trợ trong nước.

Trong khi đó nước ta lại còn tồn tại nhiều điểm yếu cần phải khắc phục như:

- Thiếu hiểu biết về thị trường

Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đều giảm so với cùng kỳ năm trước và giảm ở cả khu
vực doanh nghiệp trong nước lẫn khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI); xuất khẩu sang các khu vực, thị trường cũng đều sụt giảm; trong đó giảm mạnh
nhất là thị trường châu Mỹ, châu Âu. Về nhóm hàng xuất khẩu lại giảm mạnh ở nhóm
các mặt hàng công nghiệp chế biến, nhất là các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng.

Nhiều người Châu Âu, Mỹ quá cân, béo phì nên thích ăn hoa quả tăng chất vitamin.
Theo ông Phạm Ngọc Chu - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Hungary nói:
“Người Châu Âu rất thích ăn hoa quả sấy khô (mứt). Việt Nam là đất nước có rất nhiều
trái cây nhưng sản phẩm tươi và sấy khô rất ít có mặt trên thị trường Châu Âu. Có
người nhận xét: “Bộ bàn ghế gỗ khảm trai khá đẹp, giá thành cũng không phải quá đắt
so với mức sống của người Châu Âu, nhưng khi ngồi vào đau lưng quá. Đến cơ sở sản
18
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

xuất gốm sứ thì toàn bán bát ăn cơm và chén nước chè, không phù hợp với thói quen
sử dụng của người Châu Âu…”

Ngoài ra, Hàng xuất khẩu của Việt Nam có những sản phẩm rất đẹp, làm rất công phu,
nhưng rất ít người mua, nếu họ có mua thì không biết đến bao giờ mới mua tiếp lần
thứ hai như những lọ hoa bằng đá, tượng khắc gỗ, tranh sơn mài, thêu...

- Chưa có kênh phân phối hợp lý

Ông Nguyễn Thanh Mỹ, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài nhận xét: “Sai
lầm của nhà sản xuất Việt Nam là thích sản xuất hàng loạt rồi đem bán lại cho nhà bán
sỉ, chứ ít nghĩ đến việc tự mình đi phân phối bán hàng. Các khâu dịch vụ bán hàng như
mở hệ thống bán hàng, dịch vụ hậu mãi, dịch vụ lưu kho cũng còn yếu, đó là còn chưa
tính đến khó khăn về vốn, về địa điểm bán hàng”.

Do hạn chế về tài chính nên doanh nghiệp Việt Nam khó mở văn phòng đại lý hoặc có
những kênh phân phối lớn ở nước ngoài, nhất là ở thị trường Châu Âu và Mỹ, nơi mà
doanh nghiệp phải chịu đủ các loại chi phí hàng ngày rất lớn, phải chịu áp lực cạnh
tranh cao với các mặt hàng khác, với các chợ, các trung tâm thương mại, các siêu thị,
các tập đoàn thương mại khổng lồ khác. Ngay cả khi có địa chỉ liên lạc, có văn phòng
giao dịch mới chỉ là bước đầu, còn các bước tiếp theo như mang hàng đi chào, đi bán,
đi tìm khách hàng là một quãng đường dài đầy khó khăn gian khổ. Bên cạnh đó, các
công ty trong nước cũng không dễ kiếm người đi làm đại diện ở nước ngoài có trình
độ về thị trường, về kinh doanh, về chào hàng, giao tiếp, đàm phán...

- Vấn đề về Logistics

Theo đánh giá, hiện chúng ta không làm chủ được khâu này mà hoàn toàn phụ thuộc
vào nước ngoài cả trên biển lẫn hàng không, ngay cả hãng bay chuyên vận tải hàng
hóa chúng ta cũng chẳng có.

Khâu logistics thiếu, giá đội lên quá cao, thời gian vận chuyển chậm, chi phí vận tải
cao dẫn đến lợi thế về xuất khẩu nông sản chưa tận dụng được tối đa. Thuế giảm
nhưng chi phí logistics tăng khiến sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh. Do đó, đã đến lúc
Việt Nam nên tính đến phương án đóng gói đầu cuối tại châu Âu, tức là mở cơ sở đóng

19
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

gói, lắp ráp, hoàn thiện... ngay tại đó. Hiện Trung Quốc đã đóng gói hàng dệt may tại
châu Âu. Muốn mở được nhà máy như vậy, chúng ta phải có kế hoạch dài hơi để có
chuyên gia, đào tạo người lao động, chuẩn bị các yếu tố về pháp lý, cơ sở hạ tầng...
bằng cách kết hợp với Việt kiều.

- Các nguyên nhân khách quan

Xu hướng gia tăng chủ nghĩa dân tộc, bảo hộ thương mại, chiến tranh thương mại,
chống toàn cầu hóa, đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc được dự báo
sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Mối quan hệ giữa 2 siêu cường quốc Hoa Kỳ và Trung
Quốc ngày càng phức tạp, khó đoán định. Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và
Trung Quốc năm 2018 - 2019 được tạm thời hạ nhiệt kể từ khi hai nước ký “thỏa thuận
thương mại lịch sử” vào đầu năm 2020. Chính quyền Tổng thống Joe Biden có thể tái
khởi động quan hệ với Trung Quốc nhưng trong trung và dài hạn sẽ vẫn tiếp tục gây
sức ép với Trung Quốc. Trong khi Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và Trung
Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất hiện nay của Việt Nam, nên thương mại của
nước ta sẽ khó tránh khỏi liên lụy, nhiều ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang
Hoa Kỳ đối mặt với nguy cơ bị “vạ lây” do gian lận nguồn gốc xuất xứ (C/O) và lẩn
tránh thuế (Anh Hoa, 2019).

- Chi phí kinh doanh

Khảo sát về Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới cho biết, chi phí kinh
doanh ở Việt Nam về cơ bản là cao hơn so với các nước trong khu vực. Chi phí nộp
thuế ở Việt Nam lên tới hơn 39% lợi nhuận, cao nhất so với ASEAN 4 ;chi phí tuân
thủ chứng từ xuất khẩu cũng ở mức cao nhất, gấp gần 4 lần so với Singapore và hơn 3
lần so với Philippines. Đó thực sự là những vấn đề rất đáng quan ngại bởi nó sẽ làm
giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

2.2.2 Mối đe dọa từ đối thủ mới (Threat of entrants)

Trước xu thế bảo hộ gia tăng của các nước gia tăng, ta có thể thấy một số mặt hàng của
Việt có nguy cơ bị thay thế bởi chính hàng hóa của các nước chúng ta đã và đang xuất
khẩu. ASEAN hiện là một trong các thị trường điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ
thương mại nhiều nhất đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.
20
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết tính đến năm 2020 Philippines
đã điều tra 13 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam,
bao gồm 1 vụ việc điều tra chống bán phá giá và 12 vụ điều tra tự vệ. Riêng năm 2020,
nước này đã khởi xướng điều tra 4 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng bị Philippines điều tra chủ yếu là các sản phẩm
thép, ngoài ra còn có một số sản phẩm khác như ximăng, gạch ốp lát, hạt nhựa.

Thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Philippines năm
2020 đạt hơn 3,5 tỷ USD, chiếm 1,26% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; trong
đó kim ngạch bị ảnh hưởng bởi các vụ kiện phòng vệ thương mại khởi xướng mới
hoặc rà soát năm 2020 khoảng 2 triệu USD.

Đối với Malaysia, quốc gia này đã điều tra 10 vụ việc phòng vệ thương mại với hàng
xuất khẩu của Việt Nam, bao gồm 9 vụ điều tra chống bán phá giá, 1 vụ điều tra tự vệ.
Đáng lưu ý, trong năm 2020, nước này đã khởi xướng điều tra 4 vụ việc phòng vệ
thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hiện các mặt hàng bị Malaysia điều
tra chủ yếu là các sản phẩm thép như gạch ốp lát, màng bọc BOPP.

Trong năm 2020, Indonesia đã khởi xướng 3 vụ việc phòng vệ thương mại đối với
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Hầu hết các mặt hàng bị Indonesia điều tra chủ yếu
là các sản phẩm thép, ngoài ra còn có các sản phẩm khác như màng bọc BOPP, giấy
cuốn thuốc lá, nhựa hạt EPS và quần áo.

Hiện tại, các sản phẩm không chỉ giới hạn ở kim loại cơ bản như sắt thép mà mở rộng
ra nhiều sản phẩm mới như gạch ốp lát, nhựa, giấy cuộn thuốc lá...

Ngoài ra, nhiều nước đang thay đổi phương pháp tiếp cận, có xu hướng tự khởi xướng,
điều tra tình hình thị trường đặc biệt hay giảm thời gian điều tra để nhanh chóng áp
dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

21
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

2.2.3 Sức mạnh thương lượng của nhà cung cấp (Bargaining power of suppliers)

Theo bà Lê Thị Thanh Lâm – Phó Tổng Giám đốc Cty Saigon Food: Trong lĩnh vực
xuất khẩu, hàng năm công ty cung cấp hơn 4.000 tấn thành phẩm thủy hải sản đông
lạnh cao cấp cho thị trường Nhật Bản và Châu Âu. Tuy nhiên, trong số này, sản phẩm
sử dụng nguyên liệu thủy hải sản trong nước chỉ chiếm 15%, còn lại là phải nhập
nguồn nguyên liệu từ nước ngoài để gia công, chế biến rồi tái xuất. Nguyên nhân do
nguồn nguyên liệu thủy hải sản trong nước chưa ổn định về nguồn hàng và giá cả
thường xuyên biến động, doanh nghiệp xuất khẩu khó chủ động được yếu tố nguồn
hàng, giá trong việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu.

Bên cạnh đó, sản lượng đánh bắt thủy hải sản của nước ta do vốn đầu tư, công nghệ có
hạn, còn chịu ảnh hưởng, lệ thuộc nhiều bởi yếu tố tự nhiên nên nguồn hàng bấp bênh,
giá cả không ổn định. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ khó trong việc chủ động
nguồn hàng, giá cả để có thể ký kết các hợp đồng xuất khẩu

2.2.4 Sức mạnh thương lượng của khách hàng (Bargaining power of buyers)

Ta có thể thấy một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đang bị ép giá điển
hình như cà phê, hồ tiêu, hạt điều rớt giá dù sản lượng giảm và chi phí đầu vào tăng.
Trong đó, mặt hàng cà phê của Việt Nam trong tháng 5.2022 xuất khẩu khoảng
142.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu khoảng 325 triệu USD, giảm 9,6% về khối lượng và
giảm 10,5% về giá trị so với tháng trước đó. Mặt hàng hạt điều của Việt Nam cũng có
nguy cơ mất ngôi vương ở nhiều thị trường như Pháp, Trung Quốc.

Trái ngược với thị trường thế giới, giá lúa gạo nội địa trong tuần đầu tháng 6 đồng loạt
giảm. Số liệu thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết mức giảm
trung bình từ 20 - 50 đồng/kg tùy loại ở tất cả sản phẩm, ngoại trừ mặt hàng cám gạo
tăng 21 đồng/kg và ở mức cao kỷ lục 8.800 đồng/kg. Tuy nhiên giá gạo xuất khẩu của
Việt Nam hiện vẫn duy trì mức 423 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Gạo cùng phẩm cấp
của Thái Lan giao dịch ở mức 447 USD/tấn, giảm khoảng 10 USD/tấn so với cuối
tháng 5. Trong khi đó, gạo của Pakistan tăng nhẹ khoảng 5 USD lên mức 378
USD/tấn.

22
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc
giảm từ 96,5% trong 4 tháng đầu năm 2021 xuống 82,1% cùng kỳ năm nay. Theo
Trung tâm thương mại thế giới (ITP), đối thủ cạnh tranh thị phần hạt điều của Việt
Nam đến từ Myanmar, Ấn Độ, Bờ Biển Ngà… Đặc biệt, giá gạo xuất khẩu đang tăng
vài tháng trước nhưng gần đây lại có dấu hiệu giảm nhiệt. Các doanh nghiệp xuất khẩu
gạo có kinh nghiệm ở ĐBSCL phân tích: Về cầu, một trong những thị trường lớn là
Trung Quốc chưa giao dịch tích cực trở lại do chính sách “Zero Covid”. Về nguồn
cung, mới đây Ấn Độ tuyên bố không hạn chế xuất khẩu lương thực, trong đó có gạo.
Sản phẩm gạo của Ấn Độ có giá rất cạnh tranh và một số nước châu Phi chuyển sang
mua gạo Ấn Độ. Cả cung và cầu đều bị có yếu tố bất lợi nên không chỉ Việt Nam mà
giá gạo Thái Lan cũng bị ảnh hưởng. Giá gạo Thái Lan tăng mạnh trong tháng 5 nhờ
trúng các hợp đồng từ các nước Trung Đông. Nhưng thời điểm này các hợp đồng đã
hoàn tất cùng với sự mở cửa trở lại của Ấn Độ khiến nguồn cung dồi dào đã kéo giá
gạo Thái giảm theo. Việt Nam cũng không ngoại lệ.

2.2.5 Mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế (Threat of substitutes)

Các sản phẩm của Việt Nam sẽ dễ dàng bị thay thế bởi các sản phẩm sử dụng năng
lượng sạch và ít gây hại đến đến tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia phát triển

Các nguồn tài trợ quốc tế cho các hoạt động kinh tế có phát thải cao sẽ giảm mạnh, các
thị trường sẽ ngày càng yêu cầu cao hơn về sản xuất và sản phẩm có trách nhiệm với
môi trường. Trong khi đó, nhiều ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn đang phụ
thuộc vào các nguồn năng lượng không tái tạo - như năng lượng từ nhiên liệu hóa
thạch (Nguyễn Đăng Anh Thi, n.d.) - và phát thải lớn - như sản xuất điện năng từ than,
sản xuất công nghiệp chế biến, phương thức canh tác nông nghiệp sử dụng nhiều phân
bón hóa học, thuốc trừ sâu,…). Nên cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam có mức độ
thâm dụng tài nguyên cao và để lại các ảnh hưởng tới môi trường nước, không khí,
đất, rừng. Do đó, nếu không nhanh chóng chuyển dịch công nghệ sản xuất tiết kiệm
năng lượng, tài nguyên, sử dụng năng lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện môi trường…
các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ ngày càng khó đứng vững trên nhiều thị
trường tiên tiến

23
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

2.2 Đánh giá năng lực và nguồn lực đặc thù của doanh nghiệp Việt Nam theo
khung VRIO

1.3.1 Valuable (giá trị)

Nền kinh tế Việt Nam vẫn mang tính gia công, chưa tạo ra các thương hiệu Việt Nam
có uy tín trên thị trường thế giới. Xuất khẩu tăng nhanh nhưng chưa thực sự vững
chắc, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả xuất khẩu còn thấp, cơ cấu hàng hóa xuất
khẩu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu còn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu
tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ; hàng hóa thô và sơ chế, bao gồm cả dầu
thô, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu của các mặt hàng
dựa vào tài nguyên chiếm dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, và tỷ lệ này gần như
không thay đổi. Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu thấp. Hàng hóa xuất khẩu
ngoài khoáng sản, nhiên liệu thô thì hàng hóa nông nghiệp 90% là sản phẩm thô và sơ
chế. Hàng công nghiệp chế biến chủ yếu là gia công, lắp ráp dựa trên việc nhập khẩu
nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện, chi tiết máy, bán thành phẩm, điều đó phản ánh một
nền kinh tế trình độ thấp, chủ yếu khai thác tài nguyên và lao động rẻ.

 Ngành linh kiện điện tử

Trong thời gian gần đây, đặc biệt kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung chính
thức nổ ra đầu năm 2018 thì triển vọng phát triển của ngành sản xuất điện tử, máy tính
và linh kiện được nhiều chuyên gia đánh giá là sáng sủa khi Việt Nam có cơ hội đón
sóng đầu tư của các tập đoàn công nghệ lớn. Mặc dù được đánh giá là ngành công
nghiệp mũi nhọn và đạt được một số thành tựu trong thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài, đóng vai trò lớn trong xuất khẩu, nhưng thực tế, nhóm hàng điện tử, máy tính
và linh kiện Việt Nam vẫn đang dừng ở giai đoạn đầu trong chuỗi sản xuất sản phẩm
điện tử

 Ngành nông lâm thủy sản

Từ báo cáo đề dẫn của UNIDO, lần đầu tiên các đại biểu tham dự hội thảo được tiếp
cận một báo cáo phân tích về các lý do chính bị từ chối nhập khẩu các sản phẩm nông

24
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

sản và thức ăn chăn nuôi xuất khẩu của Việt Nam (mã HS1 - 23) nói chung và trái cây
nói riêng tại 5 thị trường Úc, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Mỹ trong 10 năm (từ 2010
đến 2020).

Ông Baharamakian Nima - Giám đốc dự án chương trình tiêu chuẩn, chất lượng của
UNIDO cho biết, trong 10 năm (từ 2010 đến 2020), trong số thị trường của các nước
Úc, Trung Quốc, EU - 28, Nhật Bản, Hoa Kỳ có đến 359 trường hợp bị từ chối nhập
khẩu (ARR) - Việt Nam.

Xoài, sầu riêng, chuối... là những sản phẩm đang được nhiều doanh nghiệp khai thác
đầu tư, chế biến đưa ra thị trường châu Á, châu Âu.

Trong đó, thị trường Hoa Kỳ có tỉ lệ bị từ chối cao nhất (42%). Bốn thị trường khác có
mức độ bị từ chối tương đối gần nhau (9 - 18%). Tổng số trường hợp bị từ chối thực
phẩm và thức ăn chăn nuôi Việt Nam tại 5 thị trường này đã giảm trong giai đoạn 2010
- 2020 xuống còn 15%, cụ thể từ 632 xuống còn 537 trường hợp.

Tương tự, trong 10 năm (từ 2010 đến 2020), các thị trường của Úc, Trung Quốc, EU -
28, Nhật Bản, Hoa Kỳ có 359 trường hợp bị từ chối nhập khẩu (ARR) - HS 07. Trong
đó Úc có 34 trường hợp (chiếm 9%), Trung Quốc có 126 trường hợp (chiếm 35%), EU
- 28 có 66 trường hợp (chiếm 18%), Nhật Bản có 20 trường hợp (chiếm 6%), Hoa Kỳ
có 113 trường hợp (chiếm 31%).

Qua đó cho thấy, thị trường Trung Quốc và thị trường Mỹ có tỷ lệ từ chối lớn nhất với
35% và 31%. Thị trường EU chiếm gần 1/5 (18%) trong tổng số trường hợp bị từ chối
của hàng hóa xuất khẩu mã HS 07 của Việt Nam.

Theo ông Baharamakian Nima, nguyên nhân chính của các trường hợp sản phẩm bị từ
chối của Việt Nam năm 2020 là nhiễm khuẩn (22%) và điều kiện kiểm soát vệ sinh
(18%). Các nguyên nhân khác gồm dư lượng thuốc thú y (13%), ghi nhãn (14%), dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật (10%) và phụ gia (7%).

Trong khi đó, nguyên nhân chính khiến rau quả Việt Nam bị từ chối năm 2020 là dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật (25%), nhiễm khuẩn (23%) và ghi nhãn (21%). Nguyên
nhân khác là giả mạo, thiếu giấy tờ (7%).

25
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

Đã có không ít sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Việt Nam bị người tiêu dùng quốc tế
không có thiện cảm. Đó không phải là điều ngạc nhiên bởi nhiều lần, hàng hóa nông
sản của Việt Nam đã không thể thông quan do bị nhiễm dư lượng hóa chất khá nhiều.
Hàng loạt lô hàng thủy sản đã bị nước bạn trả về.

 Nhóm ngành dịch vụ

Thứ nhất, Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ tiềm ẩn mối nguy lớn, nhiều loại hình
dịch vụ chưa phát huy hết tiềm lực. Sau khi tham gia vào GATS, dịch vụ của
Việt Nam được phân rõ ràng thành 11 loại nhưng chỉ có 6/11 loại được thống
kê. Nguyên nhân có thể kể đến là do xuất khẩu dịch vụ phụ thuộc hoàn toàn vào
các loại hình xuất khẩu tại chỗ như du lịch và các dịch vụ hỗ trợ như dịch vụ
vận tải. Từ đó, cán cân thương mại dịch vụ thâm hụt. Điều này đã minh chứng
cho sự hạn chế trong cơ cấu xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam. Trong khi đó,
được đánh giá là đứng đầu Đông Nam Á trong tiềm năng phát triển ngành dịch
vụ tài chính Fintech nhưng kết quả Việt Nam mang đến lại không mấy khả
quan. Dịch vụ tài chính của Việt Nam chiếm tỷ trọng quá nhỏ (khoảng 3% năm
2021) và chưa thực sự tạo được sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó,
dịch vụ Logistics cũng không phát huy được năng lực như kỳ vọng khi doanh
nghiệp Việt Nam chiếm 90% doanh nghiệp logistics đang hoạt động nhưng lại
chỉ chiếm khoảng 30% thị phần (Khắc Kiên, 2022).

Thứ hai, sự non trẻ và yếu kém của các loại hình dịch vụ Việt Nam tạo nên
rào cản cho thị trường xuất khẩu. Mặc dù tăng trưởng liên tục trong nhiều năm
nay nhưng tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP của Việt Nam vẫn còn ở mức
thấp so với các nước đang phát triển, đạt 41.33% năm 2022. (Thanh Bình,
2023). Năm 2020, tình trạng nghẽn lệnh sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí
Minh (HOSE) đã trở thành tiêu điểm trên các diễn đàn tài chính, dù đã có nhiều
cố gắng nhưng đến hết năm 2021, tình trạng này vẫn còn tồn tại. Không những
thế, giá một số loại dịch vụ ở Việt Nam bị đẩy lên mức rất cao, không tương
xứng với chất lượng. (Công Tâm, 2021).

26
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

Thứ ba, Việt Nam liên tục xuất siêu hàng hóa 7 năm liên tiếp, kể cả 2 năm
2020 và 2021 đầy thách thức, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam vẫn
luôn đạt mức dương. Ngược lại, cán cân thương mại dịch vụ của Việt Nam luôn
duy trì con số âm. Loại hình dịch vụ xuất siêu duy nhất trong cơ cấu là du lịch,
đạt xuất siêu trung bình 7.5 nghìn tỷ USD giai đoạn 2010-2019 (Tổng cục
Thống kê, 2020). Tuy nhiên, đến năm 2020 và 2021 lại chuyển sang nhập siêu.
Trên thực tế, sự tăng trưởng của xuất khẩu dịch vụ du lịch cũng như xuất nhập
khẩu hàng hóa sẽ đi kèm với sự tăng trưởng của nhập khẩu dịch vụ vận tải, do
phần lớn hàng hóa sẽ được vận tải bởi những hãng nước ngoài. Ngoài ra, sự
kém phát triển trong hoạt động logistics khiến cho nhập siêu Việt Nam không
ngừng tăng cao. Mặt khác, tuy chất lượng ngành Hàng không Việt Nam đang
dần được cải thiện, nhưng năng lực cạnh tranh với các hãng ngoài nước thì chưa
thực sự cao; nhiều du khách quốc tế vẫn chọn các hãng hàng không nước ngoài
khi du lịch đến Việt Nam. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân
thương mại dịch vụ biểu hiện ở dịch vụ y tế trong nước, khi mỗi năm, người
Việt chi 2 tỷ USD để ra nước ngoài chữa bệnh (Lan Anh, 2019).

1.3.2 Rate (hiếm có)

Như đã đề cập các mặt hàng xuât khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm: Mặt hàng điện
thoại và linh kiện; mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; mặt hàng máy
móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; mặt hàng dệt và may mặc; mặt hàng giày dép, mặt
hàng gỗ và sản phẩm gỗ; mặt hàng sắt thép các loại và mặt hàng nông thủy sản. Trong
đó xuất khẩu điện thoại, linh kiện và máy móc, thiết bị, dụng cụ chiếm tỉ trọng cao
nhất.

Tuy nhiên các mặt hàng này đang bị cạnh tranh mạnh mẽ từ Trung Quốc. Trung Quốc
có điểm mạnh về quy mô và sự đa dạng của hàng hóa; giá cả rất cạnh tranh; công nghệ
sản xuất phát triển do có đầu tư đáng kể vào công nghệ và tự động hóa. Một yếu tố nữa
ảnh hưởng rất nhiều đến sức mua hàng của người tiêu dùng đó chính là giá cả. Hàng
điện tử nhập hàng Trung Quốc có nhiều mức giá, rải rác từ mức rất rẻ đến cả những
mặt hàng đắt tiền.

27
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

Các sản phẩm của Việt Nam được sản xuất với chi phí khá đắt so với các nước Đông
Nam Á khác đặc biệt là Thái Lan. Hàng Thái được người tiêu dùng Việt ưu chuộng là
do giá cả phải chăng, mẫu mã, chất lượng hàng hóa đảm bảo.

Bên cạnh đó hàng Nhật Bản cũng rất được ưa chuộng trên thị trường, vì nhiều người
quan niệm hàng Nhật là hàng tốt. Tuy Việt Nam là nước nông nghiệp với đa dạng thực
phẩm thiên nhiên nhưng lại kém hàng Nhật bởi những sản phẩm thân thiện, an toàn,
lành tính.

Từ đó ta thấy hàng Việt Nam ít có ưu điểm đặc biệt về chi phí, chất lượng, tài nguyên
sản xuất. Vì vậy hàng Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu
mã sản phẩm và thu hẹp được chi phí sản xuất để tăng tính cạnh tranh.

1.3.3 Inimitable (duy nhất hoặc khó bắt chước)

Theo nhiều người nhận xét, hàng Việt xuất khẩu vẫn chưa được đầu tư nhiều về khâu
thiết kế, sáng tạo mẫu. Một hội viên Việt kiều kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện ích ở
Châu Âu cho biết: “Cà phê Trung Nguyên G7 chất lượng tốt, giá rẻ nhưng bán ra được
rất ít. Nguyên nhân có thể do càphê Trung Nguyên dùng kí hiệu G7 làm người dân
Châu Âu dễ liên tưởng đến sắt thép, hoá chất, chất tẩy… chứ không phải đồ uống
thơm ngon”. Vẫn là câu chuyện về cà phê, thời tiết bên Châu Âu lạnh, thay vì in trên
bao bì cốc cà phê nóng ấm thì doanh nghiệp Việt Nam lại chọn thiết kế hình cốc cà phê
có viên đá lạnh vốn chỉ thích hợp cho các nước nhiệt đới.

Hiện nay các nước phát triển đang hướng tới các sản phẩm thân thiện với môi trường,
mang đậm bản sắc vượt trội của vùng địa lý. Nhãn hiệu hàng Việt đa phần chưa thể
hiện được điều đó, còn xấu, cẩu thả và chưa tạo được sự khác biệt. Vì vậy, các nhà
kinh doanh đa phần chọn hàng Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ… để bán vì giá thành
rẻ, mẫu mã đẹp và phong phú, được nhiều người tiêu dùng ưa thích.

1.3.4 Organization (tổ chức)

 Ngành linh kiện điện tử

Sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam chưa hướng mạnh vào chế biến sâu, chưa phát
triển sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ và chất xám cao.
28
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

Ông Phạm Tất Thắng cho hay, Việt Nam có đến 95% doanh nghiệp là vừa và nhỏ,
thậm chí siêu nhỏ nên việc tập trung cho công nghệ còn hạn chế. Thậm chí, nhiều
doanh nghiệp Việt Nam làm ăn phi công nghệ, 45% doanh nghiệp có công nghiệp
trung bình thấp, chỉ có 8% là có trình độ công nghệ trung bình và chỉ khoảng 2%
doanh nghiệp có trình độ cao.

Cùng quan điểm trên, PGS. TS Phan Tố Uyên (Đại học Kinh tế quốc dân) cũng cho
rằng quy mô nhỏ, tính chất phi chính thức lớn, công nghệ và quản lý còn yếu kém, sức
cạnh tranh không cao là thực trạng phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

 Ngành nông lâm thủy sản


- Về mặt quản lý hồ sơ quy trình cho việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Thị trường quốc tế ngày càng khắt khe với các sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam. Để
hàng xuất khẩu có thể mở rộng thị trường, đặt chân đến những thị trường khó tính như
châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là
nông sản cần phải đảm bảo các yêu cầu, quy định đưa ra từ phía nước nhập khẩu, trong
đó có vấn đề truy xuất nguồn gốc. Đây là “chìa khóa” khởi tạo niềm tin cho người tiêu
dùng, giúp họ yên tâm sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng
được đảm bảo, giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại.

Trên thực tế, việc đảm bảo truy xuất nguồn gốc đối với nông sản không phải là mới
với các nước tiên tiến trên thế giới nhưng đối với Việt Nam hiện vẫn còn khá mới mẻ.
Bà con nông dân hầu như chưa quen với việc ghi chép lưu trữ hồ sơ liên quan tới quá
trình sản xuất.

Ở các nước như Nhật Bản, Australia, Mỹ… đều làm rất chặt vấn đề truy xuất nguồn
gốc. Đơn cử, khi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản vào Mỹ, người ta yêu
cầu tất cả vùng trồng, nhà đóng gói phải được Mỹ cấp mã số mà không phải Việt Nam.
Ngay cả việc chiếu xạ đối với sản phẩm xuất khẩu, thì cơ sở nào được Mỹ xác nhận thì
mới được tiến hành chiếu xạ, phải đảm bảo giám sát tất cả các mối nguy hại có thể xảy
đến từ sản phẩm.

- Về mặt khả năng quản lý của doanh nghiệp

29
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

Theo bà Đỗ Thị Thu Hương - Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada: Doanh
nghiệp Việt Nam ngại xuất khẩu hàng vào hệ thống phân phối nước ngoài có thể do tự
ti rằng không đủ sức, đồng thời lo ngại khi hàng bán không chạy, siêu thị sẵn sàng rút
hàng của mình ra khỏi kệ...

Còn ông Yuichiro Shiotani, Tổng giám đốc Công ty TNhàng hóa AEON TopValu Việt
Nam chia sẻ, từ năm 2018 tập đoàn này đã hướng dẫn trực tiếp hàng trăm nhà cung
ứng để đưa hàng vào hệ thống siêu thị. Song ngay từ đây, phần nhiều doanh nghiệp
không thể đi tiếp vì thiếu năng lực, thiếu khả năng sản xuất ổn định; đồng thời, còn
nhiều khó khăn về quản lý chất lượng. Ông Shiotani cho biết, một số công ty Việt Nam
còn không chấp nhận việc phải đáp ứng yêu cầu của thị trường nước ngoài và không
hợp tác.

Tương tự, đại diện Lotte Mart cho biết dự kiến sản lượng xuất khẩu mặt hàng chuối
của Việt Nam qua hệ thống siêu thị này trong năm nay đạt khối lượng kỷ lục. Phản ứng
của người tiêu dùng Hàn Quốc với quả chuối Việt Nam là tốt nhưng Lotte Mart lại gặp
phải khi đưa nông sản của Việt Nam lên quầy kệ là tính liên tục, đồng bộ của chất
lượng sản phẩm.

Theo bà Nguyễn Thị Mai Anh - Phó giám đốc Trung tâm Trung tâm Xúc tiến Đầu tư,
Thương mại và Du lịch Hà Nội, các nhà phân phối nước ngoài có cách làm bài bản,
chuyên nghiệp với mục tiêu là sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý. Trong
khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam thường không đáp ứng được... Bà Mai Anh nhấn
mạnh, cuộc chơi toàn cầu đòi hỏi doanh nghiệp có đủ năng lực, nhận thức để đưa sản
phẩm vào siêu thị, trung tâm thương mại nước ngoài càng nhiều càng tốt.

Ngoài ra, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn còn phụ thuộc vào một vài thị trường
trọng điểm nên tiềm ẩn rủi ro lớn khi các thị trường này có biến động. Cao su và rau
quả phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, thủy sản phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ
và Nhật Bản, gạo phụ thuộc thị trường Đông Nam Á. Xuất khẩu cà phê nhân phụ
thuộc vào vài tập đoàn đa quốc gia có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam

 Nhóm ngành dệt may

30
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

Xuất khẩu dệt may của nước ta chủ yếu xuất sang thị trường Hoa Kỳ, da giày phụ
thuộc chủ yếu vào thị trường EU.

Quy định mới của Ủy ban Châu Âu (EC) yêu cầu hàng công nghệ, hàng thời trang vào
thị trường châu Âu phải có tuổi thọ cao, có thể tái sử dụng và sửa chữa được. Đối với
ngành hàng dệt may, để đạt được tiêu chuẩn này, nhà sản xuất phải sử dụng sợi tái chế,
không chứa chất độc hại, thân thiện với môi trường. Khi hàng dệt may không còn sử
dụng được, nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm thu hồi và tái chế, hạn chế tối đa việc
đốt và chôn lấp các sản phẩm. Tất cả những thông tin trên phải được nhà sản xuất cung
cấp cho người tiêu dùng thông qua việc gắn hộ chiếu kỹ thuật số cho từng sản phẩm.
Nhưng với những hạn chế trong công nghệ, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn lao động,
tiêu chuẩn môi trường hệ sinh thái… khiến doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang khó tận
dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do EVFTA thì việc quy định thêm những tiêu
chuẩn sinh thái mới của EC sẽ là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất
khẩu của Việt Nam trong ngắn hạn

 Nhóm ngành dịch vụ

Quy mô xuất khẩu dịch vụ còn quá nhỏ. Điều này cũng đã được khẳng định trong các
nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam từ nhiều năm về trước, tuy nhiên,
cho đến hiện tại, tình trạng này vẫn chưa được khả quan. Năm 2005, xuất khẩu dịch vụ
chiếm 11.8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và giảm dần qua những năm tiếp theo,
đạt 7.2% năm 2019. 3 năm gần đây, quy mô xuất khẩu dịch vụ ngày càng thu hẹp, điển
hình là chỉ đạt 1.1% vào năm 2021. Năm 2022, xuất khẩu dịch vụ tăng trở lại nhưng tỷ
trọng nhìn chung vẫn còn rất thấp (Phương Nam, 2023).

31
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

2.3 Các điều kiện thể chế và điều chỉnh


2.3.1 Thể chế chính thức

Thể chế thương mại chính thức của nước ta được hiểu là những luật lệ, các quy định
và chế tài quy định luật chơi và cách chơi đối với các chủ thể tham gia hoạt động
thương mại trên thị trường) đã được manh nha xây dựng, ban hành và thực thi ngay
sau ngày thống nhất đất nước. Thể chế đó cũng đã được bổ sung, sửa đổi và ngày càng
hoàn thiện trong quá trình cải cách, đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngày
càng cao trong các lĩnh vực kinh tế nói chung và thương mại nói riêng.

Đến nay Việt Nam đã có quan hệ và ký hiệp định thương mại tự do (FTA), thoả thuận
đối xử tối huệ quốc với gần 200 nước và vùng lãnh thổ. Với việc ký kết và phê chuẩn
các hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA, chúng ta tiến thêm một bước theo hướng
tăng tốc mở cửa với thế giới, thiết lập một nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa, tạo
dựng một nền kinh tế có sức cạnh tranh, để phát triển cùng thời đại. Khung khổ pháp
lý của các FTA thế hệ mới sẽ là khuôn mẫu cho việc vận hành nền kinh tế trong thế kỷ
XXI, với những quy phạm, quy định cao hơn, toàn diện hơn, thậm chí có cả những quy
định "ngoài kinh tế" hay "kinh tế chính trị".

Nhìn lại những năm vừa qua, bên cạnh những mặt đạt được, các chính sách, cơ chế
quản lý đã ban hành cho lĩnh vực thương mại đến nay cho thấy còn tồn tại khá nhiều
bất cập. Thể hiện rõ nét trên các mặt sau:

(1) Hội nhập kinh tế quốc tế nhìn chung thể hiện chủ yếu trong chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà chưa biến thành yếu tố nội sinh
trong hành động của các cấp, các ngành và doanh nghiệp.

Các chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế chậm được lồng ghép, nhìn nhận
đầy đủ trong chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chưa gắn kết chặt chẽ
với công tác quản lý điều hành phát triển kinh tế - xã hội, và thiếu nguồn lực để thực
hiện. Tính gắn kết giữa các ngành, lĩnh vực chưa cao, nhiều vấn đề mang tính liên
ngành chậm được xử lý hoặc xử lý cục bộ, ngắn hạn. Ở cấp độ vi mô, chủ trương,
chính sách hội nhập chưa được cụ thể hóa dẫn đến tình trạng thụ động, các doanh

32
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

nghiệp chưa nhận thức hết tính cấp thiết và lợi ích của hội nhập đối với hoạt động kinh
doanh của mình.

Cơ chế giám sát, theo dõi việc thực hiện các kế hoạch, đề án, chương trình về hội
nhập kinh tế quốc tế chưa thực sự được chú trọng, gây khó khăn trong việc tổng hợp
đầy đủ, kịp thời cũng như đánh giá kết quả của việc triển khai một cách xác đáng và
toàn diện.

(2) Quá trình đổi mới ở trong nước, nhất là đổi mới, hoàn thiện thể chế, trước hết là hệ
thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa được thực hiện một cách đồng bộ, chưa gắn
kết chặt chẽ với yêu cầu hội nhập và quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh. Mặt khác
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế bộc lộ nhiều bất cập so với yêu cầu bảo đảm quốc
phòng - an ninh, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, môi trường sinh thái,
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Việc cải cách thể chế kinh tế trong nước vẫn chưa đáp ứng và theo kịp các yêu cầu của
việc thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Việc đẩy mạnh quá trình đàm phán, ký
kết và thực hiện các cam kết quốc tế chưa tạo sức ép đổi mới trong nước, nhất là về thể
chế kinh tế, cải cách hành chính. Tuy đã có nhiều chính sách, pháp luật để hội nhập và
thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO và tham gia các FTA, song vẫn thiếu các
chính sách cụ thể và hiệu quả để thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ lớn về phát huy
nội lực, phát triển doanh nghiệp trong nước, nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ
trợ, phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ... nhằm phát huy hiệu quả của hội
nhập, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng và thực hiện chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Việc điều chỉnh chính sách thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong nhiều
trường hợp còn thiếu chủ động, chưa đồng bộ. Việc hoàn thiện khung pháp lý chưa chủ
động đi trước một bước để người dân và doanh nghiệp tận dụng các cơ hội mới cũng
như có các giải pháp hỗ trợ cụ thể toàn diện, tận dụng các điều khoản WTO và cam kết
hội nhập kinh tế quốc tế khác để tăng khả năng cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro và tác
động tiêu cực.

33
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

(3) Việc phối hợp hội nhập kinh tế quốc tế với hội nhập trong các lĩnh vực khác chưa
chặt chẽ để phát huy tổng lực và hạn chế rủi ro. Chưa tạo được sự đan xen chặt chẽ lợi
ích chiến lược, lâu dài với các đối tác, nhất là các đối tác quan trọng. Việc ứng phó với
những biến động và xử lý những tác động từ môi trường khu vực và quốc tế còn bị
động, lúng túng và chưa đồng bộ.

Khả năng nhận định, đánh giá và dự báo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế chưa cao. Các
vấn đề về xây dựng cơ chế nhận biết, cảnh báo sớm tác động trong các lĩnh vực hội
nhập kinh tế trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới nhìn
chung còn yếu. Công tác tham mưu, tư vấn chính sách vẫn còn hạn chế trong việc
phân tích, định hướng và dự báo những vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế phát sinh.

(4) Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu mới chỉ chú trọng đến bề rộng, chưa chú trọng đến
nâng cao khả năng cạnh tranh và thương hiệu sản phẩm, những ngành mang lại giá trị
gia tăng lớn. Vẫn còn hạn chế trong việc đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu và
chuyển dịch lên trên chuỗi giá trị toàn cầu, chưa thực sự quan tâm đến bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng và quyền sở hữu trí tuệ; còn nhiều lúng túng và bị động trong ứng
phó với các rào cản thương mại mới của nước ngoài (tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm, môi trường, dư lượng kháng sinh, nhất là các vụ kiện chống bán phá giá).

Quan điểm về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong hội nhập, xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN còn có các cách hiểu khác nhau đã trở thành rào cản
của nhiều chủ trương, quyết sách và chỉ đạo thực tiễn. Một nguyên nhân chủ quan
khác là quy trình chính sách chưa được xây dựng và tổ chức thực hiện một cách khoa
học dẫn đến tính khả thi thấp, trách nhiệm không rõ. Tổ chức bộ máy cồng kềnh,
chồng chéo và công tác cán bộ chậm đổi mới, thực lực của đội ngũ cán bộ hoạch định
và thực thi chính sách chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng,
lợi ích cục bộ, tư duy nhiệm kỳ,tham nhũng là những nguyên nhân quan trọng của
những hạn chế, bất cập nêu trên.

- Thiếu tầm nhìn xa trong điều chỉnh chính sách và các quy định pháp luật và các quy
định khi xuất hiện những thay đổi.

34
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

- Xuất hiện tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” trong hoàn thiện thể chế do những bất cập
về “khoảng cách” thể chế giữa trong nước và ngoài nước. Nhiều văn bản pháp quy
không phù hợp với quản lý theo cơ chế thị trường.

- Phương thức vận hành thể chế vẫn còn nhiều bất cập, bộc lộ sơ hở và hạn chế. Chưa
thiết lập được một cơ chế đồng bộ nhằm phát huy hiệu quả của từng công cụ và hệ
thống các công cụ quản lý.

- Kỹ thuật xây dựng chính sách thô sơ (nhất là chính sách phi thuế quan), còn áp đặt ý
muốn, chủ quan khi soạn thảo chính sách, cơ chế nên thường xuyên phải điều chỉnh,
thay đổi.

- Mặc dù hệ thống thuế của Việt Nam đã được cải thiện khá nhiều trong những năm
qua, tuy nhiên nếu xét trên quan điểm của một hệ thống thuế quan hiện đại, cần thiết
cho một nền kinh tế mở và đáp ứng những đòi hỏi của các tổ chức quốc tế trong quá
trình hội nhập, tiêu biểu là CPTPP, EVFTA thì hệ thống thuế của Việt Nam vẫn còn
nhiều điểm cần chỉnh sửa.

Khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, chỉ có khoảng 38% đến
45% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng. Số lượng doanh nghiệp nhỏ
và vừa chưa tiếp cận được vốn đều gặp trở ngại về điều kiện, thủ tục vay vốn của ngân
hàng.

Do đó, đã có hàng chục nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa phải ngừng hoạt động hoặc
giải thể bởi không có nguồn lực tài chính để tiếp tục thực hiện kế hoạch sản xuất - kinh
doanh.

2.3.2 Thể chế phi chính thức


 Tư duy ngắn hạn trong kinh doanh của người Việt

Đầu tiên chúng ta phải nói đến tư duy kinh doanh của người Việt Nam. “doanh nghiệp
Việt Nam cần sớm từ bỏ tư duy làm ăn manh mún chụp giật, thậm chí là làm ăn kiểu
‘kiếm chác’, kiểu sinh ra để mua bán chứng từ hoặc sân sau cho các doanh nghiệp lớn.
Nếu không các doanh nghiệp có kinh nghiệm của Thái Lan, Singapore, Philippines sẽ

35
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

chiếm lĩnh thị trường bằng cách làm khôn khéo của họ ”, ông Phạm Tất Thắng, Cố vấn
cấp cao Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) nói.

Nhận định về tính cách của người Việt, nhà sử học - đại biểu Quốc hội Dương Trung
Quốc – một chuyên gia đã có nhiều năm nghiên cứu về lịch sử dân tộc đánh giá:
“Người Việt giỏi ứng biến, rất mạnh khi hợp lại với nhau trước những tình huống sống
còn… nhưng tư duy còn manh mún, chưa có tầm nhìn dài hạn.

Nhìn vào hoàn cảnh lịch sử, chúng ta thấy rằng, người Việt Nam rất mạnh về năng lực
ứng biến, đó là yếu tố quan trọng giúp chúng ta bảo vệ nền độc lập trước sự tấn công
của kẻ thù. Tôi cho rằng, đây là những giá trị rất đáng được trân trọng, cần được vun
đắp, kể cả bây giờ và mai sau cũng vậy, chúng ta không bao giờ được phép nhún
nhường về mặt chủ quyền lãnh thổ. Nhưng cũng có người cho rằng, chính vì cái khả
năng ứng biến ấy cho nên chúng ta chưa có được một kế hoạch có tính chiến lược,
nhất là trong xu thế phát triển hiện tại và tương lai thì kinh tế là thước đo đánh giá sức
mạnh của mỗi quốc gia. Về mặt này, tôi nghĩ rằng chúng ta đã có nhiều cố gắng,
nhưng kết quả đạt được chưa thật tốt.”

Vì không có tầm nhìn dài hạn nên các doanh nhân Việt Nam thường không xây dựng
mục tiêu dài hạn và có kế hoạch đầu tư thích hợp. Đa số các doanh nhân khi lập doanh
nghiệp chỉ nghĩ đến việc xây dựng một công ty hàng đầu Việt Nam, ít khi nghĩ xa hơn
tới việc xây dựng các thương hiệu toàn cầu, tham gia vào giải quyết các bài toán tiêu
dùng cho toàn thế giới. Có thể thấy được tầm nhìn của doanh nhân Việt Nam hiện
đang ở đâu qua bảng xếp hạng 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam của Chương trình
Phát triển Liên Hiệp Quốc(UNDP) vừa công bố: những doanh nghiệp được xem là lớn
nhất của Việt Nam chỉ gần tương đương với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới,
và các doanh nghiệp hàng đầu này cũng “phải còn rất lâu nữa mới vươn tới được
chuẩn quốc tế”. Cũng vì thiếu tầm nhìn nên doanh nghiệp không đầu tư vào những vấn
đề cốt lõi, lâu dài và lao theo xu hướng “ăn xổi”, đầu tư cả vào những lĩnh vực không
thuộc chuyên môn của mình. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài nỗ lực tìm kiếm
cơ hội đầu tư và lợi ích kinh doanh dài hạn tại Việt Nam thì nhiều doanh nghiệp lớn
của Việt Nam đang tìm kiếm lợi nhuận từ các khoản đầu tư mang tính đầu cơ - như
kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán - mà quên đi các lĩnh vực kinh
36
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

doanh cốt lõi. Việc này Trung Quốc cũng khác chúng ta, họ đã có những kế hoạch dài
hạn cho kinh doanh

Lấy thí dụ về nền nông nghiệp, chúng ta thấy rằng, nông nghiệp là một điểm mạnh của
nền kinh tế, nhưng có một điều rất đáng tiếc là những sản vật của chúng ta xuất khẩu
thường bị thua kém về chất lượng so với nhiều nước khác. Ở trong nước, người nông
dân một nắng hai sương vất vả với ruộng đồng, nhưng đến khi thu hoạch thì được mùa
lại bị ép giá. Điều đó cho thấy, chúng ta cần có một chiến lược dài hơi, và đáng tiếc
nhất là sau rất nhiều năm thì tới bây giờ chúng ta chưa biết một cách chắc chắn là cái
kế hoạch ấy như thế nào? Khi phân tích về những lý do hình thành những tập tính ấy
thì có người đã nói đến một nền kinh tế tiểu nông, một nền kinh tế nông nghiệp qua
nhiều đời đã hình thành trong con người Việt Nam sự ứng biến là quan trọng. Cùng
với sự phát triển của đất nước, và để thực sự có thể sánh vai với các cường quốc thì tư
duy, tầm nhìn dài hạn của các nhà lãnh đạo phải thay đổi, đó là nhu cầu mang tính
sống còn. Nói cách khác, phải thay đổi tư duy, tầm nhìn hiện đại của mỗi người, đầu
tiên phải từ các nhà quản lý đất nước.

 Thiếu tính liên kết cộng đồng

Trong khi doanh nghiệp Trung Quốc có sức mạnh và tiềm lực rất lớn, lại hơn chúng ta
cả trăm năm kinh nghiệm họ còn thông qua các hoạt động của hội quán, bản thân của
chủ doanh nghiệp cùng hội quán của họ đóng góp khá tốt cho hoạt động của chính
quyền địa phương nơi doanh nghiệp trú đóng…, trong khi vốn liếng chưa nhiều, năng
lực cạnh tranh chưa cao thì chúng ta lại thiếu sự liên kết, đoàn kết. Ví dụ như: Hiện
nay, không ít doanh nghiệp lại không thể cởi mở, liên kết với nhau, thậm chí có khi
còn chơi xấu, cạnh tranh không lành mạnh với nhau. Hệ quả là không những không
nâng cao sức cạnh tranh mà còn yếu đi vì sự tranh mua, tranh bán, thậm chí hạ uy tín
của nhau.

Theo ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt
Nam, hiện cả nước có hơn 4.000 chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn đã được
công nhận. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nông sản và xảy ra tình trạng

37
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

nhiều doanh nghiệp - nông dân sẵn sàng hủy hợp đồng liên kết tiêu thụ khi thị trường
bị xáo trộn.

Ông Ưng Thế Lãm, Tổng Giám đốc Công ty TNhàng hóa Tư vấn xuất nhập khẩu và
Xúc tiến thương mại Toàn Cầu cho biết, Công ty Toàn Cầu chuyên xuất khẩu thanh
long sang các thị trường châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản với tiêu chuẩn chất lượng khác
nhau. Do đó, công ty thực hiện liên kết với các hộ nông dân để tạo vùng nguyên liệu
ổn định. Tuy nhiên, khi ký hợp đồng liên kết để hỗ trợ nông dân sản xuất, ứng dụng kỹ
thuật đáp ứng nhu cầu của nhà nhập khẩu, thì mối liên kết này thực hiện khoảng 2 - 3
vụ. Bên cạnh đó, tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ của hộ nông dân vẫn tồn tại.
Các địa phương thiếu quy hoạch và cấp hạn ngạch cụ thể cho từng nông hộ, trang trại,
do đó dẫn đến tình trạng nông dân tự phát sản xuất khi chưa được phê duyệt, cấp phép
của chính quyền địa phương, chưa xác định đầu ra rõ ràng.

Việc chạy theo thị trường, chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm đã đầu tư sản xuất,
thiếu sự liên kết thu mua ổn định khiến người nông dân gặp khó khăn. Vì vậy, việc sản
xuất - tiêu thụ nông sản bấp bênh, làm thiệt hại cho nông dân xảy ra với nhiều hàng
nông sản cho thấy sự “không bình thường” trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ
nông sản ở Việt Nam.

 Nhẹ giữ Chữ Tín

Chữ tín là điều kiện của thành công, sự thất bại đối với doanh nghiệp, doanh nhân
không giữ chữ tín là sự thất bại báo trước, thời gian chỉ có thể là sớm hay muộn mà
thôi. Theo nhiều nhà kinh doanh nước ngoài, các nhà kinh doanh Việt Nam không coi
trọng chữ tín, hay viện dẫn các lý do khách quan để khước từ việc thực hiện cam kết,
gây nhiều phiền toái trong quan hệ với các đối tác nước ngoài. Từ cá nhân đến cơ chế,
phải đau lòng nhận ra là người Việt chưa tin người Việt. trong khi đó người Trung
Quốc lại rất coi trọng chữ tín.

 Cung cách làm ăn nhỏ lẻ

Thói quen tùy tiện Các doanh nghiệp Việt Nam vốn bị kém thế cạnh tranh trên thương
trường quốc tế do cung cách làm ăn manh mún, chạy theo lợi nhuận trước mắt mà ít
nghĩ đến cục diện chung. Việc liên kết để đáp ứng những đơn đặt hàng lớn chỉ thuận
38
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

lợi trong những bước đầu, sau đó, các doanh nghiệp thường tìm cách xé lẻ, giành riêng
hợp đồng cho mình để rồi dẫn đến tình trạng luôn nghi kỵ, đối phó lẫn nhau và sẵn
sàng giành giựt quyền lợi riêng cho công ty mình mà không nghĩ đến cục diện chung.
Nhiều doanh nghiệp không có khả năng tổ chức thực thi sản xuất và kinh doanh ở quy
mô lớn cho cùng loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường; Theo báo cáo mới nhất
của UNDP về 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam thì chúng ta chưa có doanh
nghiệp lớn tầm cỡ thế giới. Những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam cũng chỉ mới
tương đương với những doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước phát triển. Khác với
chúng ta Trung Quốc đã thành lập những tập đoàn kinh tế hùng mạnh có tiếng trên thế
giới…

 Nặng về “quan hệ”, “chạy chọt ”, dựa dẫm

Ở nước ta đặc tính coi trọng quan hệ cá nhân, xu hướng cá nhân hóa các mối quan hệ
kinh doanh, ỷ lại vào bảo hộ của nhà nước vẫn tồn tại khá phổ biến. Nhiều doanh
nghiệp tập trung thời gian và tiền bạc cho một hoặc một số nhân vật quan trọng của
đối tác, cho các mối quan hệ cá nhân giữa người kinh doanh mà cụ thể hơn là người
bán hoặc mua với người có thẩm quyền quyết định của bên đối tác mua hoặc bán. Một
số lại cấu kết với những người xấu trong bộ máy Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp thành
công nhờ vào mối quan hệ rộng hơn là nhờ vào năng lực. Xu hướng dựa vào quan hệ
rộng như là một chủ bài - mạnh hơn cả năng lực, và xu hướng nhờ vả, chạy chọt hiện
đang tồn tại ở mức đáng kể. Lợi ích quá nhiều từ quan hệ cá nhân, tranh giành đất đai,
dùng quan hệ để thắng thầu bất chính, thậm chí dùng cả quyền lực chính sách để bóp
méo lực lượng thị trường như phân phối quota xuất nhập khẩu... chính là những hiện
tượng phổ biến, gây bức xúc trong toàn xã hội.

CHƯƠNG III: HƯỚNG GIẢI QUYẾT


1. ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
1.1 Về phía nhà nước

Để hoạt động xuất khẩu của nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện thực sự phát
triển bền vững trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam với hàng loạt các Hiệp định
thương mại tự do được ký kết, rất cần các giải pháp hỗ trợ từ phía các cơ quan quản

39
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

lý nhà nước và doanh nghiệp. Cần sự quan tâm đầu tư, xem xét ưu đãi hỗ trợ đối với
các doanh nghiệp trong các công đoạn nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm sản phẩm và
các chương trình xúc tiến thương mại; rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, đặc
biệt là quy định cụ thể về hàng hóa xuất xứ Việt Nam; thực hiện các giải pháp nhằm
mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu; tăng cường vai trò, hiệu quả của các cơ
quan đại diện thương mại, của các hiệp hội ngành nghề trong xúc tiến thương mại;
tìm kiếm cơ hội kinh doanh và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp; đẩy mạnh
tuyên truyền và ban hành các văn bản hướng dẫn nhằm thực hiện có hiệu quả, tận
dụng các cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư từ các Hiệp định
thương mại tự do mới được ký kết.

Hơn nữa, chúng ta cần có bước chuyển đổi mạnh về cơ cấu ngành hàng cũng như
nâng cao chất lượng, đổi mới quy trình xúc tiến thương mại cho phù hợp với tình
hình mới; Tăng cường đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ trong xuất khẩu; cần
có kế hoạch phát triển dài hạn, chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá; tiếp tục
theo dõi sát sao diễn biến tình hình chính kinh tế, chính trị trên thế giới để có các
biện pháp ứng phó kịp thời; đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và mở rộng thị trường
xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu
lực; cần bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực, có chiến lược
cạnh tranh, tham gia nhiều hơn nữa trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Cùng đó, tăng cường nắm bắt cơ chế chính sách của các nước nhập khẩu; chú trọng
nghiên cứu luật pháp quốc tế, luật pháp của nước sở tại để làm tốt chức năng phòng
vệ thương mại trong vụ việc có tranh chấp giữa doanh nghiệp với đối tác, nhất là đối
tác nước ngoài.

Đối với việc hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu và mở rộng thị trường, Bộ trưởng yêu cầu
Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Phòng vệ thương mại… cần làm
tốt thông tin thị trường, nhất là thị trường tiềm năng qua việc tổ chức giao ban định
kỳ giữa thương vụ với hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu lớn
trong nước, cũng như đại diện địa phương.

40
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

Ngoài ra, cần đổi mới nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy
mạnh phát triển thương mại điện tử, nhất là thương mại điện tử xuyên biên giới; chú
trọng hướng dẫn hỗ trợ các hiệp hội, doanh nghiệp khai thác phát huy các thị trường
truyền thống và khai mở thị trường mới giàu tiềm năng…

Đối với các bộ, ngành, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương tiếp tục đàm phán với các nước
để mở cửa thị trường cho sản phẩm nông, lâm thủy sản mà Việt Nam có lợi thế.

Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước, cần có những giải pháp chính sách hướng tín dụng
vào sản xuất, kinh doanh, nhất là gói tín dụng theo chuỗi giá trị sản phẩm. Ưu tiên
cho lĩnh vực xuất khẩu, nghiên cứu có chính sách khoanh, giãn nợ cho doanh nghiệp,
nhất là doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu.

Đặc biệt, Bộ Tài chính cần xem xét vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng; đồng thời tiếp
tục nghiên cứu, tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ việc giảm, giãn, hoãn một số
loại thuế, tạo thêm nguồn lực cho doanh nghiệp phát triển.

Cần truyền đạt và quảng bá các tiêu chuẩn quốc tế như VietGAP, Global GAP, tiêu
chuẩn hữu cơ cho sản xuất sơ cấp, ISO 22000, HACCP, SQF, IFS cho doanh nghiệp
chế biến…Đồng thời, Bộ NN&PTNT có thể được hỗ trợ để thường xuyên giám sát
và công bố giới hạn dư lượng tối đa thực tế của thuốc bảo vệ thực vật và chất gây ô
nhiễm thực phẩm tại các quốc gia, nhằm cải thiện công tác quản lý thuốc bảo vệ thực
vật.

Trong trung và dài hạn, Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu (và cả thị
trường nhập khẩu) kết hợp đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu theo hướng một thị
trường có nhiều sản phẩm xuất khẩu và một sản phẩm có nhiều thị trường tiêu thụ để
giảm mức độ phụ thuộc vào những thị trường truyền thống, san sẻ rủi ro khi có một
hay một vài thị trường lớn có thay đổi về nhu cầu.

Khai thác triệt để các hiệp định thương mại tự do đã ký: Các cơ quan nhà nước có
trách nhiệm phối hợp các hiệp hội ngành hàng phổ biến hướng dẫn các doanh nghiệp
về các điều khoản, cam kết trong các FTA theo ngôn ngữ đại chúng; Các cơ quan
ngoại giao của Việt Nam thường xuyên theo dõi, thông báo những thay đổi về quy
41
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

định, chính sách pháp luật và xu hướng tiêu dùng, phương thức và tập quán thương
mại ở các thị trường xuất khẩu; các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng xuất khẩu
chủ động theo dõi các thông tin, tìm hiểu điều kiện tiêu chuẩn đối với hàng hóa xuất
khẩu sang thị trường đích để có các kế hoạch thay đổi chính sách và phương thức sản
xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp.

Tích cực huy động nguồn lực quốc tế cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao
gồm cả sản xuất để xuất khẩu. Ví dụ, Việt Nam có cơ hội nhận được sự hỗ trợ từ các
Quỹ Khí hậu xanh, Hội đồng chuyển dịch năng lượng, Sáng kiến xanh - sạch thuộc
COP26 trong các nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong lĩnh vực thích
ứng và năng lượng tái tạo. Do đó, Chính phủ cần nhanh chóng rà soát chiến lược, kế
hoạch phát triển năng lượng quốc gia để điều chỉnh phù hợp với mục tiêu mà Việt
Nam đã cam kết, tận dụng hỗ trợ của quốc tế dành cho các dự án phát triển năng
lượng sạch, tái tạo (tăng các dự án điện gió gần bờ, điện gió ngoài khơi, điện mặt trời
mái nhà, điện khí hydro, bỏ hoàn toàn các dự án điện than mới ra khỏi quy hoạch kể
từ 2022). Điều này sẽ góp phần tăng năng lực cung cấp điện và giảm “dấu chân các-
bon” ngay từ quá trình sản xuất điện năng phục vụ sản xuất sản phẩm xuất khẩu.

Riêng về mặt thể chế nhà nước cần có những thay đổi sau:

- Thứ nhất: Chính sách và cơ chế quản lý phải được đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính sách xuất nhập khẩu phải
tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu và quản lý tốt nhập khẩu
khuyến khích được việc nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại và công
nghệ cao nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Chính sách thương mại
đối với thị trường trong nước phải góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Thứ hai: Chính sách và cơ chế quản lý thương mại phải thể hiện được một cách
nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức tổ
chức kinh doanh, cùng phát triển lâu dài, hợp và và cạnh tranh lành mạnh, trong đó
kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

42
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

- Thứ ba: Quản lý Nhà nước về thương mại ở nước ta phải góp phần thúc đẩy sự hình
thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường còn sơ khai như: thị
trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa
học công nghệ.

- Thứ tư: Quản lý Nhà nước về thương mại nước ta phải dựa trên nền tảng của sự tiếp
tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế như đổi mới
kế hoạch hoá, cải cách hệ thống thuế và các cải cách trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ.

43
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

1.2 Về phía doanh nghiệp

PGS. TS Phạm Tất Thắng cho rằng, yếu tố quyết định trong việc nâng cao năng lực
cạnh tranh là ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại để nâng cao
chất lượng hàng hóa và dịch vụ, giảm giá thành và nâng cao năng lực cạnh tranh của
sản phẩm và doanh nghiệp. Chính vì vậy, bằng nhiều cách, doanh nghiệp phải tiếp
cận và làm chủ được kỹ thuật mới, công nghệ hiện đại để áp dụng vào quá trình sản
xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, càng hội nhập sâu, hàng rào thuế quan ngày càng được dỡ bỏ, dần dần
về 0-5% nhưng ngược lại hàng rào phi thuế quan như biện pháp phòng vệ thương
mại, quy định về giữ gìn môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm… sẽ được dựng lên.
Vì thế, doanh nghiệp cần hiểu rõ các rào cản này đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ
trên từng thị trường mà doanh nghiệp hướng tới; chuẩn bị điều kiện về thông tin, hiểu
biết về pháp lý… để đối mặt với những xung đột pháp lý trong quá trình sản xuất
kinh doanh trên thị trường.

Ngoài ra, doanh nghiệp nên đẩy nhanh hơn quá trình sản xuất các sản phẩm xanh để
đáp ứng thị trường trong nước và quốc tế để không lỡ nhịp phát triển xuất khẩu trong
xu hướng “xanh hóa” hiện nay. Xanh hóa sản phẩm xuất khẩu bao gồm: Thực hiện
chuyển đổi phương thức, công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng nguyên liệu hữu cơ,
nguyên liệu có khả năng thu hồi và tái sử dụng và tái chế… ở những ngành hàng
truyền thống hiện nay như dệt may, thời trang, nông sản, thủy sản, sản phẩm công
nghệ, điện tử, hóa chất, sắt thép… để những ngành hàng truyền thống này tiếp tục
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, duy trì năng lực cạnh tranh trên thị trường thế
giới hướng các-bon thấp trong tương lai .

2. ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ

Thứ nhất, cơ cấu lại ngành dịch vụ, phát huy hết tiềm lực kinh tế. Như đã phân tích,
một trong những hạn chế của hoạt động xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam là phụ thuộc
quá nhiều vào du lịch. Nhưng thực tế cho thấy, ngành Du lịch của Việt Nam cũng
chưa thực sự tăng trưởng mạnh và cạnh tranh với các nước khác trong và ngoài khu
vực. Do đó, việc cơ cấu lại các ngành dịch vụ là nhu cầu cấp thiết trong việc giảm
44
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

thiểu thâm hụt cán cân thương mại dịch vụ. Cụ thể là thúc đẩy phát triển các loại hình
dịch vụ có hàm lượng tri thức cao như dịch vụ tài chính, dịch vụ logistics, dịch vụ
giáo dục, bưu chính, viễn thông, y tế hay bảo hiểm, đặc biệt là dịch vụ máy tính và
thông tin. Bên cạnh đó, cần đầu tư nghiên cứu các loại hình dịch vụ chưa phát triển
để đa dạng hóa danh mục, phát triển tối đa 11 loại hình trong phân loại của WTO.
Điều này đã được nhấn mạnh trong Đề án “Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến
năm 2020, định hướng đến năm 2025”, tuy nhiên, Chính phủ cần triển khai chiến
lược một cách đồng bộ và toàn diện, mục tiêu tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đều
tiếp cận tới đề án này.

Thứ hai, lấy công nghệ thông tin làm đòn bẩy để phát triển dịch vụ thời đại kỹ thuật
số. Cụ thể ở một số lĩnh vực sau:

Đối với lĩnh vực du lịch, tất cả các khía cạnh của du lịch, bao gồm dịch vụ cung cấp
chỗ ở, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tour hay dịch vụ vận tải, đều có thể phát triển tốt dựa
vào công nghệ kỹ thuật số, giúp giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh của xuất
khẩu du lịch nước ta. Số liệu cho thấy, 80% thị phần du lịch trực tuyến Việt Nam
thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài như agoda.com; booking.com; traveloka.com
hay trivago.com (Trần Bình, 2017). Không những chỉ chú trọng ứng dụng công nghệ
thông tin trong việc trải nghiệm du lịch của khách quốc tế, mà điều quan trọng hơn
hết là nâng cao khả năng tiếp cận của họ với du lịch Việt Nam. Cụ thể là nâng cấp
các trang web, ứng dụng, tạo ra kênh quảng cáo bằng cách xây dựng các thước phim
đẹp. Công nghệ số đã đưa “digital marketing” tiếp cận với dịch vụ du lịch, tạo ra xu
hướng mới trong lĩnh vực này, đó là du lịch trải nghiệm nhờ vào sự phát triển vượt
bậc của Internet, đặc biệt là các mạng xã hội thông qua những bài đánh giá, khuyến
nghị của những người du lịch trước đó (Nguyễn Thắng, 2019).

Đối với lĩnh vực logistics và vận tải, việc ứng dụng công nghệ thông tin của thế giới
đã đi quá xa so với Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam thực tế chưa ý thức được việc
phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng. Việc áp dụng
công nghệ thông tin sẽ giúp cho chi phí logistics được giảm xuống, quản lý tích hợp
được cả chuỗi dịch vụ mà không rời rạc như hiện tại, từ đó tăng sức cạnh tranh với
các doanh nghiệp nước ngoài. Trong bối cảnh hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam
45
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

cần tăng cường liên kết với thương mại điện tử để đưa E-logistics vào hoạt động
cùng với những công nghệ tự động trong kho bãi như robot, xe chuyển hàng tự động;
ứng dụng hiện đại như ứng dụng quét mã vạch, ứng dụng mapping hay direction
routing. Điểu này đã được đưa ra trong Đề án “Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” của Chính phủ. Ngoài ra, Quyết định số
221/TTg ngày 22/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động
nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025
cũng đã minh chứng cho việc phát triển logistics là vấn đề cấp bách (Đào Ngọc Lâm,
2023).

Đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng, không những Nhà nước mà doanh nghiệp và
người tiêu dùng cần đánh giá đúng tầm quan trọng của định hướng phát triển công
nghệ trong việc huy động vốn (Kickstarter hay GoFundMe); phát triển tiền điện tử
(blockchain, bitcoin hay lifecoin), nâng cấp ứng dụng mobile banking, thanh toán
điện tử (Momo hay airpay), công nghệ bảo hiểm Insurtech (bao gồm cả bảo hiểm xe,
nhà và dữ liệu) hay ứng dụng quản lý chi tiêu (Sản phẩmendee hay Money Lover).
Trong kỷ nguyên số, cần thúc đẩy xu hướng “ngân hàng không giấy”, sử dụng mô
hình ngân hàng số thay thế cho mô hình truyền thống (Nguyễn Thắng, 2019).

Đối với lĩnh vực bưu chính, viễn thông, cần cập nhật ứng dụng, phát triển thương mại
hóa viễn thông 5G. Dù cho là một trong những quốc gia tiên phong trong thử nghiệm
5G, nhưng nhiều năm nay, Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm lời giải cho bài toán bứt
phá của 5G. Để khai thác được tiềm năng và sự phát triển dài hạn của mạng 5G, cần
có sự quan tâm và phối hợp của cả cơ quan quản lý, các nhà mạng cũng như các nhà
cung cấp. Ngoài ra, công nghệ thông tin cũng cần được sử dụng trong quản trị mạng,
quản trị bưu kiện, hàng hóa bằng cách mã hóa; xây dựng Chính phủ điện tử, công dân
số, Chính phủ số. Tuy nhiên, song song với việc đưa công nghệ vào lĩnh vực này, an
toàn và an ninh mạng cũng cần được phát triển song song.

Đối với bất kỳ lĩnh vực nào, công nghệ thông tin cũng cần được quan tâm và đưa vào
ứng dụng. Ví dụ, trong dịch vụ chứng khoán, việc nâng cấp hệ thống trên sàn giao
dịch HOSE một cách nhanh chóng để giải quyết trình trạng nghẽn hệ thống, lượng
giao dịch quá tải trong những năm vừa qua. Đối với dịch vụ y tế, để giảm thiểu nhập
46
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

siêu và đẩy mạnh xuất siêu, có thể áp dụng công nghệ vào việc đăng ký và quản lý hồ
sơ bệnh nhân, chẩn đoán ung thư bằng trí tuệ nhân tạo, xây dựng hệ thống bệnh án
điện tử để cải cách phần nào thủ tục hành chính, giảm thời gian chờ đợi tại các cơ sở
y tế. Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ thông tin trong môi trường giáo dục như E -
learning, phần mềm quản lý nhân viên và sinh viên cũng như ứng dụng các phương
tiện kỹ thuật hiện đại vào giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Việt
Nam.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống pháp luật thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ, bao gồm: Luật
Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế, Luật Chứng khoán, các văn bản hướng
dẫn thi hành luật nhằm tạo ra môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho cả
doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đồng thời, Chính phủ cần rà soát lại các quy trình
nghiệp vụ, thủ tục pháp lý và điều chỉnh để giảm thiểu các thủ tục rườm rà, nâng cao
chất lượng dịch vụ hành chính, tạo điều kiện cho việc thành lập doanh nghiệp mới,
đặc biệt các doanh nghiệp về dịch vụ định hướng xuất khẩu. Hơn thế nữa, việc xây
dựng và thực thi những chính sách, chiến lược phát triển thương mại dịch vụ phù hợp
với các hiệp định song phương, đa phương cần được chú trọng và hoàn thiện.

Ngoài ra, song song với việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cho dịch vụ,
việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cũng cần được quan tâm. Cụ thể là đưa
thực tiễn vào giảng dạy bằng các hình thức mô phỏng, kiến tập, thực tập, làm bài thu
hoạch, tham quan; cần trau dồi các kỹ năng về công nghệ, ngoại ngữ cho đội ngũ lao
động tương lai bằng cách bổ sung vào điều kiện đầu ra của bậc đại học. Đặc biệt,
thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát minh, sáng tạo trong lĩnh vực dịch vụ, thường
xuyên tổ chức các hội thảo về đề tài dịch vụ trên toàn quốc, đầu tư cho các ý tưởng
hay về công nghệ dịch vụ thời đại số cũng như tăng cường thu hút các chuyên gia về
các lĩnh vực dịch vụ khác nhau là những giải pháp cần thiết để phát triển hoạt động
xuất khẩu dịch vụ ở nước ta.

PHẦN KẾT LUẬN


Theo những phân tích trên, Việt Nam còn vấp phải nhiều sự khó khăn trong quá trình
đưa sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong nước ra toàn cầu. Bên cạnh Việt Nam có rất
nhiều đối thủ cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ, mẫu mã đa dạng, chất lượng. Nhưng về
47
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

phía các doanh nghiệp Việt Nam lại khá yếu về kiến thức thị trường, ứng dụng công
nghệ trong sản xuất và phân phối,… Các thể chế của nhà nước vẫn còn nhiều bất cập
và chưa tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam đi đến tay người tiêu
dùng nước ngoài. Ngoài ra, tập quán, truyền thống thương mại của Việt Nam còn tồn
động khó khăn về chiến lược, tầm nhìn và sự liên kết trong xuất khẩu. Vì vậy, cần có
một sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa nhà nước và doanh nghiệp để đưa sản phẩm, dịch vụ
Việt Nam ra toàn cầu trong tương lai.

48
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM_030837210249

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyệt, P. (2021). Top 10 nước, vùng lãnh thổ Việt Nam xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất năm 2020.

Tổng Cục Thống Kê. (n.d.). Xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện tăng cao, động lực và kỳ vọng
năm 2023.

Báo Sài Gòn Đầu Tư Tài chính. (2023). Vì sao nhiều hàng Việt Nam xuất khẩu bị "gây khó".

Trí, N. (2023). Nông sản Việt xuất khẩu vẫn gặp khó với bài toán về chất lượng.

Đức, M. (2022). Xuất nhập khẩu giảm tốc, khó khăn đã dần hiện rõ.

Huy, T. (2023). Vì sao nông sản Việt chưa chinh phục những thị trường khó tính?

Huyền, N. T. (2023). Thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 10 tháng năm 2023 và giải
pháp cho thời gian tiếp theo.

Minh, B. (2023). Nông sản xuất khẩu Việt Nam đối mặt nhiều rào cản.

Thương vụ Việt Nam tại Pháp. (2023). Một số đối thủ cạnh tranh với hàng hóa Việt Nam tại Pháp.

Ngân, H. D. (2023). Tình hình xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam và một số giải pháp.

Diễm, N. T. (n.d.). Văn hóa kinh doanh của Việt Nam và Trung Quốc.

Khánh, D. C. (2019). Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Thực tiễn và
giải pháp.

Thông Tấn Xã Việt Nam. (2021). Tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt Nam tại thị trường ASEAN.

49

You might also like