Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

TỐI ĐA HOÁ LỢI NHUẬN HAY TỐI ĐA HOÁ CỦA CẢI

Tối đa hoá lợi nhuận hay tối đa hoá của cải là một vấn đề nan giải phổ biến nhưng rất quan
trọng. Quản trị tài chính đã đi một chặng đường dài bằng cách chuyển từ cách tiếp cận truyền thống
sang cách tiếp cận hiện đại trong đó tập trung vào việc tối đa hoá của cải hơn là lợi nhuận. Điều
này mang lại tầm nhìn dài hạn hơn cho việc đánh giá, mở đường cho hoạt động bền vững của doanh
nghiệp.
Một người hay một doanh nghiệp có tầm nhìn hạn hẹp thường dồn sự chú ý vào những lợi
ích ngắn hạn. Một tầm nhìn ngắn hạn có thể hoàn thành mục tiêu kiếm lợi nhuận nhưng có thể
không giúp tạo ra của cải. Đó là vì việc tạo ra của cải cần có tầm nhìn dài hạn hơn. Vì vậy, quản
trị tài chính nên nhấn mạnh việc tối đa hoá của cải hơn là tối đa hoá lợi nhuận. Đối với một doanh
nghiệp, lợi nhuận không nhất thiết phải là mục tiêu duy nhất; nó có thể tập trung vào nhiều khía
cạnh khác như tăng doanh số bán hàng, chiếm thị phần... những điều này sẽ đảm bảo được lợi
nhuận. Tóm lại, chúng ta có thể nói tối đa hoá lợi nhuận là một tập con của tối đa hoá của cải. Là
một tập hợp con, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra của cải.

PHƯƠNG PHÁP

Các nhà quản lý hiện đang ưu tiên cho việc tạo ra giá trị. Bây giờ họ có thể chuyển từ cách
tiếp cận quản trị tài chính truyền thống sang hiện đại, tập trung vào việc “tối đa hoá của cải”.
Từ đó có thể đánh giá doanh nghiệp tốt hơn và chính xác hơn. Ví dụ, theo phương pháp tối
đa hoá của cải, dòng tiền quan trọng hơn lợi nhuận. Như chúng ta đã biết, lợi nhuận là một thuật
ngữ tương đối và nó có thể là một con số được tính bằng một số loại tiền tệ, tỷ lệ phần trăm,.. Ví
dụ: chúng ta không thể đánh giá lợi nhuận 10.000$ là tốt hay xấu đối với một doanh nghiệp cho
đến khi chúng ta so sánh nó với khoản đầu tư, doanh thu... Tương tự, thời hạn của lợi nhuận cũng
rất cần thiết, tức là nó kiếm được trong ngắn hạn hay dài hạn.
Trọng tâm chính là dòng tiền hơn là lợi nhuận trong việc tối đa hoá của cải. Vì vậy, để đánh
giá các lựa chọn thay thế khác nhau cho việc ra quyết định, dòng tiền nên được xem xét. Ví dụ: để
đo lường giá trị của một dự án, các tiêu chí như “giá trị hiện tại của dòng tiền vào – giá trị hiện tại
của dòng tiền ra” ( giá trị hiện tại ròng) sẽ được xem xét. Cách tiếp cận này xem xét dòng tiền hơn
là lợi nhuận. Nó cũng sử dụng kỹ thuật chiết khấu để tìm ra giá tị của một dự án. Vì cậy, cách tiếp
cận tối đa hoá giá trị của cải tin rằng tiền có giá trị thời gian.
Một câu hỏi hiển nhiên nảy sinh trong thời điểm này là làm thế nào để chúng ta có thể đo
lường được của cải. Đúng vậy, một nguyên tắc cơ bản là cuối cùng thì việc tối đa hoá của cải phải
được thể hiện qua giá trị ròng hoặc giá trị ròng tăng lên của doanh nghiệp. Vì vậy, để đo lường như
nhau, giá trị của một doanh nghiệp là hàm số của 2 yếu tố. Đó là thu nhập trên mỗi cổ phiếu và tỷ
lệ vốn hoá. Và nó có thể được đo lường bằng cách áp dụng các mối quan hệ sau:

Giá trị doanh nghiệp = Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) / Tỷ lệ vốn hoá

VẤN ĐỀ ĐẠI DIỆN

Đôi khi, việc tối đa hoá của cải có thể tạo ra xung đột, được gọi là vấn đề đại diện. Nó mô
tả sự xung đột giữa chủ sở hữu và người quản lý của công ty. Chủ sở hữu chỉ định người quản lý
làm đại lý để hành động thay mặt họ. Nhà đầu tư chiến lược hoặc chủ sở hữu công ty sẽ quan tâm
chủ yếu đến hiệu quả hoạt động lâu dài của doanh nghiệp; có thể dẫn đến tối đa hoá của cải của cổ
đông. Đồng thời, người quản lý có thể tập trung vào việc đưa ra những quyết định có thể mang lại
kết quả nhanh chóng để họ có thể nhận được tín nhiệm vì đã thực hiện tốt công việc. Tuy nhiên, để
thực hiện điều tương tự, người quản lý có thể lựa chọn những quyết định rủi ro có thể khiến mục
tiêu của chủ sở hữu bị đe doạ.

Tóm tắt
✓ Tối đa hoá lợi nhuận là cách tiếp cận truyền thống trong khi tối đa hoá của cải là cách tiếp
cận hiện đại. Có sự chuyển đổi từ cách tiếp cận truyền thống sang cách tiếp cận hiện đại.
✓ Tối đa hoá lợi nhuận là một tập con của sự giàu có (của cải). Là một tập hợp con, nó sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra của cải.
✓ Trong việc tối đa hoá của cải, điều quan trọng nhất là dòng tiền hơn là lợi nhuận.
✓ Làm thế nào chúng ta có thể đo lường sự giàu có (của cải)? – Tăng giá trị ròng hoặc giá trị
của doanh nghiệp
Giá trị doanh nghiệp – EPS/Tỷ lệ vốn hoá
✓ Đôi khi, việc tối đa hoá của cải có thể tạo ra xung đột, được gọi là vấn đề đại diện.

You might also like