Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 59

CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN

CỦA MÔI TRƯỜNG

GV: ThS. Nguyễn Thị Như Ngọc


ThS. Hoàng Thị Phương Chi
Email: ngtnngoc@hcmus.edu.vn
Các thành phần cơ bản của Môi trường

Địa quyển (Geosphere)


Thủy quyển (Hydrosphere)
Khí quyển (Atmosphere)
Sinh quyển (Biosphere)
Xem video
https://www.youtube.com/watch?v=gWHE4ug1xpc&t=109s
Tại sao phải tìm hiểu
về các quyển?
Các hình ảnh sau đây cho thấy các
quyển nào có tương tác với nhau?
A B

C D
• Thực vật (sinh quyển) hút nước (thủy quyển)
và chất dinh dưỡng từ đất và thải hơi nước
vào khí quyển.

• Con người (sinh quyển) sử dụng máy móc


nông nghiệp được sản xuất từ vật liệu địa
quyển để cày ruộng, và bầu khí quyển mang
lại lượng mưa (thủy quyển) để tưới cây.

• Năng lượng từ mặt trời được lưu trữ bởi thực


vật (sinh quyển). Khi con người hoặc động
vật (sinh quyển) ăn thực vật, họ sẽ thu được
năng lượng mà thực vật thu được ban đầu.
Sự hình thành Trái Đất
Đám mây bụi tồn tại cách nay 4,5 tỷ năm đã hình thành hệ Mặt Trời
và các hành tinh. Trong đó có Trái Đất
• Sau khi hình thành (cách đây khoảng 4,5 tỷ năm), TĐ là một quả cầu
lạnh, không có khí quyển, tự quay xung quanh Mặt trời.

• Sự phân hủy của các chất phóng xạ làm cho quả cầu TĐ nóng dần
lên, dẫn đến sự phân dị của vật chất bên trong và thoát khí và hơi
nước, tạo nên khí quyển nguyên sinh gồm CH4, NH3 và hơi nước

• Các chất rắn trong lòng TĐ bị phân dị theo tỷ trọng. Phần nặng tập
trung vào nhân (Fe, Ni), phần nhẹ tập trung bên ngoài (Al, Si).

• Dần dần, lớp ngoài TĐ nguội dần trở nên đông cứng và tạo nên vỏ
TĐ.
• Khoảng 4,4 tỷ năm trước, xuất hiện các đại dương nguyên thủy.

• Thành phần và cấu trúc của khí quyển, thủy quyển thay đổi theo thời
gian hình thành cho đến nay.

• Các SV trên TĐ xuất hiện khoảng 2 – 3 tỷ năm, tiến hóa không ngừng
tạo ra sự phong phú và đa dạng của các loài trong sinh quyển.
ĐỊA QUYỂN

1. Cấu tạo

2. Đặc điểm

3. Chu trình đá
Cấu tạo bên trong của Trái
Đất gồm 4 lớp chính:
1. Vỏ (Crust)
2. Manti (Mantle)
3. Nhân ngoài (Outer core)
4. Nhân trong (Inner core)
Độ dày:
1) Vỏ (5-70 km)
2) Manti
(35 - 2890 km)
3) Nhân ngoài
(2890 - 5100 km)
4) Nhân trong
(5100 - 6378 km)
• Bên trong trái đất được đặc trưng
bởi sự gia tăng dần nhiệt độ, áp
suất và tỉ trọng theo độ sâu.

• Cứ sâu 100 km, nhiệt độ tăng gần


130°C.

• Tại tâm Trái đất, nhiệt độ


>6700°C.

• Áp suất trong vỏ gia tăng gần 280


bars/1 km độ sâu.
Từ ngoài vào trong:
• Tỉ trọng
• Nhiệt độ
• Áp suất

Thành phần vật lý Thành phần hoá học


VỎ (CRUST) – rắn, dày 5-70km
• Vỏ không phải là một lớp liên tục, mà là cấu tạo của các khối lớn gọi
là các mảng kiến tạo, và các mảng này luôn luôn di chuyển-mặc
dầu bạn không cảm nhận thấy.

• Chia vỏ trái đất thành 2 kiểu: VỎ LỤC ĐỊA và VỎ ĐẠI DƯƠNG


• Vỏ lục địa (Continental Crust (SiAl): dày 10-70km, đá granite, tỷ
trọng thấp, nhẹ
• Vỏ đại dương (Oceanic Crust (Sima) : dày 5- 7km, đá basalt, tỷ
trọng lớn
Vỏ lục địa (Continental Crust Vỏ đại dương (Oceanic Crust
(SiAl): dày 10-70km, đá granite, (Sima) : dày 5-7km, đá basalt,
tỷ trọng thấp, nhẹ tỷ trọng lớn
Các nguyên tố hoá học phổ biến trong vỏ Trái Đất

Thành phần của vỏ Trái Đất theo khối lượng trung bình
MANTI (MANTLE)

Chiếm 82% khối lượng Trái đất, gồm manti trên và manti dưới.
- Manti trên: rắn chắc ở phần đỉnh, đá lỏng ở dưới đáy
- Manti dưới: nằm phía dưới Manti trên. Đây là lớp gần nhân Trái đất
nhất.
• Vỏ và phần manti trên cùng hình thành nên thạch quyển (lithosphere) nằm
trên quyển mềm.

Thạch quyển: lạnh nhất, dễ gẫy nhất của các lớp Trái đất à trôi trên phần lỏng của
Manti trên

Quyển mềm: mềm dẻo, các mảng thạch quyển di chuyển trên bề mặt hoặc chìm sâu xuống

Thạch quyển = Vỏ + Manti trên

Quyển mềm
Tại sao thạch quyển lại trôi?

• Vì Nhân Trong quá nóng nên nó bức xạ các dòng nhiệt lên các
lớp trên. Các dòng này được gọi là các dòng đối lưu.

• Các dòng đối lưu này làm cho các mảng kiến tạo của bề mặt
Trái Đất di chuyển. Sự di chuyển các mảng kiến tạo gây ra
phún xuất núi lửa, động đất và tạo núi.
Kiến tạo mảng
Các quá trình kết hợp, di chuyển, và phá hủy của các mảng thạch
quyển được gọi chung là kiến tạo mảng (plate tectonics)

7 mảng kiến tạo chính:


1. Á Châu
2. BắcMỹ
3. Nam Mỹ
4. Phi
5. Ấn–Úc
6. Thái Bình Dương
7. Nam Cực
Các kiểu ranh
giới kiến tạo

• Phân kỳ

• Hội tụ

• Chuyển dạng.
NHÂN NGOÀI
- Nhân ngoài thành phần gồm sắt,
nicken, lưu huỳnh và oxy, trạng thái
lỏng.
- Là nguồn gây ra từ trường Trái đất
NHÂN TRONG
- Nhân Trong cứng (mặc dù rất nóng,
nhưng áp suất lớn (360 Gpa : 3.000.000
atm) làm cho nó cứng lại).
- Chủ yếu sắt và nickel.
CHU TRÌNH CỦA ĐÁ

Trong vỏ Trái Đất:


1) Đá magma (igneous): 64.7%
2) Đá trầm tích (sedimentary): 7.9%
3) Đá biến chất (metamorphic): 27.4%
THUỶ QUYỂN
(Hydrosphere)
Thủy quyển
• TĐ gồm 71% là đại dương, 29% là lục địa

• Nước là dạng vật chất cần cho tất cả sinh vật trên TĐ và MT sống
của nhiều loài
• Nước tồn tại trên TĐ ở 3 dạng: rắn, lỏng và khí
• Nước trên TĐ tạo nên thủy quyển (chủ yếu biển và đại dương và
các sông suối, hồ…).
Sự hình thành đại dương
Đại dương % Diện tích bề mặt TĐ
Pacific Ocean (Thái Bình Dương) 30.5%
Atlantic Ocean (Đại Tây Dương) 20.8%
Indian Ocean (Ấn Độ Dương) 14.4%
Southern/Antarctic Ocean (Nam Đại Dương) 4.0%
Arctic Ocean (Bắc Băng Dương) 2.8%
ĐẠI DƯƠNG

• Diện tích: 362 triệu km2 –


71% diện tích bề mặt Trái Đất

• Dung tích: 1.3 tỷ km3

• Khối lượng: 1.4 x 1021 kg –

0.023% khối lượng Trái Đất

• Độ sâu trung bình: 4000 m

• Điểm sâu nhất: 11,033 m


KHÍ QUYỂN
(Atmosphere)
Khí quyển
• Là lớp các chất khí bao quanh trái đất và được giữ lại bởi lực hấp
dẫn của Trái Đất.
• Ranh giới dưới là bề mặt địa quyển, thủy quyển, ranh giới trên
không rõ ràng (là khoảng không gian giữa các hành tinh).
• Khí quyển TĐ hình thành do thoát hơi nước, các chất khí từ địa
quyển, thủy quyển.
Sự tiến hóa của Khí quyển
• Thời kỳ đầu (cách nay 4.5 tỉ
năm)
- Hình thành vỏ Trái đất
- Khí quyển nguyên thủy: CH4, NH3,
H2, He
• Khí quyển thứ sinh do thoát khí
núi lửa
H2O (85%); CO2 (10%); Vết N2
• Hình thành đại dương
- H2O đậm đặc để thành đại dương
- CO2 hòa vào đại dương, kết tủa
tạo đá vôi
- N2 tích lũy chậm theo thời gian.
Sự sống xuất hiện (hơn 3 tỷ năm)
- Cyanobacteria “vi khuẩn lam”
Sử dụng phản ứng hóa học để có năng lượng (không có sự quang hợp).
Sự sống tiến hóa (gần 2 tỷ năm)
- Vi khuẩn tiến hóa thành sinh vật phức tạp hơn, quang hợp bắt đầu.
- Quang hợp di chuyển CO2 (vào đại dương) và tạo Oxy
- Ozone hình thành (tự nhiên) từ O2 cho phép sự sống tiến hóa trên trái đất.
Nồng độ N2 tăng dần tới mức hiện tại
(Sự gia tăng bài tiết, phân hủy xác động thực vật, phân hủy yếm khí của vi SV
làm cho nồng độ khí N2 trong khí quyển tăng lên và đạt
thành phần như hiện nay)
Thành phần không khí của khí quyển hiện nay?

Khí nhà kính – Greenhouse gas


Thành phần không khí của khí quyển hiện nay?
Hơi nước
• Chiếm khoảng 0.4% - 4% khối lượng không khí (theo thời tiết khí
hậu)
• Hình thành mây, mưa
• Hấp thụ năng lượng nhiệt từ trái đất
CO2
• Tính đến tháng 1/2023, CO2 trong khí quyển là 422.80 ppm
Cấu trúc thẳng đứng của khí
quyển
• Khí quyển được chia thành 5
lớp do tính chất của chúng biến
đổi theo chiều cao.
Hai tính chất của khí quyển
biến đổi theo chiều cao là: áp
suất và nhiệt độ không khí
CẤU TRÚC KHÍ QUYỂN
•Troposphere – tầng đối lưu (0-11 km)
Environmental lapse rate 6.5oC/km
•Stratosphere – tầng bình lưu (11-50
km)
Tầng ozone hấp thu UV
•Mesosphere – tầng trung lưu (50-80
km)
•Thermosphere – tầng nhiệt (>80 km)
Nhiệt độ lên đến 1000oC
•Exosphere – tầng ngoài Cấu trúc nhiệt của khí quyển
BỨC XẠ MẶT TRỜI VÀ KHÍ QUYỂN TRÁI ĐẤT

• Hấp thụ 19% bức xạ từ Mặt Trời

üN2 – không hấp thụ bức xạ

üO2,O3 và hơi nước–hấp thụ bức xạ


cực tím

• 51% bức xạ từ Mặt Trời truyền


suốt qua khí quyển
ALBEDO
•ALBEDO được định nghĩa tổng lượng bức xạ bị phản xạ trở lại bởi bề mặt
vật thể. Albedo có nguồn gốc từ chữ Laitn “albus” có nghĩa là trắng.
•Lượng phản xạ phụ thuộc vào màu sắc và cấu trúc của vật thể.
•Albedo biến đổi theo thời gian, độ che phủ mây, các loại bụi trong không
khí, góc Mặt Trời và bản chất bề mặt.
• Albedo cao? Albedo thấp?
• So sánh Albedo của tuyết, rừng, nước?
Chế độ nhiệt, bức xạ và hoàn lưu khí quyển

• Hàng năm TĐ nhận được 1,4.1013 kcal năng lượng từ MT, khoảng 1-
2% được cây xanh sử dụng để tạo sinh khối

• TĐ hoàn trả lại vũ trụ một phần NLMT dưới dạng bức xạ nhiệt sóng
dài. Phần còn lại tích lũy dưới dạng nhiên liệu hóa thạch hoặc sinh
khối
• Quá trình tiếp nhận và phân phối dòng NLMT trên TĐ thông qua khí
quyển, thạch quyển và thủy quyển đạt trạng thái cân bằng trong
khoảng 2 tỷ năm trở lại đây

• Do đó nhiệt độ TĐ gần như không đổi theo thời gian, TB khoảng


+16oC
• Dòng nhiệt MT phân bố không đều trên bề mặt TĐ do hình cầu và
chuyển động tự quay của TĐ.

• Sự phân bố năng lượng không đều trên mặt TĐ là nguyên nhân hình
thành các vành đai khí hậu và hoàn lưu khí quyển.
CÁC LOẠI GIÓ
• Sự tự quay quanh trục và ma sát với
bề mặt Trái Đất tạo ra các loại gió
§ Gió Tín phong

§ Gió Tây Ôn đới


§ Gió Đông cực
• Ngoài ra còn có gió mùa (monsoon) và
gió địa phương (gió biển, gió đất, gió
phơn)
SINH QUYỂN
(Biosphere)
Sinh quyển
Sinh quyển (lớp vỏ sống) chính là toàn bộ
các dạng vật sống bên trong, bên trên và
phía trên của TĐ, trong đó có cơ thể sống
và Hệ sinh thái hoạt động.
• Đây là hệ thống động và vô cùng phức
tạp.
• Trong thành phần của sinh quyển có tầng
đối lưu của khí quyển, toàn bộ thuỷ quyển,
một phần của thạch quyển.
• Sinh quyển được cấu tạo từ 90% hydro, oxy, carbon và nitơ. 4 nguyên
tố này được tìm thấy trong tất cả các sinh vật sống trên trái đất.

• Mặt trời là nguồn năng


lượng chính cho sự
sống trên trái đất
• 1-2% tổng năng lượng
MT sử dụng cho sinh
vật sống
Biosphere 2, Man-made Technosphere, a Human
Experiment to create an artificial biosphere
(The Earth is the Biosphere 1)

First mission: 9-26-1991 to 9-26-1993, 8 people


Second mission: 3-6-1994 to 9-6-1994, aborted
Biosphere 2
Thử nghiệm tạo hệ sinh thái nhân tạo

• 3.15 acre (12700


m2) hệ thống sinh
thái kín nhân tạo
khu vực Oracle,
Arizona, U.S.
• Bao gồm 5 quần xã
sinh vật: đại
dương,
savan, đầm lầy, sa
mạc và rừng nhiệt
đới
• ~ 2000 loài thực vật và động vật
Tropical Rainforest
Ocean Habitat kitchen
h"ps://www.youtube.com/watch?v=96HP_waLWPw
Problems
Mặc dù bỏ ra hơn $200 triệu, 8 nhân viên thử
nghiệm vẫn không sống nổi bởi vì:
• O2 giảm còn14% sau 6 tháng

• Gia tăng lượng CO2


• NOx tăng mạnh đủ để làm tổn thương não bộ
• Tuyệt chủng 19/25 loài
• Các SV dại phát triển mạnh mẽ (các loài côn trùng)
• Cả 2 nhiệm vụ, đặc biệt nhiệm vụ 2 gặp rất
nhiều vấn đề cả về tổ chưc lẫn vấn đề về con
người.
We can not create the second earth,
Therefore, keep what we have, the earth
Chia sẻ ý kiến ở đây!
Thảo luận nhóm

Biến đổi khí hậu sẽ


tác động đến các
quyển như thế nào
và ngược lại?

You might also like