Thuyết trình động cơ tăng áp

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Thuyết trình động cơ tăng áp

Vè nguyên lý hoạt động:


Về hoạt động của động cơ tăng áp thì tăng áp kiểu cánh biến thiên VNT làm việc tương
tự với VGT, dựa vào việc ECU nhận tín hiệu từ các cảm biến và điều chỉnh motor tác
động làm xoay các cánh quạt, từ đó hiệu chỉnh khoảng cách A lớn nhỏ giúp điều khiển
tốc độ dòng khí hút và turbin theo ý muốn.

 Đồng thời, động cơ còn kết hợp với việc sử


dụng chế độ tăng áp đơn (Single Turbin) và chế độ tăng áp kép (Twin-Turbo) lần
lượt khi động cơ có vòng quay thấp và cao.
 Khi tốc độ động cơ thấp, động cơ sử dụng chế độ tăng áp đơn (Single Turbo) – Van
ECV số 2 bị ngắt  nguồn cung cấp khí thải cho bộ tăng áp 2 bị ngắt, bộ tăng áp 2
không hoạt động. Lúc này chỉ có bộ tăng áp 1 hoạt động, nhờ đó tăng tốc độ khí vào
turbin làm tăng áp suất và momen của động cơ mà còn tối ưu được lượng nhiên liệu
tiêu thụ của động cơ.

Sơ đồ hoạt động khi động cơ có tốc độ thấp


1 – Bộ tăng áp 2; 2 – Van ECV; 3 – Bộ tăng áp 1; 4 – Intercooller; 5-
Van IACV; 6 – Van ABV
 Khi tốc độ động cơ, động cơ sử dụng chế độ tăng áp kép (Twin Turbo), van ECV,
ABV và IACV mở, cả 2 bộ tăng áp đồng thời hoạt động, cho phép lượng áp suất nạp
vào lớn khi ở động cơ làm việc tốc độ cao, duy trì áp suất tăng hoặc giảm theo mong
muốn.

Sơ đồ hoạt động khi động cơ có tốc độ cao


1 – Bộ tăng áp 2; 2 – Van ECV; 3 – Bộ tăng áp 1; 4 – Intercooller;
5- Van IACV; 6 – Van ABV

- Van thoát khí ABV (air by-pass valve).


+ Chức năng chính: Điều chỉnh lưu lượng khí nạp vào động cơ bằng cách
điều chỉnh áp suất hoặc lưu lượng khí qua hệ thống turbocharger.
+ ABV có thể được mở ra để giảm áp suất hoặc lưu lượng khí đến
turbocharger, từ đó giảm sự căng thẳng trên hệ thống và giảm tiêu hao năng
lượng. Trong một số trường hợp, ABV cũng có thể giúp hạn chế các hiện
tượng như turbo lag (trễ turbo), bằng cách giảm thời gian phản ứng của
turbocharger.
- Van kiểm soát khí thải ECV (exhaust control valve): ECV có thể được
đóng lại để tăng áp suất trong hệ thống và cải thiện hiệu suất hoạt động của
động cơ. Ngược lại, khi động cơ hoạt động ở mức công suất cao, ECV có
thể được mở ra để giảm áp suất trong hệ thống và tăng hiệu suất khí thải.
- Van IACV (intake air control valve): Chức năng chính của IACV là điều
chỉnh lưu lượng không khí nạp vào hệ thống nạp của động cơ, giúp duy trì
một tỷ lệ hỗn hợp nhiên liệu/khí nạp phù hợp trong mọi điều kiện hoạt động
của động cơ.
IACV thường được điều khiển bởi hệ thống điều khiển động cơ của xe, như
một vi điều khiển (ECU), để điều chỉnh lưu lượng không khí dựa trên các
thông số như tốc độ động cơ, nhiệt độ, áp suất không khí và các yếu tố
khác.
- So sánh VNT với VGT:
+ VNT điều chỉnh góc của cánh quạt turbin để thay đổi diện tích dòng cắt
của dòng khí quay turbo, từ đó điều chỉnh lượng áp suất của khí nạp.
VGT sử dụng cơ cấu cánh quạt có thể di chuyển để thay đổi hướng của
dòng khí khi nạp vào turbine, tạo ra áp suất và lưu lượng khí nạp phù hợp.
+ VNT thường có thời gian phản ứng nahnh hơn so với VGT giúp giảm
thiểu việc trễ turbo (turbo lag). Tuy nhiên VGT lại có khả năng điều chỉnh
rộng hơn và tối ưu tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn.
+ VNT thường có cấu tạo đơn giản và có chi phí thấp hơn so với VGT.

Chế độ hoạt động:


- Động cơ F33A-FTV của mẫu Toyota Land Cruiser 2021 sẽ hoạt động với 2
chế độ chính là chế độ tăng áp đơn ở tốc độ tải thấp, trung bình và chế độ
tăng áp kép ở tốc độ tải cao.
- Việc chuyển đổi giữa các chế độ sẽ do ECU điều khiển đóng ngắt các van
kiểm soát khí thải Exhauts Control Vavle (ECV) và van điều khiển lượng
khí nạp Intake Air Control valve (IACV).
- Khi động cơ hoạt động ở tốc độ hoặc tải thấp và trung bình động cơ hoặt
động với chế độ tăng áp đơn, lúc này van ECV sẽ bị ngắt, điều đó có nghĩa
là khí thải sẽ được dồn vào 1 bộ tăng áp làm vận tốc khí thải tăng,quay
turbin nhanh dẫn đến lượng không khí nạp vào sẽ nhanh hơn đồng nghĩa
với việc tăng tốc độ phản ứng của động cơ giúp giảm hiện tượng turbo lag
và giảm được lượng tiểu hao nhiên liệu do chỉ tiêu tốn năng lượng cho 1 bộ
tăng áp mà vận đảm bảo cho động cơ hoạt động ổn định.
- Khi động cơ hoạt động ở tốc độ hoặc tải cao động cơ sẽ hoạt động với chế
độ tăng áp kép, lúc này van ECV và IACV sẽ mở động cơ hoạt đôgnj với 2
bộ tăng áp, lượng khí thải sẽ chia đều đến 2 bộ giúp tăng lưu lượng khí thải
để tạo ra hiệu suất nén khí nạp tối đa đảm bảo động cơ hoạt động tốt nhất.

You might also like