Bài Việt Nam của WS

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

ÔN THI HSG CHUYẾN TÀU VĂN CHƯƠNG

Bài “Việt Nam” của Wislawa Szymborska:


Chị ơi chị tên gì?
- Tôi không biết.
Chị sinh năm nào?
- Tôi không biết
Vì sao chị lại đào cái hầm dưới đất?
- Tôi không biết.
Chị ẩn náu nơi đây đã được bao lâu?
- Tôi không biết.
Tại sao chị lại cắn vào ngón tay thân ái của tôi?
- Tôi không biết.
Chị có biết rằng chúng tôi không làm gì hại chị?
- Tôi không biết.
Chị ở bên nào trận tuyến?
- Tôi không biết.
Giờ đang thời chiến tranh chị phải chọn thôi?
- Tôi không biết.
Làng chị có còn không?
- Tôi không biết.
Những đứa trẻ này có phải là con chị?
- Vâng.
- Mối quan hệ giữa Wislawa – Việt Nam: biết về Việt Nam qua những cuộc chiến tranh,
bà viết về VN và người VN khác với con mắt của người dân thế giới.
Người ta có cái nhìn rất khác về con người ấy, về dân tộc ấy, về những người phụ nữ, về
chiến tranh, về người phụ nữ dám bỏ làng đi sơ tán, dám đào hầm,..
+ Cách một người phụ nữ phỏng vấn một người phụ nữ về chiến tranh.
+ Cách một người phụ nữ trả lời về chiến tranh.
ÔN THI HSG CHUYẾN TÀU VĂN CHƯƠNG

Bài thơ làm theo kiểu phỏng vấn rất kì lạ bởi tất cả câu hỏi có một câu trả lời, riêng câu
cuối là “Vâng”. Cấu trúc thơ trống rỗng. Câu trả lời mang tính phủ định, không biết, không
quan tâm, không muốn đề cập đến. Người phụ nữ sẵn sàng phủ định mọi thứ: tên tuổi,
nguồn cội của chính mình (không phải là một sự lưu giữ đặc biệt nào trong tâm khảm); đào
hầm dưới đất (chính trị); ẩn nấu bao lâu (chính trị nằm ngoài sự quan tâm); những điều gì
đang xảy đến với mình không còn quan tâm; bên nào trận tuyến (Mỹ Diệm – VN)
=> Không quan tâm, phủ định (Khi nghĩ về chiến tranh, người ta chỉ nghĩ bên nào thua,
thắng, số liệu, những cách thức, thời gian, con số thương vong, những gì đã bị xóa sổ,…của
cuộc chiến => thường trực trong báo cáo về chiến tranh nằm ngoài sự quan tâm của chị ta.
Chị là một người mẹ: Chị chỉ biết một điều duy nhất: Sự tồn tại của những đứa con. Chỉ có
những đứa con mới là sự khẳng định mạnh mẽ nhất của người mẹ, không phải là họ không
biết hay không quan tâm đến những vấn đề khác trong sống. Khi ấy rất nhiều người phụ
nữ trong các đất nước đang chiến tranh phải nói lời cảm ơn bà bởi Wislawa hiểu cốt lõi của
người phụ nữ VN trong chiến tranh, họ chỉ muốn có cuộc sống thanh bình bên cạnh những
đứa con (Họ là những người tạo ra sự sống >< sự phá hủy và tàn lụi ghê gớm của chiến
tranh). Họ chỉ mong muốn được cày cuốc yên bình, được sinh con đẻ cái, được cất tiếng
hát vô biên trên chính mảnh đất của mình.

You might also like