Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

‑ ‑ ‑ HOTLINE: 0987 828585

VN-INDEX HNX-INDEX NASDAQ USD VÀNG

11:37 (GMT+7) - Thứ tư, 20/07/2022 Nhập nội dung tìm kiếm

CHUYỂN ĐỘNG TÀI CHÍNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG BẤT ĐỘNG SẢN BẢO HIỂM PHÁP LUẬT GIỚI THIỆU TÒA SOẠN

Công bố công khai số liệu quyết toán ngân Tính toán phương án điều chỉnh thuế tiêu Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ Chính phủ quyết nghị các nh
TIN NÓNG sách nhà nước năm 2020 thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với công, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và giải pháp trọng tâm 6 thá
20/07/2022 Chuyển động Tài chính xăng dầu 19/07/2022 Chuyển động Tài chính 19/07/2022
19/07/2022 Thời sự

BỘ TÀI CHÍNH ĐỒNG HÀNH, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP THỐNG KÊ TÀI CHÍNH HỆ THỐNG VĂN BẢN CHÍNH SÁCH TẠP CHÍ IN

Chính sách Tài chính Bình luận chính sách Chính sách mới Hỏi - đáp chính sách

TIN NỔI BẬT

6 tháng đầu năm 2022, cơ


quan Thuế lập hơn 57.000 biên
bản vi phạm hành chính điện
tử
20/07/2022

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Lựa chọn tỷ giá trong hạch toán và những vấn đề cần


lưu ý
TS. Phan Thanh Hải 12:00 14/01/2017
Like 0 Share Công bố công khai số liệu
quyết toán ngân sách nhà
Bài viết phân tích việc lựa chọn tỷ giá để hạch toán đối với các nghiệp nước năm 2020
vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến ngoại tệ của doanh nghiệp trên 20/07/2022

quan điểm so sánh giữa quy định của Thông tư 53/2016/TT-BTC và


Thông tư 200/2014/TT-BTC. Qua đó, giúp cho người đọc hiểu rõ những
điểm khác biệt cơ bản và có sự lựa chọn hợp lý tỷ giá trong quá trình
lập và trình bày các chỉ tiêu liên quan đến báo cáo tài chính của
doanh nghiệp.

• Đồng bạc xanh và cơ hội tập dượt của nhà điều hành
• Chính sách tiền tệ đang đúng hướng
Tính toán phương án điều
• Tỷ giá có gây áp lực lên lãi suất?
chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt,
Một số điểm khác biệt giữa Thông tư 53/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC thuế giá trị gia tăng đối với
xăng dầu
Ngày 21/3/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 53/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung các
19/07/2022
nhóm vấn đề tại các điều 12, 13, 15, 18, 51, 69 và 120 của Thông tư 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp (DN).

Thông tư 53/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016. Những điểm khác
biệt cơ bản giữa Thông tư 53/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC về vấn đề lựa
chọn tỷ giá tập trung ở một số nội dung sau: Nội dung của Thông tư 53/2016/TT-BTC đã
đưa ra một số sửa đổi và bổ sung cho Thông tư số 200/2014/TT-BTC về tỷ giá được đề
cập đến trong mục số 3,4,5 của Điều 1.

Về cơ bản có một số các điểm khác biệt cơ bản như:


Thứ nhất, cho phép DN trong việc ghi sổ kế toán đối với các giao dịch góp vốn, nhận vốn Công đoàn Bộ Tài chính tập
góp; ghi nhận nợ phải thu, nợ phải trả, mua sắm tài sản; thanh toán ngay các khoản chi trung chỉ đạo công đoàn các
phí bằng ngoại tệ được quyền lựa chọn hoặc là tỷ giá giao dịch thực tế nơi DN thực hiện
cấp triển khai, thực hiện tốt
thanh toán; chỉ định khách hàng thanh toán; chỉ định đối tác góp vốn chuyển khoản để
nhận vốn góp, hoặc là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình của ngân nhiệm vụ 6 tháng cuối năm
hàng thương mại (NHTM) nợ DN thường xuyên có giao dịch. 2022
19/07/2022
Tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá + -1% so với tỷ giá mua bán
chuyển khoản trung bình. Tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình được xác định hàng
ngày hoặc hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ
giá bán chuyển khoản hàng ngày của NHTM. Việc sử dụng tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo
không ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của kỳ kế toán.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng, so với việc sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại Thông tư
200/2014/TT-BTC thì quy định trong Thông tư 53/2016/TT-BTC đã tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho DN. Theo đó, DN chỉ cần căn cứ vào tỷ giá của một NHTM nơi thường xuyên có Chính phủ quyết nghị các
phát sinh giao dịch làm căn cứ xác định tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá giao dịch thực tế. nhóm nhiệm vụ và giải pháp
Điều này mang lại sự thuận tiện và kịp thời hơn đối với việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh trọng tâm 6 tháng cuối năm
tế phát sinh có liên quan đến ngoại tệ thay vì xác định tỷ giao dịch thực tế của nhiều 19/07/2022

ngân hàng khác nhau. Bởi thực tế việc chỉ định NHTM và yêu cầu khách hàng phải thanh
toán, nhà đầu tư góp vốn... hoàn toàn không phải là điều dễ dàng và thuận lợi trong điều
kiện hiện nay.

Thứ hai, cho phép DN được lựa chọn giữa tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá ghi sổ (bình
quân gia quyền di động) đối với bên Có tài khoản Vốn bằng Tiền, nợ phải thu và bên Nợ
của tài khoản nợ phải trả khi phát sinh các nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ.

Đây là một thay đổi rất quan trọng và mang lại cho DN phương án lựa chọn tỷ giá hoàn
toàn khác theo định hướng đơn giản hơn so với quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Theo đó, nếu DN quyết định sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán cả bên Nợ và
Có của các tài khoản có gốc ngoại tệ (Vốn bằng tiền, Nợ phải thu, Nợ phải trả) thì đến
cuối kỳ DN xác định theo 2 trường hợp:

- Các khoản mục có gốc ngoại tệ không còn số dư thì DN phải kết chuyển toàn bộ chênh
lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ vào TK 515 hoặc TK 635.

- Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ còn số dư tiền tệ thì DN phải đánh giá lại các
khoản mục này. Nếu như trước đó DN đã đăng ký sử dụng tỷ giá xấp xỉ thay cho tỷ giá
giao dịch thực tế thì đến cuối kỳ DN sử dụng tỷ giá chuyển khoản của ngân hàng nơi DN
thường xuyên có giao dịch để thực hiện việc đánh giá lại. Tỷ giá chuyển khoản này có thể
là tỷ giá mua hoặc tỷ giá bán hoặc tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình của ngân
hàng.

Thứ ba, Thông tư 53/2016/TT-BTC cho phép ghi nhận chênh lệch tỷ giá đối với các khoản
ký cược, ký quỹ. Đây là nội dung mà trong quy định của điểm k, khoản 4.1 Điều 69 Thông
tư 200/2014/TT-BTC không hướng dẫn. Đồng thời, quy định cụ thể việc lựa chọn áp dụng
tỷ giá phải được DN khai báo rõ ràng trên thuyết minh báo cáo tài chính và phải đảm
bảo nguyên tắc nhất quán theo quy định của chuẩn mực kế toán.
Thực tiễn triển khai

Để người đọc hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa nội dung của 2 thông tư này về vấn đề lựa
chọn tỷ giá, bài viết đưa ra ví dụ cụ thể minh họa như sau: Tại công ty cổ phần xuất nhập
khẩu ABC đối với việc lựa chọn tỷ giá theo Thông tư 53/2016/TT-BTC và Thông tư
200/2014/TT-BTC.

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ABC kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương
pháp khấu trừ, kế toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên, áp dụng năm tài
chính từ ngày 01/01 - 31/12, có tình hình trong tháng 12/N như sau:

I. Một số TK có gốc ngoại tệ đầu tháng 12/N:


+ TK 111 (2): 100.000 USD, Tỷ giá 20,0
+ TK 112 (2): 300.000 USD, Tỷ giá 21,5 (tại NH ACB)
+ TK 112 (2): 0 USD (Tại Sacombank)
+ TK 131 – A: 50.000 USD, Tỷ giá 21,2
+ TK 331-B: 100.000 USD, Tỷ giá 21,4

Các TK khác có số dư giả định


II. Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến ngoại tệ trong tháng 12/N:

1) Ngày 5/12, DN nhận chuyển khoản ngoại tệ từ khách hàng A trả hết số tiền nợ DN qua
Sacombank. Tỷ giá mua ngoại tệ đầu ngày của Sacombank là 22,0 còn tỷ giá do Ngân
hàng ACB công bố đầu ngày: mua ngoại tệ là 22,0 và bán ngoại tệ là 22,2.

2) Ngày 10/12, DN dùng 50.000 USD tiền mặt ngoại tệ mở L/C chuẩn bị nhập khẩu 1 lô
hàng hóa tại Ngân hàng ACB. Tỷ giá mua ngoại tệ tại ACB công bố đầu ngày là 21,0 và
bán ngoại tệ là 21,3.

3) Ngày 15/12, DN chuyển khoản từ ngân hàng ACB trả nợ cho người bán B. Tỷ giá mua
ngoại tệ tại Ngân hàng ACB công bố đầu ngày là 21,2 và bán ngoại tệ là 21,3.

4) Ngày 25/12, Nhập khẩu lô hàng hóa với giá 50.000 USD đã thanh toán qua L/C. Tỷ giá
mua ngoại tệ tại Ngân hàng ACB công bố đầu ngày là 21,0 và bán ngoại tệ là 21,4. (Giả
định không xét đến các khoản thuế liên quan).

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ có liên quan trong và cuối tháng 12/N vào sổ sách
theo 2 trường hợp:

- DN áp dụng các quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC (Giả định DN sử dụng tỷ giá ghi
sổ đối với các khoản mục Tiền theo tỷ giá bình quân, còn tỷ giá khi thu nợ, trả nợ theo tỷ
giá đích danh).

- DN áp dụng quy định tại Thông tư 53/2016/TT-BTC (Giả định DN lựa chọn tỷ giá xấp xỉ =
tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình trong ngày là tỷ giá duy nhất để hạch toán các
nghiệp vụ có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ. Khi đánh giá lại DN sử dụng tỷ giá mua bán
chuyển khoản trung bình). Biết ngày 31/12/N, Ngân hàng ACB công bố tỷ giá mua ngoại
tệ là 21,2 và tỷ giá bán ngoại tệ là 21,4

Kết luận

Thông qua ví dụ minh họa về việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ và
cuối kỳ trình bày ở trên có thể dễ dàng nhận thấy, sự khác biệt rõ rệt giữa việc lựa chọn
tỷ giá trong hạch toán theo quy định của Thông tư 53/2016/TT-BTC so với nội dung của
Thông tư số 200/2014/TT-BTC ở những điểm sau:

Một là, so với Thông tư 200/2014/TT-BTC việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế có liên quan
đến ngoại tệ trong kỳ ở Thông tư 53/2016/TT-BTC đơn giản hơn. Bởi lẽ thực chất nếu
được sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển khoản
trung bình của ngân hàng nơi DN thường xuyên giao dịch cho cả bên Nợ và bên Có của
các tài khoản có gốc ngoại tệ thì về cơ bản làm cho việc tính toán các tỷ giá sử dụng để
hạch toán được đơn giản hơn. Đặc biệt, đối với các DN có các hoạt động xuất nhập khẩu,
mua bán ngoại tệ với tần suất lớn trong kỳ.

Hai là, việc lựa chọn tỷ giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh cuối cùng của
DN. Nếu giả định rằng, doanh thu của Công ty ABC trong năm N là 800.000, giá vốn là
500.000 và các khoản mục thu nhập, chi phí khác không xét đến, việc lựa chọn tỷ giá để
ghi sổ kế toán sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lợi nhuận trước thuế. Cụ thể, nếu theo
Thông tư 200/2014/TT-BTC ở ví dụ trên thì lợi nhuận trước thuế = 340.000 còn theo
Thông tư 53/2016/TT-BTC thì lợi nhuận trước thuế = 380.000.

Như vậy, nội dung của Thông tư 53/2016/TT-BTC tuy có sửa đổi, bổ sung nội dung về tỷ
giá của Thông tư 200/2014/TT-BTC, song về cơ bản cho phép DN được quyền lựa chọn
giữa việc sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế và tỷ giá ghi sổ như cũ hoặc chỉ áp dụng duy
nhất một loại tỷ giá theo quy định tại Thông tư 53/2016/TT-BTC. DN cần căn cứ vào đặc
điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của DN, căn cứ vào năng lực của đội ngũ
kế toán để lựa chọn tỷ giá hợp lý làm căn cứ hạch toán và công bố thông tin trên báo cáo
tài chính của đơn vị.

Tài liệu tham khảo:

1. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về chế độ kế toán DN;

2. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán DN;

3. Các trang điện tử: mof.gov.vn, tapchitaichinh.vn...

Bài đăng trên tạp chí Tài chính kỳ II tháng 12/2016

Like Share Be the first of your friends to like this.

TAGS ngân hàng giao dịch nhà đầu tư nhập khẩu USD ACB

tài chính thuế tỷ giá báo cáo Tài chính kinh tế

ngân hàng thương mại Thông tư

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

Các trường hợp làm thất thu Phát triển kinh tế xanh: Một số Nền tảng phát triển bền vững
thuế nhập khẩu khó khăn và giải pháp đặt ra từ kinh tế xanh ở Việt Nam
14/07/2022 13/07/2022 12/07/2022

Tạp chí điện tử Tài chính Tòa soạn: Tầng 4, Tòa nhà dự án, số 4, ngõ Hàng Chuối 1,
Giấy phép số 552/GP-BTTTT ngày 27/8/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
Cơ quan chủ quản: Bộ Tài chính Tel: 024.39330038, 028.39300434.
Tổng biên tập: Phạm Văn Hoành Hotline: 0987 828 585 Email: tapchitaichinhdientu@gmail.com
Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Tài chính Email nhận bài tạp chí in: tctc.banbientap@gmail.com

Website được phát triển bởi Hemera Media

You might also like