Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

BTVN Ngày 26 Tháng 3 Năm 2024

Bài 1. Chiếu chùm ánh sáng song song phát ra từ đèn Natri tới vuông góc với một cách tử nhiễu
xạ phẳng có hằng số (chu kỳ) cách tử là d = 1900 nm và tổng số khe là N = 1,0.104. Bức xạ đèn
Natri chứa hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 589,00 nm và λ2 = 589,59 nm. (a) Xác định
khoảng cách góc giữa hai vạch quang phổ bậc 2 của hai ánh sáng trên. (b) Cách tử này có phân
biệt được hai vạch quang phổ bậc 1 của hai ánh sáng trên không? Tại sao?
Bài 2. Một chùm sáng song song phát ra từ đèn thủy ngân được chiếu vuông góc với một cách
tử nhiễu xạ phẳng có 2000 vạch/cm. Người ta quan sát quang phổ thu được trên mặt phẳng tiêu
của một thấu kính hội tụ đặt song song với cách tử. (a) Tính khoảng cách góc của hai vạch
tương ứng với các bước sóng λ1 = 579 nm và λ2 = 577 nm trong phổ bậc 1. (b) Độ rộng của
chùm tia tới phủ dọc theo cách tử phải là bao nhiêu để vừa đủ phân giải (theo tiêu chuẩn
Rayleigh) hai vạch nói trên trong phổ bậc nhất.
Bài 3. Một chùm ánh sáng trắng, song song, có giải bước sóng từ λt = 400 nm (tím) đến λđ =
700 nm (đỏ), được chiếu vuông góc với một cách tử phẳng có 4800 vạch/cm. Người ta quan
sát quang phổ thu được trên mặt phẳng tiêu của một thấu kính hội tụ đặt song song với cách tử.
(a) Có thể quan sát được bao nhiêu quang phổ đầy đủ từ tím đến đỏ? Tìm bậc phổ tương ứng
với các quang phổ đó. (b) Có xảy ra hiện tượng chồng phổ hay không? Nếu có, hãy mô tả các
miền chồng phổ đó.
Bài 4. Chiếu một chùm ánh sáng tự nhiên có cường độ I0 tới một hệ gồm kính phân cực P và
kính phân tích A. Xác định góc giữa các phương ưu tiên của P và A để cường độ ánh sáng đi
qua hệ là (a) I = I0/4; (b) I = I0/8. Bỏ qua hiện tượng hấp thụ khi ánh sáng đi qua hai kính.

You might also like