Bài 16-17

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI 16. DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ.

CƠ CẤU DÂN SỐ

I. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ TRÊN THẾ GIỚI
1. Đặc điểm dân số
- Dân số thế giới đông và tăng liên tục. Năm 2020 đạt khoảng 7795 triệu người .
- Tốc độ gia tăng dân số có sự khác nhau giữa các giai đoạn:
+ Tăng nhanh nhất vào giữa thế kỉ XX→ bùng nổ dân số.
+ Hiện nay, tốc độ gia tăng dân số đã có xu hướng giảm.
- Quy mô dân số giữa các nhóm nước, châu lục và quốc gia khác nhau.
2. Tình hình phát triển dân số trên thế giới
- Quy mô dân số thế giới tăng nhanh.
- Thời gian dân số tăng thêm một tỷ người ngày càng rút ngắn lại.
II. GIA TĂNG DÂN SỐ
1. Gia tăng dân số tự nhiên:
- Gia tăng dân số tự nhiên biểu hiện sự thay đổi dân số do chênh lệch giữa số sinh và số tử. Tỉ
suất gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.
Đơn vị tính là o/o.
+ Tỉ suất sinh thô: là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung
bình cùng thời điểm. Đơn vị tính là o/oo.
+ Tỉ suất tử thô : là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng
thời điểm. Đơn vị tính là o/oo.
=>Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số.

2. Gia tăng cơ học:


- Gia tăng cơ học bao gồm hai bộ phận xuất cư và nhập cư. Sự sự chênh lệch giữa số người xuất
cư và nhập cư được gọi là gia tăng cơ học.
- Gia tăng cơ học không ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số trên toàn thế giới, nhưng lại có ý nghĩa
quan trọng đối với từng khu vực và quốc gia, làm thay đổi số lượng dân cư, cơ cấu tuổi, giới và
các hiện tượng kinh tế xã hội.
3. Gia tăng dân số thực tế: được thể hiện bằng tổng của gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng
dân số cơ học. Đơn vị tính là o/o.
III. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIA TĂNG DÂN SỐ
- Nhân tố tự nhiên sinh học → tác động tới mức sinh và mức tử.
- Trình độ phát triển kinh tế → tác động tới mức sinh và gia tăng dân số .
- Chính sách phát triển dân số → tác động tới gia tăng dân số ở mỗi nước .
- Các nhân tố khác: điều kiện tự nhiên, môi trường sống, phong tục tập quán, y tế, giáo
dục…→ cũng tác đông đến gia tăng dân số.
IV. CƠ CẤU DÂN SỐ
1. Cơ cấu sinh học
a. Cơ cấu dân số theo giới
- Khái niệm: Cơ cấu dân số theo giới biểu thị sự tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so
với tổng số dân (đơn vị %).
- Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian và không gian.
- Cơ cấu dân số theo giới ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của từng
quốc gia.
b. Cơ cấu dân số theo tuổi
- Khái niệm: Là tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định.
- Cách phân chia:
+ Theo nhóm tuổi:
 Nhóm dưới tuổi lao động: 0 – 14 tuổi.
 Nhóm tuổi lao động: 15 – 59 tuổi.
 Nhóm trên tuổi lao động: 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên.
+ Theo tỉ lệ dân cư trong từng nhóm tuổi:
 Dân số già.
 Dân số trẻ.
- Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường dùng tháp dân số với 3 kiểu cơ bản:
- Kiểu mở rộng.
- Kiểu thu hẹp.
- Kiểu ổn định.
2. Cơ cấu xã hội
a. Cơ cấu dân số theo lao động: Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh
tế.
- Nguồn lao động: Là bộ phận dân số từ 15 tuổi trở lên có khả năng tham gia lao động.
- Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế: Chia làm 3 khu vực: Khu vực I( Nông – lâm – ngư
nghiệp), Khu vực II (Công nghiệp – xây dựng), Khu vực III (Dịch vụ). Dân số hoạt động theo khu
vực kinh có sự khác nhau giữa các nhóm nước và các giai đoạn.
b. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
- Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh trình độ dân trí , trình độ học vấn và chất lượng
dân số ở mỗi quốc gia.
- Có 2 tiêu chí phân chia:
+ Tỉ lệ người biết chữ ( từ 15 tuổi trở lên)
+ Số năm đi học của những người từ 25 tuổi trở lên.

 Luyện tập
Trả lời câu hỏi 1 trang 58 SGK. Đọc thông tin trong mục 1, hãy trình bày đặc điểm dân số
thế giới. Lấy ví dụ minh họa.
* Đặc điểm dân số thế giới:
- Dân số thế giới đông và tăng liên tục. Năm 2020 đạt khoảng 7795 triệu người .
- Tốc độ gia tăng dân số có sự khác nhau giữa các giai đoạn:
+ Tăng nhanh nhất vào giữa thế kỉ XX→ bùng nổ dân số.
+ Hiện nay, tốc độ gia tăng dân số đã có xu hướng giảm.
- Quy mô dân số giữa các nhóm nước, châu lục và quốc gia khác nhau.
+ Năm 2020, nhóm nước đang phát triển chiếm 84%, châu Á chiếm 60%, 14 quốc gia đông
dân chiếm 64% dân số thế giới.
+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có dân số đông nhất thế giới (chiếm 36%).
BÀI 17. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA

I. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÂN BỐ DÂN CƯ


- Các nhân tố tự nhiên: Tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại cho sự cư trú của con người.
+ Những nơi có khí hậu ôn hòa, nguồn nước dồi dào, địa hình thấp và bằng phẳng, đất đai
màu mỡ,... => dân cư đông đúc.
+ Những nơi khí hậu khắc nghiệt, nguồn nước khan hiếm, địa hình cao và dốc, đất đai cằn
cỗi,... => dân cư thưa thớt.
- Các nhân tố kinh tế - xã hội: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của nền
kinh tế, quyết định sự phân bố dân cư, làm cho phân bố dân cư chuyển từ tự phát sang tự giác.
Những nơi kinh tế phát riển, cơ sở hạ tầng tốt, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời…=> dân cư
đông đúc và ngược lại.
II. ĐÔ THỊ HÓA
1. Khái niệm và các nhân tố tác động đến đô thị hóa
a. Khái niệm: Đô thị hóa là quá trình mở rộng và phát triển mạng lưới đô thị, tập trung
dân cư ngày càng đông vào các đô thị, phổ biến ngày càng rộng rãi lối sống đô thị.
b. Các nhân tố tác động đến đô thị hóa:
- Vị trí địa lí→ Tạo động lực phát triển đô thị và quy định chức năng đô thị.
- Tự nhiên → Bố trí cơ sở hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan đô thị.Khả năng mở rộng không gian đô
thị.Chức năng, bản sắc đô thị.
- Kinh tế - xã hội → Mức độ và tốc độ đô thị hóa. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, lối sống,..Quy
mô và chức năng đô thị. Hình thành hệ thống đô thị toàn cầu.
2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế - xã hội và môi trường.
- Tích cực:
+ Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động...
- Tiêu cực: Đô thị hóa không xuất phát từ công nghiệp hóa sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng:
việc làm, nhà ở, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường...

You might also like