Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II

MÔN SINH HỌC - LỚP 12

Câu 1: Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao,có loài sống dưới thấp, hình
thành các...........khác nhau
A. quần thể B. ổ sinh thái C. quần xã D. sinh cảnh
Câu 2: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát
triển ổn định theo thời gian được gọi là
A. môi trường B. giới hạn sinh thái C. ổ sinh thái D. sinh cảnh
Câu 3: Nhân tố nào sau đây là nhân tố sinh thái vô sinh?
A. Rừng mưa nhiệt đới B. Cá rô phi C. Đồng lúa D. Lá khô trong rừng.
Câu 4: Thỏ sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi nhỏ hơn tai, đuôi và các chi của thỏ sống ở vùng nhiệt
đới, điều đó thể hiện quy tắc nào?
A. Quy tắc về kích thước cơ thể.
B. Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi,… của cơ thể.
C. Do đặc điểm của nhóm sinh vật hằng nhiệt
D. Do đặc điểm của nhóm sinh vật biến nhiệt
Câu 5: Khoảng giới hạn sinh thái về nhiệt độ đối với cá rô phi ở Việt Nam là
A. 2°C - 42°C B. 10°C - 42°C C. 5°C - 40°C D. 5,6°C - 42°C
Câu 6: Cho các thông tin về giới hạn nhiệt độ của các loài sinh vật dưới đây:
- Loài chân bụng Hydrobia aponenis: (+1°C) – (+60°C).
- Loài đỉa phiến: (+0,5°C) – (+24°C).
- Loài chuột cái đài nguyên: (-5°C) – (+30°C).
- Loài cá chép Việt Nam: (+2°C) – (+44°C).
Trong các loài trên, loài nào có khả năng phân bố rộng nhất?
A. Cá chép B. Chân bụng Hydrobia aponenis C. Đỉa phiến D. Chuột cát
Câu 7: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa
A. thường làm cho quần thể suy thoái đến mức diệt vong.
B. duy trì số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.
C. xuất hiện khi mật độ cá thể trong quần thể xuống quá thấp.
D. đảm bảo thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn.
Câu 8: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm
A. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
B. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung
cấp nguồn sống của môi trường.
C. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.
D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.
Câu 9: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

Trang 1
A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
D. Các con bồ nông dàn thành hàng khi kiếm ăn.
Câu 10: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ
A. hỗ trợ cùng loài B. cạnh tranh khác loài
C. kí sinh cùng loài D. cạnh tranh cùng loài
Câu 11: Hiện tượng tự tỉa thưa các cây lúa trong ruộng là kết quả của
A. cạnh tranh cùng loài B. cạnh tranh khác loài
C. thiếu chất dinh dưỡng D. sâu bệnh phá hoại
Câu 12: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ?
A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định. B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
C. Hiện tượng tự tỉa thưa. D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
Câu 13: Ý nghĩa quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là:
A. đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thái tối ưu nguồn sống của môi trường
B. sự phân bố các cá thể hợp lí hơn
C. giúp quần thể giữ lại những cá thể thích nghi đảm bảo thúc đẩy quần thể phát triển.
D. số lượng các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp
Câu 14: Xét tập hợp sinh vật sau:
(1) Cá rô phi đơn tính trong hồ. (2) Cá trắm cỏ trong ao. (3) Sen trong đầm.
(4) Cây ở ven hồ. (5) Chuột trong vườn. (6) Bèo tấm trên mặt ao.
Các tập hợp sinh vật là quần thể gồm có:
A. (1), (2), (3), (4), (5) và (6) B. (2), (3), (4), (5) và (6)
C. (2), (3) và (6) D. (2), (3), (4) và (6)
Câu 15: Dấu hiệu nào không phải là đặc trưng của quần thể?
A. mật độ B. tỉ lệ đực – cái C. sức sinh sản D. độ đa dạng
Câu 16: Yếu tố nào không gây ra sự biến động kích thước quần thể?
A. mức sinh sản B. mức tử vong
C. mức xuất cư và nhập cư D. Tỉ lệ giới tính
Câu 17: Tuổi sinh lí của quần thể
A. thời gian sống thực tế của cá thể
B. thời gian sống có thể đạt tới của 1 cá thể trong quần thể
C. tuổi thọ do môi trường quyết định
D. tuổi thọ trung bình của loài
Câu 18: Trong quần thể, thường không có kiểu phân bố nào sau đây?
A. phân bố ngẫu nhiên B. phân tầng
C. phân bố đồng đều D. phân bố theo nhóm

Trang 2
Câu 19: Tỉ số giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể là?
A. Tỷ lệ giới tính B. Nhóm tuổi C. Mật độ D. Kích thước quần thể.
Câu 20: Hình thức phân bố cá thể theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường
B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng từ môi trường
C. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể duy trì mật độ quần thể thích hợp.
D. Tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo sự sự tồn tại của những cá thể khỏe mạnh
nhất
Câu 21: Nhân tố sinh thái nào khi tác động lên quần thể sẽ bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?
A. Ánh sáng B. Nhiệt độ C. Nước D. Vật ăn thịt, con mồi
Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong
C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.
Câu 23: Nếu kích thước quần thể vượt quá kích thước tối đa thì đứa đến hậu quả gì?
A. Phần lớn các cá thể bị chết do cạnh tranh gay gắt B. Quần thể bị phân chia thành hai
C. Một số cá thể di cư ra khỏi quần thể D. Phần lớn cá thể bị chết do dịch bệnh
Câu 24: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong
khi mất đi
A. nhóm đang sinh sản B. nhóm sau sinh sản
C. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản D. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản
Câu 25:Khi đánh bắt cá tại một quần thể ở ba thời điểm, người ta thu được tỉ lệ như sau:
I II III
Trước sinh sản 55% 42% 20%
Đang sinh sản 30% 43% 45%
Sau sinh sản 15% 15% 35%
Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận xét sau:
(1). Tại thời điểm I quần thể đang phát triển
(2). Tại thời điểm II có thể tiếp tục đánh bắt với mức độ vừa phải
(3). Tại thời điểm I có thể tiếp tục đánh bắt
(4). Tại thời điểm III quần thể đang bị đánh bắt quá mức
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 26: Trong một khu bảo tồn ngập nước có diện tích 6480 ha. Người ta theo dõi số lượng cá thể của 1
quần thể chim: năm thứ nhất khảo sát số lượng cá thể của quần thể là 1500, năm thứ hai mật độ 0,25 cá
thể/ha . Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 3%/năm, tỉ lệ xuất cư là 6%/năm, tỉ lệ nhập cư là 2%/năm. Có bao
nhiêu nhận định nào sau đây là đúng?
(1). Kích thước của quần thể thể tăng 8% trong 1 năm.
(2). Số lượng cá thể của quần thể ở năm thứ hai là 1620 con.
(3). Tỉ lệ sinh sản của quần thể là 10,24%/năm.
(4) . Mật độ cá thể ở năm thứ nhất la 0,23 cá thể/ha.
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 27: Số lượng cá thể của 1 loài có thể tăng hoặc giảm do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh
của môi trường được gọi là hiện tượng gì?

Trang 3
A. Phân bố cá thể B. Kích thước của quần thể
C. Tăng trưởng của quần thể D. Biến động số lượng cá thể
Câu 28: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là:
A. do các hiện tượng thiên tai xảy ra bằng nhau
B. do những thay đổi có tính chu kì của dịch bệnh hằng năm
C. do những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường
D. do mỗi năm đều có 1 loại dịch bệnh tấn công quần thể
Câu 29: Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng
A. khi mật độ cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao
B. khi môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù
C. chỉ khi mật độ cá thể tăng lên quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở
D. chỉ khi mật độ cá thể giảm xuống quá thấp đe dọa sự tồn tại của quần thể
Câu 30: Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào 1 khoảng thời gian nhất định trong
năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác nhau thì hầu như giảm hẳn. Như vậy quần thể này
A. biến động số lượng theo chu kì năm B. biến động số lượng theo chu kì mùa
C. biến động số lượng không theo chu kì D. không biến động số lượng
Câu 31: Trường hợp nào sau đây là kiểu biến động không theo chu kì?
A. Ếch nhau tăng nhiều vào mùa mưa
B. Sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân
C. Gà rừng chết rét
D. Cá cơm ở biển Peru chết nhiều do dòng nước nóng chảy qua 7 năm/lần
Câu 32: Nhân tố nào là nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể?
A. khí hậu B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn
C. lũ lụt D. nhiệt độ xuống quá thấp
Câu 33: Hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do mối quan hệ hỗ trợ
hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã là
A. hiện tượng khống chế sinh học B. trạng thái cân bằng của quần thể
C. trạng thái cân bằng sinh học D. Sự điều hòa mật độ.
Câu 34: Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ
A. cộng sinh. B. hội sinh.
D. ức chế – cảm nhiễm. D. kí sinh.
Câu 35: Các đặc trung cơ bản của quần xã là
A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ
B. độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã
C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong
D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã

Câu 36: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ
A. cộng sinh. B. kí sinh – vật chủ. C. hội sinh. D. hợp tác.
Câu 37: Ví dụ nào dưới đây không biểu thị mối quan hệ hỗ trợ giữa hai loài sinh vật?
A.Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. B. Hải quỳ sống trên mai cua

Trang 4
C. Phong lan sống trên thân cây gỗ D. Trùng roi sống trong ruột mối.
Câu 38: Ví dụ sau đây phản ánh mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm?
A. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm, chim ăn cá.
B. Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ.
C. Hải quỳ sống trên mai cua
D. Cú và chồn cùng sống trong rừng, cùng bắt chuột làm thức ăn.
Câu 39: Các cây tràm ở rừng U Minh là loài
A. ưu thế B. đặc trưng C. đặc biệt D. đặc hữu
Câu 40: Trong quần xã sinh vật đồng cỏ, loài chiếm ưu thế là:
A. Sâu ăn cỏ B. Trâu, bò C. Cỏ D. Bướm
Câu 41: Cá cóc Tam Đảo là loài chỉ gặp ở quần xã rừng Tam Đảo, cá Cóc là loài:
A. ưu thế B. đặc trưng C. loài ngẫu nhiên D. loài phổ biến
Câu 42: Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự:
A. Biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã.
B. Thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác.
C. Thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật.
D. Thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật.
Câu 43: Trong diễn thế sinh thái, quần xã sinh vật tương đối ổn định được hình thành sau cùng được gọi là
A. quần xã trung gian B. quần xã khởi đầu
C. quần xã đỉnh cực D. quần xã thứ sinh
Câu 44: Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế
A. nguyên sinh B. thứ sinh C. liên tục D. phân hủy
Câu 45: Quá trình hình thành 1 ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế
A. nguyên sinh B. thứ sinh C. liên tục D. phân hủy
Câu 46: Trong một hồ tương đối giàu đinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta thả vào đó một số
loài cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên phì dưỡng, gây hậu quả ngược lại.
Nguyên nhân chủ yếu do
A. cá thải thêm phân vào nước gây ô nhiễm.
B. cá làm đục nước hồ, cản trở quá trình quang hợp của tảo.
C. cá khai thác quá mức động vật nổi.
D. cá gây xáo động nước hồ, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo.
Câu 47: Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của
thảm thực vật trải qua các giai đoạn:
(1) Quần xã đinh cực.
(2) Quần xã cây gỗ lá rộng.
(3) Quần xã cây thân thảo.
(4) Quần xã cây bụi.
(5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.
Trình tự đúng của các giai đoạn là
A. 5 - 3 - 2 - 4 - 1 B. 5 - 3 - 4 - 2 - 1
C. 5 - 2 - 3 - 4 - 1 D. 1 - 2 - 3 - 4 - 5
Câu 48: Rừng nhiệt đới khi bị chặt trắng, sau một thời gian những loại cây nào sẽ nhanh chóng phát triển?
A. Cây thân cỏ ưa sáng. B. Cây bụi chịu bóng.
Trang 5
C. Cây gỗ ưa bóng. D. Cây gỗ ưa sáng.
Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của
môi trường.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Có bao nhiêu thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 49: Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm:
A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ
B. sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2, sinh vật phân giải
C. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải
D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải
Câu 50: Hệ sinh thái bao gồm
A. quần xã sinh vật và sinh cảnh
B. các sinh vật luôn cạnh tranh với nhau
C. các loài quần tụ với nhau tại 1 không gian xác định
D. các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau
Câu 51: Thành phần nào sau đây thuộc thành phần cấu trúc của hệ sinh thái mà không thuộc thành phần cấu
trúc của quần xã?
A. Các loài động vật. B. Các loài vi sinh vật.
C. Các loài thực vật. D. Xác chết của sinh vật.
Câu 52: Hệ sinh thái nào sau đây cần phải bổ sung thêm nguồn vật chất để nâng cao hiệu quả sử dụng?
A. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới B. Hệ sinh thái biển
C. Hệ sinh thái sông, suối D. Hệ sinh thái nông nghiệp
Câu 53: Câu nào sau đây là không đúng?
A. Hệ sinh thái là 1 cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, là 1 hệ thống mở tự điều chỉnh
B. Hệ sinh thái là sự thống nhất của quần xã sinh vật với môi trường mà nó tồn tại
C. Các hệ sinh thái nhân tạo có nguồn gốc tự nhiên
D. Các hệ sinh thái nhân tạo do con người tạo ra và phục vụ cho mục đích của con người
Câu 54: Các hệ sinh thái trên cạn nào có tính đa dạng sinh học cao nhất?
A. các hệ sinh thái thảo nguyên
B. các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
C. các hệ sinh thái hoang mạc
D. các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim)
Câu 55: Một trong những điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là:
A. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do được con người bổ
sung thêm các loài sinh vật.
B. Hệ sinh thái nhân tạo luôn là một hệ thống kín, còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống mở.
C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự
nhiên.
D. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do có sự can thiệp
của con người.
Câu 56: Hệ sinh thái nào sau đây có sức sản xuất thấp nhất?
A. Vùng nước khơi đại dương B. Rừng mưa nhiệt đới
C. Đồng cỏ nhiệt đới D. Rừng lá kim phương Bắc
Câu 57: Mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hình thành chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ
sinh thái là
Trang 6
A. quan hệ cạnh tranh B. quan hệ đối kháng
C. quan hệ vật ăn thịt – con mồi D. quan hệ hợp tác
Câu 58: Một quần xã có các sinh vật sau:
(1) Tảo lục đơn bào (2) Cá rô (3) Bèo hoa dâu (4) Tôm
(5) Bèo Nhật Bản (6) Cá mè trắng (7) Rau muống (8) Cá trắm cỏ
Trong các sinh vật trên, những sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là:
A. (3), (4), (7), (8) B. (1), (2), (6), (8)
C. (2), (4), (5), (6) D. (1), (3), (5), (7)
Câu 59: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái?
A. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ.
B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
C. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng.
D. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
Câu 60: Lưới thức ăn bên đây được coi là lưới thức ăn điển hình ở một quần xã trên cạn. Cho các nhận định:

(1) Xét về khía cạnh hiệu suất sinh thái, tổng sinh khối của loài C và D có lẽ thấp hơn so với tổng loài A và B
(2) Loài A và B chắc chắn là các sinh vật sản xuất chính trong quần xã kể trên.
(3) Sự diệt vong của loài C làm gia tăng áp lực cạnh tranh trong nội bộ loài H.
(4) Sự diệt vong loài C và D khiển cho quần xã bị mất tới 66,7% số loài.
Số nhận định KHÔNG chính xác:
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4

Câu 61: Chu trình sinh địa hóa là


A. chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên
B. sự trao đổi vật chất trong nội bộ quần xã
C. sự trao đổi vật chất giữa các loài sinh vật thông qua lưới thức ăn
D. sự trao đổi vật chất giữa sinh vật tiêu thụ và sinh vật sản xuất
Câu 62: Chu trình sinh địa hóa có vai trò
A. duy trì sự cân bằng năng lượng trong sinh quyển
B. duy trì sự cân bằng trong quần xã
C. duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
D. duy trì sự cân bằng vật chất và năng lượng trong sinh quyển
Trang 7
Câu 63: Trong chu trình cacbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình
nào?
A. hô hấp của sinh vật B. quang hợp của cây xanh
C. phân giải chất hữu cơ D. khuếch tán
Câu 64: Khi nói về sự hấp thụ nitơ của thực vật phát biểu nào đưới đây đúng?
A. Thực vật chỉ hấp thu nitơ dạng NH4+
B. Thực vật hấp thu được nitơ phân tử (N2)
C. Thực vật chỉ hấp thu nitơ dạng NO3-
D. NH4+ và NO3- là hai dạng thực vật có thể hấp thu.
Câu 65: Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường?
A. Hô hấp của động vật và thực vật
B. Lắng đọng vật chất
C. Sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải
D. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Câu 66: Khu sinh học nào sau đây có độ đa dạng cao nhất
A. Rừng mưa nhiệt đới B. Hoang mạc
C. Rừng lá rụng ôn đới D. Thảo nguyên.
Câu 67: Các khu sinh học (Biôm) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là:
A. Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới → Đồng rêu hàn đới.
A. Rừng rụng lá ôn đới → Rừng mưa nhiệt đới → Đồng rêu hàn đới.
C. Đồng rêu hàn đới → Rừng rụng lá ôn đới → Rừng mưa nhiệt đới.
D. Rừng rụng lá ôn đới → Đồng rêu hàn đới → Rừng mưa nhiệt đới.
Câu 68: Xét một lưới thức ăn được mô tả như hình bên.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


I. Loài T có thể là một loài động vật không xương sống.
II. Lưới thức ăn này có 7 chuỗi thức ăn.
III. Nếu loài A giảm số lượng thì loài B sẽ giảm số lượng.
IV. Nếu loài H giảm số lượng thì sẽ làm cho loài T giảm số lượng.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 69: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn đươcn mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu
đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim
sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn
thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Theo lí thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.

Trang 8
II. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt
hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.
III. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.
IV. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau
hoàn toàn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 70. Một lưới thức gồm có 10 loài sinh vật được mô tả như hình vẽ sau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?

I. Loài H tham gia vào 9 chuỗi thức ăn còn loài G chỉ tham gia vào 4 chuổi thức ăn.
II. Trong lưới thức ăn này sinh khối loài A là nhỏ nhất.
III. Nếu loài A bị tiêu diệt thì lưới thức ăn này chỉ còn lại 8 chuỗi thức ăn
IV. Loài E có thể là một loài động vật không xương sống.
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2

Trang 9

You might also like