tây tiến - khổ 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Đọc “Tây Tiến”, ta nhận thấy Quang Dũng không hề che giấu những khó

khăn, gian khổ và hiện thực đầy nghiệt ngã mà người lính phải trải qua. Ông đã
thực hiện đúng trách nhiệm của một “thư ký trung thành của thời đại” nhưng
hiện thực tàn khốc ấy không được ông miêu ta một cách trần trụi, khô cứng mà
được miêu tả dưới con mắt tinh tế, qua lăng kính lãng mạn của mình.
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Qua đoạn trích, người lính Tây Tiến hiện lên với một vẻ đẹp ngoại hình
dữ dội, các anh hiện lên với cái đầu trọc lóc, với làn da xanh xao. Đọc qua, ta có
thể nghĩ đó chỉ là thứ tồn tại trong tưởng tượng nhưng không... đó chính là hiện
thực khốc liệt của những năm tháng chiến đấu chẳng thể nào quên. “không mọc
tóc” có thể hiểu là để thuận tiện cho việc ẩn nấp và đánh giặc nên nhiều chiến sĩ
đã chủ động cạo trọc đầu nhưng ta cũng có thể hiểu trọc đầu ở đây chính là hệ
quả của căn bệnh sốt rét rừng gây nên cho chiến sĩ của ta. Với cách dùng từ độc
đáo kết hợp với nghệ thuật nói giảm nói tránh tác giả đã biến những người lính
từ tư thế bị động sang tư thế chủ động, qua đó ta có thể liên tưởng “không phải
các anh không thể mọc tóc mà dường như không thèm mọc tóc”. “Quân xanh
màu lá”, xanh ở đây là màu xanh của lá cây, của núi rừng khắc nghiệt, là màu
xanh của bộ quân phục đang mang trên người. Để rồi từ đó ta có thể thấy, dù
cho đầu có rụng hết tóc, da chuyển từ hồng hào sang xanh xao, vàng vọt cũng
không thể nào ngăn được tư thể hiện ngang, hung dung, oai vệ của những người
chiến sĩ. Tư thế đá như tư thể của những con mãnh hổ đang rình rập, bày sẵn ra
tư thế chuẩn bị để sẵn sang lao ra về lấy con mồi. Sức nặng của câu thơ như
được dần tất cả vào cụm từ “dữ oai hùm” để qua đó đã tô thêm vẻ đẹp và sức
mạnh kì diệu của những chàng trai Hà Thành- những chàng trai chỉ mới đôi
mươi.
Tác giả đã thành công trong việc sử dụng nghệ thuật đối lập giữa vẻ đẹp
dữ dội, khác thường của ngoại hình với vẻ đẹp nội tâm, một vẻ đẹp của những
tâm hồn hào hoa, lãng mạn:
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Cụm từ “mắt trừng” thể hiện tinh thần luôn căng thẳng, đề cao cảnh giác
trước sự xâm lược của kẻ thù. Phải chăng không chỉ có vậy mà đó còn là ánh
mắt thương nhớ khôn nguôi luôn đau đáu, một lòng hướng về Tổ quốc thân yêu.
“Dáng kiều thơm” ở đây ta có thể hiểu là dáng hình người yêu của các chiến sĩ;
có thể hiểu là người tri kỷ ở quán Kiều- nơi thi sĩ thường xuyên đàm đạo.Đồng
thời cũng có thể hiểu đó là nhớ về dáng hình của quê hương, nơi đất mẹ thân
yêu. Dù hiểu theo nghĩa nào thì có lẽ tất cả đều đúng. Ta có thể thấy dù hoàn
cảnh có khắc nghiệt, khó khăn, gian khổ đến nhường nào thì những chàng trai
Tây Tiến vẫn luôn mong mỏi, luôn giữ cho tâm hồn mình nét hào hoa, lãng mạn
của những người lính trẻ. Có lẽ điều đó đã tiếp thêm sức mạnh cho họ trên con
đường chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh và mất mát...
Nói đến chiến tranh, đời lính thì không thể không nhắc đến cái chết, sự hy
sinh và mất mát. Quang Dũng cũng không né tránh và nhà thơ đã nói theo cách
riêng của mình:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ.
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”
Câu thơ đầu đem đến một cảm giác buồn bã, ảm đạm về cái chết: Rải rác
biên cương/ mồ viễn xứ. Nhịp ngắt 4/3 khiến trọng tâm câu thơ rơi vào chữ mồ,
một âm tiết mang thanh bằng ở âm vực thấp, một từ gợi ý nghĩa hiện hữu của cái
chết, câu thơ vì thế đem đến cảm giác trầm buồn và ảm đạm. Trong đoạn thơ sử
dụng rất nhiều từ Hán Việt : biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào,.. Tất cả
được sử dụng một cách trang nghiêm như những nén tâm hương thắp lên để
tưởng nhớ những người chiến sĩ đã hi sinh vì tổ quốc. "Mồ" chỉ nắm đất đắp vội
chôn ngay dọc đường hành quân để đoàn quân tiếp tục lên đường đặt trong
không gian nơi biên cương miền viễn xứ khiến nấm mồ ấy gợi bao xót xa. Khi
nằm xuống, bất cứ ai cũng mong trở về nơi quê hương đất mẹ, được vùi mình
xuống dòng nước mát quê hương. Nhưng ảm đạm thay họ phải hi sinh nơi đất
khách quê người gợi biết bao thương tiếc. Bên cạnh đó, nhà thơ còn sử dụng
nghệ thuật đảo " rải rác" lên đầu câu gợi sự thưa thớt. Đó là những nấm mồ nằm
lẻ loi dọc đường hành quân, cũng là nơi những người lính Tây Tiến đã nằm
xuống. Đó cũng chính là hiện thực, chiến tranh tàn khốc mà không ai có thể trốn
tránh. Nhờ đó, cảm giác ảm đạm ngậm ngùi trong câu thơ đã nhanh chóng được
xoá đi bởi tứ thơ mạnh mẽ, rắn rỏi như một lời tuyên thệ trong câu tiếp theo:
“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.”
Nếu tách câu thơ trên ra khỏi đoạn thơ thì nó tựa như bức tranh xám lạnh,
ảm đạm và hiu hắt, đem đến nhiều xót thương. Nhưng nằm trong văn cảnh, đoạn
mạch, câu thơ tiếp theo: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, đã nâng cao chí
khí và tầm vóc người lính. Nghệ thuật đảo trong cụm từ Chiến trường đi" nhấn
mạnh điểm đến. Chiến trường chính là nơi hòn tên mũi đại đầy gian khổ hi sinh.
Nhưng chiến trường cũng chính là lựa chọn duy nhất đầy trách nhiệm của cả thế
hệ trẻ vì đối với họ" đường ra trận mùa này đẹp lắm ".Hơn hết, cách nói " chẳng
tiếc đời xanh” cho thấy sự dứt khoát quyết tâm. " Đời xanh” là tuổi trẻ, là thanh
xuân của những " chàng trai chưa trắng nợ anh hùng". những học sinh, sinh viên
Hà Nội. Họ quyết tử cho tổ quốc quyết sinh câu thơ vang lên như một lời thề
thiêng liêng cao cả. Các anh quyết đem xương máu để bảo vệ độc lập tự do cho
Tổ quốc. chúng ta cũng từng thấy tinh thần ấy trong " trường ca những người đi
tới biển " của nhà thơ Thanh Thảo:
" Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Nhưng tuổi hai mươi thì làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi tổ quốc”
Anh bộ đội cũng như nhân dân ta đã đứng lên kháng chiến với quyết tâm
sắt đá: Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu làm nô lệ. Quang
Dũng đã ghi lại cảnh bi tráng giữa chiến trường miền Tây thuở ấy:
"Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”
Hình ảnh " áo bào thay chiếu " là một hình ảnh thực đến xót xa của chiến
tranh. Đó là sự thiếu thốn về vật chất, họ hi sinh chỉ có tấm chiếu chôn vào lòng
đất. Nhưng ở đây không có chiếu mà có áo bào. Hình ảnh áo bào có lẽ chính là
tấm áo lính họ mặc chiến đấu hằng ngày nó giống như những tấm áo bào của
tráng sĩ ngày xưa. Cách nói như vậy để vinh danh những người lính Tây Tiến
như những tráng sĩ có da ngựa bọc thây, áo bào bọc thấy. Quang Dũng có kể lại:
"Khi tử sĩ nằm xuống không đủ mạnh chiếu để liệm, nói áo bào thay chiếu là
mượn cách nói của thơ trước đây để an ủi những người đồng chí vừa ngã
xuống". Còn cụm từ" về đất" là cách nói giảm nói tránh nhưng có ý nghĩa biểu
tượng thiêng liêng và sâu xa . Chết không phải đi vào cõi hư vô mà là trở về với
đất mẹ thân yêu. Đất mẹ mở lòng dang tay đón những đứa con ưu tú của mình.
Các anh đã ngã xuống để hoá thân cho dáng hình xứ xở để mỗi tên làng, tên
sông, tên núi đều có hình bóng các anh . Hình ảnh con sông Mã lại một lần nữa
xuất hiện : mở đầu cho cuộc hành trình trở về Tây Tiến trong kí ức của nhà thơ
là con sông Mã. Và lúc này khi tiễn đưa những người con trở về với đất mẹ cũng
là con sông Mã. Với nghệ thuật nhân hoá" sông Mã gầm " dòng sông ấy gầm lên
trong cơn giận dữ đau thương và uất nghẹn. Đau thương ấy sẽ biến thành sức
mạnh của lòng căm thù. Hơn hết" độc hành” tức là một mình. Những người lính
Tây Tiến hi sinh là những mất mát thiếu hụt không gì có thể bù đắp được để lại
sự thương tiếc xót xa và hụt hẫng.
Đoạn thơ viết về chân dung người lính trong bài thơ Tây Tiến là đoạn thơ
độc đáo nhất. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được nhà thơ kết hợp
vận dụng sáng tạo trong miêu tả và biểu lộ cảm xúc, tạo nên những câu thơ "có
hồn”. Người lính đã sống anh dũng, chết vẻ vang. Hình tượng người chiến sĩ
Tây Tiến mãi mãi là một tượng đài nghệ thuật bi tráng in sâu vào tâm hồn dân
tộc.
Đến khổ cuối của bài thơ, âm điệu trở nên thiết tha, sâu lắng, bồi hồi. Vẫn
là tiếng lòng rung lên theo hoài niệm. Biết bao thương nhớ khôn nguôi hiện lên
qua từng con chữ:
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi.”
Tây Tiến một lần nữa xuất hiện ở đầu câu, gợi nhắc về một binh đoàn hào
hùng kiêu dũng. Chỉ một cái tên thôi đã gợi trong lòng Quang Dũng biết bao
nhớ thương về một quãng đời không thể nào quên. Cụm từ " không hẹn ước”
khẳng định ý chí của những người lính Tây Tiến. Họ ra đi mà không hẹn ngày
trở về. Bởi khi bước chân ra đi họ đã xác định " nhất khứ bất phục phản”.Có lẽ,
Tây Tiến chỉ còn lại trong tâm trí của nhà thơ còn hiện thực thì ' thăm thẳm”. Đó
là sự xa xôi, cảm giác như hút tầm mắt không biết đâu là giới hạn cuối cùng.
Cụm từ " một chia phôi" và " chẳng về xuôi" gợi lên một tư thế ra đi đầy dứt
khoát vững vàng. Họ từ giã gia đình ra nơi biên cương miền chiến địa. Họ coi đó
là một cuộc chia phôi không hẹn ước. Đó cũng chính là tinh thần chung của cả
thế hệ thời kháng chiến. Giọng thơ trầm lại nhưng ý thơ vẫn hào hùng.
Trước thực tế hiện tại, xuất phát từ tình đồng chí đồng đội, từ tình quân
dân keo sơn, từ những kỉ niệm và nỗi nhớ nhà thơ Quang Dũng khẳng định tâm
hồn của mình luôn gắn bó với Sầm Nứa:
“Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”
Những năm tháng ngắn ngủi sống trong đoàn binh Tây Tiến đã để lại
trong lòng nhà thơ những hoài niệm không thể phai mờ. Bài thơ kết lại bằng lời
nhắn nhủ thiết tha. "Ai" là đại từ chỉ nhà thơ hay chỉ người lính Tây Tiến, nó
không được xác định. Có lẽ nhà thơ cố tình nói như thế để thay mặt cho tất cả
những người lính trong đoàn quân Tây Tiến dù còn sống hay đã chết đều trở về
Sầm Nưa. Họ không sinh ra ở mảnh đất biên cương heo hút, gian nan ấy nhưng
họ lại nguyện gắn bó tâm hồn mình với nó. " Mùa xuân ấy” là một khoảng thời
gian quý giá nhất trong cuộc đời. Đó là từ ngữ gợi nhắc đến thời điểm thành lập
binh đoàn Tây Tiến : mùa xuân năm 1947. Hay đó là mùa xuân của tuổi trẻ:
những con người mang tuổi xuân chẳng tiếc đời xanh của mình, để góp phần
làm nên mùa xuân lớn của dân tộc. Họ đã để lại nơi cánh rừng, nhưng dòng sông
ngọn núi, bản làng, nơi biên cương tổ quốc một phần tuổi trẻ, quãng đời oanh
liệt hào hùng với những kỉ niệm không thể nào quên. Chính vì thế câu thơ cuối
vang lên như một lời thề lời hứa :
'Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
Dù đã hi sinh hay chiến đấu thì người lính Tây Tiến vẫn tự nguyện gắn bó
với mảnh đất Tây Bắc,bởi đó là cả thanh xuân của họ để lại.Khổ thơ như một
khúc vĩ thanh khép lại bài thơ để lại trong lòng người đọc biết bao xúc động. Đó
là ước hẹn thuỷ chung, gắn bó son sắt với mảnh đất và con người Tây Bắc,
những đồng đội từng chia sẻ thiếu thốn, hiểm nguy vào sinh ra tử. Đoạn thơ cuối
này sử dụng bút pháp lãng mạn để nhấn mạnh vẻ đẹp tinh thần hi sinh vì lí
tưởng mang màu sắc lãng mạn của đoàn quân Tây Tiến.

You might also like