Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO

THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY


1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
1.1.2. Giao thông đường bộ
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì đường
bộ được hiểu như sau:
“Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ”.
Trong đó, các loại đường theo Điều 3 được định nghĩa gồm:
– Đường phố là đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố.
– Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường
cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các
đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên
tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm
nhất định.
– Đường chính là đường bảo đảm giao thông chủ yếu trong khu vực.
– Đường nhánh là đường nối vào đường chính.
– Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường
bộ được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua
nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
– Đường gom là đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ của các khu
đô thị, công nghiệp, kinh tế, dân cư, thương mại – dịch vụ và các đường khác
vào đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi đấu nối vào đường chính.
1.1.3. Trật tự an toàn giao thông đường bộ
Trật tự an toàn giao thông đường bộ là một trạng thái xã hội có trật tự được
thiệt lập và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông
đặt dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người tham gia
phải tuân thủ nhằm bảo vệ tài sản, sức khỏe, tính mạng của cơ quan, tổ chức và
cá nhân. Mục đích chính là để giảm thiểu tai nạn và tạo ra môi trường an toàn
cho người tham gia giao thông.
1.1.4. Vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ
Vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ là việc người tham gia giao thông
không tuân thủ và chấp hành đúng những quy định về an toàn giao thông, có
những hành vi trái pháp luật khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông
đường bộ.
1.2. Các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự giao thông đường bộ
Một số hành vi vi phạm pháp luật về trật tự giao thông đường bộ phổ biến hiện
nay:
- Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép (vi phạm khoản 3, Điều 8
Luật Giao thông đường bộ).
- Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn
kỹ thuật của xe khi đi kiểm định (vi phạm khoản 5, Điều 8 Luật Giao thông
đường bộ).
- Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng (vi phạm
khoản 6, Điều 8 Luật Giao thông đường bộ).
- Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu
hoặc hơi thở có nồng độ cồn (vi phạm khoản 8, Điều 8 Luật Giao thông đường
bộ).
- Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định (vi phạm
khoản 9, Điều 8 Luật Giao thông đường bộ).
- Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu (vi
phạm khoản 11, Điều 8 Luật Giao thông đường bộ).
- Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi
hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được
quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này (vi phạm
khoản 12, Điều 8 Luật Giao thông đường bộ).
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để
vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ (vi phạm khoản 21, Điều 8 Luật
Giao thông đường bộ).
1.3. Cấu thành vi phạm pháp luật về trật tự giao thông đường bộ
1.3.1. Chủ thể
Chủ thể của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3,4 và khoản 5 Điều 260 B ộ luật
Hình sự là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

So với Bộ luật Hình sự 1999, chủ thể của tội phạm đã được mở rộng hơn, bao
gồm tất cả những người tham gia giao thông đường bộ. Trước đây, theo quy
định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999 thì chỉ những người “điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ” mới là chủ thể của tội phạm này.

Trong khi đó, khoản 22 Điều 3 Luật giao thông đường bộ quy định “Người
tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham
gia giao thông đường bộ, người điều khiển, dẫn dắt súc vật, người đi bộ trên
đường bộ” và trên thực tế cho thấy không phải chỉ những người điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ có vi phạm, mà cả những chủ thể khác (như
người đi bộ) khi tham gia giao thông cũng vi phạm quy định về an toàn giao
thông dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản của
người khác.

1.3.2. Khách thể


Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ xâm phạm đến trật tự
an toàn giao thông đường bộ và các quy định của nhà nước về an toàn giao
thông đường bộ, gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác.
1.3.3. Mặt chủ quan
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được thực hiện do lỗi
vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì quá cẩu thả.
- Lỗi vô ý vì quá tự tin: người tham gia giao thông đường bộ thấy trước được
hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không
xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
- Lỗi vô ý vì quá cẩu thả: người tham gia giao thông đường bộ không thấy
trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả, mặc dù phải thấy trước và
có thể thấy trước hậu quả đó nhưng do cẩu thả nên đã gây ra.
1.3.4. Mặt khách quan
Bao gồm các yếu tố: hành vi khách quan; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra;
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
- Hành vi khách quan: Hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường
bộ là không thực hiện đúng những quy định trong Luật Giao thông đường bộ
liên quan đến những quy tắc giao thông đường bộ với rất nhiều loại hành vi
khác nhau như: không đi bên phải theo chiều đi của mình, không đi đúng làn
đường, phần đường quy định; không phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường
bộ; không chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ;
không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; không tuân thủ
quy định về tốc độ xe chạy trên đường; không giữ một khoảng cách an toàn đối
với xe chạy liền trước xe của mình; không giảm tốc độ và có tín hiệu báo
hướng rẽ; không nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang
đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược
chiều; khi lùi xe không quan sát phía sau; không giảm tốc độ và cho xe đi về
bên phải theo chiều xe chạy của mình v.v… .
- Hậu quả do hành vi phạm tội gây ra: Khoản 1 Điều 260 quy định cấu thành
tội phạm cơ bản xác định hậu quả của hành vi phạm tội có thể là:
a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng
tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Giữa hành vi vi phạm quy
định về an toàn giao thông đường bộ và hậu quả xảy ra cần có mối quan hệ
nhân quả. Trong trường hợp chưa gây hậu quả, nhưng có khả năng thực tế dẫn
đến hậu quả (bằng một trong các tình tiết sau đây: làm chết 03 người trở lên;
hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà
tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; hoặc gây thiệt
hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên), nếu không được ngăn chặn kịp thời,
thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1.4. Biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn
giao thông đường bộ
1.4.1. Xử phạt hành chính
Biện pháp xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an
toàn giao thông đường bộ có thể bao gồm phạt tiền, tước giấy pháp lái xe hoặc
các biện pháp khác tùy thuộc vào mức độ vi phạm của người tham gia giao
thông.
1.4.2. Bồi thường các thiệt hại
Bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao
thông đường bộ thường liên quan đến trách nhiệm pháp lý của người vi phạm.
Người đó có thể phải chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại gây ra và bồi thường
cho các bên bị ảnh hưởng, bao gồm cả thiệt hại về người và tài sản. Mức bồi
thường phụ thuộc vào quy định cụ thể và mức độ thiệt hại mà người vi phạm
gây ra.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân khi gây tai nạn
giao thông được quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, trách
nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được phát sinh khi: Người nào có hành vi xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích
hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại; người gây thiệt hại không phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do
sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
1.4.3. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an
toàn giao thông đường bộ liên quan đến những hành vi mang tính chất nghiêm
trọng và đặc biệt nguy hiểm. Điều này có thể bao gồm việc đánh giá mức độ cố
ý, hậu quả gây ra như tai nạn giao thông làm chết người hoặc làm tổn thương
nặng nề.
Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì người vi phạm giao thông phải có
hành vi vi phạm một trong các tội được quy định tại Bộ luật trên thì mới bị truy
cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, các tội xâm phạm an toàn giao thông được
quy định tại mục 1 chương XXI Bộ luật Hình sự 2015.

You might also like