Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Bài tập ngày 27 . 4 .

2020
Câu 1:

Gisac đã từng nói rằng: “Tình yêu thương sẽ trường tồn mãi mãi trên thế gian này.
Và không có một thứ vật chất nào có thể đánh đồng với nó ngoài tình yêu
thương.” Thật đúng là như vậy! Tình yêu sẽ luôn đặc biệt nếu như bạn gửi gắm nó
bằng cả trái tim. Hãy cảm nhận thực hiện những điều xung quanh để biết được tình
cảm ấy đến các bạn bằng phương thức đặc biệt nào. Qua câu chuyện “Chiếc hộp
giấy vàng” chúng ta cũng phần nào hiểu thêm được điều đó.

Câu chuyện để đem lại cho chúng ta một bài học để ý nghĩa về giá trị của việc trân
trọng tình cảm. Chuyện kể về một người con gái ba tuổi bị bắt phạt vì phí phạm cả
một cuộn giấy gói hoa màu vàng để trang trí quà giáng sinh cho cha của mình. Dù
vậy, sáng hôm sau, cô bé vẫn đưa món quà đến tặng cho cha. Người cha đã nổi
giận với con khi nhìn thấy trong hộp quà không có gì, nhưng ông gì phải câm lặng
khi nghe con bé nói: “Cha ơi, nó đâu có trống rỗng. Con đã thổi những nụ hôn vào
hộp. Con bỏ đầy những tình yêu của con vào trong đó. Tất cả là dành cho cha mà.”
Lúc ấy, người cha mới có thể hiểu được tình cảm của con, ông ân hận vì mình đã
trách phạt đứa nhỏ. Từ câu chuyện ta thấy được rằng tình yêu vốn dĩ có rất nhiều
cách thể hiện khác nhau, vậy nên, hãy cảm nhận nó bằng cả trái tim trước khi nổi
giận với một ai đó. Đồng thời, truyện còn cho thấy một khía cạnh khác trong việc
giáo dục và thấu hiểu tâm lý trẻ nhỏ của các bậc phụ huynh.

Tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, tình yêu nam nữ,... Tất cả đều ở ngay xung
quanh chúng ta, và nếu biết trân trọng điều đó, ta sẽ thực sự có được hạnh phúc.
Bạn hãy hiểu rằng, không phải ai cũng có khả năng thể hiện tình yêu của mình đối
với người khác theo một cách dễ dàng nhìn thấy nhất, cho nên đừng oán thán, than
trách bất cứ ai khi bạn không cảm nhận được tình yêu thương từ họ. Không hẳn cứ
phải là vật chất thì đó mới là một món quà, vốn dĩ tình bạc đã không thể mua
chuộc được trái tim con người. Trong câu chuyện, người cha đã nổi giận với con vì
“hộp quà trống rỗng”, nhưng ông không biết được rằng hộp quà ấy “chứa đầy”
những nụ hôn và tình yêu thương của người con gái nhỏ. Hãy biết trân trọng trước
khi mất đi, yêu thương thật nhiều khi còn có cơ hội, đó chính là thông điệp mà câu
chuyện gửi gắm đến mỗi chúng ta. Trân quý những tình cảm nhỏ nhoi nhất để mai
đây chính bạn không cần phải ân hận. Đồng thời việc ấy cũng cho bạn hiểu được
rằng cuộc sống mình dù cho nhiều khó khăn, vất vả, bạn vẫn sẽ hạnh phúc vì cảm
nhận được tình yêu thương đong đầy. Hãy yêu và đáp trả những tình cảm tốt đẹp
ấy, người gửi gắm tình yêu cho bạn sẽ vô cùng hạnh phúc, vui vẻ vì họ biết những
gì mình trao đi đã không hoài phí. Cử chỉ tức giận của người cha cũng nhắc nhở
mỗi người phải tìm hiểu kĩ vấn đề trước khi phán xét hành động của một ai đó.
Đừng vì một chút giá trị vật chất nhỏ nhoi mà đánh mất đi tình cảm dù tìm kiếm cả
cuộc đời cũng chưa chắc đã có được. Khi làm được điều đó bạn sẽ được mọi người
yêu quý, mối quan hệ giữa mọi người với nhau cũng trở nên tốt đẹp hơn.

Tuy vậy, trong xã hội ngày nay vẫn còn rất nhiều người không biết trân trọng tình
cảm cao quý mà mình nhận được từ những người khác. Họ thậm chí còn coi đó là
điều hiển nhiên mà bản thân họ xứng đáng nhận được. Không những người đó còn
nhẫn tâm làm tổn thương những người yêu thương mình. Điều đó xảy thường
xuyên khiến con người dần mất niềm tin trong việc đánh cược tình cảm của mình.
Xã hội cũng từ đó xảy ra nhiều mâu thuẫn hơn, các tệ nạn xảy ra dày đặc hơn.

Từ đó, chúng ta cần phải có một nhận thức rõ ràng trong việc hiểu thấu và trân quý
những yêu thương mà ta nhận được trong cuộc sống. Để làm được điều đó, mỗi
người phải ra sức học tập, đọc thật nhiều sách, tập đồng cảm với những hoàn cảnh
khó khăn trong cộng đồng. Hãy dành nhiều thời gian hơn để có thể ở bên người
thân, bạn bè, để hiểu thấu hơn con người cũng như tính cách của họ. Sau tất cả, hãy
tập cách cảm nhận yêu thương chứ đừng truy lùng nó, hạnh phúc thật sự chỉ đến
với những người biết trân trọng tình yêu mà họ nhận được.

Tóm lại, câu chuyện “Chiếc hộp giấy vàng” đã đem lại cho chúng ta những bài học
sâu sắc về ý nghĩa của việc trân trọng và trao tặng yêu thương. Hãy biết yêu, cho
đi, để hiểu hơn những giá trị tình cảm mà bạn nhận được trong cuộc sống. Như nhà
triết học Albert Schweitzer đã từng viết: “Tình yêu lớn lên nhờ sự cho đi. Tình yêu
thương mà chúng ta cho đi là tình yêu thương duy nhất mà chúng ta giữ được.”

Câu 2:

Xây dựng được một nhân vật đã khó, để nhân vật ấy sống mãi trong lòng người
đọc thì lại càng khó hơn. Những nhà văn Kim Lân đã làm được điều đó khi xây
dựng thành công nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng”. Đây là hình tượng
nghệ thuật độc đáo hấp dẫn, để lại trong lòng bạn đọc nhiều ấn tượng khó quên về
diễn biến tâm trạng của nhân vật sau khi nghe tin làng theo giặc. Điều đó được thể
hiện rất rõ qua đoạn trích: “Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi …. Ông lão lại ngả
mình nằm xuống, không nhúc nhích.”

“Làng” là truyện ngắn được Kim Lân sáng tác năm 1948 năm thời kỳ đầu
cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong tác phẩm, tác giả đã khắc họa ông Hai là
người làng Chợ Dầu buộc phải rời khỏi nơi chôn rau cắt rốn để đưa gia đình đi tản
cư. Sống ở nơi tản cư, lòng ông luôn day dứt nhớ về quê hương. Ngày nào ông
cũng ra phòng thông tin vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc tin rồi nghe lỏm
chẳng sót một câu nào về tin tức kháng chiến. Bao nhiêu là tin hay về những chiến
thắng của làng làm ruột gan ông lão cứ múa cả lên, trong đầu ông hiện lên bao
nhiêu ý nghĩ vui thích. Từ đó chúng ta thấy được, ông Hai có một tình yêu làng vô
cùng mãnh liệt. Nhưng sau đó, ông lại nghe được tin làng mình theo giặc từ những
người tản cư mới vừa “ở dưới ấy lên”, khiến ông như rơi xuống vực sâu của sự
tuyệt vọng, đau đớn. Tình yêu làng của ông Hai sâu sắc là như vậy, sao ông có thể
không sững sờ, bàng hoàng khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được cơ chứ? Cái
tin dữ ấy khiến ông Hai vô cùng xấu hổ, uất ức, tủi hổ.

Rồi khi về đến nhà, ông Hai càng chìm sâu trong những nỗi ám ảnh, day dứt khi
nhớ lại từng lời nói của người đàn bà tản cư. Ông nằm vật ra giường rồi tủi thân
nhìn lũ con “nước mắt ông lão cứ dàn ra”. Bao nhiêu điều tự hào về quê hương như
sụp đổ trong tâm hồn người nông dân rất mực yêu quê ấy. Ông cảm thấy như
chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ
mang nỗi nhục ấy. Bao nhiêu suy nghĩ tiêu cực hiện lên trong đầu ông: “Chúng nó
cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi
đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…. “Dường như để trút hết những oán hận khi
nghe được cái tin dữ ấy, ông Hai nắm chặt tay mà rít lên: “Chúng bay ăn miếng
cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã
thế này!” Lời độc thoại này đã bộc lộ được nỗi căm tức tột cùng của ông đối với
những kẻ theo Tây bán nước. Nhưng rồi ông lại chuyển từ cơn tức giận sang tâm
trạng bán tín bán nghi, ông kiểm điểm lại từng người trong làng vì ông tin họ sẽ
không làm như vậy. Ông đặt ra hàng loạt câu hỏi: “Không có lửa làm sao có khói.”
Càng hoài nghi, bối rối, ông càng đau đớn, tủi nhục, “lòng ông như có lửa đốt”.

Chiều và đêm hôm ấy cả nhà ông Hai như chìm trong bầu không khí căng thẳng,
nặng nề, u ám, ảm đạm. Đêm ấy, “gian nhà lặng đi, hiu hắt. ánh lửa vàng nhờ nhờ
ở ngọn đèn dầu lạc vờn trên nét mặt lo âu của bà lão, tiếng thở của ba đứa trẻ chụm
đầu vào nhau ngủ nhẹ nhàng nổi lên, nghe như tiếng thở của gian nhà”. Ông Hai
gắt gỏng khó chịu, “trằn trọc không ngủ”, “lặng hẳn đi, chân tay nhũn ra, tưởng
chừng như không cất lên được…”, “sít hai hàm răng lại mà nghiến”… Cuộc đối
thoại giữa ông Hai và bà Hai cũng diễn ra không bình thường. Lời thoại đầu bà,
ông Hai không đáp lại “nằm rũ ra ở trên giường không nói gì”. Câu hỏi thứ hai của
bà được ông “khẽ nhúc nhích” đáp lại bằng một câu hỏi lại bà với một từ: “Gì?”.
Lần thứ ba, ông cũng chỉ đáp lại lời bà bằng một câu cụt ngủn, giọng gắt lên: “Biết
rồi!”. Tái hiện cuộc đối thoại này, tác giả làm nổi bật tâm trạng chán chường, buồn
bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc.
Có thể thấy tác giả đã diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi
thường xuyên trong ông Hai cùng nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng
mình theo giặc.

Để khắc họa chân thực diễn biến tâm trạng của ông Hai, trong đoạn này, nhà
văn Kim Lân đã kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật. Trước tiên phải kể đến sự
sáng tạo trong nghệ thuật trần thuật, miêu tả tâm lí sâu sắc, chân thật cùng với việc
khắc họa nhân vật bằng ngôn ngữ có tính cá thể hóa. Đặc biệt tác giả đã xây dựng
nên một tình huống truyện đặc sắc, khiến cho nhân vật ông Hai - một người nông
dân chân chất với tình yêu làng sâu sắc phải nghe cái tin sét đánh rằng ngôi làng ấy
theo giặc. Điều đó khiến câu chuyện trở nên kịch tính và bộc lộ được chiều sâu tâm
lí nhân vật. Đi cùng với nó là các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội
tâm làm không khí câu chuyện trở nên chân thật, khắc họa rõ nét diễn biến tâm
trạng của ông Hai từ chỗ bàng hoàng khi nghe tin làng mình theo giặc cho đến
những cảm xúc sợ hãi, xấu hổ, nhục nhã và đau đớn. Càng trong tâm trạng đau đớn
ấy người đọc càng cảm thấy ông Hai một lòng một dạ hướng về quê hương, một
lòng một dạ hướng về kháng chiến. Đây cũng chính là tình yêu là yêu nước của
người dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Từ đó, nhà văn Kim
Lân cũng đồng thời chứng tỏ được bút lực dồi dào cùng khả năng phân tích sắc
sảo, thể hiện sinh động những tình cảm hành động của con người khi miêu tả tâm lí
tâm trạng ông Hai trong biến cố này.
Tóm lại, bằng cách kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc, đoạn trích
đã khắc họa thành công tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của nhân vật ông Hai. Qua
đây, nhà văn cũng đã tôn lên được vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam trong thời
kì kháng chiến chống Pháp. Có người cho rằng: “Niềm vui của nhà văn chân chính
là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp.” Phải chăng với nhân vật ông
Hai trong tác phẩm “Làng” Kim Lân đã làm được điều ấy?

You might also like