Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

BÀI TIỂU LUẬN


PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN HOA SEN ( HSG)

GV: Ths.Nguyễn Xuân Hải


Lớp: 22DMK2C
Nhóm: 4

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 08,tháng 03, năm 2024


MỤC LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ ............................................................................ 1
I. KHẨU HIỆU VÀ Ý NGHĨA .................................................................................. 2
II. MÀU SẮC VÀ Ý NGHĨA...................................................................................... 3
III. TỔNG QUAN ....................................................................................................... 4
1.Thông tin khái quát: ................................................................................................ 4
2. Quá trình hình thành và phát triển: ..................................................................... 5
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của HSG: ................................................... 5
2.2 Tầm nhìn- Sứ mệnh- Giá trị cốt lõi: ................................................................ 9
2.3 Lĩnh vực kinh doanh: ....................................................................................... 9
2.4 Các giải thƣởng doanh nghiệp đã đạt đƣợc: ................................................ 10
IV. 4 CHỈ TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP .............................................................. 10
1.Khả năng thanh toán: ............................................................................................ 10
a) CR: ..................................................................................................................... 10
b) QR:..................................................................................................................... 11
c) CAR: .................................................................................................................. 12
2. Cơ cấu tài chính: ................................................................................................... 14
3. Chỉ số hoạt động: .................................................................................................. 16
a) Tồn kho: ............................................................................................................ 16
b) Vòng quay Tài sản: .......................................................................................... 18
c) Hiệu suất tài sản cố định: ................................................................................. 19
d)Khoản phải thu:................................................................................................. 20
4. Sinh lợi ................................................................................................................... 21
a) ROS .................................................................................................................... 21
b) ROA ................................................................................................................... 22
c) ROE……………………………………………………………………………23
V. NHỮNG TỒN TẠI VÀ VƢỚNG MẮT CỦA DOANH NGHIỆP……………23
1. Tồn tại: ................................................................................................................... 23
2. Vƣớng mắc: ........................................................................................................... 25
VI. GIẢI PHÁP ......................................................................................................... 26
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
NHÓM:4
HOÀN
HỌ & TÊN MSSV NHIỆM VỤ
THÀNH
- Phần I & II & III.
Hà Linh Nga 2200005322 - Hoàn thành file 100%
word.
-Khả năng thanh
Nguyễn Thùy Linh 2200004968 100%
toán.

-Cơ cấu tài chính.


Trần Kim Loan 2200008106 100%
-Tồn kho.

-Vòng quay tài sản.


Phạm Nhật Long 2200005273 100%
- Hiệu suất TSCĐ.

-Vòng quay khoản


Nguyễn Ngọc Kim Mỹ 2200004930 phải thu. 100%
-Chỉ tiêu sinh lợi

Ngô Thị Thanh Nga 2200003881 -Phần V & VI. 100%

1
NHÓM 4
I. KHẨU HIỆU VÀ Ý NGHĨA
* Slogan:
"Kết nối tri thức, khám phá giới hạn"
* Ý nghĩa:
"Kết nối tri thức, khám phá giới hạn" là một khẩu hiệu tạo ra hình ảnh về
việc khai thác và mở rộng tiềm năng của tri thức mà nó còn là tâm huyết
của nhóm chúng em.

Kết nối tri thức: Đề cập đến việc tạo ra một môi trường kết nối, nơi mà tri
thức và thông tin có thể được chia sẻ, trao đổi và tương tác. Nó thể hiện ý
chí của chúng ta trong việc xây dựng cộng đồng tri thức, nơi mà mọi người
có thể học hỏi và truyền đạt kiến thức của mình.

Khám phá giới hạn: Mục tiêu là khuyến khích sự khám phá, sáng tạo và
vượt qua những giới hạn hiện tại. Nó mời gọi mọi người vượt qua những
giới hạn cá nhân và xâm nhập vào lĩnh vực mới, đưa ra những ý tưởng mới
và tìm kiếm giải pháp sáng tạo.

Câu khẩu hiệu này khuyến khích việc tạo ra một môi trường kết nối tri
thức, nơi mà mọi người có thể khám phá, học hỏi và vượt qua những giới
hạn hiện tại để đạt được sự phát triển và thành công. Chúng em tin rằng sự
kết nối này không chỉ làm cho chúng em nhiều tri thức hơn mà còn là chìa
khóa mở cánh cửa của thành công chung của nhóm.

2
NHÓM 4
II. MÀU SẮC VÀ Ý NGHĨA
* Màu sắc:

Màu xanh dương

* Ý nghĩa:

Màu xanh dương là sự hòa quyện giữa màu trắng và màu xanh lá, là màu
của bầu trời, biển cả và bình yên. Về mặt ý nghĩa cảm xúc thì màu xanh
dương mang tới sự dịu dàng, thanh lịch của màu trắng nhưng vẫn có chút gì
đó sâu sắc mà mát mẻ. Màu xanh dương thể hiện sự bình tĩnh, an toàn, tin
cậy, trí tuệ, và sự thư giãn ... Nó là một màu lạnh nhưng có phần rực rỡ hơn
màu tím, cho nên nó tạo cảm giác mát mẻ, thanh khiết. Màu xanh dương
cũng làm giảm lượng cortisol trong máu, giúp giảm căng thẳng và lo lắng.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, màu xanh có thể giảm căng thẳng, lo âu
và trầm cảm bằng cách ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh tự chủ, làm giảm
nhịp tim và huyết áp. Màu xanh cũng có thể tăng cường sự tập trung, sáng
tạo và hiệu quả làm việc.

3
NHÓM 4
III. TỔNG QUAN
1.Thông tin khái quát:
Tập đoàn Hoa Sen tên đầy đủ Công ty cổ phần tập
đoàn Hoa Sen (tên tiếng anh: Hoa Sen Group) –
chuyên chế biến sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôn
thép. Công ty được thành lập vào ngày 08/08/2001
với số vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng. Sau
khoảng thời gian dài xây dựng, phát triển, doanh
nghiệp đã có những bước vươn lên vững chắc để trở
thành doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tôn – thép số 1 tại thị trường
Việt Nam và là nhà xuất khẩu tôn thép hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Hiện nay, công ty đã nâng số vốn điều lệ lên 4.446.252.130.000 đồng. Tiến
hành IPO trên sàn chứng khoán với mã chứng khoán là HSG từ ngày
08/11/2008. Doanh nghiệp hiện đang chiếm 33,1% thị phần tôn và 20,3% thị
phần ống thép theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam.

Sản phẩm của tập đoàn Hoa Sen thường xuyên đạt chất lượng thuộc tiêu
chuẩn quốc tế. Cùng với giá cả phải chăng, dịch vụ khách hàng hợp lý đã giúp
cho tập đoàn luôn nhận được sự tin tưởng tới từ người tiêu dùng. Tính đến
thời điểm hiện tại, Hoa Sen Group đang có:

 11 nhà máy lớn.


 300 chi nhánh phân phối, bán lẻ trên khắp cả nước.
 Sản phẩm được tin dùng tại trên 70 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn
cầu.

4
NHÓM 4
2. Quá trình hình thành và phát triển:
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của HSG:

Ngày 08/8/2001, Công ty Cổ phần Hoa Sen, tiền thân của Công ty Cổ phần
Tập đoàn Hoa Sen, được thành lập với số vốn điều lệ 30 tỷ đồng, bao gồm 22
nhân viên và 3 chi nhánh phân phối – bán lẻ trực thuộc.

Năm 2002 – 2003, tăng số lượng chi nhánh lên 34, tập trung chủ yếu tại các
khu vực: Miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.

Ngày 08/8/2004, khánh thành trụ sở Tập đoàn Hoa Sen tại số 09 Đại lộ Thống
nhất, KCN Sóng Thần 2, Phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình
Dương. Đồng thời, đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất tôn mạ màu I,
công suất thiết kế 45.000 tấn/năm.

Năm 2005, số lượng chi nhánh tăng lên 56, đồng thời đưa vào hoạt động các
dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm I, dây chuyền mạ màu II và dây chuyền mạ
công nghệ NOF.

Tháng 11/2006, thành lập Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen với số vốn điều lệ
320 tỷ đồng.

Tháng 12/2007, Công ty Cổ phần Hoa Sen đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập
đoàn Hoa Sen và tiến hành nhận sáp nhập 3 công ty, gồm Công ty Cổ phần
Tôn Hoa Sen, Công ty Cổ phần Vật liệu Hoa Sen, Công ty Cổ phần Cơ khí và
Xây dựng Hoa Sen.

Ngày 5/12/2008, cổ phiếu của Tập đoàn Hoa Sen được niêm yết tại Sở Giao
dịch Chứng khoán TP. HCM với mã chứng khoán HSG.

Năm 2009, vốn điều lệ của Tập đoàn tăng từ 570 tỷ đồng lên 1.008 tỷ đồng.

5
NHÓM 4
Năm 2010, hoàn thành giai đoạn 1 Dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ và
nâng tổng số chi nhánh tăng lên 106.

Năm 2012, công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới.

Tháng 3/2013, đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất tôn mỏng (công nghệ
NOF) với công suất thiết kế 120.000 tấn/năm thuộc giai đoạn 2 dự án Nhà
máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ.

Ngày 8/01/2014, đưa vào hoạt động các dây chuyền thuộc giai đoạn 2 dự án
Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ, nâng tổng công suất thiết kế các dây chuyền
hiện tại của Tập đoàn lên gần 1 triệu tấn cán nguội và 1.2 triệu tấn tôn mạ mỗi
năm.

Năm 2015, tổng số chi nhánh tăng lên 190 và vốn điều lệ của Tập đoàn tăng
từ 1.008 tỷ đồng lên 1.310 tỷ đồng.

Năm 2016, được vinh danh “Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt
Nam 2016”, khẳng định khả năng quản trị xuất sắc, minh bạch, chiến lược rõ
ràng và tầm nhìn tốt của Ban lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen cùng nỗ lực của
toàn thể CBCNV Hoa Sen trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đón nhận
huân chương Lao động Hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng.

Năm 2017, Tập đoàn lần thứ hai vinh dự nhận được giải thưởng “Công ty
được quản lý tốt nhất Châu Á” do tạp chí tài chính Euromoney bình chọn.
Cũng trong năm 2017, hệ thống ERP được triển khai, đánh dấu bước tiến lớn
của Tập đoàn trong việc nâng cao hiệu quả quản trị. Cuối năm 2017, Tập đoàn
được vinh danh trong Top 3 – Mid Cap Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động
Quan hệ nhà đầu tư tốt nhất 2017 (IR Awards 2017).

6
NHÓM 4
Năm 2018, vốn điều lệ của Tập đoàn tăng từ 3.500 tỷ đồng lên 3.850 tỷ đồng,
đồng thời chính thức triển khai tái cấu trúc HTPP trên toàn quốc theo mô hình
Chi nhánh Tỉnh.

Năm 2019, Tập đoàn hoàn thành công tác tái cấu trúc HTPP theo mô hình Chi
nhánh Tỉnh. Cuối năm 2019, Tập đoàn được vinh danh trong top 100 Doanh
nghiệp phát triển bền vững năm 2019.

Năm 2020, tiếp tục đạt Thương hiệu Quốc gia cho cả 3 nhóm sản phẩm: Tôn
Hoa Sen, Ống nhựa Hoa Sen, Ống thép Hoa Sen (lần thứ 5 liên tiếp), khẳng
định vị thế và uy tín của Hoa Sen – thương hiệu dẫn đầu trên thương trường.

Tháng 03/2021, tiếp tục thiết lập kỷ lục xuất khẩu mới với sản lượng 121.000
tấn, doanh thu xuất khẩu vượt mốc 100 triệu USD/tháng. Tập đoàn Hoa Sen
đang dẫn đầu và chiếm gần 1/2 sản lượng xuất khẩu tôn mạ toàn ngành với
kênh xuất khẩu rộng khắp đến hơn 87 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ngày 25/4/2021, sản phẩm Tôn Hoa Sen và Ống thép Hoa Sen vinh dự nhận
Giải thưởng Vàng Chất lượng Quốc gia 2019-2020. Đây là giải thưởng cao
nhất về chất lượng sản phẩm hàng hóa do Thủ tướng Chính phủ trao tặng
nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc trong việc nâng
cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động,
hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Trong 6 tháng cuối năm 2021, Tập đoàn Hoa Sen liên tiếp đón nhận các giải
thưởng cao quý như:

Top 1 "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín" năm 2020 của ngành Vật liệu xây
dựng do Hiệp hội Thép Việt Nam xét chọn đề xuất và được Bộ Công Thương
phê duyệt.

7
NHÓM 4
“Top 50 Doanh nghiệp đại chúng uy tín và hiệu quả 2021” do Forbes Việt
Nam bình chọn, nằm trong những đại diện doanh nghiệp đã nỗ lực vượt trội
để vươn lên trước những thách thức của dịch bệnh, thể hiện tiềm năng tăng
trưởng và mức độ phát triển bền vững.

Hệ thống Siêu thị vật liệu xây dựng & Nội thất Hoa Sen Home của Tập đoàn
Hoa Sen được vinh danh “Đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng, nội thất tiêu
biểu” trong Chương trình bình chọn Bất động sản tiêu biểu Việt Nam 2021 do
Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư tổ chức.

“Top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2021” do Forbes Việt Nam thực hiện,
khẳng định vị thế, uy tín thương hiệu của Tập đoàn Hoa Sen trong bối cảnh
nền kinh tế nói chung và ngành tôn thép nói riêng trong năm 2021 gặp nhiều
khó khăn, thách thức do tác động của đại dịch Covid-19.

Ngày 23/04/2022, được vinh danh Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng uy tín
năm 2022 do Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report)
đánh giá dựa trên các tiêu chí như Năng lực tài chính, uy tín truyền thông,
đánh giá của các bên liên quan trong giai đoạn 2021-2022.

Ngày 19/5/2022, cửa hàng thứ 100 của Hệ thống Siêu thị Vật liệu xây dựng &
Nội thất Hoa Sen Home chính thức được khai trương, đánh dấu hành trình
phát triển không ngừng nghỉ trong suốt hơn 1 năm của Hệ thống Hoa Sen
Home.

Ngày 08/09/2022, Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam duy
nhất được tôn vinh “Doanh nghiệp nộp thuế lớn, tuân thủ tốt pháp luật về hải
quan” do Tổng cục Hải quan phối hợp cùng Tạp chí Hải quan tổ chức bình
chọn, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.

8
NHÓM 4
Ngày 17/9/2022, cửa hàng thứ 110 của Hệ thống Siêu thị vật liệu xây dựng &
Nội thất Hoa Sen Home chính thức khai trương, đánh dấu cột mốc phát triển
vượt bậc của chuỗi Hệ thống Siêu thị Vật liệu xây dựng và Nội thất Hoa Sen
Home trên toàn quốc, vươn lên một trong những hệ thống phân phối vật liệu
xây dựng hàng đầu tại Việt Nam.

2.2 Tầm nhìn- Sứ mệnh- Giá trị cốt lõi:

* Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn sản xuất và kinh doanh tôn, thép, vật liệu
xây dựng và nội thất hàng đầu Việt Nam bằng chiến lược phát triển bền vững
vì mục tiêu phát triển cộng đồng, bảo vệ môi trường, mang lại giá trị cao nhất
cho xã hội.

* Sứ mệnh: Cung cấp những sản phẩm và dịch vụ gắn liền với thương hiệu
Hoa Sen, đảm bảo chất lượng quốc tế, giá cả hợp lý, mẫu mã đa dạng, thân
thiện môi trường, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội.

* Giá trị cốt lõi: Trung thực - Cộng đồng - Phát triển

2.3 Lĩnh vực kinh doanh:

Các lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn Hoa Sen gồm có: Sản xuất các sản
phẩm về thép; Sản xuất tấm trần PVC; Sản xuất các loại vật liệu xây dựng;
Mua bán vật liệu xây dựng, tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng; Dịch vụ cho
thuê kho và vận tải hàng hóa; Xây dựng công nghiệp và dân dụng; Cho thuê
máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác.

Những sản phẩm chủ lực của Tập đoàn Hoa Sen:

Tôn Hoa Sen: Tôn lạnh; Hoa Sen Gold; Tôn lạnh màu; Tôn kẽm; Tôn kẽm
màu; Tôn vân gỗ.

Thép dày mạ: Xà gồ C; xà gồ Z; cán sóng đổ sàn; cắt tấm (phẳng).

9
NHÓM 4
Ống kẽm Hoa Sen: Ống kẽm mạ; ống kẽm nhúng nóng.

Ống nhựa Hoa Sen: Ống nhựa UPVC; ống nhựa HDPE; ống nhựa PP-R; ống
nhựa PP-R 2 lớp chống tia UV…

2.4 Các giải thƣởng doanh nghiệp đã đạt đƣợc:

 Huân chương lao động hạn nhì.


 Top 10 thương hiệu xuất sắc Việt Nam.
 Top 10 công ty vật liệu xây dựng uy tín
 Top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2022.
 Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
 Doanh nghiệp nộp thuế lớn, tuân thủ tốt pháp luật về Hải Quan.

 Giải vàng chất lượng quốc gia 2019.


 Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

IV. 4 CHỈ TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP


1.Khả năng thanh toán:
CR:

ĐVT:triệu đồng

CR 2021 2022 2023


Ý nghĩa cơ bản: khả năng thanh toán của doanh nghiệp
TSNH 18.655.160 9.834.993 11.274.839 26,15% 4,88%
NỢ NH 14.372.246 6.009.187 6.568.894
CR 1,30 1,64 1,72 >1

Phân tích CR 2021: Tài sản ngắn hạn (TSNH) gấp 1,30 lần so với các khoản
nợ ngắn hạn hay còn gọi là các khoản nợ phải trả trong kỳ kinh doanh (12
tháng).

10
NHÓM 4
Năm 2022 ghi nhận khả năng thanh toán hiện thời (CR) tỷ lệ cao hơn so với
đầu kỳ ở mức 26,15%.

CR 2022: Tài sản ngắn hạn (TSNH) gấp 1,64 lần so với các khoản nợ ngắn
hạn hay còn gọi là các khoản nợ phải trả trong kỳ kinh doanh (12 tháng)

Năm 2023 ghi nhận khả năng thanh toán hiện thời (CR) tỷ lệ cao hơn so với
mức đầu kỳ ở mức 4,88%

Năm 2021 tỷ số thanh khoản hiện thời của HSG >1. Điều này có nghĩa là giá
trị tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn hay còn nói cách khác tài sản lưu
động của doanh nghiệp đủ đảm bảo cho việc thanh toán nợ ngắn hạn. Phần
trăm CR cuối kỳ cao hơn so với đầu kỳ.

Tỷ số thanh khoản hiện thời của HSG năm 2022 >1. Điều này có nghĩa là giá
trị tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn hay còn nói cách khác tài sản lưu
động của doanh nghiệp đủ đảm bảo cho việc thanh toán nợ ngắn hạn. Phần
trăm CR cuối kỳ cao hơn so với đầu kỳ. Điều này cho thấy Hoa Sen Group có
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ở mức khá tốt và ổn định, không bị áp lực về
dòng tiền.

QR:

ĐVT:triệu đồng

QR 2021 2022 2023


TỒN KHO 12.349.095 7.395.309 7.628.606 -40,11% 3,15%
QR 0,44 0.41 0.56 <1 -6,82% 36,59%

Hàng tồn kho năm 2022 thấp hơn 2021 giảm còn -40,11%. Do nhu cầu thép
trong nước và xuất khẩu giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị
trường bất động sản suy yếu. Lạm phát toàn cầu tăng cao, điều này cũng làm
giảm nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu, trong đó có các sản
11
NHÓM 4
phẩm thép của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó ảnh hưởng đến sản lượng
xuất khẩu thép trong năm 2022.

Trước những khó khăn trên HSG đã cắt giảm lượng hàng tồn kho để hạn chế
rủi ro trong bối cảnh ngành thép đang gặp nhiều khó khăn.

Khả năng thanh toán nhanh (QR) 2022 kém hơn 2021 ở mức -6,82%

Hàng tồn kho năm 2023 cao hơn năm 2022 tăng 3,15%. HSG chủ động tích
trữ nguyên liệu để phòng trường hợp giá thép tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Duy trì sản lượng và thị phần để đảm bảo dòng tiền phục vụ hoạt động sản
xuất kinh doanh.

Khả năng thanh toán nhanh (QR) 2023 tốt hơn 2022 ở mức 36,59%. Cho
thấy khả năng thanh toán nhanh của HSG đang cải thiện.

Khả năng thanh toán nhanh QR của HSG <1 điều này cho thấy khả năng
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn kém, có thể gặp rủi ro về tài chính. Tuy
nhiên ta thấy rằng khả năng thanh toán của HSG có xu hướng tăng dần từ
2021 đến 2023, từ 0,44 lên 0,56. Cho thấy HSG có những cải thiện trong việc
quản lý tài sản và nợ ngắn hạn, tăng cường khả năng thanh khoản.

CAR:

ĐVT:triệu đồng

CAR 2021 2022 2023


TIỀN VÀ CÁC
KHOẢN TƢƠNG 49.279 330.134 596.862 -33,01% 80,79%
ĐƢƠNG
NỢ NGẮN 14.372.246 6.009.187 6.568.894
CAR 0,03 0,05 0,09 66,67% 80%
CÁC KHOẢN
ĐẦU TƢ NGẮN 28.003 8.698 26.175
HẠN

12
NHÓM 4
Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2022 so với 2021 giảm 33,01% tuy
nhiên tính khoản CR và QR ở mức ổn định. Điều này cho thấy doanh nghiệp
vẫn có đủ khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh chính của mình. Có đủ
tài sản lưu động và dòng tiền từ kinh doanh để đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn
của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán bằng tiền (CAR) 2022 so với 2021 tăng 66,67%.

Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2023 so với 2022 tăng 80,79% tính
thanh khoản CR, QR ở mức khá tốt. Điều này cho thấy tính hiệu quả của
doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn lực của mình, cũng như khả năng đáp
ứng nhu cầu tài chính ngắn hạn. Một tín hiệu khá tốt.

Khả năng thanh khoản bằng tiền (CAR) 2023 so với 2022 tăng 80%.

+Xem xét với mức thanh khoản CAR của ngành.

Tổng kết về thanh khoản: Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2022 giảm
so với năm 2021, chỉ số thanh toán nhanh chưa tốt (QR <1) tuy nhiên chỉ số
về khả năng thanh toán hiện thời tương đối ổn định (CR >1). Năm 2023 tiền
và các khoản tương đương tiền tăng 80,79% so với 2022, các chỉ số về thanh
khoản ổn định và có hướng cải thiện (CR >1, QR <1).

Điều này cho thấy HSG đang tập trung và cải thiện đầu tư vào dòng tiền nhàn
rỗi (tiền và các khoản tương đương).

Đối với ngành: CR=1,19 QR=0,67 CAR=0,17

Trong khi đó HSG 2023: CR=1,72 QR=0,56 CAR=0,09

HSG có CR cao hơn mức trung bình của ngành. Điều này cho thấy HSG có
khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tốt hơn so với mức trung bình của
ngành. Tuy nhiên QR lại thấp hơn mức trung bình của ngành. Điều này báo

13
NHÓM 4
hiệu rằng HSG có ít tài sản lưu động dễ chuyển đổi thành tiền mặt hơn so với
ngành. Trong khi đó, CAR cũng thấp hơn đáng kể so với ngành. Điều này cho
thấy HSG có ít tiền mặt và tương đương tiền để đối phó với các khoản nợ
ngắn hạn hơn so với ngành.

Tóm lại, HSG có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tốt nhưng lại có ít tài sản
lưu động và tiền mặt so với ngành. Để cải thiện tình hình tài chính, HSG cần
phải cải thiện khả năng thanh toán nhanh khi cần thiết và tăng cường khả năng
thanh toán bằng tiền mặt, tăng cường dự trữ tiền mặt và các khoản tương
đương tiền để đối phó các khoản nợ ngắn hạn.

2. Cơ cấu tài chính:

ĐVT: triệu đồng

2021 2022 2023


Chỉ số 59.33% 36.09% 37.83% -39.19% 4.28%
nợ
Tổng 26,618,030 17,025,411 17,365,305 -36.04% 2.00%
tài sản
Tổng 15.786.236 6,141,841 6,568,139 -61.14% 6.94%
nợ
Khả
năng
thanh 1,014 2,464 1,746 143.31% -28.51%
toán lãi
vay
EBIT 360.064.031 641.371.385 341.512.062 78.14% -46.78%

Lãi vay 355.048.548 260.241.924 195.489.503 -26.97% -24.96%

EBT 5.015.483 381.129.461 146.022.559 7541.18% -61.72%

Chỉ số nợ: Giảm từ 59.33% (2021) xuống 36.09% (2022) và 37.83% (2023),
cho thấy gánh nặng nợ nần của công ty giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn ở mức
cao, cần theo dõi và cải thiện thêm.

14
NHÓM 4
Tổng tài sản: Giảm từ 26,618,030 (2021) xuống 17,025,411 (2022) và
17,365,305 (2023). Nguyên nhân có thể do công ty bán tài sản để giảm nợ
hoặc đầu tư vào các dự án có hiệu quả thấp hơn.

Tổng nợ: Giảm từ 15,786,236 (2021) xuống 6,141,841 (2022) và 6,568,139


(2023). Đây là tín hiệu tích cực cho thấy công ty đang nỗ lực giảm bớt gánh
nặng nợ nần.

Khả năng thanh toán lãi vay: Tăng từ 1.014 (2021) lên 2.464 (2022) và
giảm xuống 1.746 (2023). Mặc dù giảm so với 2022, nhưng khả năng thanh
toán lãi vay của công ty vẫn ở mức cao, cho thấy khả năng đáp ứng nghĩa vụ
tài chính của công ty tốt.

Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay (EBIT): Tăng từ 360,064,031 (2021) lên
641,371,385 (2022) và giảm xuống 341,512,062 (2023). EBIT giảm trong
năm 2023 là một dấu hiệu đáng lo ngại, cần phân tích kỹ nguyên nhân để có
giải pháp phù hợp.

Lãi vay: Giảm từ 355,048,548 (2021) xuống 260,241,924 (2022) và


195,489,503 (2023). Lãi vay giảm là tín hiệu tích cực cho thấy công ty đang
nỗ lực giảm bớt gánh nặng nợ nần. Mức giảm lãi vay trong cả hai năm 2022
và 2023 đều ở mức cao, cho thấy hiệu quả của công ty trong việc quản lý tài
chính.

Lợi nhuận trƣớc thuế (EBT): Tăng từ 5,015,483 (2021) lên 381,129,461
(2022) và giảm xuống 146,022,559 (2023). Năm 2022: EBT tăng mạnh là do
EBIT tăng cao (78.14%) và chi phí lãi vay giảm (26.73%). Đây là tín hiệu tích
cực cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty được cải thiện. Năm
2023: EBT giảm do EBIT giảm mạnh (46.78%) và chi phí lãi vay vẫn tiếp tục
giảm (24.91%). Cần phân tích kỹ nguyên nhân EBIT giảm để có giải pháp
phù hợp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

15
NHÓM 4
*Kết luận chung:

HSG có chỉ số cơ cấu tài chính cải thiện trong giai đoạn 2021-2023. Chỉ số nợ
giảm từ 59,33% (2021) xuống 36,09% (2022) và 37,83% (2023), cho thấy
gánh nặng nợ nần của công ty giảm.

Năm 2021: HSG Invesment sử dụng đòn bẫy tài chính với số tiền vay là
15.786 tỷ đồng để đạt được lợi nhuận trước thuế, trước lãi là 5.015 tỷ đồng.
Điều này có nghĩa là khả năng thanh toán lãi vay của HSG lớn gấp 1,014 lần
so với khoản lãi phải trả.

Năm 2022: HSG tiếp tục sử dụng đòn bẫy tài chính với số tiền vay giảm
xuống còn 6.141 tỷ đồng, giúp đạt được lợi nhuận trước thuế, trước lãi là
381.129 tỷ đồng. Khả năng thanh toán lãi vay của công ty tăng lên đáng kể,
gấp 2,464 lần so với khoản lãi phải trả.

Năm 2023: HSG ghi nhận lợi nhuận trước thuế, trước lãi giảm mạnh xuống
146.022 tỷ đồng. Doanh nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng đòn bẫy tài chính với số
tiền vay là 6.568 tỷ đồng, nhưng khả năng thanh toán lãi vay giảm xuống còn
1,746 lần, cho thấy áp lực tài chính vẫn còn đáng kể.

3. Chỉ số hoạt động:


a) Tồn kho:

ĐVT: triệu đồng

Tồn kho (TK) 2021 2022


Giá vốn hàng
44.771.944 -36.12% =>Giá vốn
bán
28.590.018 hàng bán
năm 2023
Tồn kho (TK) 7.628.606 7.395.309 thấp hơn
2022 là
VÕNG QUAY 3.74 6.05 -38.33% 36.12%
TK=DTT/TK

16
NHÓM 4
ĐVT:triệu đồng

Tồn kho (TK) Năm 2022 Năm 2021


=> Giá
Giá vốn hàng
44.771.944 39.853.124 12.42% vốn hàng
bán
bán năm
Tồn kho (TK) 7.395.309 12.349.095 2022 cao
VÕNG hơn 2021
QUAY 6.05 3.23 87.31% là 12.42%
TK=DTT/TK

Kết luận:

HSG có vòng quay tồn kho năm 2022 tăng so với năm 2021 là 87.31%

HSG có vòng quay tồn kho năm 2023 giảm so với năm 2022 là 38.33%

Điều này tốt hay không tốt? Phân tích chỉ số năm 2023: 3.74: có nghĩa là chi
phí tạo ra sản phẩm của HSG là 28.590.018 triệu đồng thì trong đó có
7.628.606 triệu đồng là tồn kho, đồng nghĩa với việc đã bán và thu hồi phần
vốn còn lại là 20.961.412 triệu đồng.

Phân tích chỉ số năm 2022: 6.05: có nghĩa là chi phí tạo ra sản phẩm của HSG
là 44.771.944 triệu đồng thì trong đó có 7.395.309 triệu đồng là tồn kho, đồng
nghĩa với việc đã bán và thu hồi phần vốn còn lại là 37.376.635 triệu đồng.

Phân tích chỉ số năm 2021: 3.23: có nghĩa là chi phí tạo ra sản phẩm của HSG
là 39.853.124 triệu đồng thì trong đó có 12.349.095 triệu đồng là tồn kho,
đồng nghĩa với việc đã bán và thu hồi phần vốn còn lại là 27.504.029 triệu
đồng.

Năm 2021 2022 2023

17
NHÓM 4
Số ngày tồn kho ( 360,365), sd 360 111 59 96

Phân tích:

Điều này có nghĩa là năm 2021, hàng hóa, NVL của HSG sản xuất trong thời
gian 111 ngày phải lưu kho. Năm 2022 thì con số này là lưu kho 59 ngày.
Năm 2023 thì con số này là lưu kho 96 ngày. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu
cực đến hoạt động kinh doanh của HSG vì:

- Tốn nhiều chi phí lưu kho hơn.

- Có nguy cơ hàng hóa bị lỗi thời, hư hỏng.

- Dòng tiền bị ứ đọng, ảnh hưởng đến khả năng đầu tư và phát triển.

b) Vòng quay Tài sản:

ĐVT: triệu đồng

Vòng quay tài sản 2022 2021


VQTS=DTT/TTS 2.92 1.83 60%

Ý nghĩa cơ bản: Điều này có nghĩa là để tạo ra 292 tỷ đồng doanh thù thuần
vào năm 2022 thì tổng tài sản của Hoa Sen phải có là 100 tỷ đồng.

Năm 2022 tăng 60% so với năm 2021. Điều này cho thấy hoạt động kinh
doanh của Hoa Sen tăng trưởng rất tốt.

ĐVT: triệu đồng

Vòng quay tài sản 2023 2022


VQTS=DTT/TTS 1.82 2.92 -38%

Ý nghĩa cơ bản: Điều này có nghĩa là để tạo 183 tỷ đồng doanh thù thuần vào
năm 2023 thì tổng tài sản của Hoa Sen phải có là 100 tỷ đồng.

18
NHÓM 4
Năm 2023 giảm 38% so với năm 2022. Điều này cho thầy hoạt đồng kinh
doanh của Hoa Sen đang gặp vấn đề.

c) Hiệu suất tài sản cố định:

ĐVT: triệu đồng

2022 2021
Tài sản cố định 5.958.828 6,662.061
Hiệu suất TSCĐ=
8.34 7.31 14.09%
DTT/TSCĐ

Năm 2022 tăng 14.09% so với với năm 2021. Chỉ số này tốt vì là tương quan
giữa DTT và TSCĐ

Ý nghĩa: để đạt được doanh thu thuần là 834 tỷ đồng thì Hoa Sen chi phí, đầu
tư cho TSCĐ là 100 tỷ đồng.

Cần xem xét toàn diện về mối quan hệ trong tỷ số này, có thể do quản lý phân
xưởng chưa hiểu hết dây chuyền sản xuất hiện đại dẫn đến công suất thu được
chưa cao.

Có thể là mối quan hệ giữa các bộ phận: Bộ phận kinh doanh và bộ phận sản
xuất.

Trong khi hiệu suất xử lý TSCĐ tốt, tăng mà Tồn kho cao hơn so với năm
2021 thì trách nhiệm là của bộ phận kinh doanh.

Giải pháp: Họp làm việc phòng kinh doanh, tiến hành kiểm tra lại thị trường,
sản phẩm…Nếu cần thì mở rộng thị trường, thay đổi mẫu mã, đánh giá vào
các phân khúc khác của thị trường.

ĐVT: triệu đồng

2023 2022

19
NHÓM 4
Tái sản cố định 5.019.581 5.958.828
Hiệu suất TSCĐ 6.03 8.34 - 27.69%

Năm 2023 giảm 27.69% so với năm 2022, chỉ số này không hề tốt đối với
doanh nghiệm Hoa Sen.

Ý nghĩa: Để đạt được DTT là 603 tỷ đồng thì Hoa Sen chi phí, đầu tư cho
TSCĐ là 100 tỷ đồng.

Cần xem xét toàn diện về mối quan hệ trong tỷ số này, có thể do quản lý phân
xưởng chưa hiểu hết dây chuyền sản xuất hiện đại dẫn đến công suất thu được
chưa cao.

Có thể là mối quan hệ giữa các bộ phận: Bộ phận kinh doanh và bộ phận sản
xuất.

Trong khi hiệu suất quản lý TSCĐ xấu, giảm Tồn kho cao hơn so với năm
2022 thì trách nhiệm là của bộ phận kinh doanh.

Giải pháp: Họp làm việc phòng kinh doanh, tiến hành kiểm tra lại thị trường,
sản phẩm…Nếu cần thì mở rộng thị trường, thay đổi mẫu mã, đánh giá vào
các phân khúc khác của thị trường.

Khoản phải thu:

ĐVT: triệu đồng

Vòng quay khoản phải thu 2022 2021


DTT/KPT 0.3 0.3

Khoản phải thu ngắn hạn 1.452.105 4.534.902

Khoản phải thu dài hạn 171.495.291 179.887.838

Khoản phải thu 172.947.396 184.422.740


Kỳ thu tiền bình quân (360,365), 1.200 1.216 ngày
sd360
20
NHÓM 4
ĐVT: triệu đồng

Vòng quay khoản phải thu 2023 2022


DTT/KPT 0.22 0.28 -0.06%
Khoản phải thu ngắn hạn 2.322.150 1.452.105
Khoản phải thu dài hạn 143.083.524 171.495.291
Khoản phải thu 145.405.674 172.947.396
Kì thu tiền bình quân (360,365), 1.659 1.285 Ngày
sd360

Ý nghĩa: Kết quả này xuất phát từ sức mạnh của hệ thống phân phối hơn
536 chi nhánh - cửa hàng trên toàn quốc. Hệ thống phân phối giúp HSG
đảm bảo sản lượng đầu ra, mang về dòng tiền mặt dồi dào và ổn định, rút
ngắn vòng quay hàng tồn kho và tối đhóa lợi nhuận của HSG.
Giải pháp: Tối ưu hoá toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh,giảm nợ vay
ngân hàng,hợp tác với các nhà sản xuất đa dạng hoá sản phẩm.

4. Sinh lợi
a) ROS
ĐVT:triệu đồng

2022 2021
ROS=EAT/DTT 5.1% 0.1%
EAT 251.320.306 4.313.494
DTT 49.710.635 48.726.522

Năm 2022 ROS tăng so với năm 2021. Cụ thể năm 2022:5.1% năm 2021
đạt ở mức 0,1%
=> Điều này cho thấy hoạt động tại bộ phận kinh doanh đạt được thành quả
tốt .
Ý nghĩa:5.1% => Cứ 100 tỷ đồng doanh thu thuần thu được thì có 0.1 tỷ
đồng chuyển thành lợi nhuận sau thuế/lợi nhuận ròng(EAT).
ĐVT: triệu đồng

2023 2022
ROS=EAT/DTT 1% 5.1%

21
NHÓM 4
EAT 30.062.343 251.320.306
DTT 31.650.660 49.710.635

Năm 2023 ROS giảm so với năm 2022. Cụ thể năm 2022: 5.1% năm 2023
đạt ở mức 1%.
=> Điều này cho thấy hoạt động tại bộ phận kinh doanh thật sự có vấn đề .
Ý nghĩa: 1% => Doanh nghiệp trong năm lợi nhuận giảm thu được lợi
nhuận sau thuế/lợi nhuận ròng(EAT).

b) ROA

2022 2021
ROA=EAT/TTS 14.8 0.16
EAT 251.320.306 4.313.494
TTS 17.025.411 26.618.030

Năm 2021 ROA giảm so với năm 2022. Cụ thể năm 2021: 0.16% năm
2022 đạt ở mức 14.8%
=> Điều này cho thấy hoạt động tại bộ phận kinh doanh đã điều hành tốt
Ý nghĩa:14.8%=> Cứ 100 tỷ đồng doanh thu thuần thu được thì chỉ có 14.8
tỷ đồng chuyển thành lợi nhuận sau thuế/lợi nhuận ròng(EAT)
ĐVT: triệu đồng

2023 2022
ROA=EAT/TTS 1.7 14.8
EAT 30.062.343 251.320.306
TTS 17.365.305 17.025.411

Năm 2023 ROS giảm so với năm 2022. Cụ thể năm 2022: 14.8% năm 2023
đạt ở mức 1.7%
=> Điều này cho thấy hoạt động tại bộ phận kinh doanh thật sự có vấn đề
Ý nghĩa: 1.7% => Doanh nghiệp trong năm chỉ thu được lợi nhuận 1.7 tỷ
sau thuế/lợi nhuận ròng(EAT).

22
NHÓM 4
c) ROE
ĐVT: triệu đồng

2022 2021
ROE=EAT/VCSH 23.1 0.4
EAT 251.320.306 4.313.494
VCSH 10.883.569 10.831.793

Năm 2022 ROE tăng so với năm 2021. Cụ thể năm 2022: 23.1% năm 2021
đạt ở mức 0,4%
=> Điều này cho thấy hoạt động tại bộ phận kinh doanh có trách nhiệm
cao.
Ý nghĩa: 23.1% => Cứ 100 tỷ đồng doanh thu thuần thu được thì chỉ có
23.1 tỷ đồng chuyển.
thành lợi nhuận sau thuế/lợi nhuận ròng(EAT).
ĐVT: triệu đồng
2023 2022
ROE=EAT/VCSH 2.8 23.1
EAT 30.062.343 251.320.306
VCSH 10.780.166 10.883.569
Năm 2023 ROE giảm so với năm 2022. Cụ thể năm 2022: 23.1% năm 2023
đạt ở mức 2.8%
=> Điều này cho thấy hoạt động tại bộ phận kinh doanh chưa có sự điều
hành tốt.
Ý nghĩa: 2.8% => Doanh nghiệp trong năm đạt lợi nhuận thấp thu được lợi
nhuận sau thuế/lợi nhuận ròng(EAT).
V. NHỮNG TỒN TẠI VÀ VƢỚNG MẮT CỦA DOANH NGHIỆP:

1. Tồn tại:
* Khả năng thanh khoản:
- Tỷ số thanh khoản hiện thời (CR):

23
NHÓM 4
+ Tăng từ 1,30 (2021) lên 1,72 (2023).
+ Cho thấy HSG có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tốt hơn.
+ Tuy nhiên, mức CR năm 2023 vẫn thấp hơn mức trung bình của ngành
(1,19).
- Tỷ số thanh toán nhanh (QR):
+ Tăng từ 0,44 (2021) lên 0,56 (2023).
+ Cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu
động dễ chuyển đổi thành tiền mặt của HSG đang cải thiện.
+ Tuy nhiên, QR năm 2023 vẫn thấp hơn mức trung bình của ngành (0,67).
- Tỷ số thanh khoản bằng tiền (CAR):
+ Tăng từ 0,03 (2021) lên 0,09 (2023).
+ Cho thấy HSG đang tập trung và cải thiện đầu tư vào dòng tiền nhàn rỗi.
+ Tuy nhiên, CAR năm 2023 vẫn thấp hơn đáng kể so với mức trung bình
của ngành (0,17).
* Cơ cấu tài chính:
- Chỉ số nợ:
+ Giảm từ 59,33% (2021) xuống 37,83% (2023).
+ Cho thấy gánh nặng nợ nần của HSG đang giảm.
+ Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn ở mức cao, cần theo dõi và cải thiện thêm.
- Lợi nhuận trước thuế (EBT):
+ Tăng từ 5,015 tỷ đồng (2021) lên 381,129 tỷ đồng (2022) và giảm xuống
146,022 tỷ đồng (2023).
+ EBT giảm trong năm 2023 là một dấu hiệu đáng lo ngại, cần phân tích kỹ
nguyên nhân để có giải pháp phù hợp.
- Khả năng thanh toán lãi vay:
+ Tăng từ 1,014 (2021) lên 2,464 (2022) và giảm xuống 1,746 (2023).
+ Mặc dù giảm so với 2022, nhưng khả năng thanh toán lãi vay của HSG
vẫn ở mức cao, cho thấy khả năng đáp ứng nghĩa vụ tài chính của công ty
tốt.

24
NHÓM 4
* Hoạt động kinh doanh:
- Vòng quay tồn kho:
+ Tăng từ 3,94 (2021) lên 6,71 (2022) và giảm xuống 4,15 (2023).
+ Vòng quay tồn kho năm 2023 giảm 38,27% so với năm 2022, cho thấy
HSG đang gặp khó khăn trong việc quản lý tồn kho.
- Số ngày tồn kho:
+ Tăng từ 91 ngày (2021) lên 86 ngày (2023).
+ Hàng hóa, NVL lưu kho lâu hơn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động
kinh doanh của HSG.

2. Vƣớng mắc:
* Khả năng thanh khoản:
- Vướng mắc
+ Tỷ số thanh khoản hiện thời (CR) tuy có cải thiện nhưng vẫn thấp hơn
mức trung bình của ngành.
+ Tỷ số thanh khoản nhanh (QR) thấp hơn mức trung bình của ngành và có
xu hướng giảm.
+ Tỷ số thanh khoản bằng tiền (CAR) tuy có tăng nhưng vẫn thấp hơn mức
trung bình của ngành.
- Nguyên nhân:
+ HSG đang đầu tư nhiều vào tài sản cố định, dẫn đến tỷ lệ tài sản lưu động
thấp.
+ HSG có lượng hàng tồn kho lớn, khó bán trong thời gian ngắn.
+ Khách hàng của HSG có thể thanh toán chậm, dẫn đến việc thu hồi tiền
mặt chậm.
* Cơ cấu tài chính:
- Vướng mắc:
+ Tỷ lệ nợ vẫn ở mức cao, có thể khiến công ty gặp rủi ro tài chính nếu lãi
suất ngân hàng tăng hoặc doanh thu giảm.
+ Lợi nhuận trước thuế (EBT) giảm trong năm 2023.
25
NHÓM 4
- Nguyên nhân:
+ HSG vay nợ nhiều để đầu tư.
+ Giá thép giảm, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của HSG.
+ Chi phí sản xuất tăng.
+ Nhu cầu tiêu thụ thép giảm.
* Hoạt động kinh doanh:
- Vướng mắc:
+ Vòng quay tồn kho giảm trong năm 2023, cho thấy công ty đang gặp khó
khăn trong việc bán hàng.
+ Số ngày tồn kho tăng trong năm 2023, cho thấy công ty đang phải lưu trữ
hàng hóa trong thời gian dài hơn.
- Nguyên nhân:
+ Nhu cầu tiêu thụ thép giảm.
+ Khả năng cạnh tranh của HSG giảm do giá thép giảm.
 HSG đã có những cải thiện trong hoạt động kinh doanh và cơ cấu tài
chính trong giai đoạn 2021-2023. Tuy nhiên, HSG vẫn còn một số
tồn tại và vướng mắc cần được giải quyết để nâng cao hiệu quả hoạt
động và khả năng cạnh tranh.

VI. GIẢI PHÁP


 Tăng cƣờng khả năng thanh khoản
- Thu hồi công nợ:
+ Thực hiện các biện pháp thúc đẩy thanh toán từ khách hàng, như áp dụng
chính sách chiết khấu thanh toán sớm, truy thu nợ quá hạn, …
+ Cân nhắc bán các khoản nợ khó đòi để thu hồi vốn.
- Quản lý hàng tồn kho hiệu quả:
+ Giảm lượng hàng tồn kho bằng cách đẩy mạnh bán hàng, thanh lý hàng
tồn kho chậm quay vòng.
+ Áp dụng các phương pháp quản lý hàng tồn kho tiên tiến như JIT (Just In
Time).
26
NHÓM 4
- Tối ưu hóa cơ cấu tài sản:
+ Giảm tỷ lệ tài sản cố định/tổng tài sản bằng cách bán bớt tài sản cố định
không sử dụng đến hoặc cho thuê tài sản cố định.
+ Tăng tỷ lệ tài sản lưu động/tổng tài sản bằng cách thu hồi công nợ, bán
bớt hàng tồn kho và huy động vốn ngắn hạn.
 Cải thiện cơ cấu tài chính
- Giảm tỷ lệ nợ:
+ Tăng cường sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động kinh doanh.
+ Trao đổi với các chủ nợ để cơ cấu lại khoản vay, kéo dài thời hạn vay và
giảm lãi suất vay.
- Tăng lợi nhuận:
+ Tăng doanh thu bằng cách đẩy mạnh bán hàng, phát triển thị trường mới
và đưa ra sản phẩm mới.
+ Giảm chi phí sản xuất bằng cách áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí,
nâng cao hiệu quả sản xuất và sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm.
 Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh:
- Đa dạng hóa sản phẩm:
+ Phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường.
+ Mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh mới tiềm năng.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh:
+ Đầu tư vào công nghệ và nghiên cứu phát triển để nâng cao chất lượng
sản phẩm.
+ Xây dựng thương hiệu mạnh và tăng cường marketing.
+ Nâng cao năng lực quản lý và trình độ nhân viên.
 Một số giải pháp khác
- Tìm kiếm đối tác chiến lược: Hợp tác với các nhà đầu tư, đối tác để chia
sẻ rủi ro, huy động vốn và mở rộng thị trường.
- Niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán: Huy động vốn từ thị trường
chứng khoán để đầu tư cho hoạt động kinh doanh và phát triển công ty.

27
NHÓM 4

You might also like