Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

HÓA 10 – NĂM HỌC 2023-2024

Họ tên: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 1 – KÌ 2 – ĐỀ 002


MÔN: Hoá Học – CHƯƠNG 4,5- Thời gian làm bài: 90 phút
Cho biết nguyên tử khối: H (1); He(4); Li(7); C(12); N(14); O(16); Na(23); Mg(24); Al(27), P(31); S(32); Cl(35,5); K(39);
Ca(40); Cr(52); Fe(56); Cu(64); Zn(65); Ag(108); Br(80).
I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)
1. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về số oxi hóa trong hợp chất?
A. Số oxi hóa của H là +1 (trừ một số hydride kim loại NaH, CaH2, …);
B. Số oxi hóa của O luôn là –2;
C. Số oxi hóa của các kim loại kiềm (nhóm IA: Li, Na, K, …) luôn là +1, của kim loại kiềm thổ (nhóm IIA: Be,
Mg, Ca, …) luôn là +2;
D. Số oxi hóa của Al luôn là +3, của F luôn là –1.
2. Cho phản ứng: Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4. Khẳng định đúng là
A. Chất khử là Cu2+, chất oxi hóa là Fe B. Chất khử là Fe, chất oxi hóa là Cu2+;
2+
C. Chất khử là Cu, chất oxi hóa là Fe D. Chất khử là Fe2+, chất oxi hóa là Cu.
3. Cho phản ứng: 4P + 5O2 → 2P2O5. Quá trình oxi hóa là
A. P0 →P+5 + 5e B. P+5 + 5e → P0 C. O20+ 4e → 2O-2 D. O20 →2O-2+4e
+
4. Trong ion NH4 , số oxi hoá của nguyên tố nitrogen là
A. +3. B. +1. C. +5. D. -3.
5. Cho các phản ứng
(1) Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O (2) 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O
(3) 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O (4) 4KClO3 → KCl + 3KClO4.
Số phản ứng oxi hóa – khử là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
6. Trong phản ứng nào dưới đây cacbon thể hiện đồng thời tính oxi hoá và tính khử?
A. C + 2H2 → CH4 B. 3C + 4Al → Al4C3 C. C + CO2 → 2CO D. 3C + CaO → CaC2 + CO
7. Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
A. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
B. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố hóa học.
C. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron giữa các chất.
D. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một hay một số nguyên tố hóa học.
8. Trong phản ứng dưới đây, vai trò của H2S là: 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl
A. Chất oxi hóa. B. chất khử. C. Axit. D. Vừa oxi hóa vừa khử.
9. Số mol electron dùng để khử 1,5 mol Al3+ thành Al là
A. 0,5. B. 1,5. C. 3,0. D. 4,5.
10.Hãy cho biết những cặp khái niệm nào tương đương nhau?
A. quá trình oxi hóa và sự oxi hóa. B. quá trình oxi hóa và chất oxi hóa.
C. quá trình khử và sự oxi hóa. D. quá trình oxi hóa và chất khử.
11.Khi tham gia vào các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại
A. bị khử. B. bị oxi hoá. C. cho proton. D. nhận proton.
12.Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất bị oxi hóa là
A. chất nhận electron. B. chất nhường electron.
C. chất làm giảm số oxi hóa. D. chất không thay đổi số oxi hóa.
13.Trong phản ứng: NO2 + H2O → HNO3 + NO, nguyên tố nitrogen
A. chỉ bị oxi hóa. B. chỉ bị khử.
C. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử. D. không bị oxi hóa, cũng không bị khử.
14.Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ
A. nhường 12 electron. B. nhận 13 electron.
C. nhận 12 electron. D. nhường 13 electron.
15. Quy ước về dấu của nhiệt phản ứng ( ) nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng tỏa nhiệt có > 0. B. Phản ứng thu nhiệt có < 0.
C. Phản ứng tỏa nhiệt có < 0. D. Phản ứng thu nhiệt có = 0.
16. Cho phản ứng: N2(g) + O2(g) 2NO(g), = +89,6 kJ/mol. Chọn phát biểu đúng
A. Phản ứng thu nhiệt từ môi trường. B. Phản ứng tỏa nhiệt ra môi trường.
C. Phản ứng tự xảy ra D. Nhiệt độ môi trường xung quanh hệ tăng lên.
17. Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng sau:

BS: Nguyễn Quý Sửu 1


HÓA 10 – NĂM HỌC 2023-2024
2H2(g) + O2 (g) → 2H2O (l) = - 571,68 kJ
Phản ứng trên là phản ứng
A. thu nhiệt và hấp thu 571,68 kJ nhiệt. B. không có sự thay đổi năng lượng.
C. toả nhiệt và giải phóng 571,68 kJ nhiệt. D. có sự hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh.
18. Phản ứng nào sau đây cần cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng?
A. Phản ứng tạo gỉ kim loại. B. Phản ứng nhiệt phân.
C. Phản ứng quang hợp. D. Phản ứng tạo oxide Na2O.
19. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?
A. 2CO(g) + O2(g) ® 2CO2(g) ∆r = –566,0 kJ.
B. NaOH(aq) + HCl(aq) ® NaCl(aq) + H2O(l) ∆r = –57,9 kJ.
C. C2H4(g) + H2(g) ® C2H6(g) ∆r = –137,0 kJ.
D. H2(g) + I2(s) ® 2HI(g) ∆r = +53,0 kJ.
20. Phương trình hoá học nào dưới đây biểu thị enthalpy tạo thành chuẩn của H2O(l)?
A. 2H2(g) + O2(g) ® 2H2O(l). B. H2(g) + 1/2O2(g) ® H2O(g).
C. H2(g) + 1/2O2(g) ® H2O(l). D. 2H2(g) + O2(g) ® 2H2O(g).
21. Phản ứng tỏa nhiệt là gì?
A. Là phản ứng phóng năng lượng dạng nhiệt. B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dạng nhiệt.
C. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt. D. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt
22. Điều kiện để xảy ra phản ứng tỏa nhiệt (t= 25oC)?
A. ΔrHo298 > 0. B. ΔrHo298 < 0. C. ΔrHo298 ≥ 0. D. ΔrHo298 ≤ 0.
o
23. Cho các chất sau, chất nào có ΔrH 298K ≠ 0
A. N2(g). B. SO2(g). C. Na(s). D. O2(g)
24. Biến thiên enthalpy của một phản ứng được ghi ở sơ đồ dưới. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng tỏa nhiệt.
B. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng chất sản phẩm.
C. Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol.
D. Phản ứng thu nhiệt.

25. Nồng độ đối với chất tan trong dung dịch ở điều kiện chuẩn là?
A. 0,01 mol/L. B. 0,1 mol/L. C. 1 mol/L. D. 0,5 mol/L.
26. Có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với 1 bar (đối với chất lỏng).
(2) Độ biến thiên enthalpy của một quá trình không thay đổi theo nhiệt độ.
(3) Tính chất của enthalpy đặc trưng cho 1 hệ riêng biệt.
(4) Ý nghĩa của enthapy là xác định hiệu ứng nhiệt trong quá trình đẳng áp, đẳng nhiệt.
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
27. Biến thiên enthalpy của phản ứng nào sau đây có giá trị âm?
A. Phản ứng tỏa nhiệt. B. Phản ứng thu nhiệt. C. Phản ứng phân hủy. D. Phản ứng oxi hóa – khử.
28. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chất bị oxi hóa là chất nhận e và chất bị khử là chất cho e.
B. Quá trình oxi hóa và quá trình khử xảy ra đồng thời.
C. Chất chứa nguyên tố số oxi hóa cực đại luôn là chất khử.
D. Quá trình nhận e gọi là quá trình oxi hóa.
29. Cho phương trình sau: . Trong phản ứng này, tỉ lệ giữa số nguyên tử sulfur bị khử và số
nguyên tử sulfur bị oxi hóa là:
BS: Nguyễn Quý Sửu 2
HÓA 10 – NĂM HỌC 2023-2024
A. 2:1. B. 1:3. C. 3:1. D. 1:2.
30. Cho các phản ứng sau: (1) 2Na(s) + 1/2O2(g) → Na2O(s) = -417,98 kJ
(2) 1/2H2(g) + 1/2I2(r) → HI(g) = 26,48 kJ.
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng (2) diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều phản ứng (1).
B. Phản ứng (1) diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều phản ứng (2).
C. Phản ứng (1) và (2) mức độ diễn ra thuận lợi như nhau.
D. Không xác định được phản ứng nào diễn ra thuận lợi hơn.
31. Cho phản ứng. 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl +2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O. Vai trò của HCl trong phản ứng là:
A. Chất oxi hóa. B. Chất khử.
C. Chất tạo môi trường. D. Vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.
32. Cho quá trình : Fe2+ → Fe3++ 1e. Đây là quá trình
A. Oxi hóa. B. Khử . C. Nhận proton. D. Tự oxi hóa – khử.
33. Số oxi hóa của S trong phân tử H2SO4 là
A. +2. B. +4. C. +6. D. +8.
34. Trong phản ứng. Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + N2 +H2O. Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa là
A. 8. B. 6. C. 2. D. 10.
35. Trong phản ứng Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu, một mol Mg đã
A. Nhận 1 mol electron. B. Nhường 1 mol e.
C. Nhận 2 mol electron. D. Nhường 2 mol electron.
36. Cho phản ứng aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO2 + eH2O
Các hệ số a,b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Tổng (a + b) bằng:
A. 8. B. 7. C. 6. D. 5.
37. Trong các phản ứng sau, phản ứng oxi hóa – khử là
A. Fe2O3+ 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2OB. 3Mg + 4H2SO4 →3MgSO4 + S + 4H2O
C. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O D. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
38. Cho các phản ứng sau:
(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O. (b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O.
(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O. (d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2.
(e) 2HCl + Mg → MgCl2 + H2 (f) 8HCl + Fe3O4 → FeCl2 + 2 FeCl3 + 4H2O
(g) 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O (h) 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 8H2O + 5Cl2
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxy hóa là:
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
39. Hỗn hợp tecmit dùng hàn gắn đường ray có thành phần chính là aluminium (Al) và iron (III) oxide (Fe 2O3). Phản ứng
xảy ra khi đung nóng hỗn hợp tecmit như sau:
Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Fe2O3 là chất bị oxi hóa. B. Fe2O3 là chất nhường electron.
C. Al là chất bị oxi hoá. D. Al là chất bị khử
40. Số oxi hóa của các nguyên tử trong H2, Fe2+, Cl- lần lượt là
A. 0; −2; +1 B. +2; −2; +1 C. 0; +2; −1 D. +1; +2; −1.

II. TỰ LUẬN (5,0 điểm)


41. (1 điểm) Cân bằng phản ứng sau theo 4 bước:
a. Al + CuO → Al2O3 + Cu b. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + S + H2O
42. (0,5 điểm) Cho phương trình phản ứng: C2H6 (g) + Cl2 (g) → CH3-CH2Cl + HCl. Tính ∆r biết:
Loại liên kết C–H C–C Cl – Cl C – Cl H – Cl
Năng lượng liên kết (kJ/mol) 414 347 243 339 431
43. (0,5 điểm) Tính ∆r của phản ứng sau: CO2 (g) + CaO(s) → CaCO3 (s). Biết:
Chất CO2(g) CaO(s) CaCO3(s)
(kJ/mol) –393,5 –634,9 –1207,6
44. (1,0 điểm) Ở điều kiện chuẩn, 2 mol aluminium (Al) tác dụng vừa đủ với khí chlorine tạo ra muối aluminium
chloride và giải phóng một lượng nhiệt 1390,81 kJ.
a. Viết và cân bằng phương trình hóa học của phản ứng. Đây có phải là phản ứng oxi hóa – khử không? Vì sao?
b. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng bằng bao nhiêu? Phản ứng trên thu nhiệt hay tỏa nhiệt?
c. Tính lượng nhiệt được giải phóng khi 10 gam AlCl3 được tạo thành.
BS: Nguyễn Quý Sửu 3
HÓA 10 – NĂM HỌC 2023-2024
d. Nếu muốn tạo ra được 1,0 kJ nhiệt lượng cần bao nhiêu gam Al phản ứng?
45. (1 điểm) Cho phương trình nhiệt hoá học sau:
Zn(s) + CuSO4 (aq) ZnSO4(aq) + Cu(s) ∆r = -231,04 kJ
a. Cho biết chất khử và chất oxy hóa trong phản ứng trên? Vẽ sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng.
b. Tính lượng nhiệt toả ra khi dùng 19,5 g Zn phản ứng vừa đủ với dung dịch CuSO4.
46. (0,5 điểm) Butane là thành phần chính của khí đốt hóa lỏng. Đốt cháy hết 14,5 gam butane (C 4H10) để đun nóng 3 lít
nước từ 25°C đến t°C. Biết nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 mol butane là 2580 kJ, để 1 gam nước tăng lên 1°C cần
nhận nhiệt lượng 4,18J, khối lượng riêng của nước là 1 g/ml. Tính t.
47. (0,5 điểm) Cân bằng phản ứng sau theo 4 bước:
a. FeSO4 + K2Cr2O7 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
b. FeS + HNO3 → Fe2(SO4)3 + Fe(NO3)3 + NO + H2O
-----------------------------HẾT-----------------------------

BS: Nguyễn Quý Sửu 4

You might also like