Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 51

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Viện Kinh tế & Quản lý


----- oOo -----

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


PHAN THỊ NGỌC BÍCH
bich.ptn192321@sis.hust.edu.vn

Ngành Quản lý công nghiệp


Chuyên ngành Logistics và quản trị chuỗi cung ứng

Giảng viên hướng dẫn: TS. Dương Mạnh Cường


Chữ ký của GVHD

Bộ môn: Quản lý công nghiệp


Viện: Kinh tế & Quản lý

HÀ NỘI, 05/2023
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Viện Kinh tế & Quản lý
----- oOo -----

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP: CÔNG TY TNHH OSCO INTERNATIONAL

Họ và tên sinh viên: Phan Thị Ngọc Bích


Mã số sinh viên: 20192321
CTĐT, khóa: Quản lý công nghiệp – K64
Giảng viên hướng dẫn: TS. Dương Mạnh Cường

HÀ NỘI, 05/2023
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Viện Kinh tế và Quản lý Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU THEO DÕI QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN

Họ và tên sinh viên: Phan Thị Ngọc Bích Mã số sinh viên: 20192321
Chương trình đào tạo: Quản lý công nghiệp Khóa: 64
Địa điểm thực tập: Công ty TNHH Osco International
Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Mạnh Cường

TT Ngày tháng Nội dung công việc Xác nhận của


GVHD

Đánh giá chung của giáo viên hướng dẫn: ..............................................................


......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

Hà Nội, ngày tháng năm 2023


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................................2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU..................................................................................................................4
DANH MỤC HÌNH VẼ.......................................................................................................................5
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH OSCO INTERNATIONAL....................6
1.1 Quá trình hình thành và phát triển....................................................................................6
1.2 Chức năng, nhiệm vụ...........................................................................................................7
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý...........................................................................................7
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh............................................................................................9
PHẦN II: PHÂN TÍCH QUẢN LÝ VẬN HÀNH CÔNG TY TNHH OSCO INTERNATIONAL
.............................................................................................................................................................11
2.1 Phân tích quản lý lao động và tiền lương...............................................................................11
2.1.1 Cơ cấu lao động của công ty.............................................................................................11
2.1.2 Tuyển dụng lao động.........................................................................................................12
2.1.3 Đào tạo và phát triển nhân lực.........................................................................................14
2.1.4 Tình hình tiền lương.........................................................................................................17
2.1.5 Nhận xét đánh giá............................................................................................................19
2.2 Phân tích quy trình xuất khẩu của công ty TNHH Osco International...............................19
2.2.1 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty TNHH Osco International............................19
2.2.2 Thị trường xuất khẩu của công ty TNHH Osco International......................................21
2.2.3 Hình thức xuất khẩu.........................................................................................................23
2.2.4 Quy trình xuất khẩu của công ty TNHH Osco International........................................25
3.1 Nhận xét và đánh giá tình hình chung...................................................................................46
3.1.1 Điểm mạnh........................................................................................................................46
3.1.2 Điểm hạn chế.....................................................................................................................46
3.2 Hướng đề tài tốt nghiệp.....................................................................................................46
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................................47

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 1 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập tại Viện Kinh tế và Quản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội,
được trang bị các kiến thức về ngành Quản lý công nghiệp và khoảng thời gian thực
tập tại Công ty TNHH Osco International đã củng cố thêm các kiến thức đã học và
giúp em tích lũy thêm các kinh nghiệm thực tế, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập
tốt nghiệp của mình.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn tới TS. Dương Mạnh Cường, người trực
tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo này và các thầy cô công tác tại Viện Kinh
tế và Quản lý, bộ môn Quản lý công nghiệp. Cảm ơn sự nhiệt huyết, sự tận tâm và hết
lòng với công tác giảng dạy của các thầy cô để giúp chúng em có hành trang vững
chắc để vững bước trên đôi chân của mình trên con đường sắp tới. Đồng thời, em xin
gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo Công ty TNHH Osco International và các anh chị tại
phòng Xuất nhập khẩu đã giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt khoảng thời gian thực tập
tại công ty. Thời gian thực tập tại công ty là khoảng thời gian hết sức quý báu với bản
thân em, giúp em rèn luyện, phát triển thêm các kĩ năng và tích lũy cho mình những
kinh nghiệm về công việc cũng như cuộc sống.
Mặc dù đã cố gắng trong việc nghiên cứu và học tập, song thời gian thực tập có
hạn nên bài báo cáo này còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của
thầy cô để em có thể hoàn thiện bài báo cáo của mình hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn.

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Phan Thị Ngọc Bích

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 2 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt


Giấy chứng nhận xuất xứ
1 C/O Certificate of Origin
hàng hóa
2 CBCNV - Cán bộ công nhân viên
3 CĐ - Cao đẳng
4 ĐH - Đại học
5 ETA Estimated Time of Arrival thời gian đến dự kiến
thời gian khởi hành dự
6 ETD Estimated Time of Departure
kiến
7 GTGT - Giá trị gia tăng
8 IV Invoice Hóa đơn thương mại
9 PL Packing List Phiếu đóng gói
10 PO Purchase Order Đơn đặt hàng
11 PTTH - Phổ thông trung học
12 SXKD - Sản xuất kinh doanh

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 3 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 : kết quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH Osco International giai đoạn
2020-2022.....................................................................................................................9
Bảng 2.1 Tổng hợp nguồn nhân lực của công ty giai đoạn 2020-2022........................11
Bảng 2.2 Thống kê kết quả tuyển dụng tại công ty.....................................................14
Bảng 2.3 Tình hình bồi dưỡng cán bộ nhân viên trong năm 2020- 2021.....................16
Bảng 2.4: Cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty TNHH Osco International giai đoạn
2020-2022....................................................................................................................20
Bảng 2.5 Giá trị xuất khẩu hàng hóa theo thị trường giai đoạn 2020-2022.................21
Bảng 2.6: Giá trị hàng xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu giai đoạn 2020-2022......22
Bảng 2.7 Thời gian thực hiện các công việc của quy trình xuất khẩu hàng hóa công ty
TNHH Osco International............................................................................................27
Bảng 2.8: Thống kê hoạt động khai báo hải quan của công ty TNHH Osco
International
.....................................................................................................................................43
Bảng 2.9: thống kê loại lỗi sai trong hoạt động khai báo hải quan từ 03-05/2023......44

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 4 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Logo công ty TNHH Osco International......................................................6


Hình 1.2: một số đối tác lớn của công ty.....................................................................6
Hình 1.3: sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH Osco International.............................8
Hình 2.1: Quy trình tuyển dụng công ty TNHH Osco International............................13
Hình 2.2: Quy trình đào tạo nhân viên công ty TNHH Osco International ................15
Hình 2.3: một số mặt hàng xuất khẩu..........................................................................19
Hình 2.4 Quy trình xuất khẩu của công ty TNHH Osco International.........................26
Hình 2.5 Một phần hợp đồng mua bán hàng hóa.........................................................28
Hình 2.6 PO (đơn đặt hàng ) của khách hàng.............................................................29
Hình 2.7 Thành phẩm đóng gói...................................................................................30
Hình 2.8 Sử dụng khung gỗ để đóng gói hàng hóa......................................................30
Hình 2.9 Đóng gói hàng hóa bằng thùng gỗ................................................................31
Hình 2.10 Hình ảnh booking confirmation.................................................................32
Hình 2.11 Sử dụng xe nâng để đưa hàng hóa lên phương tiện vận chuyển.................33
Hình 2.12 Thuê xe ngoài để chở hàng hóa có kích thước lớn.....................................33
Hình 2.13: Invoice (hóa đơn thương mại)...................................................................34
Hình 2.14: packing list (phiếu đóng gói hàng hóa)......................................................35
Hình 2.15: sơ đồ quy trình khai báo hải quan trên phần mềm ECUS5........................37
Hình 2.16 quá trình phân luồng hàng xuất khẩu.........................................................38
Hình 2.17 Tờ khai hải quan đã thông quan..................................................................39
Hình 2.18 Hình ảnh vận đơn thực tế............................................................................41

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 5 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH OSCO


INTERNATIONAL
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
 Tên công ty: Công ty TNHH OSCO INTERNATIONAL
 Địa chỉ: Lô số 3, cụm công nghiệp Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức,
TP Hà Nội
 Giám đốc điều hành: Arai Norichika
 Ngày thành lập: 27/12/2007
 Website: http://osco.vn/

Hình 1.1: Logo công ty TNHH Osco International


Công ty TNHH Osco International đã được thành lập năm 2007 với 100% vốn
đầu tư nước ngoài. Xuất phát điểm của công ty là công ty thương mại chuyên về
dụng cụ công nghiệp, chuyên cung cấp và cải tiến hàng hóa cho các nhà máy sản
xuất với tên gọi OosakiKikou Co.,Ltd được thành lập ngày 01/02/1983 tại
Shinagawa Ku, Tokyo với vốn điều lệ ban đầu là 30,000 USD. Cho đến nay thì
công ty đã mở rộng nhập khẩu các thành phần và linh kiện chính hãng từ Nhật Bản
và các nước châu Á khác như Malaysia, Singapore, Thái Lan,… để đảm bảo cung
cấp các sản phẩm chính hãng như máy móc, công cụ, các thiết bị đo mang tính
chính xác cao, các thiết bị nhà máy, thiết bị ngoại vi từ Nhật Bản.

Hình 1.2: một số đối tác lớn của công ty

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 6 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

Mục đích hoạt động của công ty là nhằm góp phần đẩy mạnh hàng xuất khẩu
linh kiện, máy móc thiết bị chuyên dụng đáp ứng nhu cầu về chủng loại và chất
lượng mặt hàng do công ty kinh doanh, phù hợp với yêu cầu thị trường trong nước,
tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước, qua đó góp phần phát triển kinh tế xã hội.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ
Hiện nay công ty Osco International đang hoạt động vô cùng đa dạng trên
nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhiều mặt hàng và được tiến hành dưới các hình thức
và quy mô khác nhau. Trong đó tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực sau:
- Kinh doanh xuất nhập khẩu dưới hình thức trực tiếp và nhận ủy thác các mặt
hàng máy móc chuyên dụng, linh kiện máy tự động, công cụ máy móc
- Kinh doanh thương nghiệp bán buôn bán lẻ các mặt hàng từ nguồn nhập khẩu,
nguồn hàng công ty tự khai thác từ các đơn vị sản xuất trong nước và từ công
ty mẹ tại Nhật Bản
- Liên doanh liên kết sản xuất các loại máy lắp ráp tự động, máy kiểm tra, máy
đóng gói, đồ gá lắp, khuôn mẫu phục vụ trong nước và xuất khẩu
- Kinh doanh các loại hình dịch vụ chế tạo các loại máy chuyên dụng trong công
nghiệp
Để đảm bảo thực hiện các chức năng của mình Công ty phải thực hiện những
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về sản xuất,
kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công lắp ráp, kinh doanh thương mại, dịch vụ,
kinh doanh linh kiện máy móc tự động, liên doanh đầu tư trong và ngoài
nước… theo đúng pháp luật hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ
thương mại. Đồng thời, xây dựng các phương án kinh doanh, sản xuất, xuất
nhập khẩu một các có hiệu quả căn cứ theo kế hoạch và mục tiêu phát triển của
công ty.
- Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký với các công ty và
tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nhằm nâng cao uy tín, giữ vững và không
ngừng mở rộng thị trường và quan hệ bạn hàng trong kinh doanh, thương mại.
- Chấp hành pháp luật Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách về quản lý và
sử dụng vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực; thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc
lập, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước một cách
đầy đủ và nghiêm túc
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 7 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

Giám đốc

PGĐ sản xuất PGĐ kinh doanh

Phân Đội công Phòng Phòng hành


Phòng kỹ nhân cơ Phòng Phòng xuất
xưởng sản kinh doanh chính nhân
thuật bản kế toán nhập khẩu
xuất sự

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)


Hình 1.3: sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH Osco International
Chức năng của từng bộ phận:
 Giám đốc:
- Chịu trách nhiệm về các hoạt động chính của công ty
- Xây dựng chiến lược và định hướng phát triển của công ty
 Phó giám đốc sản xuất:
- Chỉ đạo và điều phối hoạt động thiết kế sản xuất cơ khí, linh kiện điện
tử máy móc, các thiết bị ngoại vi ....
- Chịu trách nhiệm về kỹ thuật của hoạt động thiết kế lắp đặt cũng như
sản xuất các sản phẩm tại công ty
 Phó giám đốc kinh doanh:
- Triển khai các công việc bán hàng
- Chịu trách nhiệm chính về doanh thu, doanh số bán hàng.
- Thiết lập mạng lưới kinh doanh, thu thập thông tin thị trường và phát
triển kinh doanh trong khu vực
 Phòng kinh doanh:
- Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện,
- Thiết lập và giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà
phân phối,
- Thực hiện hoạt động bán hàng nhằm mang lại doanh thu cho doanh
nghiệp
- Phối hợp với các bộ phận liên quan nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ
nhất cho khách hàng
 Phòng xuất nhập khẩu:
- Xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu của toàn công ty,

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 8 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

-Thực hiện các nghiệp vụ phục vụ công tác xuất nhập khẩu của công ty
như : lập hồ sơ chứng từ xuất nhập khẩu, khai báo hải quan, giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu…
 Phòng kế toán:
- Thực hiện công tác kế toán,
- Tổng hợp báo cáo kế toán định kỳ và quyết toán cuối năm
 Phòng hành chính:
- Tổng hợp, xây dựng kế hoạch công tác của cơ quan;
- Là đầu mối phối hợp các hoạt động chung giữa các phòng của công ty
và với các đơn vị khác;
- Tham mưu công tác tổ chức, thi đua, khen thưởng, kỷ luật; chế độ tiền
lương, chính sách; tài chính, tài sản; đối nội, đối ngoại; công tác hành
chính, quản trị; văn thư, lưu trữ.
 Phòng kỹ thuật:
- Thiết kế, triển khai giám sát về kỹ thuật các sản phẩm làm cơ sở để
hạch toán, đấu thầu và ký kết các hợp đồng kinh tế
- Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm.
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1.1 : kết quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH Osco International
giai đoạn 2020-2022
Đơn vị: tỷ đồng
So sánh
STT Chỉ tiêu 2020 2021 2022 2021/2020 2022/2021
+/- % +/- %
1 Doanh
19.640 13.910 20.267 -5.730 -29,17 6.357 45,7
thu
2 Chi phí 9.343 7.031 10.523 -2.403 -25,71 3.492 33,18
4 Thuế thu
nhập
3.928 2.782 4.053 -1.146 -29,17 1.271 45,7
doanh
nghiệp
5 Lợi nhuận
8.169 4.097 5.690 -3.262 -39,93 1.593 38,88
sau thuế
(nguồn: phòng kế toán)

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 9 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ % của các chỉ Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ % của các chỉ
tiêu so với doanh thu (năm 2020) tiêu so với doanh thu (năm 2021)

29%
32%

48%
51%

20%
20%

Chi phí Chi phí


Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế

Biểu đồ 1.3: Tỷ lệ % của các chỉ tiêu so


với doanh thu (năm 2022)

28%

52%

20%

Chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp


Lợi nhuận sau thuế

- Doanh thu năm 2021 với con số 13.910 tỷ đồng, giảm 29,17% so với doanh thu
của năm 2020. Nguyên nhân chính là do tác động của dịch Covid khiến cho
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị trì trệ.
- Tuy nhiên, sang năm 2022, công ty đã có sự tăng trưởng doanh thu một cách rõ
rệt với 20.267 tỷ đồng, tăng 45,7% so với năm 2021.
- Tuy nhiên tỷ lệ lợi nhuận sau thuế so với tổng doanh thu qua các năm có sự suy
giảm. Nhưng đây cũng là điều dễ hiểu khi năm 2022 công ty phải khôi phục
sản xuất sau những tác động của dịch bệnh đồng thời phát triển mở rộng trong
các lĩnh vực kinh doanh khác khiến tỷ lệ chi phí gia tăng.

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 10 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

PHẦN II: PHÂN TÍCH QUẢN LÝ VẬN HÀNH CÔNG TY TNHH OSCO
INTERNATIONAL
2.1 Phân tích quản lý lao động và tiền lương
2.1.1 Cơ cấu lao động của công ty
Trong giai đọn 2020-2022 số lượng lao động của công ty ngày càng tăng lên. Cụ
thể, năm 2020 Công ty có 51 người, đến năm 2021 tăng lên 56 người (tương đương
tốc độ tăng 7,22%/năm). Năm 2022, Công ty có số lao động là 63 người, tăng 7,69%.
Điều này cho thấy, quy mô của Công ty ngày càng mở rộng nên cần thuê thêm nhiều
lao động hơn.
Bảng 2.1 Tổng hợp nguồn nhân lực của công ty giai đoạn 2020-2022
2020 2021 2022
Phân loại lao
Số Cơ cấu Cơ cấu Cơ cấu
động Số lượng Số lượng
lượng (%) (%) (%)
Tổng số 51 100 56 100 63 100
1.Theo trình độ
ĐH và trên ĐH 20 39,18 22 39,42 24 38,39
CĐ và Trung cấp 15 29,9 17 30,77 20 31,25
PTTH 16 30,93 17 29,81 19 30,36
2.Theo giới tính
Nam 33 64,95 36 64,42 40 69,39
Nữ 18 35,05 20 35,58 23 36,61
3.Theo độ tuổi
Trên 45 tuổi 3 5,15 3 5,77 4 7,14
Từ 35 đến 45
15 28,87 17 29,81 19 29,46
tuổi
Từ 25 đến 35
22 42,27 23 40,38 25 39,29
tuổi
Dưới 25 tuổi 12 23,71 13 24,04 15 24,11
4.Theo tính chất
lao động
Lao động trực
36 70,1 39 69,23 44 69,64
tiếp
Lao động gián
15 29,9 17 30,77 19 30,36
tiếp
(Nguồn: phòng hành chính nhân sự)
Cơ cấu theo độ tuổi: Hiện tại lao động của đơn vị chủ yếu là lao động trẻ. Số
lượng lao động có độ tuổi từ 25 tuổi đến 35 tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2020
chiếm 42%; năm 2022 chiếm 39,29%. Những lao động này đã có kinh nghiệm nhất
định trong Công ty, hiện là lao động chính của Công ty, có khả năng trở thành cán bộ
quản lý trong đơn vị. Số lao động có độ tuổi dưới 25 khoảng 20% đến 24,11%. Đây là
các lao động mới ra trường nên kinh nghiệm còn ít, tuy nhiên lại rất năng động, nếu
được đào tạo tốt sẽ trở thành lực lượng lao động nòng cốt trong doanh nghiệp trong

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 11 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

tương lai. Số lao động có độ tuổi từ 35 đến 45 tuổi cũng có tỷ lệ khá cao trong Công
ty, xấp xỉ 29% tổng số lao động trong công ty. Số lao động trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ
thấp nhất và có xu hướng tăng dần với tỷ lệ 5% năm 2020 đến 7,14% vào năm 2022.
Lực lượng lao động này phần lớn đang nắm giữ các chức vụ quản lý trong Công ty,
đóng vai trò rất quan trọng, đưa ra các chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển thị
trường, các quyết định về nhân lực, vốn… của Công ty.
Cơ cấu theo giới tính: Số lao động nam trong Công ty nhiều hơn so với lao động
nữ, điều này là phù hợp với tính chất công việc kinh doanh trong ngành nghề của đơn
vị. Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này đòi hỏi các nhân viên phải đi lại nhiều
nên không phù hợp với nhiều lao động nữ. Cụ thể, năm 2020 Công ty có 33 lao động
nam chiếm tỷ trọng 64,95%. Năm 2022, số lao động nam tăng lên 40 người với tỷ
trọng chiếm 69,39%.
Cơ cấu theo tính chất lao động: Số lao động gián tiếp của Công ty nhiều hơn lao
động trực tiếp. Điều này là do tính chất công việc của Công ty là hoạt động kinh
doanh nên nhân viên của Công ty có một phần lớn là nhân viên trực tiếp là những
người trong công tác vận chuyển, nhân viên kho hàng và các nhân viên gián tiếp là
các nhân viên văn phòng, nhân viên kinh doanh. Cụ thể, năm 2020 Công ty có 36 lao
động trực tiếp với tỷ trọng là 70%. Đến năm 2021, số lao động trực tiếp của Công ty
tăng lên 39 người với tỷ trọng giảm nhẹ xuống 69,23%. Năm 2022, số lao động trực
tiếp tiếp tục tăng lên 44 người với tỷ trọng là 69,64%.
Cơ cấu theo trình độ chuyên môn: Về tổng thể, có thể thấy lao động của Công ty
có trình độ khá cao với tỷ lệ lao động có trình độ từ trung cấp, cao đẳng trở lên là
khoảng 70% tổng số lao động của Công ty. Cụ thể năm 2020, số lao động có trình độ
đại học và trên đại học là 39,18%; chủ yếu là các nhân viên văn phòng của Công ty.
Đến năm 2021 số lao động có trình độ Đại học và trên đại học tăng lên 39,42%; tuy
nhiên đến năm 2022 tỷ trọng lao động này giảm xuống còn 38,39% là do Công ty
tuyển dụng thêm một số lượng lao động trực tiếp phục vụ hoạt động kinh doanh của
đơn vị. Về lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp có xu hướng tăng lên trong cả 3
năm, từ 29,9% năm 2020 đến 31,25% vào năm 2022.
2.1.2 Tuyển dụng lao động
Tuyển lao động là yếu tố quan trọng của quản lý nhân lực, nó quyết định tình trạng
nhân lực của Công ty. Qua tuyển dụng lao động mới, lao động được trẻ hóa trình độ
lao động được nâng lên. Có được kết quả ngày hôm nay là cả một quá trình cố gắng
và nỗ lực hết mình của lãnh đạo Công ty cùng sự đoàn kết gắn bó của toàn thể đội ngũ
cán bộ công nhân viên trong Công ty. Cho đến nay Công ty đã có một cơ cấu tổ chức
bộ máy quản lý tương đối vững vàng, một tập thể cán bộ công nhân viên đoàn kết
vững mạnh. Hiểu rõ được vai trò quan trọng của công tác tuyển dụng nhân lực nên
Công ty luôn xem đây là một trong nhữngcông tác hàng đầu mà mình phải quan tâm.
Trong những năm trở lại đây do sự phát triển của nền kinh tế, Công ty đã mở rộng
thêm quy mô kinh doanh.Vì thế mà yêu cầu của công việc đặt ra cho Công ty là phải

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 12 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

tăng cường đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty để có thể đáp ứng kịp thời
khối lượng lớn công việc.
Quy trình tuyển dụng của công ty được thực hiện như sau:

Xác định nhu cầu nhân lực

Lập kế hoạch tuyển dụng

Giám đốc phê duyệt

Thông báo tuyển dụng

Tiếp nhận và lựa chọn hồ


phỏng vấn

Đào tạo và thử việc

Đánh giá

Ký kết hợp đồng

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)


Hình 2.1: Quy trình tuyển dụng công ty TNHH Osco International
Việc tuyển dụng nhân lực sẽ gồm công tác tuyển mộ và công tác tuyển chọn nhân
lực như sau: Tại Công ty, nhân viên tuyển dụng và đào tạo sẽ thường xuyên xác định
chính xác nhu cầu tuyển dụng (tuyển dụng bao nhiêu người, những vị trí nào cần
tuyển dụng…) của Công ty để đề bạt với cấp trên về việc tuyển dụng. Các nhu cầu này
xuất phát từ lý do:
Tuyển dụng thay thế: Đó là khi Công ty cần tuyển dụng để thay thế cho nhân viên
xin thôi việc, bị sa thải, nghỉ hưu… hoạt động tuyển dụng phải được thực hiện nhanh
chóng, khẩn trương để đảm bảo tính liên tục trong công việc của Công ty.

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 13 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

Tuyển dụng dự án: Hoạt động này đi đôi với một dự án hay một chương trình của
Công ty tạo ra nhu cầu lao động.
Công tác tuyển dụng chủ yếu của Công ty gồm 2 nguồn: Nguồn nội bộ và bên
ngoài.
- Nguồn bên trong nội bộ: khi tuyển dụng nhân sự mới hoặc vị trí mới
caohơn Công ty luôn ưu tiên nội bộ, do đã làm việc lâu dài, hiểu biết được
công việc,mục tiêu chính sách và văn hóa Công ty. Việc đánh giá năng lực
sẽ chính xác hơndo đã thể hiện qua quá trình làm việc.
- Nguồn bên ngoài: Công ty áp dụng các phương thức như thông qua
quảngcáo, sự giới thiệu của các nhân viên đang làm việc, tuyển chọn từ các
trường Đạihọc, Cao đẳng, Trung cấp nghề
Số lượng lao động được Công ty tuyển dụng thêm qua từng năm thể hiện ở bảng
sau:
Bảng 2.2 Thống kê kết quả tuyển dụng tại công ty
Đơn vị: người
STT Chỉ tiêu 2020 2021 2022
Tổng lao động tuyển
5 5 7
dụng
1 Tuyển bên trong 1 0 3
2 Tuyển bên ngoài 4 5 4
(Nguồn: phòng hành chính nhân sự)
Qua bảng thống kê về tuyển dụng của Công ty trong 3 năm vừa qua tại Công ty
cho thấy: Trong 3 năm Công ty đều có phát sinh hoạt động tuyển dụng lao động và
nhân lực của Công ty qua các năm là tăng nhưng không cao, chủ yếu là tuyển từ bên
ngoài, tuy nhiên sau tuyển dụng các ứng viên năng lực vẫn chưa thực sự chuyên
nghiệp nhưng cũng đáp ứng tạm thời các công việc kế hoạch, vì vậy phải trải qua khóa
đào tạo về chuyên môn.
2.1.3 Đào tạo và phát triển nhân lực
Để sử dụng lao động một cách hiệu quả nhất và để thích ứng với sự thay đổi liên
tục của môi trường kinh doanh cũng như để nắm bắt được sự phát triển của khoa học
kĩ thuật Công ty đã không ngừng nâng cao kỹ năng cũng như kiến thứccho đội cán bộ
công nhân viên của mình. Tuyển dụng được một nhân nhân viên đáp ứng những nhu
cầu Công ty đề ra là rất khó khăn và tốn kém chi phí nhưng do xác định được tầm
quan trọng của công tác này nên Công ty thường xuyên tiến hành công tác đào tạo và
đào tạo lại nhân lực, đặc biệt là công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kĩ
thuật cho người lao động.
Hàng năm công tác đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn, đào tạo về an toàn lao
động, chuyển đổi ngành nghề cho cán bộ công nhân viên. Hiện tại có các hình thức
đào tạo như sau: Đào tạo nâng cao nghiệp vụ, nghề nghiệp, đào tạo lại cho cán bộ

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 14 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

công nhận viên (theo kế hoạch). Đào tạo đột xuất: đào tạo cho người mới được tuyển
dụng, đào tạo cho nhân viên chuyển đổi vị trí công tác, đào tạo theo giấy mời của cơ
quan cấp trên, cơ quan bên ngoài, thực hiện theo quy trình sau:

Xác định nhu


cầu đào tạo

Lập kế hoạch
đào tạo

Thực hiện kế
hoạch

Lập hồ sơ đào
tạo

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)


Hình 2.2: Quy trình đào tạo nhân viên công ty TNHH Osco International
Do đó đội ngũ lao động của Công ty đã có bước phát triển đổi mới cơ bản theo
hướng thích nghi với cơ chế thị trường, bởi vì được Công ty nâng cao nhận thức, kiến
thức và kỹ năng. Cụ thể công tác đào tạo và phát triển nhân lực được thực hiện qua
các bước sau:
Bước 1: Nhận thức đào tạo và phát triển nhân lực
Công ty tổ chức đào tạo nhằm trang bị những kỹ năng cần thiết, nâng cao năng lực
làm việc cho người lao động. Đào tạo cho cán bộ quản lý, các chuyên viên, kỹ sư, đội
ngũ thiết kế kỹ thuật, thanh toán. Nâng cao tay nghề, bồi dưỡng kỹ năng bậc thợ cho
công nhân
Bước 2: Hình thức đào tạo
Từ những khó khăn trong công tác tuyển dụng lao động lành nghề Công ty đã lựa
chọn cho mình phương pháp đào tạo riêng, đặt ra kế hoạch đào tạo theo chỉ tiêu hàng
năm, lựa chọn các phương pháp cho phù hợp, đào tạo đúng đối tượng, có quỹ đào tạo
phát triển riêng. Hiện tại Công ty có hai hình thức đào tạo: Đào tạo trong công việc và
đào tạo ngoài công việc.
Bước 3: Đào tạo nhân viên mới

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 15 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

Khi nhân viên mới nhận công việc mới sẽ được Trưởng bộ phận hướng dẫn làm
quen với môi trường làm việc, nội qui phòng, đề ra những yêu cầu của công việc và
được chỉ dẫn, kèm cặp. Khi công việc đã thông thạo và trôi chảy, Trưởng bộ phận sẽ
để nhân viên tự điều khiển công việc, chỉ theo dõi, động viên khuyến khích để tự tin
hơn trong công việc.
Bước 4: Đào tạo nâng cao kiến thức cho nhân viên cũ
Với nhân viên làm việc có thâm niên, có thành tích xuất sắc, Công ty sẽ để cử
tham dự các khóa học ngắn và dài hạn nhằm nâng cao năng lực quản lý, tạo điều kiện
đảm nhiệm những công việc phức tạp và vị trí cao hơn. Đối với đội ngũ nhân viên có
kinh nghiệm Công ty sẽ tiếp tục đào tạo tại Công ty hoặc đề cử tham dự các khóa học
nâng cao tay nghề nhằm đưa lên các vị trí công việc tốt hơn. Bên cạnh đó Công ty mời
chuyên gia tư vấn, giảng dạy, tổ chức chuyên đề, hội thảo nhằm nâng cao kỹ năng của
cán bộ nhân viên.
Hiện nay, tại Công ty, việc quan tâm đến công tác đào tạo nhân viên mới giúp nhân
viên mới nắm bắt công việc nhanh hơn, đồng thời cũng giúp cho nhân viên cũ nâng
cao nghiệp vụ và chuyên môn. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo chưa cao, chưa phát huy
được tính sáng tạo của nhân viên. Phương pháp đào tạo đơn giản và việc đào tạo bằng
hình thức thi tay nghề, nâng bậc thợ đôi khi còn mang tính hình thức. Bên cạnh đó
cũng chưa có biện pháp để đánh giá hiệu quả của việc đào tạo.
Qua thống kê số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty đã đào tạo và bồi
dưỡng trong năm qua (2020-2021) thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.3 Tình hình bồi dưỡng cán bộ nhân viên trong năm 2020- 2021
2020 2021 So sánh
STT Chỉ tiêu Số lượng Số lượng
+/- %
(người) (người)
Đào tạo trong công
1 5 8 3 60
việc
Đào tạo ngoài công
2 15 17 2 13,33
việc
3 Tổng lao động đào tạo 20 25 5 25
(Nguồn: phòng nhân sự)
Qua bảng Tình hình bồi dưỡng cán bộ công nhân viên trong năm 2020-2021 tại
Công ty cho ta nhận thấy nhìn chung Công ty có đầu tư, quan tâm tới công tác đào tạo
nhân lực. Tổng số cán bộ công nhân viên được đào tạo trong 2 năm qua tăng. Tổng số
lượng cán bộ công nhân viên được đào tạo năm 2021 của Công ty tăng 5 người (tăng
tương ứng 25%) so với năm 2020. Cụ thể như sau: Số nhân lực được đào tạo trong
công việc năm 2021 tăng 60% so với năm 2020 ứng với tăng lên 3 người. Số lượng
công nhân viên được đào tạo ngoài công việc năm 2020 là 15 người, năm 2021 là 17
người, tăng 2 người tương ứng tăng 13,33%

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 16 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

Qua nhìn nhận một cách cụ thể ta thấy số lượng người đào tạo trong công việc ít
hơn so với số lượng người đào tạo ngoài công việc. Vì số nhân lực đào tạo trong công
việc là các công nhân viên mới, nhân viên mới trong những năm gần đây vào Công ty
với số lượng còn ít. Còn số nhân lực được đào tạo ngoài công việc là những cán bộ
công nhân viên cũ làm việc có thâm niên, có thành tích, Công ty sẽ để cử tham dự các
khóa học ngắn và dài hạn nhằm nâng cao năng lực quản lý, tạo điều kiện đảm nhiệm
những công việc phức tạp và vị trí cao hơn. Chính vì vậy mà trình độ chuyên môn của
người lao động ngày càng được nâng cao.
Như vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đã được Công ty quan tâm sát sao
và thực hiện nghiêm túc. Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty mạnh về số
lượng, vững về chất lượng luôn sẵn sàng với các mục tiêu trước mắt và lâu dài của
Công ty. Công ty đã quan tâm đầu tư cho công tác đào tạo không chỉ về số lượng
người được đào tạo mà còn đa dạng trong lĩnh vực đào tạo. Với lao động trực tiếp thì
đào tạo nâng cao tay nghề, cập nhật công nghệ kỹ thuật mới, còn với lao động gián
tiếp thì chủ yếu là bồi dưỡng nghiệp vụ.
2.1.4 Tình hình tiền lương
a. Tổng quỹ lương của doanh nghiệp
Người lao động tại Công ty cũng như bất cứ các doanh nghiệp nào đều nhận được
quyền lợi về lương bổng và sự đãi ngộ. Trên cơ sở nhận thức được điều đó, ngay từ
khi mới thành lập, lương bổng và sự đãi ngộ đã là mối quan tâm hàng đầu của Công ty
đối với người lao động.
Tiền lương luôn được gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh, mức độ hoàn thành
nhiệm vụ của từng cá nhân. Do vậy, Công ty đã áp dụng hình thức trả lương khoán
nhằm đảm bảo cho việc phân phối tiền lương thực sự là đòn bẩy kích thích việc tăng
năng suất lao động của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Quy chế phân phối tiền lương là cơ sở để phân phối tiền lương cho tập thể và trả
lương hàng tháng cho cá nhân người lao động
Quỹ tiền lương hàng năm của OSCO được phân bổ sử dụng như sau:
Quỹ tiền lương ổn định ít nhất là 70% tổng quỹ lương dùng để trả trực tiếp cho
người lao động theo lương khoán (đơn giá tiền lương), lương sản phẩm, lương thời
gian;
Quỹ tiền lương điều phối cao nhất là 30% tổng quỹ lương, dùng để khen thưởng
đối người lao động có năng suất, chất lượng cao, có thành tích trong công tác; khuyến
khích người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi và dự phòng
để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm đảm bảo việc trả lương
không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Cụ thể:

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 17 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

- Quỹ tiền lương để xét thưởng theo năng suất, chất lượng và hiệu quả SXKD
cho các tập thể và cá nhân trong OSCO: 3% quỹ tiền lương kế hoạch. Trong
đó:
+ Quỹ tiền lương để xét thưởng theo năng suất, chất lượng và hiệu quả SXKD
cho các tập thể và cá nhân trong Trung tâm: Phân bổ theo tỷ lệ 2% Quỹ tiền
lương kế hoạch.
+ Quỹ lương thu hút, khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn
cao, kỹ thuật, tay nghề giỏi: Phân bổ theo tỷ lệ 1% Quỹ tiền lương kế
hoạch.
- Quỹ tiền lương để thưởng cho CBCNV nhân các dịp Lễ, Tết: 10% quỹ tiền
lương kế hoạch.
Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh của Công ty, Giám đốc có
thể điều chỉnh tỷ lệ chia các quỹ nói trên cho phù hợp.
b. Nguyên tắc trả lương
Thực hiện trả lương theo việc và kết quả hoàn thành công việc của từng người,
từng bộ phận do OSCO quy định.
- Những người thực hiện các công việc đạt hiệu quả như nhau thì được trả
lương như nhau theo các vị trí chức danh công việc.
- Những người thực hiện các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, kỹ thuật cao, có đóng góp nhiều vào kết quả sản xuất kinh doanh của
Công ty thì được trả lương cao.
Phải đảm bảo mối tương quan hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm
các công việc khác nhau giữa các bộ phận trong Công ty (đảm bảo độ giãn cách hợp
lý giữa mức lương cao nhất và thấp nhất trong Công ty).
Cân bằng giữa mức thu nhập chung của thị trường và khả năng chi trả lương của
Công ty; đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, Doanh nghiệp và Người lao động,
Do Công ty là đơn vị trực tiếp kinh doanh, vì vậy việc phân bổ tổng quỹ tiền lương
cho Khối Kinh doanh được điều chỉnh theo hệ số so với các Khối còn lại của Công ty
tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty.
Kết cấu tiền lương, thu nhập của người lao động (TN):
1. Thu nhập của người lao động i trong quy chế này bao gồm:
- Tiền lương khoán, lương sản phẩm (TLsp) cá nhân hoặc tập thể (nếu có)
- Tiền lương thời gian theo chức danh công việc (TLcv).
- Tiền thưởng năng suất (Thgns).
- Tiền lương cho những ngày nghỉ có lương (TLngcl).
- Thu nhập khác (nếu có) như: Chế độ ăn ca theo quy định của Nhà nước, tiền
làm thêm giờ, tiền thưởng v.v... (TNkh)

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 18 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

2. Công thức tính:


TN = TLsp + TLcv + Thgns + TLngcl + TNkh (nếu có)
Tiền lương khoán và lương sản phẩm cá nhân trực tiếp:
1. Tiền lương khoán là tổng số tiền lương mà Công ty giao khoán cho cá nhân
hoặc tập thể để thực hiện khối lượng công việc của Công ty
2. Tiền lương sản phẩm là tiền lương mà Công ty trả cho người lao động hoặc tập
thể người lao động căn cứ theo số lượng sản phẩm đạt được và đơn giá của sản
phẩm được giao
2.1.5 Nhận xét đánh giá
Chính sách trả lương theo doanh số của công ty còn chưa cố định, phụ thuộc nhiều
vào tình hình kinh doanh của công ty. Ngoài ra, các hoạt động đào tạo, tuyển dụng
chưa có chiến lược trong dài hạn, chủ yếu thực hiện theo từng năm nên còn khá bị
động. Đào tạo và phát triển là quá trình giúp cho người lao động nâng cao khả năng
chuyên môn của họ. Tuy nhiên tại Công ty, ban giám đốc chỉ áp dụng đào tạo tại nơi
làm việc, kèm cặp hướng dẫn tại chỗ giữa người đi trước với người đi sau.
2.2 Phân tích quy trình xuất khẩu của công ty TNHH Osco International
2.2.1 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty TNHH Osco International

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 19 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

Hình 2.3: một số mặt hàng xuất khẩu

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 20 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

Bảng 2.4: Cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty TNHH Osco International giai
đoạn 2020-2022
Đơn vị: tỷ đồng
So sánh
Mặt hàng 2020 2021 2022 2021/2020 2022/2021
+/- % +/- %
Công cụ 4.065 2.930 4.975 -1.135 -27,92 2.045 69,8
Máy móc chuyên
1.165 950 2.935 -215 -18,45 1.985 208,95
dụng
Linh kiện 1.875 980 2.743 -895 -47,73 1.763 179,89
Mặt hàng khác 675 450 1.175 -225 -33,33 725 161,1
Tổng 7.780 5.310 11.828 -2.470 -31,75 6.518 122,75
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh các năm)

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu hàng xuất khẩu Biểu đồ 2.2: Cơ cấu hàng xuất
năm 2020 khẩu năm 2021

9% 8%

18%
24%
52% 55%

18%
15%

công cụ Máy móc chuyên dụng Công cụ Máy móc chuyên dụng
Linh kiện Mặt hàng khác Linh kiện Mặt hàng khác

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu hàng xuất khẩu năm


2022

10%

23% 42%

25%

Công cụ Máy móc chuyên dụng


Linh kiện Mặt hàng khác

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 21 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

- Năm 2021, giá trị xuất khẩu các sản phẩm của công ty giảm một cách đáng kể
do tác động của dịch Covid đối nền kinh tế nói chung và công ty nói riêng.
Trong 2 năm 2020 và 2021, mặt hàng công cụ chiếm khoảng hơn 50% trong tỷ
trọng cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty.
- Đối với năm 2022, tổng giá trị hàng xuất khẩu có sự tăng trưởng khá tốt với
11.282 tỷ đồng tương ứng với mức tăng trưởng 122,75% so với năm 2021. Đạt
được mức tăng trưởng này là do mặt hàng máy móc chuyên dụng và linh kiện
chiếm ưu thế về tỉ trọng trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Đây cũng là các mặt
hàng mà công ty đang có xu hướng phát triển mở rộng kinh doanh trong thời
gian tới.
2.2.2 Thị trường xuất khẩu của công ty TNHH Osco International
Công ty OSCO INTERNATIONAL luôn cố gắng tìm kiếm và mở rộng thị trường
với mục đích đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, giữ vững được uy tín đối với các bạn
hàng trong hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.5 Giá trị xuất khẩu hàng hóa theo thị trường giai đoạn 2020-2022
Đơn vị: tỷ đồng
So sánh
Thị trường 2020 2021 2022 2021/2020 2022/2021
+/- % +/- %
Trung Quốc 2.215 1.457 3.946 -758 -34,22 2.489 170,8
Singapore 479 211 886 -268 -55,95 675 319,9
Thái Lan 979 653 1.849 -326 -33,3 1.196 183,2
Nhật Bản 3.374 2.717 4.579 -657 -19,47 1.862 68,5
Các thị trường
416 272 568 -144 -34,62 296 108,8
khác
Tổng 7.780 5.310 11.828 -2.470 -31,75 6.518 122,75
(nguồn: tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh các năm)

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 22 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

Biểu đồ 2.4: cơ cấu thị trường Biểu đồ 2.5: cơ cấu thị trường
xuất khẩu năm 2020 xuất khẩu năm 2021
6% 5%
6% 4%

12%
13%
45%
51%

27%
30%

Nhật Bản Trung Quốc Nhật Bản Trung Quốc


Thái Lan Singapre Thái Lan Singapore
Các thị trường khác Các thị trường khác

Biểu đồ 2.6: cơ cấu thị trường xuất khẩu


năm 2023
5%
7%

16% 39%

33%

Nhật Bản Trung Quốc Thái Lan


Singapore Các thị trường khác

Qua phân tích bảng số liệu, các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Trung Quốc
là những thị trường có giá trị xuất khẩu hàng hóa lớn nhất. Các thị trường khác như:
Thái Lan, Singapore đã cho thấy triển vọng trong hoạt động xuất khẩu trong tương lai
- Thị trường Trung Quốc: đây là một trong những thị trường trọng điểm của
Công ty, thị trường này nhập các mặt hàng linh kiện, máy móc của Công ty để
phục vụ cho quá trình sản xuất và tái xuất sang các nước khác.
- Thị trường Nhật bản: Đây là một trong những thị trường truyền thống không
chỉ của Osco International mà còn của nhiều doanh nghiệp ngoại thương khác ở
Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng của thị trường này rất khó tính và yêu cầu khắt
khe về chất lượng, mẫu mã, kích cỡ và dịch vụ. Tuy nhiên thị trường Nhật lại là

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 23 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

thị trường nhập khẩu tất cả các mặt hàng của Công ty và chiếm tỷ trọng đáng
kể so với các thị trường khác.
- Thị trường Singapore, Thái Lan: là thị trường tương đối mới của công ty nhưng
lại có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
2.2.3 Hình thức xuất khẩu
Với mục tiêu đa dạng hoá kinh doanh xuất khẩu, Công ty TNHH Osco
International thực hiện các hợp đồng xuất khẩu qua 2 con đường:
- Xuất khẩu trực tiếp
- Xuất khẩu uỷ thác
Trong 3 năm 2020–2022, tình hình xuất khẩu của Công ty TNHH Osco
International theo hình thức thực hiện được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.6: Giá trị hàng xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu giai đoạn 2020-
2022
Đơn vị: tỷ đồng
So sánh
Hình thức 2020 2021 2022 2021/2020 2021/2020
+/- % +/- %
Xuất khẩu trực
tiếp 3.065 1.930 7.923 -1.135 -37,03 5.993 278,5

Xuất khẩu uỷ
thác 4.013 3.380 3.905 -633 -15,77 -285 -8,4

Tổng 7.780 5.310 11.828 -2.470 -31,74 6.518 122,75


(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh các năm)

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 24 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng hàng xuất Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng hàng xuất
khẩu theo hình thức (năm 2020) khẩu theo hình thức (năm 2021)

36%
43%
57%
64%

Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu ủy thác Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu ủy thác

Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng hàng xuất khẩu


theo hình thức (năm 2022)

33%

67%

Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu ủy thác

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 25 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

Trong giai đoạn 2020-2021, hình thức xuất khẩu ủy thác của công ty chiếm tỷ
trọng lớn hơn so với hình thức xuất khẩu trực tiếp trong giá trị hàng xuất khẩu. Năm
2020, cơ cấu giá trị xuất khẩu theo hình thức của công ty:
- Xuất khẩu trực tiếp chiếm 43%
- Xuất khẩu ủy thác chiếm 57%
Sang năm 2021, dịch bệnh vẫn trong trạng thái diễn biến phức tạp, khiến cho hoạt
động xuất khẩu của công ty bị ảnh hưởng nên hàng hóa được xuất khẩu theo hình thức
xuất khẩu ủy thác là chủ yếu với tỷ trọng 64%.
Năm 2022, Công ty đang cố gắng giảm tỷ trọng của hình thức xuất khẩu ủy thác,
tăng tỷ trọng của hình thức xuất khẩu trực tiếp nhằm tăng lợi nhuận từ hoạt động xuất
khẩu. Cụ thể xuất khẩu trực tiếp chiểm 67% và xuất khẩu ủy thác chiểm 33%. Trong
thời gian tới, công ty sẽ nỗ lực đưa xuất khẩu trực tiếp trở thành hoạt động chủ lực của
mình.
2.2.4 Quy trình xuất khẩu của công ty TNHH Osco International
a) Quy trình xuất khẩu của công ty TNHH Osco International được thể hiện
qua sơ đồ sau:

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 26 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

Các bước
Quy trình Người thực hiện
thực hiện
Thông báo kế hoạch xuất hàng
Bước 1 cho các bộ phận liên quan Bộ phận kế hoạch

Chuẩn bị hàng Các bộ phận: đóng


gói, kho, kỹ thuật,
Bước 2
chứng từ, kinh
doanh
Kiểm tra hàng hóa
Nhân viên phòng
Bước 3
xuất nhập khẩu

Thực hiện bộ chứng từ (bản nháp)


Bước 4 Bộ phận chứng từ

Sai
Đúng

Gửi bộ chứng từ
( bản nháp), các
thông tin cho
Bước 5 khách hàng và Bộ phận kinh doanh
nhận phản hồi

Hoàn thiện bộ chứng từ ( bản chính


Bước 6 thức) Bộ phận chứng từ

Khai báo hải quan và nhận kết quả


Bước 7 phân luồng Bộ phận chứng từ

Thủ tục thông quan


Nhân viên phòng
Bước 8
xuất nhập khẩu

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 27 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

Gửi hàng và lấy vận đơn Nhân viên phòng


Bước 10
xuất nhập khẩu

Gửi bộ chứng từ và yêu


cầu thanh toán cho Nhân viên bộ phận
Bước 11
khách hàng kinh doanh

(nguồn: phòng xuất nhập khẩu)


Hình 2.4 Quy trình xuất khẩu của công ty TNHH Osco International

Bảng 2.7 Thời gian thực hiện các công việc của quy trình xuất khẩu hàng hóa
công ty TNHH Osco International
STT Tên công việc Địa điểm Thời gian thực hiện
Thông báo kế hoạch xuất
hàng cho các bộ phận Phòng xuất nhập
1 1 ngày
liên quan khẩu

1 ngày
2 Chuẩn bị hàng Kho hàng 2 ngày (nếu thuê
ngoài)
3 Kiểm tra hàng Kho hàng 1 ngày
Phòng xuất nhập
4 Thực hiện bộ chứng từ 2 ngày
khẩu
Gửi các chứng từ (bản
nháp) cùng các thông tin
Phòng xuất nhập
5 liên quan cho khách hàng 1 ngày
khẩu
và nhận phản hồi

Phòng xuất nhập


6 Hoàn thiện chứng từ 2 ngày
khẩu
Khai báo hải quan và Phòng xuất nhập
7 2 ngày
nhận kết quả phân luồng khẩu
8 Thủ tục thông quan Chi cục hải quan 3 ngày
Địa điểm được thỏa
9 Gửi hàng và lấy vận đơn thuận với hãng vận 2 ngày
chuyển
Gửi các chứng từ và đề
Phòng xuất nhập
10 nghị thanh toán cho 1 ngày
khẩu
khách hàng
(nguồn: tổng hợp của sinh viên)

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 28 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

Mô tả cụ thể các bước:


Bước 1: Thông báo kế hoạch xuất hàng cho các bộ phận liên quan

Hình 2.5 Một phần hợp đồng mua bán hàng hóa
Sau khi hợp đồng xuất khẩu hàng hóa được kí kết với khách hàng, bộ phận kế hoạch
thông báo cho các bộ phận liên quan về kế hoạch dự kiến xuất hàng, bao gồm:
- Ngày xuất hàng dự kiến : dựa trên thông tin của hợp đồng về thời hạn giao
hàng
- Chỉ định phương thức vận chuyển (hàng không, đường biển):
 Dựa trên thông tin trong PO (đơn đặt hàng) về kích cỡ, số lượng của
hàng
 Các lô hàng cần vận chuyển nhanh chóng, có kích thước nhỏ thường
được chọn phương thức vận chuyển bằng đường hàng không
 Các lô hàng có kích thước, khối lượng lớn sẽ vận chuyển bằng phương
tiện đường biển

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 29 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

Hình 2.6 PO (đơn đặt hàng ) của khách hàng


- Cần thuê xe nâng hoặc sử dụng xe của công ty: dựa theo thông tin trên PO (đơn
đặt hàng) về lô hàng và cơ sở vật chất của công ty có đáp ứng được hay không
- Chọn hãng vận chuyển:
 Sử dụng các hãng vận chuyển đã từng hợp tác
 Liên hệ với các hãng khác
- Quyết định về mua bảo hiểm hàng hóa: dựa trên thông tin trên PO (đơn đặt
hàng)
 Bắt buộc mua bảo hiểm khi điều kiện thương mại (Incoterm) sử dụng là
CIF hoặc CIP
 Sử dụng các điều kiện thương mại khác : khi bên nhà nhập khẩu có nhu
cầu nhờ người xuất khẩu mua bảo hiểm cho hàng hóa
- Quy cách đóng gói : bộ phận kế hoạch cần kết hợp với bộ phận lắp ráp và đối
chiếu với yêu cầu của khách hàng trên PO ( đơn đặt hàng) để xác định quy
cách đóng gói
 Các hàng hóa có khối lượng, kích thước nhỏ như linh kiện hay hàng
công cụ, công ty sẽ tự đóng gói
 Các hàng hóa có kích thước lớn, giá trị cao, dễ hỏng hóc cần nhiều yêu
cầu phải đảm bảo như chống va đập, sử dụng các kỹ thuật đóng gói như

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 30 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

hút chân không, sử dụng vật liệu đóng gói bằng gỗ,… sẽ tiến hành thuê
đóng gói của các công ty cung cấp dịch vụ đóng gói hàng hóa

Hình 2.7 Thành phẩm đóng gói

Hình 2.8 Sử dụng khung gỗ để đóng gói hàng hóa

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 31 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

Hình 2.9 Đóng gói hàng hóa bằng thùng gỗ


Bước 2: Chuẩn bị hàng
- Bộ phận đóng gói (áp dụng với hàng tự đóng gói ) : Xác nhận quy cách đóng
gói với các bộ phận liên quan ( lắp ráp, kinh doanh ) và chuẩn bị phương tiện
đóng gói và đóng gói theo kế hoạch
- Bộ phận chứng từ: Liên hệ với hãng vận chuyển được chỉ định để lấy Booking
confirmation để lấy thông tin về việc vận chuyển.

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 32 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

Hình 2.10 Hình ảnh booking confirmation.


Các thông tin gồm có:
 Tên tàu chở (đối với vận chuyển đường biển), số hiệu của máy bay (đối
với vận chuyển hàng không)
 Thông tin về địa điểm xếp hàng,
 Thông tin về điểm đến
 Thông tin về Close time (thời hạn cuối cùng để gửi hàng)
 Thời hạn cuối cùng để để chỉnh sửa vận đơn

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 33 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

- Bộ phận kho: đặt lịch đóng gói (Áp dụng với hàng thuê đóng gói ngoài); chuẩn bị
xe tải và xe nâng, nếu thuê xe ngoài : đặt lịch xe với nhà cung cấp.

Hình 2.11 Sử dụng xe nâng để đưa hàng hóa lên phương tiện vận chuyển

Hình 2.12 Thuê xe ngoài để chở hàng hóa có kích thước lớn

- Bộ phận kỹ thuật: chuẩn bị các điều kiện để hàng sẵn sàng xuất kho, kết hợp
với bộ phận lắp ráp để giám sát việc đóng gói máy móc theo tiêu chuẩn và theo
tiến độ yêu cầu và chuẩn bị các tài liệu kỹ thuật kèm theo theo yêu cầu.

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 34 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

- Bộ phận kinh doanh: Gửi PO, hợp đồng cho các bộ phận liên quan
Bước 3: Kiểm tra hàng
Đối chiếu hàng hóa với PO của khách hàng, nếu phát hiện hàng hóa có sai sót hay
nhầm lẫn, phải tiến hành đổi sản phẩm để không ảnh hưởng tới thời hạn gian hàng
cũng như liên quan đến các bước xin giấy chứng nhận mà bên nhà nhập khẩu yêu cầu.
Bước 4: Thực hiện bộ chứng từ (bản nháp)
- Sử dụng PO, hoá đơn GTGT (bản nháp), số cân, kiện của bộ phận xuất hàng/
hãng vận chuyển để các chứng từ IV, PL (bản nháp)

Hình 2.13: Invoice (hóa đơn thương mại)


 Về hóa đơn thương mại (Invoice) : hóa đơn thương mại thể hiện đầy đủ
các thông tin
 Thông tin về người xuất khẩu,
 Thông tin về người nhập khẩu
 Thông tin mô tả về hàng hóa,
 giá trị của lô hàng,
 hãng vận chuyển,
 điều kiện thương mại Incoterms sử dụng,

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 35 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

 phương thức vận chuyển,


 địa đi, điểm đến,
 phương thức thanh toán, …

Hình 2.14: packing list (phiếu đóng gói hàng hóa)


 Về hóa đơn đóng gói (Packing list): nhân viên chứng từ sẽ soạn thảo sao cho
phù hợp với thực tế giao hàng và đóng gói sản phẩm. Gồm các thông tin tương
tự như trong hóa đơn thương mại và bổ sung thêm một số thông tin như:
 Kích cỡ hàng hóa
 Trọng lượng của hàng hóa
- Liên hệ mua bảo hiểm cho hàng hóa: tùy thuộc vào hợp đồng giữa người xuất
khẩu và người nhập khẩu.
 Nếu hai bên thống nhất sử dụng điều kiện thương mại CIF hoặc CIP thì
người xuất khẩu bắt buộc phải mua bảo hiểm cho lô hàng: bảo hiểm loại
A đối với điều kiện CIF và bảo hiểm loại C đối với điều kiện CIP
 Trong trường hợp sử dụng các điều kiện thương mại Incoterm khác, nhà
xuất khẩu có thể mua thêm bảo hiểm cho lô hàng nếu nhà nhập khẩu có
nhu cầu.

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 36 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

Bước 5: Gửi các chứng từ (bản nháp) cùng các thông tin liên quan cho khách
hàng và nhận phản hồi
- Gửi các chứng từ và các thông tin dự kiến:
+ ETD ( thời gian khởi hành dự kiến)
+ ETA ( thời gian đến dự kiến)
+ Thông tin về Phương tiện vận chuyển, hãng vận chuyển
- Nhận phản hồi của khách hàng, nếu có sai sót chuyển lại cho bộ phận chứng từ
để sửa lại.
Bước 6: Hoàn thiện chứng từ (chính thức)
- Báo cho bộ phận kế toán chốt hóa đơn GTGT
- Làm IV, PL chính thức có chữ ký của người đại diện hợp pháp
- Làm hồ sơ xin cấp C/O cho hàng hóa gồm:
 Hồ sơ gồm: đơn đề nghị cấp C/O, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói
hàng hóa.
 Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ thì người xin cấp C/O sẽ truyền điện
tử dữ liệu của bộ hồ sơ xin cấp C/O lên bộ phận tiếp nhận của cơ quan
có thể quyền cấp C/O. Cán bộ sẽ kiểm tra tính chính xác và hợp lý của
hồ sơ. Nếu không hợp lệ thì phải chỉnh sửa lại. Nếu hợp lệ thì cán bộ sẽ
ký C/O và giao lại cho người chủ hàng. Bộ hồ sơ hoàn chỉnh sẽ được
cấp ngay trong ngày.
Bước 7: Khai báo hải quan và nhận kết quả phân luồng
Tiến hành khai báo Hải Quan trên máy thông qua phần mềm khai báo hải quan điện tử
ECUS5, theo quy trình sau:

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 37 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

Điền thông tin người Xác định điều kiện


Điền các thông tin về
xuất khẩu, người nhập giao hàng và phương
hàng hóa
khẩu thức thanh toán

Truyền tờ khai cho hải Điền thông tin về


quan danh mục hàng hóa

Hình 2.15: sơ đồ quy trình khai báo hải quan trên phần mềm ECUS5
Mô tả quy trình:
 Điền thông tin người xuất khẩu, người nhập khẩu từ hợp đồng mua bán (sale
contract)
 Thông tin chung về ngày hàng đến, cảng xếp hàng và số lượng
 Sử dụng hợp đồng mua bán để xác định điều kiện giao hàng, phương thức
thanh toán, tổng giá trị hóa đơn.
 Ở mục danh sách hàng, sử dụng phiếu đóng gói hàng hóa và thông tin hàng hóa
để điền vào các mục tương ứng.
 Sau khi điền xong thông tin về hàng hóa, bắt đầu truyền tờ khai đến cơ quan
Hải quan.

Sau đó, cơ quan hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng của hàng hóa.

Trong quá trình làm thủ tục khai báo hải quan, hành hóa sẽ được phân luồng theo 3
mức tương ứng để thực hiện thủ tục thông quan tờ khai hải quan cần thiết

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 38 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

Luồng xanh Xác


nhận
thông
Kiểm tra quan
Luồng vàng chứng từ tại
Chi
cục
hải
quan
Kiểm tra thực tế
Luồng đỏ
hàng hóa

Hình 2.16 quá trình phân luồng hàng xuất khẩu

 Luồng xanh: doanh nghiệp được miễn kiểm tra hồ sơ giấy tờ và miễn kiểm tra
thực tế hàng hóa. Lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan.
 Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ
hải quan thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để cơ
quan hải quan kiểm tra. Nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra thực tế hàng
hóa thì chuyển sang luồng đỏ.
 Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để cơ quan hải quan
kiểm tra và xác nhận cho thông quan hay không.

Bước 8: Thủ tục thông quan


- Đầu tiên, công ty cung cấp hồ sơ các giấy tờ liên quan cũng như kèm bộ chứng
từ:
 Hóa đơn thương mại (Invoice)
 Phiếu đóng gói hàng hóa (packing list)
 Tờ khai hải quan
 Giấy phép xuất khẩu
- Sau đó, các nhân viên Hải quan sẽ tiến hành kiếm tra hồ sơ mà công ty đã nộp
- Sau khi kiểm tra xong nhân viên Hải quan sẽ thông báo kết quả thông quan
hàng hóa
- Nhân viên Hải quan sẽ lưu trữ, bảo quản hồ sơ
- Trả kết quả bằng văn bản cho công ty được kiểm tra
 Bước này diễn ra khá lâu do trong thời gian chờ đợi Hải quan kiểm tra theo trình
tự hàng hóa cho đến các thông tin trên giấy tờ phải khớp và nếu có sai sót phải bổ
sung kịp thời nếu khoảng thời gian xử lý sẽ bị đẩy lùi xuống làm cho thời gian
giao hàng có thể bị trễ so với dự kiến

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 39 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 40 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

Hình 2.17 Tờ khai hải quan đã thông quan


Bước 9: Gửi hàng và lấy vận đơn
Sau khi hoàn thành các bước thủ tục hải quan, công ty cung cấp chi tiết các thông
tin tiết cùng các giấy tờ cần thiết cho hãng vận chuyển để lập vận đơn. Sau đó đóng
các khoản phí cần thiết đển nhận vận đơn của lô hàng xác nhận về việc giao hàng cho
hãng vận chuyển.

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 41 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

Hình 2.18 Hình ảnh vận đơn thực tế


Một số các thông tin trên vận đơn gồm có:
 Số vận đơn
 Tên người gửi hàng
 Tên người nhận hàng

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 42 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

 Địa điểm bốc hàng


 Điểm dỡ hàng
 Số tàu (đường biển); số hiệu chuyến bay (hàng không)
 Số lượng kiện hàng
 Mô tả hàng hóa
 Trọng lượng hàng hóa
 Giá trị lô hàng
 Cước phí phải trả
 Ngày phát hành vận đơn
Bước 10: Gửi các chứng từ và đề nghị thanh toán cho khách hàng
- Gửi qua email bộ chứng từ gốc: IV, PL, vận đơn, CO, chứng thư bảo hiểm cho
khách hàng.
- Gửi yêu cầu thanh toán (do bộ phận kế toán chuẩn bị) cho khách hàng
b) Một số kết quả thực hiện của quy trình xuất khẩu hàng hóa

Biểu đồ 2.7: Kết quả của hoạt động chuẩn bị hàng từ 03-05/2023
1200
1091

1000

826
800

623
600

400 358

200

0
Đóng gói Vận chuyển

Tự làm Thuê ngoài

(nguồn: tổng hợp của sinh viên)

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 43 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

Hoạt động đóng gói Hoạt động vận chuyển

25%

43%

57%

75%

Tự làm Thuê ngoài Tự làm Thuê ngoài

Qua kết quả thống kê trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu:
- Hoạt động đóng gói thì tỷ lệ tự đóng gói chiếm khoảng 75%, số còn lại là 25%
đơn hàng thuê đóng gói bên ngoài. Điều này làm cho khâu kiểm tra hàng trở
nên dễ dàng hơn khi công ty có thể giám sát quá trình đóng gói đảm bảo chất
lượng của hàng hóa và giảm được chi phí so với thuê đóng gói bên ngoài.
- Hoạt động vận chuyển có tỷ lệ thuê ngoài chiếm khoảng 43% và tỷ lệ tự vận
chuyển chiếm khoảng 57%. Hoạt động thuê ngoài chiếm tỷ lệ vẫn còn cao do
phương tiện chuyên chở của công ty vẫn chưa đáp ứng được do số lượng
phương tiện và khối lượng chuyên chở còn hạn chế. Tỷ lệ thuê ngoài còn cao
khiến quá trình xuất khẩu hàng hóa có thể bị kéo dài hơn dự kiến khi công ty
phải phụ thuộc vào các hãng vận tải bên ngoài và làm gia tăng các chi phí.

Bảng 2.8: Thống kê hoạt động khai báo hải quan của công ty TNHH Osco
International
Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5
Số Số Số
Tỉ trọng Tỉ trọng Tỉ trọng
lượng lượng lượng
(%) (%) (%)
(tờ) (tờ) (tờ)
Số lượng tờ khai 435 100 502 100 512 100
Số tờ khai bị lỗi 12 2,75 9 1,79 10 1,95
(nguồn: tổng hợp của sinh viên)

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 44 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

Bảng 2.9: thống kê loại lỗi sai trong hoạt động khai báo hải quan từ 03-
05/2023
Kí Số tờ khai Tỷ trọng
Loại lỗi sai
hiệu (tờ) (%)
Lỗi 1 Sai số lượng kiện 10 32
Lỗi 2 Sai thông tin người nhập khẩu 6 19
Lỗi 3 Sai mã HS 5 16
Lỗi 4 Sai mã hiệu phương thức vận chuyển 4 13
Lỗi 5 Sai điều kiện thương mại Incoterm 3 10
Lỗi 6 Sai nhóm và mã loại hình 3 10
(nguồn: tổng hợp của sinh viên)
Nhận xét: tỷ lệ tờ khai có sai sót chiếm khoảng 3% trên tổng số lượng tờ khai hải
quan đã thực hiện. Các lỗi sai thường gặp trong khai báo hải quan điện tử: sai số
lượng kiện, áp sai mã HS, nhầm lẫn nhóm và mã loại hình, sai mã hiệu của phương
thức vận chuyển,… Điều này làm thời gian xuất khẩu hàng hóa bị kéo dài hơn với dự
kiện do phải chỉnh sửa bổ sung thông tin tờ khai, một số các trường hợp không được
chỉnh sửa bổ sung mà bắt buộc hủy tờ khai để làm tờ khai mới.

Qua phân tích bằng biểu đồ Parato, 80% các lỗi sai xảy ra trong khai báo hải quan
là: sai số lượng kiện, sai thông tin người nhập khẩu, sai mã HS code, sai mã hiệu
phương thức vận chuyển.
Phân tích nguyên nhân:
- Nhân viên:
 Một số nhân viên còn ít kinh nghiệm trong công tác khai báo hải quan

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 45 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

 Sao chép thông tin từ tờ khai cũ nhưng chưa đổi một số thông tin khác
biệt như phương thức vận chuyển, điều kiện thương mại Incoterm, …
 Số lượng chứng từ phải xử lý khá lớn
- Hệ thống:
 Sao chép thông tin từ tờ khai cũ bị lỗi phông chữ dẫn đến thông tin
không được chấp nhận
 Phần mềm Ecus5 bị lỗi phông chữ tiếng việt
c, Nhận xét quy trình
 Ưu điểm:
- Quy trình xuất khẩu hàng hóa của công ty đực thực hiện từng nước một cách rõ
ràng, phân bổ nhiệm vụ của các phòng ban, các khâu các bộ phận một cách cụ
thể, nên quy trình sẽ diễn ra nhanh chóng và đảm bảo được chất lượng trong
từng hợp đồng.
- Thông tin được truyền đi nhanh chóng giữa các bộ phận, đảm bảo sự phối hợp
nhịp nhàng trong các bước thực hiện quy trình.
 Nhược điểm:
- Quy trình đã phân cụ thể trách nhiệm của từng phòng ban, từng bộ phận thực
hiện. Do đó kết quả thực hiện mỗi bước là nền tảng để tiếp tục thực hiện mỗi
bước sau nên nếu chỉ một bộ phận làm không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến cả một
quy trình xuất khẩu
- Quy trình thực hiện có thể bị chậm trễ do một số bước phụ thuộc vào thời gian
của các công ty thuê ngoài
- Thủ tục hải quan còn nhiều giai đoạn phức tạp dẫn đến gây mất nhiều thời gian
để thông quan hàng hóa.

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 46 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
3.1 Nhận xét và đánh giá tình hình chung
3.1.1 Điểm mạnh
- Công ty có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu và thiết lập được
nhiều mối quan hệ bạn hàng ở nhiều nơi trên thế giới
- Các trưởng phòng xuất nhập khẩu của công ty thường là những người có trình
độ chuyên môn cao cả về nghiệp vụ ngoại thương, trình độ ngoại ngữ cũng như
là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Do đó,
các trưởng phòng thường ra quyết định chính xác, kịp thời nhằm giải quyết các
vướng mắc trong thực hiện công việc của các nhân viên.
- Công ty là doanh nghiệp thường xuyên xuất khẩu hàng hóa và ít khi xảy ra sai
phạm trong các quy định thực hiện các quy định thủ tục hải quan. Do vậy nên
khi tiến hành thủ tục thông quan cho hàng hóa, công ty thường được miễn kiểm
tra đối với hàng hóa xuất khẩu, khiến cho quá trình thông quan được nhanh
chóng hơn.
3.1.2 Điểm hạn chế
- Lỗi sai sót về các chứng từ và thủ tục trong khai báo hải quan cũng thường xảy
ra, mặc dù đã kiểm tra các chứng từ nhưng không thể tránh khỏi sự sai sót.
- Việc đưa thủ tục hải quan điện tử vào thay thế cho thủ tục hải quan thủ công đã
tạo nhiều bỡ ngỡ cho phía Công ty. Vì phải tốn nhiều thời gian để làm quen với
cách làm thủ tục mới và với việc khai hải quan điện tử đòi hỏi các nhân viên
xuất nhập khẩu của Công ty phải vững về tin học, am hiểu pháp luật, kỹ lưỡng
trong việc nhập thông tin và truyền dữ liệu.
- Đường truyền khai hải quan điện tử thường hay bị nghẽn mạng và truyền chậm,
làm cho việc khai hải quan bị kéo dài.
- Phần mềm khai báo hải quan điện tử ECUS khi cài đặt thường bị lỗi phông chữ
tiếng việt và lâu lâu lại bị lỗi phần mềm.
3.2 Hướng đề tài tốt nghiệp
Qua các phân tích đã trình bày ở trên về tình hình thực tế của Công ty TNHH Osco
International, những thuận lợi và các điểm còn hạn chế của công ty, em xin đề xuất đề
tài: “Hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa tại công ty TNHH Osco
International”.

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 47 Lớp: EM2-01


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế & Quản lý

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1, PGS.TS Tạ Văn Lợi (2019), Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản
Kinh tế quốc dân
2, Công ty TNHH Osco International (2023), báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, tài liệu nội bộ
3, Website Hải quan Việt Nam: https://www.customs.gov.vn/

SVTH: Phan Thị Ngọc Bích 48 Lớp: EM2-01

You might also like