Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

TRẮC NGHIỆM SINH

BÀI 2:
1/ Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển
xảy ra?
A. Được cung cấp ATP.
B. Có các lực khử mạnh.
C. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
D. Có sự tham gia của enzim nitrogenase.
2/ Phát biểu nào dưới đây không đúng về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật?
A. Ứ giọt chỉ xuất hiện ở các loài thực vật nhỏ.
B. Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt.
C. Ứ giọt xảy ra khi độ ẩm không khí tương đối cao.
D. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây.
-> là nước
3/ Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây bụi, cây thân thảo vì
1. Ở cây thân gỗ, áp suất rễ không đẩy được nước lên phần lá trên cao.
2. Cây bụi và thân thảo thường thấp, gần mặt đất dễ xảy ra bão hòa hơi nước vào
ban đêm, nhất là khi trời lạnh.
3. Cây bụi và cây thân thảo thường thấp nên động lực áp suất rễ đủ đẩy nước đến
mép phiến lá.
4. Cây bụi và cây thân thảo không có bó mạch gỗ nên lực thoát nước yếu dẩn đến
hiện tượng ứ giọt xuất hiện
A. 2, 4 B. 2, 3 C. 1, 2. 3 D. 2, 3, 4
5/ Khi làm thí nghiệm trồng cây trong chậu đất nhưng thiếu một nguyên tố khoáng
thì triệu chứng thiếu hụt khoáng thường xảy ra trước tiên ở những bộ phận non.
Nguyên tố khoáng đó được nhận xét là
A. Nito
B. Canxi.
C. Sắt.
D. Cả ba nguyên tố trên
6/ Khi làm thí nghiệm trồng cây trong chậu đất nhưng thiếu một nguyên tố khoáng
thì triệu chứng thiếu hụt khoáng thường xảy ra trước tiên ở những bộ phận lá già
Nguyên tố khoáng đó được nhận xét là? NITROGEN
7/ Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là
A. lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu
giảm.
B. lá non có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
C. sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt lá.
D. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
8/ Trong một thí nghiệm chứng minh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta
tiến hành tiêm vào mạch rây thuộc phần giữa thân của một cây đang phát triển
mạnh một dung dịch màu đỏ; đồng thời, một dung dịch màu vàng được tiêm vào
mạch gỗ của thân ở cùng độ cao. Hiện tượng nào dưới đây có xu hướng xảy ra sau
khoảng một ngày?
A. Ngọn cây (phần xa mặt đất nhất) chỉ có thuốc nhuộm đỏ, còn chóp rễ (phần sâu
nhất dưới đất) chỉ có thuốc nhuộm vàng.
B. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
C. Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
D. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm đỏ; chóp rễ có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng.
Dòng mạch gỗ luôn di chuyển từ rễ lên ngọn cây → mang theo thuốc nhuộm vàng
lên ngọn cây.
Dòng mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ đến khắp cái cây để nuôi sống cây →
mang thuốc nhuộm đỏ đi khắp cây.
Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
BÀI 4:
1/ Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát
biểu nào sau đây sai?
A. Quang hợp xảy ra khi bộ máy quang hợp hấp thu ánh sáng tại miền xanh tím và
ánh sáng đỏ.
B. Các cây dưới tán rừng thường chứa nhiều diệp lục b giúp hấp thụ các tia sáng có
bước sóng ngắn.
C. Khi cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng
tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến khi đạt tới điểm bão hòa ánh sáng.
D. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp cabohydrate và lipid, trong khi các
tia đỏ kích thích tổng hợp axit amin và protein.
2/ Do đâu mà diện tích lục lạp lớn hơn diện tích lá chứa chúng?
A. Do số lượng lục lạp trong lá lớn.
B. Do lục lạp có hình khối bầu dục làm tăng diện tích tiếp xúc lên nhiều lần.
C. Do lá có hình phiến mỏng, còn tế bào lá chứa lục lạp có hình khối.
D. Do lục lạp được sản sinh liên tục trong tế bào lá.
3/ Xét các loài thực vật: ngô; xương rồng; cao lương. Khi nói về quá trình quang
hợp ở các loài cây đó, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Ở cùng một nồng độ CO2 giống nhau thì cả 3 loài cây này đều có cưởng độ
quang hợp giống nhau.
2. Ở cùng một cưởng độ ánh sáng như nhau thì cả 3 loài cây này đều có cưởng độ
quang hợp như nhau.
3. Pha tối của cả 3 loài cây này đều có chu trình Canvin và chu trinh C4.
4. Cả 3 loài này đều có pha tối diễn ra ở lục lạp của tế bào bao quanh bó mạch.
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
4// Sử dụng đồng vị phóng xạ C14 trong CO2 để tìm hiểu về quá trình quang hợp
ở thực vật. Các nhà khoa học đã tiến hành 2 thí nghiệm với 2 chậu cây
Thí nghiệm 1, Chiếu sáng và cung cấp CO2 đầy đủ cho chậu cây. Sau 1 khoảng
thời gian thì không chiếu sáng và cung cấp CO2 có chứa đồng vị phóng xạ C14
vào môi trường. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian.
Thí nghiệm 2, Chiếu sáng và cung cấp CO2 mang đồng vị phóng xạ C14. Sau một
thời gian thì ngừng cung cấp CO2 nhưng vẫn chiếu sáng cho chậu cây. Quan sát tín
hiệu phóng xạ theo thời gian. Từ kết quả thu được ở 2 thí nghiệm trên, hãy cho biết
2 chất X, Y lần lượt là?
A. APG; AlPG
B. APG; RiDP
C. Axit pyruvic; Glucozo
D. ATP; Glucozo.
5/ Những phát biểu nào dưới đây phù hợp với các đặc điểm của nhóm thực vật C3
và C4?
(1) chất nhận CO2 đầu tiên trong quang hợp là RiDP
(2) điểm bão hòa ánh sáng gần bằng ánh sáng mặt trời toàn phần
(3) cường độ quang hợp không bị ảnh hưởng bởi nồng độ oxi
(4) điểm bão hòa ánh sáng bằng 1/3 ánh sáng mặt trời toàn phần
(5) điểm bù CO2 từ 30 - 70 ppm
(6) lục lạp xuất hiện ở cả tế bào thịt lá và tế bào bao bó mạch
(7) perôxixôm có liên quan đến quang hợp
(8) có nhu cầu nước cao trong quá trình sinh trưởng và phát triển
Phương án trả lời đúng là?
A. thực vật C3 : (2), (4), (6) và (7) ; thực vật C4 : (1), (3), (5) và (8)
B. thực vật C3 : (2), (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (1), (3) và (6)
C. thực vật C3 : (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (1), (2), (3) và (6)
D. thực vật C3 : (1), (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (2), (3) và (6)
6/ Lá cây có màu xanh lục vì
A. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
B. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
C. nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
D. các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.
7/ Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả
quang hợp
A. kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
B. lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
C. bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
D. nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.
8/ Trong pha sáng của quá trình quang hợp, ATP và NADPH được chuyển hóa từ
quá trình nào?
A. Hấp thụ năng lượng của nước
B. Hoạt động của chuỗi truyền điện tử trong quang hợp
C. Quang phân li nước
D. Diệp lục hấp thu ánh sáng trở thành trạng thái kích động
9/ Nhận định nào sau đây đúng?
A. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
B. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang
hợp.
C. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang
hợp.
D. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang
hợp.
BÀI 6:
1/ Chuỗi truyền electron tạo ra
A. 32 ATP. B. 38 ATP.
C. 36 ATP. D. 34 ATP.
2/ Trong chu trình Kreps diễn ra trong chất nền của ti thể, mỗi phân tử axetyl –
CoA được oxi hóa hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO2?
A. 1 phân tử B. 4 phân tử
C. 2 phân tử D. 3 phân tử
3/ Bao nhiêu năng lượng được giải phóng trong quá trình lên men rượu và axit
lactic?
A. Dưới 7%
B. Trên 7%
C. Trên 50%
D. Trên 75%
4/ Khoảng nhiệt độ nào là tối thiểu cây bắt đầu thực hiện hô hấp?
A. (-5 0C) - (5 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau
B. (0 0C) - (10 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
C. (5 0C) - (10 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau
D. (10 0C) - (20 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
5/ Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng trong số những phát biểu sau?
1. Quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng là quá trình phân giải kị
khí.
2. Trong hô hấp sáng, enzim cacboxilaza chuyển thành enzim ôxigenaza ôxi hóa
RiDP thải CO2 xảy ra kế tiếp lần lượt ở các bào quan lục lạp thể perôxixôm.
3. Nơi diễn ra hô hấp mạnh nhất ở thực vật là ở lá.
4. Trong quá trình hô hấp, một lượng năng lượng dưới dạng nhiệt được giải phóng
ra nhằm mục đích giúp tổng hợp các chất hữu cơ.
A. 1 B. 0 C. 2 D. 3
6/ Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã bố trí một thí
nghiệm cho các hạt cây còn sống vào 1 bình đậy kín và được nối thông với 1 ống
nghiệm đựng nước vôi trong. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Đổ thêm nước sôi ngập hạt mầm vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm thì lượng
kết tủa trong ống nghiệm càng nhiều.
(2). Có thể thay thế hạt nảy mầm bằng hạt khô và nước vôi trong bằng dung dịch
NaOH loãng thì kết quả thí nghiệm không thay đổi.
(3). Do hoạt động hô hấp của hạt nên lượng CO2 tích luỹ trong bình ngày càng
nhiều.
(4). Thí nghiệm chứng minh nước vừa là sản phẩm, vừa là nguyên liệu của hô hấp.
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
7/ Số mệnh đề sai trong các mệnh đề sau
1. Hô hấp giúp tổng hợp các chất hữu cho cây
2. Quá trình hô hấp chỉ xảy ra trong môi trường không có O2
3. Nước là một nhân tố cần cho hô hấp, mất nước sẽ làm giảm cường độ hô hấp
4. Đối với những cơ quan đang ngủ của cây, tăng lượng nước thì hô hấp tăng do đó
muốn hạt nảy mầm thì cần cung cấp đủ nước
5. Khi tăng nhiệt độ thì cường độ hô hấp tăng theo đến giới hạn mà hoạt động sống
của tế bào vẫn còn bình thường
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
8/ Nhiệt độ tối đa cho hô hấp ở trong khoảng
A. 35oC - 40oC. B. 40oC - 45oC.
C. 30oC - 35oC. D. 45oC - 50oC.
9/ Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng
A. 25oC - 30oC. B. 30oC - 35oC.
C. 20oC - 25oC. D. 35oC - 40oC.
10/ Sản phẩm của phân giải kị khí (đường phân và lên men) từ axit piruvic là?
A. rượu etylic + CO2+ năng lượng.
B. axit lactic + CO2+ năng lượng.
C. rượu etylic + năng lượng.
D. rượu etylic + CO2.
BÀI 8:
1/ Đặc điểm nào không phát triển ở các loài động vật ăn thịt?
A. Dạ dày đơn.
B. Ruột ngắn.
C. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.
D. Manh tràng phát triển.
2/ Quá trình dinh dưỡng gồm các giai đoạn là?
A. Lấy thức ăn, nhai, hấp thu, đồng hóa, thải chất cặn bã
B. Lấy thức ăn, tiêu biến, hấp thu, đồng hóa, thải chất cặn bã
C. Lấy thức ăn, tiêu hóa, hấp thu, dị hóa, thải chất cặn bã
D. Lấy thức ăn, tiêu hóa, hấp thu, đồng hóa, thải chất cặn bã
3/ Tại cấu tạo ruột non của người ta thấy các nếp gấp của niêm mạc ruột non, trên
đó có các lông tuột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì?
A. Làm tăng nhu động ruột.
B. Làm tăng bề mặt hấp thụ.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học.
D. Tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học.
4/ Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa
A. nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất
đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
B. ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được
chuyển hóa thành những chất đơn giản.
C. ngoại bào (nhờ enzyme thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và
tiêu hóa nội bào.
D. ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi.
5/ Tiếp tục ăn một chế độ ăn nhiều bơ, thịt đỏ và trứng trong thời gian dài có thể
gây ra?
A. Tăng cholesterol máu
B. Sỏi thận
C. Độc tính
D. Nước tiểu có thể ceton.
6/ Hệ tiêu hóa của ốc sên là một ống nối liền từ miệng đến hậu môn. Điều nào sau
đây mô tả đúng nhất hệ thống tiêu hóa của ốc sên?
A. Hệ tiêu hóa của ốc sên còn thiếu men thủy phân.
B. Quá trình tiêu hóa ở ốc là tiêu hóa nội bào.
C. Hệ thống tiêu hóa của ốc rất nguyên thủy.
D. Ốc có đường tiêu hóa.
7/ Diều ở các loài động vật thuộc lớp chim được hình thành từ bộ phận nào của
ống tiêu hoá?
A. Diều được hình thành từ tuyến nước bọt.
B. Diều được hình thành từ khoang miệng
C. Diều được hình thành từ thực quản
D. Diều được hình thành từ dạ dày.
8/ Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng về hệ tiêu hóa ở các loài động vật?
(1) Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn
(2) Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như
ở người
(3) Ruột non ở thú ăn thịt ngắn hơn ở thú ăn thực vật
(4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào
(5) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng phát triển
(6) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu
hóa không bị hòa loãng
A. 2 B. 5 C. 3 D. 4
9/ Điều nào sau đây là đúng khi nói về động vật chưa có cơ quan tiêu hóa?
(1) đa số động vật đơn bào.
(2) thực hiện tiêu hóa nội bào.
(3) thức ăn vào cơ thể theo kiểu nhập bào.
(4) không bào tiêu hóa + Lizôxôm tiết enzim tiêu hóa thức ăn để cung cấp dinh
dưỡng cho cơ thể. Các phát biểu đúng là?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
BÀI 9:
1/ Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khi hiệu quả nhất?
A. phổi của chim
B. phổi của bò sát
C. phổi và da của ếch nhái
D. da của giun đất
2/ Điểm khác nhau về cấu tạo phổi của chim so với động vật trên cạn khác là
A. phế quản phân nhánh nhiều
B. có nhiều phế nang
C. khí quản dài
D. có nhiều ống khí
3/ Ở chim có mấy túi khí?
A. 9 B. 6 C. 12 D. 8
4/ Ở người, phần bao quanh phế nang là?
A. Hệ thống thần kinh
B. Hệ thống động mạch
C. Hệ thống tính mạch
D. Hệ thống mao mạch
5/ Mô tả nào dưới đây về quá trình trao đổi khí ở chim là không đúng?
A. Không khí lưu thông theo một chiều nhất định kể cả lúc hít vào lẫn lúc thở ra
nên không có khí đọng trong phổi.
B. Sự lưu thông khí qua phổi được thực hiện nhờ sự co dãn của cơ hoành và các cơ
hô hấp khác làm thay đổi thể tích lồng ngực.
C. Sự trao đổi khí diễn ra liên tục giữa máu trong mao mạch phổi với không khí
giàu O2 lưu thông trong ống khí.
D. Trong quá trình trao đổi khí một lượng khí hít vào ở đầu chu kì 1 phải đến cuối
chu kì 2 mới ra khỏi cơ thể
6/ Tại sao phổi của chim bồ câu có kích thước rất nhỏ so với phổi của chuột nhưng
hiệu quả trao đổi khí của bồ câu lại cao hơn hiệu quả hơn so với chuột?
A. Vì chim có đời sống bay lượn nên lấy được các khí ở trên cao sạch hơn và có
nhiều oxi hơn
B. Vì chim có đời sống bay lượn nên cử động cánh giúp phổi chim co giãn tốt hơn
C. Vì phổi của chim có hệ thống ống khí trao đổi trực tiếp với các tế bào phổi còn
chuôt có các phế nang phải trao đổi khí qua hệ thống mao mạch nên trao đổi khí
chậm hơn
D. Vì hệ thống hô hấp khí của chim gồm phổi và 2 hệ thống túi khí, hô hấp kép và
không có khí cặn
7/ Khi nói về trao đổi khí ở sâu bọ và trao đổi khí ở chim, phát biểu nào sau đây là
sai?
A. Các ống khí ở sâu bọ không có hệ mao mạch bao quanh còn ống khí ở chim có
hệ mao mạch bao quanh
B. Cử động hô hấp ở sâu bọ và chim đều nhờ sự co giãn các cơ hô hấp
C. Ở sâu bọ, trao đổi khí của các tế bào diễn ra trực tiếp với môi trường không
thông qua hệ tuần hoàn, hiệu quả trao đổi khí thấp hơn
D. Ở sâu bọ, không có sắc tố hô hấp, ở chim có sắc tố hô hấp trong dịch tuần hoàn
8/ Điều không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí là?
A. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn
B. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua
C. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp
D. Tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn
9/ Khi nói về tính tự hoạt động hô hấp ở người, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Phổi có hệ dẫn truyền tự động có khả năng tự co giãn để hít thở không cần sự
tham gia của ý thức
B. Trung tâm điều khiển hoạt động hô hấp ở người nằm ở hành não và cầu não
C. Trung khu hô hấp có khả năng tự phát xung hoạt động hay ức chế thay thế lẫn
nhau
D. Hít thở sâu không phải là hoạt động hô hấp tự động mà có sự tham gia của ý
thức
BÀI 10 :
1/ Chức năng của van tim?
A. Cho máu đi qua theo một chiều
B. Đóng mở theo nhịp đẩy của tim
C. Ngăn không có máu đi qua
D. Cho máu đi qua theo hai chiều
2/ Pha co của tim được gọi là?
A. Tâm trương
B. Giãn chung
C. Pha trung gian
D. Tâm thu
3/ Vận tốc máu ở các mạch thay đổi theo chiều hướng giảm dần như thế nào ở các
mạch máu?
A. Động mạch → tĩnh mạch → mao mạch.
B. Động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.
C. Tĩnh mạch → động mạch → mao mạch.
D. Mao mạch → tĩnh mạch → động mạch.
4/ Xét các đặc điểm sau
(1) Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể
(2) Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô
(3) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy
nhanh
(4) Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim
(5) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm Có bao
nhiêu đặc điểm đúng với hệ tuần hoàn hở?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
5/ Vì sao khi ở người lớn tuổi, khi huyết áp tăng cao dễ dẫn đến bị xuất huyết não?
A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp dễ
làm vỡ mạch..
B. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp
cao dễ làm vỡ mạch.
C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi hyết
áp cao dễ làm vỡ mạch.
D. Vì thành mạch bị dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết
cao dễ làm vỡ mạch.
6/ Bệnh xơ vữa động mạch là bệnh làm cho các mạch máu bị thô cứng dễ vỡ có
mối liên hệ mật thiết với loại lipit nào dưới đây?
A. Phôtpholipit
B. Ơstrôgen
C. Côlesterôn
D. Testosterôn
7/ Albumin là một protein cân bằng nội môi có tác dụng như một hệ đệm?
A. Làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương, cao hơn so với dịch mô, có tác
dụng giảm nước và giúp cho các dịch mô thấm trở lại máu.
B. Làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương, cao hơn so với dịch mô, có tác
dụng giữ nước và giúp cho các dịch mô không thấm trở lại máu.
C. Làm giảm áp suất thẩm thấu của huyết tương, thấp hơn so với dịch mô, có tác
dụng giữ nước và giúp cho các dịch mô thấm trở lại máu.
D. Làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương, cao hơn so với dịch mô, có tác
dụng giữ nước và giúp cho các dịch mô thấm trở lại máu.
8/ Cơ tim trong cấu tạo của tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”
có nghĩa là?
A. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim co bóp nhẹ, nhưng khi kích
thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.
B. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng
khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.
C. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng
khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co bóp bình thường.
D. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng
khi kích thích với cường độ trên ngưỡng, cơ tim không co bóp.
BÀI 12:
1/ Sốc phản vệ xảy ra khi nào?
A. Khi các đại thực bào đang tiêu diệt các kháng nguyên
B. Khi kháng nguyên bắt đầu đi vào cơ thể
C. Khi dị nguyên gây giải phóng lượng lớn histamine trên diện rộng
D. Khi các kháng thể đang ngăn chặn các kháng nguyên xâm nhập
2/ Sốc phản vệ xảy ra khi nào?
A. Khi các đại thực bào đang tiêu diệt các kháng nguyên
B. Khi kháng nguyên bắt đầu đi vào cơ thể
C. Khi dị nguyên gây giải phóng lượng lớn histamine trên diện rộng
D. Khi các kháng thể đang ngăn chặn các kháng nguyên xâm nhập
3/ Đâu là bước đầu tiên khởi động cho miễn dịch dịch thể?
A. Tế bào B tăng sinh và biệt hóa cho tế bào T
B. Tế bào B tìm kiếm các kháng thể và kích thích lên nó
C. Tế bào T tìm kiếm các kháng nguyên và kích độc lên nó
D. Các tế bào T hỗ trợ tiết ra Cytokine gây hoạt hóa tế bào B
4/ Tuyến nào sau đây được xem là tuyến bảo vệ thứ 3 của cơ thể người và động
vật?
A. Da và miễn dịch đặc hiệu
B. Đại thực bào và bạch cầu trung tính
C. Miễn dịch đặc hiệu
D. Miễn dịch không đặc hiệu
BÀI 13:
1/ Chức năng của bộ phận thực hiện cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
A. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh
hoặc hoocmôn
B. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái
cân bằng và ổn định
C. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh
D. tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn
2/ Khi lượng nước trong cơ thể giảm thì sẽ dẫn đến hiện tượng nào sau đây?
A. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp giảm
B. Áp suất thẩm thấu và huyết áp tăng
C. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp tăng
D. Áp suất thẩm thấu và huyết áp giảm
3/ Khi nói về cấu trúc và vai trò của thận, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở cầu thận có hệ thống mao mạch dày đặc, thành mỏng dễ trao đổi chất
B. Quá trình lọc ở cầu thận giúp duy trì cân bằng nội môi
C. Ở cầu thận có động mạch đến lớn còn động mạch nhỏ đi
D. Cấu trúc cầu thận hình cầu có hệ thống mao mạch bao quanh, giống cấu trúc
phế nang ở phổi.
4/ Trong thận, bộ phận nào dưới đây nằm chủ yếu ở phần tuỷ ?
A. Ống thận
B. Ống góp
C. Nang cầu thận
D. Cầu thận

You might also like