Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

MÔ HÌNH YẾU TỐ SẢN XUẤT RIÊNG VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP

Mô hình Ricardo của TMQT minh hoạ lợi ích tiềm năng của thương mại giữa 2 quốc
gia. Trong mô hình đó, thương mại (TM) dẫn đến chuyên môn hoá quốc tế, đó là lao
động ở mỗi quốc gia sẽ dịch chuyển từ lĩnh vực (ngành công nghiệp) kém hiệu quả
(theo nghĩa tương đối) sang lĩnh vực (ngành công nghiệp) hiệu quả hơn. Bởi vì chỉ có
một yếu tố sản xuất là “lao động” trong mô hình Ricardo và giả định của mô hình là lao
động dịch chuyển tự do giữa các lĩnh vực sản xuất, nên người lao động không có khả
năng bị tổn thương (mất mát thu nhập) từ TMQT. Mô hình Ricardo vì thế gợi ý rằng “tất
cả các quốc gia điều có lợi ích từ TM bởi vì TM không ảnh hưởng đến phân phối thu
nhập. Trong thực tế, TMQT có ảnh hưởng lớn đến phân phối thu nhập bên trong các
(quốc gia) đối tác thương mại, do đó lợi ích từ TMQT phân phối không đồng đều.

Có 2 lý do chính giải thích vì sao TMQT có ảnh hưởng mạnh đến phân phối thu nhập:

(1) Tài nguyên, nguồn lực sản xuất không thể dịch chuyển tức thời hay dịch chuyển
không tốn chi phí giữa các lĩnh vực (ngành công nghiệp) sản xuất.
(2) Các ngành công nghiệp khác nhau về nhu cầu các yếu tố sản xuất. Sự chuyển
nhu cầu kết hợp các kết tố sản xuất sẽ làm tăng nhu cầu yếu tố này và giảm nhu
cầu yếu tố khác, đây là hậu quả lâu dài của TMQT.

Từ 2 lý do trên, TMQT không hoàn toàn chỉ mang lợi ích như mô hình Ricardo dự báo.
TMQT mang lại lợi ích tổng thể cho một quốc gia nhưng nó thường sẽ gây tổn thương
cho một nhóm đối tượng nào đó trong cả ngắn hạn và dài hạn (dù trong dài hạn mức
độ tổn thương sẽ ít hơn ngắn hạn).

Mô hình các yếu tố sản xuất riêng (chuyên dùng)

Mô hình các yếu tố sản xuất riêng được phát triển bởi 2 nhà kinh tế học Paul Samuelson &
Ronald Jones.1 Tương tự mô hình Ricardo, chúng ta giả định một nền kinh tế sản xuất 2 loại

1
Paul Samuelson, “Ohlin Was Right,” Swedish Journal of Economics 73 (1971), pp. 365–384; and Ronald W.
Jones, “A Three-Factor Model in Theory, Trade, and History,” in Jagdish Bhagwati et al., eds., Trade, Balance of
Payments, and Growth (Amsterdam: North-Holland, 1971), pp. 3–21.
hàng hoá và nó phân bổ nguồn lực lao động giữa 2 lĩnh vực sản xuất này. Tuy nhiên khác với mô
hình Ricardo là có sự xuất hiện của 2 yếu tố sản xuất khác chuyên dùng cho sản xuất mỗi loại
hàng hoá; và chỉ có lao động (Labor, v.t. L) là yếu tố sản xuất linh động, đó là có thể dịch chuyển
giữa 2 lĩnh vực sản xuất, 2 yếu tố còn lại là cố định và riêng biệt.
Những giả định của mô hình:

Nền kinh tế sản xuất 2 loại hàng hoá: áo quần (Cloth, v.t. C) và lương thực (Food, v.t. F).

3 yếu tố sản xuất: lao động (L), vốn (K) và đất đai (T).

Theo đó: sản xuất Cloth thì cần dùng vốn (K) và lao động (L); sản xuất lương thực cần dùng đất
đai (T) và lao động (L). Như vậy, L là yếu tố sản xuất chung của hai lĩnh vực sản xuất.

Về khía cạnh lý thuyết, ta có thể giả sử hàm sản xuất của 2 loại hàng hoá như sau:

𝑄𝐶 = 𝑄𝐶 (𝐾, 𝐿𝑐 ); 𝑄𝐹 = 𝑄𝐹 (𝑇, 𝐿𝐹 ); 𝐿 = 𝐿𝐶 + 𝐿𝐹

Output, QC Marginal Product of Labor, MPLC

𝑄𝐶 = 𝑄𝐶 (𝐾, 𝐿𝑐 )

Labor input, LC Labor input, LC

Lưu ý: hàm sản xuất thể hiện tính chất “lợi ích suy giảm dần” (diminishing returns).
ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TRONG MÔ HÌNH SAMUELSON - JONES

Câu hỏi đặt ra là nền kinh tế phân bổ lao động như thế nào giữa 2 lĩnh vực sản xuất?

Giá, Lương và Phân công lao động

Để trả lời câu hỏi phân công lao động, trước hết chúng ta xem xét cung – cầu lao động của thị
trường. Nhu cầu lao động của một ngành sản xuất phụ thuộc vào giá bán sản phẩm và tiền
lương (wage rate, i.e., tiền lương trên một đơn vị lao động). Mà tiền lương (wage rate) cũng
phụ thuộc vào nhu cầu lao động của hai lĩnh vực sản xuất Cloth & Food. Vì thế, nếu biết được
giá bán của Cloth & Food cũng như tiền lương thì sẽ xác định được nhu cầu lao động và sản
lượng từng loại hàng hoá.

Với giả định cạnh tranh hoàn hảo thì: 𝑤𝐶 = 𝑀𝑃𝐿𝐶 ∗ 𝑃𝐶 và 𝑤𝐹 = 𝑀𝑃𝐿𝐹 ∗ 𝑃𝐹 .

Với giả định lao động dịch chuyển tự do giữa 2 lĩnh vực sản xuất thì 𝑤𝐶 = 𝑤𝐹 = 𝑤 (e.g., w=w1).
𝑀𝑃𝐿 𝑃
Cần lưu ý thêm rằng − 𝑀𝑃𝐿𝐶 = − 𝑃𝐶 (giá tương đối của Cloth vs. Food) => Giá tương đối giữa 2
𝐹 𝐹

hàng hoá sẽ quyết định phân công lao động giữa 2 lĩnh vực sản xuất.

Câu hỏi đặt ra tiếp theo là sự phân công lao động và phân phối thu nhập sẽ thay đổi như thế
nào khi giá của Cloth (PC) và Food (PF) thay đổi?

Để trả lời câu hỏi này chúng ta xem xét 2 trường hợp:

(1) PC và PF tăng cùng tỉ lệ với nhau, e.g., PC và PF cùng tăng 10%.


(2) PC và PF tăng khác tỉ lệ với nhau, e.g., PC tăng 10% nhưng PF không tăng.
Ở trường hợp (1): sẽ không có sự thay đổi về thu nhập thực tế (real wage) và không thay đổi về
phân công lao động cũng như phân phối thu nhập.

Ở trường hợp (2): giá Cloth tăng làm dịch chuyển đường cầu lao động của sản xuất Cloth sang
bên phải. Thu nhập ban đầu 𝑤1 tăng lên 𝑤2 thấp hơn mức lẽ ra là 𝑤2 ′ => mức tăng thu nhập
𝑤 𝑤
thấp hơn mức tăng giá. Vì tỉ lệ tăng của 𝑃𝐶 cao hơn 𝑤𝐶 nên trên thực tế 𝑃 sẽ giảm trong khi 𝑃
𝐶 𝐹

𝑃
sẽ tăng. Đồng thời 𝑃𝐶 cũng tăng do đó dẫn đến thay đổi về sản lượng hàng hoá (dựa theo
𝐹

đường giới hạn khả năng sản xuất).

Ảnh hưởng của thay đổi giá tương đối (không cùng tỉ lệ) lên phân phối thu nhập được giải thích
như sau:

 Đối với người lao động: thu nhập tính theo Cloth giảm nhưng thu nhập tính theo Food
tăng nên không thể khẳng định là sức mua của người lao động là xấu đi hay tốt lên vì
còn tuỳ thuộc vào sở thích tiêu dùng.
𝑤
 Đối với chủ sở hữu vốn (capital) thì họ hoàn toàn có lợi hơn vì 𝑃 giảm => lợi nhuận trên
𝐶

𝑃𝐶
vốn cao hơn và vì 𝑃 tăng nên thu nhập của chủ sở hữu vốn cao hơn trên cả 2 phương
𝐹

diện tương đối theo Cloth hay Food.


 Đối với chủ sở hữu đất đai, nếu 𝑃𝐶 tăng mà 𝑃𝐹 không tăng, thì họ hoàn toàn bị thiệt hại
𝑤
bởi vì 𝑃 tăng làm mất đi lợi nhuận đồng thời làm giảm đi sức mua của thu nhập theo
𝐹

Cloth.
Thương mại quốc tế trong mô hình Samuelson & Jones

Trong điều kiện không có TMQT (no trade) thì giá tương đối được xác định bởi cung – cầu trong
𝑃 𝐻𝑜𝑚𝑒 𝑃 𝐹𝑜𝑟𝑒𝑖𝑔𝑛
nước, e.g., (𝑃𝐶 ) và (𝑃𝐶 ) . Khi có TMQT thì giá sẽ được xác định bởi cung – cầu thế
𝐹 𝐹

𝑃 𝑊𝑜𝑟𝑙𝑑
giới, i.e., (𝑃𝐶 ) .
𝐹

𝑃 𝐻𝑜𝑚𝑒 𝑃 𝐹𝑜𝑟𝑒𝑖𝑔𝑛
Giả sử trước khi có TMQT thì (𝑃𝐶 ) < (𝑃𝐶 ) ;
𝐹 𝐹

𝑃 𝐻𝑜𝑚𝑒 𝑃 𝑊𝑜𝑟𝑙𝑑 𝑃 𝐹𝑜𝑟𝑒𝑖𝑔𝑛


Sau khi có TMQT thì ( 𝐶) ≤ ( 𝐶) ≤ ( 𝐶)
𝑃𝐹 𝑃𝐹 𝑃𝐹

𝑄
Relative Quantity of Cloth, 𝑄𝐶
𝐹

Dự đoán lợi ích từ TMQT được tiến hành như trong trường hợp thay đổi giá không cùng tỉ lệ ở
𝑃 𝐻𝑜𝑚𝑒 𝑃 𝑊𝑜𝑟𝑙𝑑
trên. Đó là, đối với Home country (𝑃𝐶 ) tăng lên (𝑃𝐶 ) => chủ sở hữu vốn có lợi, chủ sở
𝐹 𝐹

hữu đất bị thiệt và người lao động không lợi cũng không thiệt. Đối với Foreign country thì
𝑃 𝐹𝑜𝑟𝑒𝑖𝑔𝑛 𝑃 𝑊𝑜𝑟𝑙𝑑 𝑃 𝐹𝑜𝑟𝑒𝑖𝑔𝑛 𝑃 𝑊𝑜𝑟𝑙𝑑
ngược lại, (𝑃𝐶 ) giảm về (𝑃𝐶 ) tương đương với (𝑃𝐹) tăng đến (𝑃𝐹)
𝐹 𝐹 𝐶 𝐶

làm cho chủ sở hữu đất đai có lợi, chủ sở hữu vốn bị thiệt và không có kết luận lợi – hại rõ ràng
đối với người lao động.

Kết luận quan trọng rút ra từ mô hình các yếu tố sản xuất riêng (Samuelson – Jones) là:
TMQT mang lại lợi ích cho chủ sở hữu yếu tố sản xuất sử dụng sản xuất hàng hoá xuất khẩu
nhưng làm tổn hại đến lợi ích của chủ sở hữu yếu tố sản xuất sử dụng trong lĩnh vực sản xuất
phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu, tác động đến thu nhập của người lao động thì không rõ
ràng.

Lợi ích cơ bản của TMQT đối với người lao động là mở rộng (khả năng) lựa chọn tiêu dùng, hàm
ý rằng mọi người lao động có thể có lợi từ thương mại hàng hoá. Tuy nhiên mọi người có thể có
lợi không có nghĩa là thực tế đúng như vậy.

Kinh tế chính trị của TMQT

TMQT tạo ra kẻ thắng – người thua (winners vs lossers). Khía cạnh này rất quan trọng để hiểu
hay kiến giải chính sách TMQT trong nền kinh tế thế giới hiện đại. Dù mô hình Samuelson –
Jones giải thích sự thay đổi trong phân phối thu nhập như là hệ quả của TMQT, các nhà kinh tế
học, nói chung, không hoàn toàn đồng ý về ảnh hưởng đến phân phối thu nhập của TMQT. Có 3
lý do chính:

(1) Phân phối thu nhập không hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi TMQT do có nhiều nguyên nhân
khác như tiến bộ khoa học công nghệ, sự thay đổi sở thích tiêu dùng, sự cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên,… Vì thế câu hỏi cơ bản đặt ra là tại sao người lao động bị thất
nghiệp do cạnh tranh thương mại quốc tế lại được đối xử ưu ái hơn người lao động của
ngành nghề khác bị thất nghiệp, chẳng hạn do bị thu hẹp thị trường vì nguyên nhân
trong nước?
(2) Sẽ luôn có lợi ích tổng thể từ TMQT và bù đắp thiệt hại cho nhóm đối tượng bị tổn
thương sẽ có lợi hơn ngăn cản TMQT => có thể cần hỗ trợ phúc lợi xã hội nhiều hơn thay
vì ngăn cản TMQT.
(3) Những nhóm đối tượng bị tác động tiêu cực từ TMQT về cơ bản được tổ chức tốt hơn
so với nhóm thụ hưởng lợi ích từ TMQT do đó có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách
thương mại.
Vấn đề chính trị của bảo hộ thương mại

Rất dễ nhận thấy lý do tại sao những nhóm bị tổn thương bởi TMQT tìm cách vận động chính
phủ hạn chế TM và bảo vệ thu nhập (lợi ích) của họ. Có vẻ suy nghĩ là nhóm đối tượng nhận
được lợi ích từ TMQT sẽ vận động mạnh hơn nhóm tổn thương không đúng trên thực tế. Ở US
và nhiều quốc gia khác nhưng nhóm lợi ích muốn hạn chế thương mại hoạt động chính trị mạnh
mẽ và hiệu quả hơn nhóm hưởng lợi.

Ví dụ: ngành công nghiệp sản xuất đường (sugar) ở Mỹ.


Thương mại và thất nghiệp

Unemployment and Import Penetration in the United States


20
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0
1984

2010
1960
1962
1964
1966
1968
1970
1972
1974
1976
1978
1980
1982

1986
1988
1990
1992
1994
1996
1998
2000
2002
2004
2006
2008

2012
2014
2016
2018
2020

Unemployment Rate, % Imports to GDP, %

You might also like