GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRỊNH VIẾT BÀNG

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

TRỊNH VIẾT BÀNG

1. Tiểu sử

Trịnh Viết Bàng người thôn Tân Định, nay là xã Định Trung, huyện Bình Đạo, tỉnh
Bến Tre. Năm 1859, giặc Pháp đánh ba tỉnh miền Đông, ông tham gia phong trào
chống Pháp do Trương Định lãnh đạo. Khi chủ tướng hy sinh (20/8/1864), ông với
người con cả là Trịnh Văn Diệm và các ông Tô, ông Kiểu đưa một nhóm nghĩa
quân rút về vùng cù lao An Hóa tại quê nhà vận động nhân dân gia nhập nghĩa
quân, đào hào, đắp lũy, xây dựng căn cứ chống giặc.

2. Sự nghiệp

Trịnh Viết Bàng tránh các trận đánh phá lớn của giặc, ông chia nghĩa quân thành
từng nhóm nhỏ đột nhập vào các làng diệt những tên tay sai, mật vụ và đón đánh
những toán quân Pháp nhỏ. Nghĩa quân được nhân dân che chở, bảo vệ, nên chúng
không sao tiêu diệt hết được.

Trong một trận càn quét khu vực quanh làng Vang Quới, giặc không bắt được
người nào đến chiều đành phải rút quân. Không ngờ neo tầu bị kẹt gốc dừa, bọn
lính phải lặn xuống gỡ neo. Con chó của tên chỉ huy thấy trên bờ có con kỳ đà liền
nhẩy lên đuổi bắt. Sợ chó bị lạc, tên chỉ huy dẫn một toán lính đuổi theo con chó.
Con kỳ đà bị đuổi leo lên cây dừa. Con chó đuổi theo đứng dưới gốc cây dừa sủa
ầm ĩ. Tên chỉ huy thấy lạ, đến nơi nhìn lên thì phát hiện ra trên đó có người đang
trốn. Hắn bắn súng dọa để người trên cây phải tụt xuống, nhưng không kết quả,
liền lệnh cho lính bắt sống người này.Thật là bất ngờ khi chúng phát hiện ra người
đó là Trịnh Viết Bàng, người chúng mất bao công tìm kiếm. Giặc trói ông giải về
Mỹ Tho. Mặc dù tay bị trói, ông vẫn đá lộn cổ hai tên xuống sông, toan nhảy
xuống sông, nhưng bọn chúng đông đã giữ ông lại. Giặc giam ông ở Cồn Rồng.
Chúng tra tấn, dụ dỗ mua chuộc nhưng không khai thác được ở ông điều gì. Chúng
dọa tử hình ông và giết chết con cháu ông, nhưng ông vẫn thản nhiên, không khuất
phục.

Ông biết giặc Pháp sẽ giết mình, ông đã dặn dò vợ và hai thủ hạ thân tín đã đóng
giả vai họ hàng đến thăm là ông Mật và ông Kèo rằng: “Ta chết, bọn bay về nói lại
với thằng Diệm, con của tao và ông Tô, ông Kiểu cùng với các chiến hữu còn lại
không nên đau buồn nhiều, mà hãy cùng nhau ráng sức gây dựng lại lực lương, làm
cho đặng việc lớn. Sau khi ta chết rồi, hãy đem xác ta chôn ở nơi ngã tư để cho con
cháu và mọi người nhớ mà không theo giặc..”.

Thực hiện di chúc của ông, sau khi giặc xử chém ông ở Cồn Rồng, con cháu, nghĩa
quân đưa thi thể ông về táng ở ngã tư Giồng Tre, cạnh lộ Đá, nay thuộc xã Định
Trung, huyện Bình Đại. Nhân dân thương tiếc người anh hùng nên bất chấp giặc
Pháp đóng đồn ở gần đó và lũ tay sai lảng vảng ở quanh Giồng Tre đã tổ chức lễ
tang ông trọng thể. Bà con trong vùng vô cùng thương tiếc người anh hùng đánh
Pháp kiên cường bất khuất.

Cụ Đồ Chiểu ở Ba Tri xúc động gởi lời chia buồn vì không thể đến viếng được.

Sau đó ít lâu, ông Kiểu bị giặc Pháp bắn chết ở Vang Quới. Lực lượng nghĩa quân
dần dần tan rã. Ông Tô qua ẩn náu bên Ba Tri rồi mất tích.

Cuộc chiến đấu do Trịnh Viết Bàng chỉ huy chấm dứt nhưng nhân dân vùng huyện
Bình Đại ngày nay vẫn không quên công ơn của ông và các đồng chí, đồng đội của
ông đã anh dũng ngã xuống trên vùng đất máu lửa này.

3. Thành tựu và vinh danh

Vinh danh:Tên của ông được đặt cho Trường Tiểu học và Trường THCS Trịnh
Viết Bàng tại xã Định Trung, huyện Bình Đại,Bến Tre.Tên của ông còn được đặt
cho 1 con đường là đường Trịnh Viết Bàng tại Thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại,
Bến Tre. Ông được dựng một đền thờ ở quê nhà Bến Tre. Tên ông được đặt cho
một con đường ở Quận 2 của Thành phố Hồ Chí Minh.Tại Cần Thơ, tên ông cũng
được đặt cho con đường nối giữa quốc lộ 91 và đường Võ Văn Kiệt.

You might also like