Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

A.

LÝ LUẬN MAC – LENIN VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA


I. Sản xuất hàng hóa
1. Khái niệm
- Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính
trị Marx-Lenin dùng để chỉ về kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm
được sản xuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của người khác, thông qua việc trao đổi, mua ...
2. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa không xuất hiện dồng thời với sự xuất hiện của xã hội loài
người. Nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển khi có các điều
kiện:

- Một là, phân công lao động xã hội.


Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các
ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo ncn sự chuycn môn hóa của
những người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau. Khi đó, mỗi người
thực hiện sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu
của họ lại yêu cầu nhiều loại sán phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu của
mình, tất yếu những người sản xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau.

-Hai là, sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho giữa những
người sản xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích. Trong điều kiện đó,
người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi,
mua bán, tức là phải trao đồi dưới hình thức hàng hóa. C.Mác viết: “chỉ có sản
phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới
đối diện với nhau như là những hàng hóa. Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa
những người sản xuất là điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát
triền.

Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thề sản xuất hiện khách
quan dựa trên sự tách biệt về sở hữu. Xã hội loài người càng phát triển, sự
tách biệt về sở hữu càng sâu sắc, hàng hóa được sản xuất ra càng phong phú.

Khi còn sự tổn tại của hai diều kiện nêu trên, con người không thể dùng ý chí
chủ quan mà xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa được. Việc cố tình xóa bỏ nền sản
xuất hàng hóa, sc làm cho xã hội đi tới chỗ khan hiếm và khủng hoảng. Với ý
nghĩa đó, cần khẳng định, nền sán xuất hàng hóa có ưu thế tích cực vượt trội
so với nền sản xuất tự cấp, tự túc.

3. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa


Sản xuất hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải để
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của người khác thông qua các hoạt động trao đổi, buôn bán, giao thương. Sản xuất
hàng hóa có những đặc trưng cơ bản sau:

a. Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán:

 Sản phẩm được sản xuất ra không phải để phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của bản thân
người sản xuất mà là để trao đổi, mua bán trên thị trường.
 Mục đích của sản xuất là nhằm thỏa mãn nhu cầu của người khác thông qua việc trao đổi,
mua bán.
 Giá trị của sản phẩm được thể hiện qua giá trị trao đổi, tức là khả năng được đổi lấy một
lượng hàng hóa khác trên thị trường.

b. Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã
hội:

 Tính tư nhân: Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính tư nhân vì nó thuộc sở
hữu của bản thân người lao động và được sử dụng để tạo ra sản phẩm cho bản thân.
 Tính xã hội: Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính xã hội vì sản phẩm được
sản xuất ra không chỉ phục vụ cho nhu cầu của bản thân người sản xuất mà còn phục vụ
cho nhu cầu của xã hội.
 Sự kết hợp giữa tính tư nhân và tính xã hội của lao động trong sản xuất hàng hóa là biểu
hiện của sự phân công lao động xã hội.

c. Mục đích của sản xuất hàng hóa là lợi nhuận, giá trị, không phải giá trị sử dụng:

 Người sản xuất hàng hóa không chỉ nhằm mục đích tạo ra sản phẩm để phục vụ nhu cầu
của bản thân mà còn nhằm mục đích thu lợi nhuận.
 Giá trị của sản phẩm được đo lường bằng giá trị trao đổi, tức là khả năng được đổi lấy
một lượng hàng hóa khác trên thị trường.
 Do vậy, người sản xuất hàng hóa sẽ luôn hướng đến việc sản xuất những sản phẩm có giá
trị trao đổi cao để thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Ngoài ra, sản xuất hàng hóa còn có một số đặc trưng khác như:

 Sản xuất hàng hóa diễn ra trên quy mô lớn: Nhờ có sự phân công lao động xã hội
và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sản xuất hàng hóa có thể diễn ra trên quy mô
lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
 Sản xuất hàng hóa mang tính chuyên môn hóa cao: Do sự phân công lao động xã
hội ngày càng sâu rộng, mỗi người lao động chỉ tập trung sản xuất một số sản phẩm
nhất định, dẫn đến sự chuyên môn hóa cao trong sản xuất hàng hóa.
 Sản xuất hàng hóa mang tính xã hội hóa cao: Sản xuất hàng hóa ngày càng phụ
thuộc lẫn nhau, các ngành, các lĩnh vực kinh tế trong xã hội có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau, tạo nên sự xã hội hóa cao trong sản xuất.

Sản xuất hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế có nhiều ưu điểm, góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, sản xuất hàng hóa cũng có một số hạn chế cần khắc phục, ví dụ như
vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề bất bình đẳng xã hội,...
4. Ưu và nhược điểm của sản xuất hàng hóa
a. Ưu điểm

- Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân công lao động xã
hội, chuyên môn hóa sản xuất. Do đó, nó khai thác được những lợi thế về tự
nhiên, xã hội, kĩ thuật của từng người, từng cơ sở sản xuất cũng như từng vùng,
từng địa phương.
Đồng thời, sự phát triển của sản xuất hàng hóa lại có tác động trở lại, thúc đẩy
sự phát triển của phân công lao động xã hội, làm cho chuyên môn hóa lao động
ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng trở nên mở
rộng, sâu sắc.

Từ đó, nó phá vỡ tính tự cấp tự túc, bảo thủ, trì trệ, lạc hậu của mỗi ngành, mỗi
địa phương làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng, nhu cầu
của xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn.

Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa mở rộng giữa các quốc gia, thì nó còn khai
thác được lợi thế của các quốc gia với nhau.

- Thứ hai: Trong nền sản xuất hàng hóa, qui mô sản xuất không còn bị giới
hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia đình,
mỗi cơ sở, mỗi vùng, mỗi địa phương, mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở
nhu cầu và nguồn lực của xã hội.
Điều đó lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu khoa
học - kĩ thuật vào sản xuất... thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Thứ ba: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của qui luật vốn có của
sản xuất và trao đổi hàng hóa là qui luật giá trị, cung - cầu, cạnh tranh...
Buộc người sản xuất hàng hóa phải luôn luôn năng động, nhạy bén, biết tính
toán, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hoá sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế, cải tiến hình thức, qui cách và chủng loại hàng hóa, làm cho
chi phí sản xuất hạ xuống đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày
càng cao hơn
- Thứ tư: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự phát triển của sản xuất, sự mở rộng
và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa các vùng, giữa các nước... không chỉ
làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinh thần cũng được nâng
cao hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn.
b. tiêu cực
- Dẫn đến sự bóc lột sức lao động: Trong sản xuất hàng hóa, người lao động phải bán
sức lao động của mình cho giai cấp tư bản, từ đó dẫn đến sự bóc lột sức lao động.

-Gây ra sự bất bình đẳng xã hội: Sản xuất hàng hóa tạo điều kiện cho sự tập trung tư
bản, dẫn đến sự bất bình đẳng xã hội ngày càng sâu sắc.

-Gây ô nhiễm môi trường: Sản xuất hàng hóa sử dụng nhiều nguồn tài nguyên, năng
lượng, từ đó gây ô nhiễm môi trường.

-Gây ra khủng hoảng kinh tế: Sản xuất hàng hóa dựa trên quy luật cung - cầu, từ đó dễ
dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

Trong thời kỳ Mác - Lênin, sản xuất hàng hóa được nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý và điều
tiết:

 Nhà nước xã hội chủ nghĩa nắm giữ các ngành kinh tế then chốt, định hướng sản xuất
theo kế hoạch.
 Nhà nước xã hội chủ nghĩa áp dụng các chính sách kinh tế - xã hội nhằm hạn chế sự bóc
lột sức lao động, giảm bớt sự bất bình đẳng xã hội, bảo vệ môi trường.

Nhìn chung, sản xuất hàng hóa trong thời kỳ Mác - Lênin có cả ưu điểm và nhược điểm. Nhà
nước xã hội chủ nghĩa cần có những chính sách phù hợp để phát huy ưu điểm và hạn chế nhược
điểm của sản xuất hàng hóa, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.
1. https://www.elib.vn/huong-dan/bai-1-ly-luan-cua-cmac-ve-san-xuat-hang-
hoa-va-hang-hoa-32249.html

2. https://vietnambiz.vn/san-xuat-hang-hoa-production-of-goods-la-gi-uu-the-
20191024104550337.htm

You might also like