NỘI DUNG GHI BÀI SINH HỌC 9

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Tiết 29 + 30: ÔN TẬP CUỐI KÌ I

----------------------------------------------------------------------

Tiết 31: KIỂM TRA CUỐI KÌ I


----------------------------------------------------------------------

Chương V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI


Tiết 32 - Bài 28: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI
I. Nghiên cứu phả hệ:
- Phả hệ là bản ghi chép các thế hệ.
- Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của 1 tính trạng
nhất định trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ.
- Dùng để xác định đặc điểm di truyền trội lặn do 1 gen hay nhiều gen quy định, có liên
kết với giới tính hay không.
II. Nghiên cứu trẻ đồng sinh:
- Trẻ đồng sinh là những đứa trẻ cùng được sinh ra ở một lần sinh.
- Đồng sinh cùng trứng sinh ra từ 1 trứng được thụ tinh với 1 tinh trùng, có cùng kiểu gen
nên bao giờ cũng cùng giới.
- Đồng sinh khác trứng là trẻ sinh ra từ các trứng khác nhau, mỗi trứng thụ tinh với 1 tinh
trùng, có kiểu gen khác nhau nên có thể cùng giới hoặc khác giới.
- Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh:
+ Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp chúng ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và vai trò của môi
trường đối với sự hình thành tính trạng.
+ Hiểu rõ sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính
trạng chất lượng.
----------------------------------------------------------------------

Tiết 33 - Bài 29: BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI


I. Một vài bệnh di truyền ở người:

Tên bệnh Đặc điểm di truyền Biểu hiện bên ngoài


1. Bệnh Đao - Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há,
- Cặp NST số 21 có 3 NST lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và 1 mí,
ngón tay ngắn, si đần, không có con.
2. Bệnh Tơcnơ - Lùn, cổ ngắn, là nữ
- Cặp NST số 23 ở nữ chỉ có
- Tuyến vú không phát triển, thường
1 NST (X)
mất trí, không có con.
3. Bệnh bạch - Da và màu tóc trắng.
- Đột biến gen lặn
tạng - Mắt màu hồng
4. Bệnh câm - Câm điếc bẩm sinh.
- Đột biến gen lặn
điếc bẩm sinh

II. Một số tật di truyền ở người:


- Đột biến NST và đột biến gen gây ra các dị tật bẩm sinh ở người.
III. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền:
- Nguyên nhân:
+ Do tác nhân vật lí, hoá học trong tự nhiên.
+ Do ô nhiễm môi trường.
+ Do rối loạn quá trình sinh lí, sinh hoá nội bào.
- Biện pháp:
+ Hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
+ Sử dụng hợp lí các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh.
+ Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật bệnh di truyền.
----------------------------------------------------------------------

Tiết 34 - Bài 30: DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI


I. Di truyền y học tư vấn :
- Di truyền y học tư vấn là một lĩnh vực của di truyền học kết hợp với phương pháp xét
nghiệm, chuẩn đoán hiện đại với nghiên cứu phả hệ.
- Chức năng: chuẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và
tật di truyền.
II. Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình:
1. Di truyền học với hôn nhân:
- Di truyền học đã giải thích cơ sở khoa học của các quy định trong luật hôn nhân và gia
đình.
+ Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với nhau.
+ Hôn nhân 1 vợ 1 chồng.
2. Di truyền học và kế hoạch hoá gia đình:
- Phụ nữ sinh con độ tuổi 25 – 34 là hợp lí.
- Từ độ tuổi trên 35 không nên sinh con vì tỉ lệ trẻ sơ sinh bị bệnh Đao tăng rõ.
III. Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường:
- Các tác nhân: chất phóng xạ và các hoá chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra
đã làm tăng ô nhiễm môi trường, tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền nên cần phải đấu
tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và chống ô nhiễm môi trường.
----------------------------------------------------------------------

Chương VI. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC


Tiết 35 - Bài 31: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
I. Khái niệm công nghệ tế bào:
- Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào
hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn thiết yếu là:
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo
mô sẹo.
+ Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn
chỉnh.
II. Ứng dụng công nghệ tế bào:
1. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng: SGK/89, 90.
2. Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng: SGK/90.
3. Nhân bản vô tính ở động vật: SGK/90, 91.
----------------------------------------------------------------------

Tiết 36 - Bài 32: CÔNG NGHỆ GEN


I.Khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen:
- Kĩ thuật gen là các thao tác tác động lên ADN để chuyển đoạn ADN mang 1 hoặc 1
cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền.
- Kĩ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản:
+ Tách ADN NST của tế bào cho và tách ADN làm thể chuyền từ vi khuẩn, virut.
+ Cắt nối để tạo ADN tái tổ hợp nhờ enzim.
+ Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận và nghiên cứu sự biểu hiện của gen được
chuyển.
- Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.
II. Ứng dụng công nghệ gen:
1. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới: SGK/93.
2. Tạo giống cây trồng biến đổi gen: SGK/93.
3. Tạo động vật biến đổi gen: SGK/94.
III. Khái niệm công nghệ sinh học:
- Công nghệ sinh học là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học
để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
- Công nghệ sinh học gồm 7 lĩnh vực: SGK/94.
----------------------------------------------------------------------

You might also like